A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu được hàm số dạng y = ax2 (a 0), các tính chất hàm số y = ax2 . Biết được dạng của đồ thị hàm số y = ax2 (a 0). Hiểu được tính chất của đồ thị và liên hệ được tính chất của đồ thị với tính chất hàm số
2. Kỹù năng: Vẽ được đồ thị
3. Thái độ: Chú ý, tập trung trong học tập .Yêu thích môn học
4. Xác định nội dung trọng tâm: Vẽ được đồ thị
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Biết cách tính giá trị hàm số tương ứng với giá trị cho trước của biến số.
B. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,.,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
- Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT.
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu
2. Học sinh: Thực hiện hướng dẫn tiết trước
Tuần: Ngày soạn: Tiết: Ngày dạy: CHƯƠNG IV HÀM SỐ y = ax2 - PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN §1§2. HÀM SỐ y = ax2 ( a ¹ 0) VÀ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ y = ax2 ( a ¹ 0) A. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức : Hiểu được hàm số dạng y = ax2 (a ¹ 0), các tính chất hàm số y = ax2 2- Kỹ năng: : Biết cách tính giá trị hàm số tương ứng với giá trị cho trước của biến số. 3- Thái độ: Chú ý, tập trung trong học tập 4-Xác định nội dung trọng tâm: Hiểu được hàm số dạng y = ax2 (a ¹ 0), các tính chất hàm số y = ax2 5- Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: Biết cách tính giá trị hàm số tương ứng với giá trị cho trước của biến số. B. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC: - Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,.., - Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm. - Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT. C. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu 2. Học sinh: Thực hiện hướng dẫn tiết trước D. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC: 1. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức: Cấp độ Chủ đề Nhận biết M1 Thông hiểu M2 Vận dụng M3 Vận dụng cao M4 Hàm số y = ax2 VD hàm số y = ax2 hiểu tính chất của hàm số y = ax2 (a ¹ 0) 3. Bài tập Bài tập 1 trang 30 SGK E. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra) 3. Khởi động: (giới thiệu chương) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Gv giới thiệu chương trình nội dung chương IV về những kiến thức kĩ năng cơ bản mà Hs cần đạt được Hs lắng nghe và chú ý các nội dung quan trọng Mục tiêu: Bước đầu hình thành cho hs ý thức học tập nội dung chương Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,... Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm. Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT. Sản phẩm: Các kiến thức trọng tâm của chương 4. Hoạt động hình thành kiến thức: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Ví dụ mở đầu – Cá nhân Mục tiêu: Hs nêu được khái niệm về hàm số y = ax2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,... Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm. Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT. Sản phẩm: khái niệm sgk NLHT: NL tư duy, phân tích, tổng hợp Bước 1: Gv tổ chức cho hs tìm hiểu vd GV: Gọi HS đọc ví dụ mở đầu GV: Nhìn vào bảng trên, em hãy cho biết s1 = 5 được tính như thế nào? GV: Trong công thức s = 5t2, nếu thay s bởi y, thay t bởi x, thay 5 bởi a ta có công thức nào? (y = ax2) GV: Trong thực tế còn nhiều cặp đại lượng cũng được liên hệ bởi công thức dạng y = ax2 như diện tích hình vuông S = a2 , diện tích hình tròn S = R2. Hàm số y = ax2 là dạng đơn giản nhất. Bước 2: Gv Chốt lại khái niệm hàm số y = ax2. 