Giáo án Toán Lớp 9 - Chủ đề 3: Một số yếu tố xác suất (Tiết 1)

Giáo án Toán Lớp 9 - Chủ đề 3: Một số yếu tố xác suất (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Làm quen với mô hình xác suất trong một số trò chơi, thí nghiệm đơn giản.

- Làm quen với việc mô tả xác xuất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiện trong một số mô hình xác suất đơn giản.

- Sử dụng được phân số để mô tả xác suất của khả năng xảy ra nhiều lần thông qua kiểm đếm số lần lặp lại của khả năng đó trong một số mô hình xác suất đơn giản.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được mô hình xác suất trong một số trò chơi, thí nghiệm đơn giản.

- Biết sử dụng được phân số để mô tả xác suất của khả năng xảy ra nhiều lần thông qua kiểm đếm.

3. Thái độ :

- Giúp học sinh thấy được ý nghĩa thực tế của toán học qua việc GV nêu ra các vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến mô hình xác suất.

- Tự giác, tích cực trong học tập.

4 . Năng lực:

4.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

4.2. Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực giao tiếp toán học.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học.

5. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.

- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

 

doc 4 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 9 - Chủ đề 3: Một số yếu tố xác suất (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ YẾU TỐ XÁC SUẤT
Tiết 1: 
LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ MÔ HÌNH XÁC XUẤT ĐƠN GIẢN. MÔ TẢ XÁC SUẤT TRONG THỰC NGHIỆM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Làm quen với mô hình xác suất trong một số trò chơi, thí nghiệm đơn giản.
- Làm quen với việc mô tả xác xuất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiện trong một số mô hình xác suất đơn giản.
- Sử dụng được phân số để mô tả xác suất của khả năng xảy ra nhiều lần thông qua kiểm đếm số lần lặp lại của khả năng đó trong một số mô hình xác suất đơn giản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được mô hình xác suất trong một số trò chơi, thí nghiệm đơn giản.
- Biết sử dụng được phân số để mô tả xác suất của khả năng xảy ra nhiều lần thông qua kiểm đếm.
3. Thái độ :
- Giúp học sinh thấy được ý nghĩa thực tế của toán học qua việc GV nêu ra các vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến mô hình xác suất.
- Tự giác, tích cực trong học tập.
4 . Năng lực:
4.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
4.2. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực giao tiếp toán học.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học.
5. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
1. Giáo viên: SGK, sách tham khảo, các tài nguyên trên mạng internet, kế hoạch bài dạy, bảng phụ hoặc máy chiếu, các phiếu học tập, 3 cái hộp, bóng các màu, đồng xu
2. Học sinh: SGK, bảng nhóm. 
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động: Tổ chức trò chơi.
a. Mục tiêu :
- Tạo cho HS sự tự tin, không khí phấn khởi để bước vào tiết học.
b. Nội dung trò chơi:
- GV cho HS chơi trò chơi: “Ai nhanh nhất” để trả lời các câu hỏi sau: 
+ Lớp em có bao nhiêu bạn học sinh?
+ Trong đó có bao nhiêu bạn nam? Bao nhiêu bạn nữ?
+ Một tuần em đi học mấy buổi, em được nghỉ mấy buổi? Đó là buổi nào?
- HS, GV nhận xét câu trả lời của HS
- HS trả lời các câu hỏi của GV
- HS nhận xét, đánh giá bạn
c. Kỹ thuật tổ chức: trả lời nhanh cá nhân câu hỏi.	
d. Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu : Nhận biết các thuật ngữ: chắc chắn, có thể, không thể. Làm quen với mô hình xác suất trong một số trò chơi, thí nghiệm đơn giản.
b. Nội dung :
Hoạt động 2.1: Nhận biết các thuật ngữ: Chắc chắn, có thể, không thể
VD1: Cho HS chơi trò chơi : Chọn quả bóng màu đỏ trong 3 hộp: 
+ Hộp 1: Chỉ có bóng đỏ 
+ Hộp 2: Có cả ba loại bóng: Xanh, đỏ, vàng 
+ Hộp 3: Không có bóng đỏ 
- GV nêu câu hỏi:
+ Trong hộp 1 em có chắc chắn lấy được bóng đỏ không?
+ Trong hộp 2 em có thể lấy được bóng đỏ không?
+ Trong hộp 3 em có thể lấy được bóng đỏ không?
