Giáo án Tốt - Giờ học hay môn Ngữ văn 9 - Tiết 116: Viếng Lăng Bác (Viễn Phương)

Giáo án Tốt - Giờ học hay môn Ngữ văn 9 - Tiết 116: Viếng Lăng Bác (Viễn Phương)

Tiết 116 : Viếng Lăng Bác

 ( Viễn Phương )

A. Mục tiêu cần đạt :

Giúp học sinh :

- Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha thành kính, vừa tự hào , vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác.

- Thấy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : Giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng, cảm xúc nhà thơ. Lời thơ dung dị mà cô đúc giàu cảm xúc mà lắng đọng.

 B.Chuẩn bị :

Giáo viên : Giáo án, ảnh lăng Bác, bảng phụ

Học sinh : Nghiên cứu kỹ bài , soạn bài

 C.Tiến trình lên lớp :

Bài cũ :

1.Đọc thuộc lòng bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” ( Thanh Hải ) ?

2.Nhà thơ đã thể hiện tình cảm gì qua bài thơ trên ?

a. Tình yêu thiên nhiên đất nước

b. Tình yêu cuộc sống

c. Khát vọng cống hiến cho đời

d.Cả 3 ý trên đều đúng

Bài mới :

* Giới thiệu bài :

- Giáo viên chiếu cảnh toàn lăng Bác , đồng thời giới thiệu

* Tiến trình bài học :

 