1.Ví dụ mở đầu: (sgk) - Quãng đường chuyển động rơi tự do được biểu diễn bởi công thức : s = 5t2 . t là thời gian tính bằng giấy (s), S tính bằng mét ( m) , mỗi giá trị của t xác định giá trị tương ứng duy nhất của s . t 1 2 3 4 S 5 20 45 80 S1= 5.12 = 5 ; S4 = 5.42 = 80 - Công thức S = 5t2 biểu thị một hàm số dạng y = ax2 với a ¹ 0 Hoạt động 2: Tính chất của hàm số y = ax2 (a ≠ 0) – Cá nhân + Nhóm Mục tiêu: Hs nêu được tính chất của hàm số y = ax2 từ ví dụ cụ thể Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,... Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm. Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT. Sản phẩm: Tính chất của hàm số y = ax2 NLHT: NL xác định tính tăng, giảm của một hàm số cụ thể Bước 1: Gv tổ chức cho hs tìm hiểu tính chất của hàm số y = ax2(a ¹ 0) H: Xác định hệ số a ở hai hàm số y = 2x2 và y = - 2x2? -Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm ?1 -HS tiếp tục thảo luận nhóm, đại diện đứng tại chỗ để trả lời ?2, GV chốt lại, ghi bảng Gợi ý HS : nhắc lại khái niệm đồng biến, nghịch biến của hàm số Bước 2: GV dẫn dắt HS suy nghĩ cá nhân phát biểu tổng quát về tính chất của hàm số y = ax2(a ¹ 0). HS đọc SGK. GV nhấn mạnh tính xác định của hàm số y = ax2(a ¹ 0). Lưu ý HS đến hệ số a > 0 và a < 0 -HS thảo luận nhóm để thực hiện ?3 -Đại diện nhóm đứng tại chỗ trình bày, các nhóm khác tham gia nhận xét, bổ sung. GV chốt lại, ghi bảng -Dựa vào ?3 GV dẫn dắt HS phát biểu nhận xét SGK -HS làm ?4, 2 HS lên lên bảng thực hiện. Dẫn dắt HS nêu kết luận về nhận xét trên 2. Tính chất của hàm số y = ax2 (a ¹ 0) ?1. SGK ?2. SGK * Đối với hàm số y = 2x2 –Khi x tăng nhưng luôn luôn âm thì giá trị tương ứng của y giảm -Khi x tăng nhưng luôn luôn dương thì giá trị tương ứng của y tăng * Đối với hàm số y = - 2x2 –Khi x tăng nhưng luôn luôn âm thì giá trị tương ứng của y tăng -Khi x tăng nhưng luôn luôn dương thì giá trị tương ứng của y giảm TÍNH CHẤT: (sgk) ?3 * Xét hàm số : y = 2x2 Vì 2x2 luôn luôn dương với mọi x ¹ 0 nên khi x ¹ 0 thì y > 0. Khi x = 0 thì y = 0 * Xét hàm số : y = - 2x2 Vì -2x2 luôn luôn âm với mọi x ¹ 0 nên khi x ¹ 0 thì y < 0. Khi x = 0 thì y = 0 *Nhận xét:(sgk) ?4 SGK 4. Câu hỏi và bài tập củng cố - Hướng dẫn về nhà: a. Câu hỏi và bài tập củng cố H: Tính chất của hàm số y = ax2 (M2) Bài tập 1 trang 30 SGK ( M3) Đáp án a) R(cm) 0,57 1,37 2,15 4,09 S = R2(cm2) 1,02 5,89 14,51 52,53 b) Giả sử R’ = 3R thế thì S’ = R’2 = (3R) = .9R2 = 9R2 = 9S. Vậy : Diện tích tăng 9 lần c) R2 = 79,5. Suy ra R2 = . Do đó: R = b. Hướng dẫn về nhà - Học bài theo vở ghi và SGK - HS làm bài tập 2, 3/ 31 SGK - Xem trước bài “đồ thị hàm số y = ax2” --------------------------------------------------------***-------------------------------------------------------- Tuần: Ngày soạn: Tiết: Ngày dạy: §1§2. HÀM SỐ y = ax2 ( a ¹ 0) VÀ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ y = ax2 ( a ¹ 0) (tiếp theo) A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu được hàm số dạng y = ax2 (a ¹ 0), các tính chất hàm số y = ax2 . Biết được dạng của đồ thị hàm số y = ax2 (a ¹ 0). Hiểu được tính chất của đồ thị và liên hệ được tính chất của đồ thị với tính chất hàm số 2. Kỹù năng: Vẽ được đồ thị 3. Thái độ: Chú ý, tập trung trong học tập .Yêu thích môn học 4. Xác định nội dung trọng tâm: Vẽ được đồ thị 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: Biết cách tính giá trị hàm số tương ứng với giá trị cho trước của biến số. B. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC: - Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,.., - Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm. - Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT. C. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu 2. Học sinh: Thực hiện hướng dẫn tiết trước D. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC: 1. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức: Cấp độ Chủ đề Nhận biết M1 Thông hiểu M2 Vận dụng M3 Vận dụng cao M4 Đồ thị hàm số y = ax2 Tìm hiểu đồ thị với trường hợp a > 0, Tìm hiểu đồ thị với trường hợp a < 0 hiểu tính chất của đt hàm số y = ax2(a¹ 0) về đồ thị của hàm số y = ax2(a ¹ 0). trường hợp a > 0 và a < 0 . Bài tập 4 sgk E. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: H: Nêu tính chất của hàm số y = ax2 và nhận xét (10đ) – Đáp án: sgk 3. Khởi động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Để vẽ đồ thị hàm số y = ax + b có dạng là một đường thẳng thì ta chỉ cần tìm hai điểm trên mp tọa độ. Vậy đồ thị hàm số y = ax2 có dạng như thế nào và ta cần tối thiểu là bao nhiêu điểm? Hs nêu dự đoán Mục tiêu: Bước đầu hs nắm được dạng của đồ thị hàm số y = ax2 và cách vẽ. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,... Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm. Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT. Sản phẩm: đồ thị hàm số y = ax2 là đường cong parabol 4. Hoạt động hình thành kiến thức: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu dạng đồ thị hàm số y = ax2 thông qua ví dụ 1- Cá nhân Mục tiêu: Hs nêu được dạng của đồ thị hàm số y = ax2 là một đường cong đi qua gốc tọa độ. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,... Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm. Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT. Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh. NLHT: NL xác định dạng của đồ thị hàm số y = ax2 Bước 1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu ví dụ 1 SGK GV: Lấy bảng giá trị trang 33 sgk, vẽ đồ thị hàm số y = 2x2. Trên mặt phẳng toạ độ lấy các điểm A(-3,18); B(-2;8), C(-1;2), O(0;0); C’(1;2) , B’(2;8), A’(3;18) HS: Theo dõi, quan sát khi GV vẽ đường cong đi qua các điểm đó. GV: Nhận xét dạng đồ thị qua bài ?1 Bước 2: GV giới thiệu cho HS tên gọi của đồ thị là Parabol 1. Ví dụ 1. Đồ thị của hàm số y = 2x2 (a = 2 > 0) * Bảng giá trị (sgk.tr33) - Đồ thị của hàm số y = 2x2 nằm phía trên trục hoành, nhận Oy làm trục đối xứng và điểm O(0; 0) làm cực tiểu. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vẽ đồ thị hàm số y = ax2 thông qua ví dụ 2- Cá nhân + nhóm Mục tiêu: Hs vẽ được đồ thị hàm số y = ax2 Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,... Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm. Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT. Sản phẩm: đồ thị của một số hàm số y = ax2 cụ thể NLHT: NL vẽ được đồ thị hàm số y = ax2 GV: Cho HS lên bảng lấy các điểm trên mặt phẳng tọa độ và vẽ đồ thị của hàm số y = -x2 GV: Sau khi HS vẽ cho HS làm ?2 Nhận xét một vài đặc điểm của đồ thị và rút ra nhận xét? GV: Qua 2 ví dụ em có nhận xét gì về đồ thị của hàm số y = ax2 (a0)? GV: Giới thiệu tổng quát GV: Yêu cầu HS rút ra nhận xét GV: Gọi HS đọc nhận xét SGK GV: Yêu cầu HS hoạt động theo 3 nhóm làm ?3 trong thời gian 7 phút HS: Thực hiện yêu cầu của GV GV: Gọi HS đại diện nhóm trả lời HS: Nhóm khác nhận xét GV : Giới thiệu chú ý HS: Đọc chú ý trong SGK Bước 2: Gv chốt lại vấn đề và giảng giải cho HS chú ý SGK. Nhấn mạnh cách dựa vào tính đối xứng của đồ thị để lập bảng, vẽ đồ thị thuận tiện và dễ dàng hơn, tính đồng biến và nghịch biến thể hiện trên đường cong của đồ thị 2.Ví dụ 2. Đồ thị của hàm số y = -x2 (a = -< 0) * Bảng giá trị (sgk.tr34) - Đồ thị của hàm số y = -x2 nằm phía dưới trục hoành, nhận Oy làm trục đối xứng và điểm O(0; 0) làm cực đại * Nhận xét (sgk.tr35) ?3 Cho hàm số : y = x2 a) Cách 1: Với x = 3, ta có: y = .32 = 4,5 * Cách 2: -So sánh hai kết quả