- GV yêu cầu hS giải thích, nhận xét
- GV đặt câu hỏi :
+ Em hiểu thế nào là từ « chắc chắn, có thể, không thể» ?
- Từ đó GV giúp học sinh bước đầu làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan tới các thuật ngữ có thể, chắc chắn, không thể.
- GV chốt nội dung
- HS đọc ví dụ, phân tích ví dụ
- Em chắc chắn lấy được bóng đỏ.
- Em có thể lấy được bóng đỏ.
- Em không thể lấy được bóng đỏ.
- HS giải thích
- HS trả lời
c. Kỹ thuật tổ chức: Tổ chức trò chơi trả lời nhanh theo nhóm (4 nhóm)	
d. Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh
Hoạt động 2.2: Làm quen với mô hình xác suất trong một số trò chơi, thí nghiệm đơn giản.
a. Mục tiêu : Cho học sinh làm quen với mô hình xác suất trong một số trò chơi, thí nghiệm đơn giản.
b. Nội dung:
VD2: Cho học sinh lấy đồng xu và thực hiện các thực nghiệm theo yêu cầu.( Có một đồng xu. Mặt thứ nhất ghi số 500 đồng. Mặt thứ hai hình quốc huy nước Việt Nam. Khi tung đồng xu lên và rơi đồng xu vào tay). 
 Theo em:
+ Mặt đồng xu có thể là mặt có số 500 đồng không?
+ Mặt đồng xu có thể là mặt hình quốc huy Việt Nam không?
+ Mặt đồng xu có thể là mặt số 1000 đồng không?
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV giới thiệu hình ảnh đồng xu, giới thiệu 2 mặt của đồng xu.
- GV yêu cầu 1 HS thực hành tung đồng xu, HS khác quan sát.
- Sau đó cho HS đưa ra các thuật ngữ để trả lời 3 câu hỏi GV đưa ra.
- Ở câu hỏi số 3, GV yêu cầu HS giải thích lí do?
- HS, GV nhận xét, củng cố về các thuật ngữ.
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS quan sát
- 1 HS thực hành
- HS tra lời, giải thích
- HS lắng nghe
- Chắc chắn
- Có thể
- Không thể
c. Kỹ thuật tổ chức: Hoạt động nhóm và cá nhân.	
d. Sản phẩm: Học sinh trả lời đúng các câu hỏi.
Hoạt động 2.3: Sử dụng được phân số để mô tả xác suất của khả năng xảy ra nhiều lần thông qua kiểm đếm số lần lặp lại của khả năng đó trong một số mô hình xác suất đơn giản.
a. Mục tiêu : Học sinh sử dụng được phân số để mô tả xác suất của khả năng xảy ra nhiều lần thông qua kiểm đếm số lần lặp lại của khả năng đó trong một số mô hình xác suất đơn giản.
b. Nội dung:
VD3:Trong trò chơi ném bóng trúng đích, bạn An ném bóng 10 lần thì có 7 lần trúng đích. Hãy lập tỉ số số lần bóng trúng đích và không trúng đích so với tổng số lần ném. 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, phân tích bài toán
- Nêu cách lập tỉ số.
- Yêu cầu HS lập tỉ số.
- 1 HS lên bảng làm bài
- GV chốt cách lập tỉ số.
- 1 HS đọc bài toán
- HS lập tỉ số: 7/10
c. Kỹ thuật tổ chức: Hoạt động cá nhân
d. Sản phẩm: Học sinh lập đúng tỉ số.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu : HS áp dụng kiến thức làm các bài tập .
b. Nội dung:
VD4: Cho HS thực hành kiểm đếm số HS trong lớp, số HS nam, số HS nữ của lớp để lập tỉ số : 
+ Số học sinh nam so với số HS cả lớp. 
+ Số học sinh nữ so với số HS cả lớp.
+ Số học sinh nam so với số HS nữ
+ Số học sinh nữ so với số HS nam
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, phân tích bài toán
- Nêu cách lập tỉ số.
- Yêu cầu HS lập tỉ số.
- 1 HS lên bảng làm bài
- GV chốt cách lập tỉ số.
- 1 HS đọc bài toán
- HS lập các tỉ số tương ứng.
c. Kỹ thuật tổ chức: Hoạt động cá nhân
d. Sản phẩm: Học sinh lập đúng tỉ số.
4. Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng
a. Mục tiêu : Giúp học sinh tìm được củng cố các kiến thức về bài học. Tìm các bài toán liên quan trên Internet và thực tế.
b. Nội dung:
Bài tập 1: Trong trận bóng đã giữa hai đội 9A và 9B. Các cầu thủ đội 9A đã sút bóng về cầu môn 9B 15 lần nhưng cuối trận đấu tỉ số là 3- 0 nghiêng về đội 9A. Hãy lập tỉ số số lần sút bóng không trúng của các cầu thủ 9A so với tổng số lần sút bóng của đội đó?
Bài tập 2: Tìm ít nhât 01 bài toán liên quan trên Internet và thực tế.
c. Kỹ thuật tổ chức: Hoạt động cá nhân (giao về nhà thực hiện)
d. Sản phẩm: 
+ Tìm số lần sút bóng không trúng đích của đội 9A: 15 – 3 = 12 ( lần)
+ Lập tỉ số: 12 : 15 = 12/15= 4/5
IV. Rút kinh nghiệm
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_9_chu_de_3_mot_so_yeu_to_xac_suat_tiet_1.doc