doc 5 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 1674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tốt - Giờ học hay môn Ngữ văn 9 - Tiết 116: Viếng Lăng Bác (Viễn Phương)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Dự Thi Giáo Án Tốt- Giờ Học Hay
Người dự thi : Lê Thị Hương Ly
Đơn vị : Trường THCS Sơn Trung, H­¬ng S¬n, Hµ TÜnh
Môn : Ngữ Văn 9
Tiết 116 : Viếng Lăng Bác 
 ( Viễn Phương )
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
- Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha thành kính, vừa tự hào , vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác.
- Thấy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : Giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng, cảm xúc nhà thơ. Lời thơ dung dị mà cô đúc giàu cảm xúc mà lắng đọng.
 B.Chuẩn bị :
Giáo viên : Giáo án, ảnh lăng Bác, bảng phụ
Học sinh : Nghiên cứu kỹ bài , soạn bài
 C.Tiến trình lên lớp :
Bài cũ :
1.Đọc thuộc lòng bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” ( Thanh Hải ) ?
2.Nhà thơ đã thể hiện tình cảm gì qua bài thơ trên ?
a. Tình yêu thiên nhiên đất nước
b. Tình yêu cuộc sống
c. Khát vọng cống hiến cho đời
d.Cả 3 ý trên đều đúng
Bài mới :
* Giới thiệu bài : 
- Giáo viên chiếu cảnh toàn lăng Bác , đồng thời giới thiệu 
* Tiến trình bài học :
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Kiến thức trình chiếu trên máy
Hoạt động1 :
- Gv hướng dẫn học sinh đọc :
Giọng điệu tình cảm, thiết tha, có cả sự đau xót trộn lẫn tự hào.
khổ cuối đọc nhanh , giọng cao
- Gv đọc mẫu, gọi 2 học sinh đọc lại, nhận xét cách đọc
- Gọi học sinh đọc chú thích
H. Em hãy nêu một vài nét chính về tác giả Viễn Phương ?
- GV giảng : Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, chất mơ mộng ngay giữa chiến trường ác liệt như tác phẩm : “ Mắt sáng học trò ”, “ Đám cưới giữa mùa xuân ”.
H.Hoàn cảnh ra đời tác phẩm có điểm gì cần lưu ý ?
- Gv giảng : Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh có một ước nguyện được vào thăm đồng bào miền Nam, nhân dân miền nam cũng khát khao được gặp Bác. Nhưng ước nguyện đó chưa thực hiện được thì người ra điNăm 1976 nhân dịp khánh thành Lăng ,Viễn Phương đã ra viếng và cho ra đời bài thơ này
H. Bài thơ miêu tả Lăng Bác hay diễn tả những xúc động của lòng người khi vào viếng lăng Bác ?
=> Miêu tả lăng Bác để từ đó diễn tả những xúc động của lòng người khi vào viếng Lăng.
H. vậy để đạt được điêù đó tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
H. Thể loại thơ ? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết được ?
=> Vì xuất hiện nhân vật trữ tình ( con ) tự bộc lộ cảm xúc của lòng mình / giống bài “ Mùa xuân nho nhỏ ” có từ “ ta ”
H. Mạch cảm xúc của tác giả được diễn tả theo trình tự nào ? ứng với những khổ thơ nào ?
=> cuộc và viếng lăng Bác
+ Cảm xúc trước lăng( khổ 1,2 )
+ Cảm xúc trong Lăng ( khổ 3)
+ Cảm xúc khi rời lăng ( khổ 4 )
Hoạt động 2 :
H. Cách xưng “con” của tác giả mở đầu bài thơ thể hiện một tâm trạng như thế nào?
=> “ con ” là xưng với cha- tác giả xoá đi khoảng cách giữa vị lãnh tụ với một người dân, Bác là nguời vô cùng vĩ đại nhưng cũng vô cùng giản dị và gần gũi.
- Giáo viên trình chiếu hình ảnh hành tre ngà bên lăng Bác.
H. Hình ảnh đầu tiên mà tác giả nhìn thấy khi đứng trước lăng Bác và những gì diễn ra ở đó ?
H. Vì sao hình ảnh đầu tiên với người con là hình ảnh hàng tre ?
- GV bình : lấy bài “ Tre Việt Nam ” của Nguyễn Duy để so sánh sự kế thừa và sáng tạo của Viễn Phương.
H.Trong thơ ca Việt Nam hình ảnh hàng tre mang ý nghĩa gì ?
=> Tính đoàn kết kiên cường của người Việt trong lao động và chiến đấu 
H. Từ “ ôi ! ” có ý nghĩa gì trong lời thơ
 này ?
=> Bộc lộ cảm xúc thương mến tự hào của tác giả đối với đất nước .
- Học sinh đọc 2 câu thơ đầu của khổ thứ 2
H.Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh Mặt Trời ?
=> ánh sáng mặt trời là ánh sáng cách mạng đã đưa Việt Nam ra khỏi vũng bùn nô lệ
-GV trình chiếu một bức ảnh chụp cảnh dòng người đang đi theo hàng vào viếng lăng
H. em thấy bức tranh trong sách giáo khoa ứng với dòng thơ nào ?
H. Từ dòng thơ đó và hình ảnh trên máy gợi cho em cảnh tượng như thế nào?
H.Giá trị sáng tạo trong câu thơ này là gì ?
=> Hình tượng thơ được sáng tạo bằng trí tưởng tượng.
Bảy mươi chin mùa xuân tượng trưng cho Bác 79 tuổi.
H. Qua phần 1em thấy hiện lên quang cảnh lăng như thế nào ?
=> Theo bước chân nhà thơ chúng ta cùng vào trong lăng Viếng Bác.
- Học sinh đọc khổ 3
H.Lăng là nơi đặt thi hài của người quá cố. vậy mà khi “ con ” thăm lăng thì hình dung như thế nào?
=> 2 câu đầu
- Trình chiếu một hình ảnh Bác đang nằm trong lăng, dưới ánh đèn ngủ 