ta đều được : y = 4,5 b) -Có hai điểm: Ước lượng: x- 3,16 và x 3,16 * Chú ý: (sgk.tr35) 4. Câu hỏi và bài tập củng cố - Hướng dẫn về nhà: a. Câu hỏi và bài tập củng cố Bài tập 4/sgk.tr36: x -2 -1 0 1 2 y =x2 6 0 6 x -2 -1 0 1 2 y =-x2 -6 - 0 - -6 Nhận xét: Các điểm thuộc hai đồ thị lần lượt đối xứng với nhau qua trục Ox, O là điểm chung của hai đồ thị b. Hướng dẫn về nhà -Đọc bài đọc thêm SGK. BTVN 6/ 37 SGK -Chuẩn bị bài tập phần luyện tập để tiết sau luyện tập. ---- ... độ. Nghiệm của phương trình ax2 + bx + c = 0 chính là hoành độ giao điểm của hai đồ thị hàm số (P) và (d) . - Nếu (P) không cắt (d) thì phương trình vô nghiệm. - Nếu (P) tiếp xúc với (d) thì phương trình có nghiệm kép. - Nếu (P) cắt (d) thì phương trình có hai nghiệm phân biệt Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại các kiến thức đã học thông qua việc trả lời câu hỏi. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,... Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm. Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT. Sản phẩm: Các cách giải phương trình bậc hai. 4. Hoạt động hình thành kiến thức: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Mục tiêu: Hs vận dụng được các kiến thức đã học vào việc giải bài tập. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,... Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm. Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT. Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh NLHT: NL giải pt bậc hai -GV gợi ý, hướng dẫn HS nắm được hướng giải của bài tập. Cả lớp làm trên giấy nháp 1HS lên bảng. Cả lớp theo dõi, tham gia bổ sung, nhận xét. GV uốn nắn, sửa sai, chốt lại ?Nhận xét về dạng của phương trình?Có thể suy ngay ra nghiệm của phương trình không? ?Nêu cách vẽ đồ thị hàm số y = ax2 và y = ax + b ? ?Có nhận xét gì về giao điểm của hai đồ thị vừa vẽ? Dựa vào nhận xét đó trả lời câu hỏi của bài tập? -GV hướng dẫn cả lớp làm phiếu học tập bài tập 62/64 SGK -1 HS lên bảng thực hiện -GV thu một vài phiếu học tập nhận xét -Dẫn dắt HS sửa bài trên bảng cùng bài trong phiếu học tập. Chốt lại -HS hoạt động nhóm bài tập 65/64 SGK -Đại diện nhóm lên bảng trình bày -GV các nhóm khác tham gia nhận xét, bổ sung. GV chốt lại Luyện tập Bài 55/63: a) x2 - x – 2 = 0 Phương trình có dạng : a - b + c = 1 – (-1) + 2 = 0 nên có hai nghiệm: x1 = ; x2 = -1 b) Vẽ đồ thị: c) Dựa vào đồ thị ta thấy 2 giao điểm của hai đồ thị là A và B có hoành độ lần lượt là 2 và -1 chính là hai nghiệm tìm được của phương trình x2 – x – 2 trong câu a) Bài 62/64: 7x2 +2(m - 1)x – m2 = 0 a) Để phương trình có nghiệm thì 0 ’=(m – 1) 2 – 7(-m2) = 8m2 +2m +1 > 0 với mọi giá trị của m Vậy với mọi giá trị của m phương trình luôn có nghiệm b) Gọi x1, x2 là hai nghiệm của phương trình ta có: x12 + x2 2 =(x1 + x2 )2 – 2x1 -2x2 Bài 65/64: Gọi vận tốc xe lửa thứ nhất là x(km/h), x > 0 Khi đó vận tốc xe lửa thứ hai là x + 5(km/h) Thời gian xe lửa thứ nhất đi từ Hà Nội đến chỗ gặp nhau là (giờ) Thời gian xe lửa thứ hai đi từ Bình Sơn đến chỗ gặp nhau là : (giờ) Vì xe lửa thứ hai đi sau 1 giờ, nghĩa là thời gian đi đến chỗ gặp nhau ít hơn xe thứ nhất 1 giờ. Do đó, ta có phương trình: Giải phương trình ta được: x1= 45; x2 = -50 (loại) Vậy: Vận tốc của xe lửa thứ nhất là 45km/h Vận tốc của xe lửa thứ hai là 50km/h 4. Câu hỏi và bài tập củng cố - Hướng dẫn về nhà: a. Câu hỏi và bài tập củng cố Củng cố sau mỗi bài tập b. Hướng dẫn về nhà -Ôn kỹ các lý thuyết trong chương và xem lại các bài tập đã giải -HS làm bài tập 54, 56, 57, 58, 59 trang 63 SGK, 60, 61, 63,64, 66 trang 64 SGK *Hướng dẫn : Bài 54 /63: Vẽ đồ thị rồi dựa vào đồ thị để tìm điểm theo yêu cầu của bài Bài 61/64: dựa