H. Em hình dung nên một khung cảnh và không gian như thế nào qua hai câu thơ và bức ảnh trên màn hình ?
H. Hình ảnh vầng trăng sáng dịu hiền gợi cho em suy nghĩ gì về một tâm hồn ?
- nghĩa thực : màu của bóng đèn ngủ
- Cuộc đời Bác rực sáng như mặt trời nhưng tâm hồn lại hiền hậu thanh cao như trăng.
- Sinh thời Người thích trăng, trong thơ xuất hiện hình ảnh trăng rất nhiều
“ Trăng nhòm khe cữa ngắm nhà thơ ”
 ( Ngắm trăng )
H.Để thể hiện được tâm hồn đó tác giả đã xây dựng bằng nghệ thuật gì?
- GV đọc hai câu thơ tiếp theo
H. em hãy tìm hình ảnh ẩn dụ trong câu 
thơ ? cho biết ý nghĩa của nó ?
H. Từ nào trong câu thơ có sức biểu cảm trực tiếp ?
= > Đau đột ngột, quằn quại
- Học sinh nghe một đoạn bài hát của nhạc sỹ Trần Hoàn tương ứng với khổ 3
H. Em thấy đến đây thì cảm xúc của nhà thơ thay đổi như thế nào?
- Từ bâng khuâng nhung nhớ -> đau nhói -> thương trào nước mắt -> Sang phần 3
H. Trước khi rời lăng tác giả có tâm trạng như thế nào?
H. Cùng với nước mắt thương trào nhân vật trữ tình còn có ước nguyện gì ?
H. Em hiểu gì về ước nguyện này ?
- Tiếng chim : âm thanh trong trẻo, đẹp đẽ của thiên nhiên
- Hoa : toả hương
- Cây tre : Con người bình dị, noi gương Bác
Hình ảnh cây tre được lặp lại tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng làm đậm nét hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và cảm xúc trọn vẹn, giống bài “ Đoàn thuyền đánh cá ”
 ( Huy Cận )
“ Câu hát căng buồm /cùng / gió khơi
 Câu hát căng buồm / với / gió khơi ”
H. Em thấy có nét riêng nào về hình thức thể hiện ước nguyện tác giả ?
H. Từ đó bộc lộ được tình cảm nào của nhà thơ ?
- Học sinh nghe đoạn bài hát tương ứng với khổ cuối
H. Nghe đoạn nhạc em thấy cảm xúc đến đây có gì thay đổi ?
H. Qua phân tích em có nhận xét gì về đặc điểm nghệ thuật bài thơ ( giọng điệu, hình ảnh, thể thơ, nhịp điệu ) ?
-Nội dung: Tình cảm thiết tha, ân nghĩa sâu nặng của nhà thơ, đồng bào miền Nam và dân tộc Việt Nam dành cho Bác.
- Nghệ thuật :
+ Miêu tả + biểu cảm trực tiếp, gián tiếp
+ Tạo hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng
I. Đọc – tiếp xúc văn bản :
1. Đọc :
2. Chú thích :
a. Tác giả :
- Tên khai sinh : Phan Thanh Viễn , sinh năm 1928
- Quê : An Giang
- Cây bút xuất hiện sớm trong lực lượng văn Nghệ giải phóng miền Nam.
b. Tác phẩm :
- Ra đời năm 1976
- In trong tập “ Như mây mùa xuân ”
* Phương thức biểu đạt : Biểu cảm, miêu tả
* Thể loại : Thơ trữ tình
* Bố cục : 3 phần hai khổ đầu
 khổ thứ 3
 Khổ thứ 4
II. Hiểu Văn Bản :
1. Tâm trạng cảm xúc của nhà thơ trước lăng Bác :
- Xưng “con ” => xúc động, thương nhớ, Kính yêu.
- Hàng tre : Gần gũi, than thiện, sức sống bền bỉ, mãnh liệt => đức tính người Việt.
- Mặt trời => ẩn dụ
 Nhân cách cuộc đời vĩ đại của Bác Hồ
 Lòng tôn kính của nhân dân
- Dòng người : tình cảm của nhân dân là một vòng liên kết than vòng hoa dâng Bác.
+ Trí tưởng tượng
=>Lăng Thanh cao, rực rỡ
 Gần gũi, trang nghiêm
 nhà thơ ( nhân dân ) : yêu quý, ngưỡng vọng .
2. Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng:
- Bác đang ngủbình yênvầng 
trăng
=> yên tĩnh , trang nghiêm, ánh sáng dịu nhẹ trong trẻo.
=> Cao đẹp, trong sáng.
- Nghệ thuật : Trí tưởng tượng
 lòng yêu quý vẻ đẹp
 Nhân cách Hồ Chí Minh
- Trời xanh mãi mãi =>ẩn dụ : Bác cao đẹp, vĩnh hằng
- Nhói : nỗi đau trước sự ra đi của Bác
3. Tâm trạng , cảm xúc của nhà thơ khi rời lăng :
- Lưu luyến trào nước mắt
- ước nguyện :
+ Muốn làm chim hót => Biểu cảm trực 
+ Muốn làm đoá hoa tiếp, gián tiếp 
+ Muốn làm cây tre Điệp ngữ
=> Tình cảm thành kính, sâu sắc.
4.Đặc điểm nghệ thuật :
* Giọng điệu : 
Trầm lắng trang nghiêm, tha thiết, vừa có sự đau xót, tự hào.
* Thể thơ, nhịp điệu : tự do
- Cách gieo vần không cố định ( 7,8,9 ) nhịp thơ chậm, đến khổ cuối nhanh hơn thể hiện mong ước thiết tha và nỗi lưu luyến.
* Hình ảnh : Có nhiều sáng tạo, kết hợp cả hiện thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng.
III. Ý nghĩa văn bản :
1. Nội dung
2. Nghệ thuật :
Củng cố : 
1. Tại sao bài thơ “ Viếng lăng Bác ” được phổ nhạc ?
=> Thể hiện được tình cảm nhiều người đối với Bác, lời thơ giàu hình ảnh gợi cảm xúc, suy tư.
2. Người phổ nhạc hay nhất ?
=>Nhạc sỹ Trần Hoàn
3. Nghệ sỹ thể hiện hay nhất ?
=> Nghệ sỹ nhân dân Thanh Hoa
4. Em có thể thể hiện một đoạn trong bài hát đó được không ?
=> Học sinh thể hiện sau đó giáo viên nhận xét về sự bộc lộ cảm xúc của em trong bài hát .
Nhiệm vụ về nhà :
- Học thuộc lòng bài thơ
- Nắm nội dung và nghệ thuật bài thơ
- Soạn bài : sang Thu ( Hữu Thỉnh )

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tot_gio_hoc_hay_mon_ngu_van_9_tiet_116_vieng_lang_ba.doc