vào hệ thức Viét -Chuẩn bị kỹ để tiết sau ôn tập tiếp --------------------------------------------------------***-------------------------------------------------------- Tuần: Ngày soạn: Tiết: Ngày dạy: ÔN TẬP CHƯƠNG IV (tiếp) A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Thông qua việc giải bài tập HS củng cố lại các kiến thức đã học trong chương 2.Kỹ năng: Rèn các kỹ năng : Giải phương trình bậc hai bằng công thức nghiệm, cách giải các phương trình trùng phương, hệ thức Viét, giải bài toán bằng cách lập phương trình 3.Thái độ: Phát triển óc quan sát, óc phân tích, phán đoán, lập luận chặt chẽ, lôgich. Giáo dục tính thực tiễn 4-Xác định nội dung trọng tâm: Củng cố lại các kiến thức đã học trong chương IV 5- Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt : Nhớ lại các kiến thức đã học trong chương IV B. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC: - Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,.., - Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm. - Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT. C. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu 2. Học sinh: Thực hiện hướng dẫn tiết trước D. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC: 1. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức: Cấp độ Chủ đề Nhận biết M1 Thông hiểu M2 Vận dụng M3 Vận dụng cao M4 ÔN TẬP CHƯƠNG IV ( tt) - Ôn lại cách giải các phương trình trùng phương, hệ thức Viét, giải bài toán bằng cách lập phương trình -Hiểu được cách giải phương trình bậc hai bằng công thức nghiệm, cách giải các phương trình trùng phương, hệ thức Viét, giải bài toán bằng cách lập phương trình Vận dụng cách giải phương trình bậc hai bằng công thức nghiệm, cách giải các phương trình trùng phương, hệ thức Viét, giải bài toán bằng cách lập phương trình Giải các bài toán bằng cách lập phương trình Dạng tính vận tốc bài 60/sgk trang 64 E. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh) 3. Khởi động: (ôn tập lý thuyết) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết (7 p) - Viết công thức nghiệm và công thức nghiệm thu gọn ? - Yêu cầu hai HS lên bảng viết các công thức nghiệm - HS dưới lớp theo dõi và nhận xét Viết hệ thức Vi - ét cho phương trình bậc hai - Nêu cách tìm hai số u , v khi biết tổng và tích của chúng. - HS: Nếu hai số u và v thoả mãn (S2 4P) Thì u và v là nghiệm của phương trình bậc hai: x2 - Sx + P = 0 I. Lý thuyết 1. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai: Cho phương trình bậc hai: +) Nếu D > 0 phương trình có hai nghiệm: ; +) Nếu D= 0 phương trình có nghiệm kép là: +) Nếu D < 0 phương trình vô nghiệm 2. Hệ thức Vi - ét và ứng dụng . Nếu phương trình bậc hai: Có 2 nghiệm x1 và x2 thì Mục tiêu: Củng cố cho Hs những kiến thức liên quan Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,... Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm. Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. 4. Hoạt động hình thành kiến thức: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Mục tiêu: Hs vận dụng được các kiến thức đã học vào giải bài tập Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,... Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm. Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT. Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh NLHT: NL giải các bài toán về pt bậc hai Hoạt động 2: Bài tập (30 p) - GV nêu nội dung bài tập và yêu cầu học sinh nêu dạng phương trình và cách làm bài tập này ? - Để giải phương trình: ta làm như thế nào ? - HS làm sau đó lên bảng trình bày lời giải . +) GV nhận xét chốt lại cách làm : - Chú ý: dạng trùng phương và cách giải tổng quát . - Nêu cách giải phương trình trên - Ta phải biến đổi như thế nào ? và đưa về dạng phương trình nào để giải ? - Gợi ý : quy đồng , khử mẫu đưa về phương trình bậc hai một ẩn rồi giải phương trình - Học sinh làm sau đó đối chiếu với đáp án của GV . - Phương trình trên có dạng nào ? để giải phương trình trên ta làm như thế nào ? theo các bước nào ? - Học sinh làm vào vở, GV kiểm tra và nhận xét và khắc sâu cho học sinh cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu. - GV đưa đáp án trình bày bài giải mẫu của bài toán trên học sinh đối chiếu và chữa lại bài. - Nếu phương trình bậc hai có nghiệm thì tổng và tích các nghiệm của phương trình thoả mãn hệ thức nào ? - Học sinh phát biểu nội dung hệ thức Vi - ét - Vậy nếu biết một nghiệm của phương trình ta có thể tìm nghiệm còn lại theo Vi - ét được không ? áp dụng tìm các nghiệm còn lại trong các phương trình trên ? - GV cho học sinh làm sau đó nhận xét và chốt lại cách làm ? - Có thể dùng hệ thức tổng hoặc tích để tìm x2 ? - Hai số u ,v là nghiệm của phương trình nào nếu biết và ? - Hai số đó là nghiệm của phương trình bậc hai: - Vậy áp dụng vào các bài toán trên ta có u , v là nghiệm của các phương trình bậc hai nào ? HS: - Hãy giải phương trình này để tìm 2 số u và v. - Hãy áp dụng hệ thức Vi - ét để tìm hai số khi biết tổng và tích của chúng . 2. Bài tập 56: (Sgk - 63) Giải phương trình: a) (1) Đặt x2 = t (Đ/K: t ³ 0) Ta có phương trình: (2)(a = 3; b = -12; c = 9) Vì : a + b + c = 3 + (-12) + 9 = 0 Nên phương trình (2) có hai nghiệm là: t1 = 1; t2 = 3 +) Với t1 = 1 x2 = 1 x = +) Với t2 = 3 x2 = 3 x = Vậy phương trình (1) có 4 nghiệm là: x1 = -1; x2 = 1; 3. Bài tập 57: (Sgk - 64) Giải phương trình: b) 6x2 - 20x = 5 (x + 5 ) 6x2 - 25x - 25 = 0 (a = 6; b = - 25; c = - 25) Ta có D = ( -25)2 - 4.6.(-25) = 25. 49 > 0 Vậy phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt là: x1 = c) (1) - ĐKXĐ: x ¹ 0 và x ¹ 2 - Ta có phương trình (1) (2) x2 + 2x - 10 = 0 (3) (a = 1; b' = 1; c = -10) Ta có : D' = 12 - 1. (-10) = 11 > 0 phương trình (3) có hai nghiệm phân biệt là: - Đối chiếu điều kiện ta thấy hai nghiệm trên đều thoả mãn phương trình (1) phương trình (1) có hai nghiệm là: 4. Bài tập 60: (Sgk - 64) a) pt 12x2 - 8x + 1 = 0 có nghiệm x1 = Theo Vi - ét ta có: x1.x2 = x2 = Vậy phương trình có hai nghiệm là: c) Phương trình có nghiệm x1 = theo Vi - ét ta có: x1.x2 = x2 = x2 = 5. Bài tập 61: (Sgk - 64) a) Vì u + v = 12 và u.v = 28 nên theo Vi - ét ta có u, v là nghiệm của phương trình: x2 - 12 x + 28 = 0 Ta có D' = (- 6)2 - 1.28 = 36 - 28 = 8 > 0 Phương trình có hai nghiệm x1 = ; Do u > v ta có u = x1 = b) Theo bài ra ta có u + v = 3 ; u.v = - 3 nên theo Vi - ét thì u , v là nghiệm của phương trình bậc hai : x2 - 3x - 3 = 0 Có D = (-3)2 - 4.1.(-3) = 9 + 12 = 21 > 0 Phương trình có 2 nghiệm: Vậy ta có hai số u; v là: (u, v) = 4. Câu hỏi và bài tập củng cố - Hướng dẫn về nhà: a. Câu hỏi và bài tập củng cố GV khắc sâu cho học sinh cách giải phương trình bậc hai và cách biến đổi phương trình qui về phương trình bậc hai. b. Hướng dẫn về nhà *Hướng dẫn : Bài 54 /63: Vẽ đồ thị rồi dựa vào đồ thị để tìm điểm theo yêu cầu của bài Bài 61/64: dựa vào hệ thức Viét -Chuẩn bị kỹ để tiết sau ôn tập tiếp - Tiếp tục ôn tập về công thức nghiệm của phương trình bậc hai - Ôn tập về hệ thức Vi- ét và các ứng dụng của hệ thức Vi - ét để nhẩm nghiệm của phương trình bậc hai một ẩn. - Làm bài tập còn lại ( Sgk trang 63, 64) - Ôn tập lại các kiến thức đã học về căn bậc hai và căn bậc ba, làm các bài tập phần ôn tập cuối năm trong sgk trang 131, 132 ( bài tập từ 1 đến 5) --------------------------------------------------------***--------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: