Giáo án trọn bộ Ngữ văn 9

Giáo án trọn bộ Ngữ văn 9

Tiết : 1

 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

(Lê Anh Trà)

I-MỤC TIÊU:

 1. Kiếnthức: Giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh : Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị qua bài nghị luận thuyết minh.

 2. Kỹ năng:

 Rèn kỹ năng phân tích luận điểm bài văn, dựa vào hiểu biết của mình tích hợp với văn thơ của Bác.

 3. Thái độ : Tình cảm kính yêu và ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác, hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

II- CHUẨN BỊ :

 GV: SGK – SGV – tài liệu tham khảo

 HS: soạn bài – tìm hiểu một số bài viết về sự giản dị củaBác

III- TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :

1. Ổn định tổ chức :(1') 9A: tổng số 27 vắng . lí do .

2. Kiểm tra :( 4') kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

 

doc 433 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án trọn bộ Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng : 
9A:27/8/2008
9C: 25/8/2008	 	 Tiết : 1 
	phong cách hồ chí minh	
(Lê Anh Trà)
I-Mục tiêu: 
1. Kiếnthức:
Giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh : Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị qua bài nghị luận thuyết minh.
2. Kỹ năng: 
Rèn kỹ năng phân tích luận điểm bài văn, dựa vào hiểu biết của mình tích hợp với văn thơ của Bác.
3. Thái độ :
Tình cảm kính yêu và ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác, hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
II- Chuẩn bị : 
	GV: SGK – SGV – tài liệu tham khảo
 HS: soạn bài – tìm hiểu một số bài viết về sự giản dị củaBác
III- tiến trình dạy và học :
1. ổn định tổ chức :(1') 9A: tổng số 27 vắng. lí do..
2. Kiểm tra :( 4') kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
	3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung 
- HS đọc văn bản ?	
- GV giới thiệu về văn bản : 
 Trích trong “Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của Lê Anh Trà (Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam)
-GV: Giải nghĩa từ “phong cách” ? Bài văn đã khẳng định nét nổi bật trong phong cách của Hồ Chí Minh là gì ?
 + Là lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử ... tạo nên cái riêng của một người hay một tầng lớp người nào đó
 + Bài văn chủ yếu nói về phong cách làm việc, phong cách sống của người. Cốt lõi của P/c HCM là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa nhân loại với tinh hoa văn hóa dân tộc.
-GV: Từ những hiểu biết qua giới thiệu của cô giáo và sự chuẩn bị bài em hãy giới thiệu sơ lược văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”? 
 + Tác giả, bài viết
 + Nội dung chính của bài.
-GV: Đây là bài văn nghị luận, để làm sáng tỏ nội dung tác giả đã có một hệ thống lập luận chặt chẽ em hãy xác định bố cục văn bản ?
 + Sự kết hợp giữa văn hóa nhân loại và văn hóa dân tộc trong phong cách HCM.
 + Sự kết hợp giữa đời sống thanh cao mà vô cùng giản dị trong phong cách HCM.
GV: HS đọc lại văn bản theo từng phần để nhấn mạnh 2 ý chính.
- GV chốt lại : 
 Bài nghị luận xã hội của Lê Anh Trà đã chỉ ra sự thống nhất, kết hợp hài hòa của các yếu tố: dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại để làm nên sự thống nhất giữa sự vĩ đại và giản dị trong phong cách của Người.
* hoạt động 2 : Tìm hiểu Luận điểm 1 (15 phút)
- GV đọc phần1. ý khái quát đầu tiên của đoạn này ở câu văn nào ?
 + “Trong cuộc đời .... phương Tây”.
- Bác Hồ đã tiếp xúc với văn hóa thế giới bằng cách nào ? Tìm các ví dụ có tính chất luận cứ chứng minh cho luận điểm đã nêu ở đầu đoạn ?
 + Ghé lại nhiều hải cảng, thăm nhiều nước, sống dài ngày ở Pháp ở Anh, học nhiều thứ tiếng nước ngoài, làm nhiều nghề, tìm hiểu văn hóa nghệ thuật của các nước đến mức uyên thâm, tiếp thu mọi cái hay cái đẹp, phê phán cái dở cái tiêu cực ...
 - Từ viện dẫn các luận cứ có tính chứng minh đó tác giả đưa ra luận cứ có tính chất giải thích kết luận nào ? Kết luận đó có hợp lý không ? 
 + “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Hồ Chi Minh ...”
 + “Nhưng điều kỳ lạ .... rất mới, rất hiện đại”.
 + Cách gợi mở, dẫn dắt vấn đề của tác giả rất tự nhiên và hiệu quả, kết luận được đưa ra sau nhằm khẳng định những luận cứ đã đưa ra trước đó.
- GV nâng cao :
 Câu văn cuối đoạn “Nhưng .... rất hiện đại” có thể coi là lập luận quan trọng nhất trong bài nhằm làm sáng tỏ luận điểm chính “Sự kết hợp hài hòa văn hoá nhân loại và văn hóa dân tộc trong phong cách Hồ Chí Minh”. Trong thực tế các yếu tố “dân tộc” và “nhân loại”, “truyền thống” và “hiện đại” luôn có xu hướng loại trừ nhau. Yếu tố này trội lên sẽ lấn át yếu tố kia. Sự kết hợp hài hòa của các yếu tố mang nhiều nét đối lập ấy trong một phong cách quả là điều kỳ diệu, chỉ có thể thực hiện được bởi một yếu tố vượt lên trên tất cả : đó là bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cộng sản, là tình cảm cách mạng được nung nấu bởi lòng yêu nước thương dân vô bờ bến và tinh thần sẵn sàng quên mình vì sự nghiệp chung. Hồ Chí Minh là người hội tụ đầy đủ những phẩm chất đó.
 20'
I- Đọc – Tìm hiểu chung :
1- Đọc :
2- Tìm hiểu chú thích
- Nội dung cơ bản :
Đó là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa sự vĩ đại và giản dị.
- Bố cục :
2 phần
II- Tìm hiểu văn bản :
1- Sự kết hợp giữa văn hóa nhân loại và văn hóa dân tộc trong phong cách Hồ Chí Minh
 - Lý giải sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại trong phong cách Hồ Chí Minh.
+ Viện dẫn các luận cứ nhằm chứng minh 
+ Đưa ra luận cứ có tính giải thích kết luận
-> Hồ Chí Minh một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại
	4- Củng cố : (3 phút)- Suy nghĩ của em về phong cách của người học sinh ?
	5- Hướng dẫn về nhà : (2 phút) - Bác đi nhiều, học rộng ... nhưng điều quan trọng để tạo nên phong cách của Bác lại chính là sự tiếp thu có chọn lọc ? Suy nghĩ của em.
 ..
Giảng : 9C: 27/8/2008
 9A: 28/8/2008
	 	 Tiết : 2 
	phong cách hồ chí minh	
Lê Anh Trà
I- Mục tiêu 
1. Kiến thức 
Giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh : Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị qua bài nghị luận thuyết minh.
2. Kỹ năng :
Rèn kỹ năng phân tích luận điểm bài văn, dựa vào hiểu biết của mình tích hợp với văn thơ của Bác.
3. Thái độ :
Tình cảm kính yêu và ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác, hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
	(Đã 
II- Chuẩn bị : 
	GV: SKG- Tài liệu tham khảo
 HS: đọc lại nội dung bài, trả lời câu hỏi
III- tiến trình dạy và học :
1. ổn định tổ chức : (2') 9C: tổng số 29 vắng lí do
 9A:tổng số 27 vắng lí do
	2- Kiểm tra : (5 phút) Nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh được Lê Anh Trà đề cập trong bài viết là gì ? Điều gì đã tạo nên vẻ đẹp phong cách đó ?
	(Nội dung thuyết trình vào bài- HĐ1)
	3- Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
thời gian
Nội dunng
 * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới (2 phút)
- GV thuyết trình vào bài :
 Vốn tri thức văn hóa sâu rộng mà Bác có được qua các con đường : lao động, học hỏi ... không phải chỉ dừng ở đó mà Bác còn tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài, không chịu ảnh hưởng một cách thụ động, tiếp thu mọi cái hay cái đẹp, phê phán những hạn chế tiêu cực, trên nền tảng dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế. Vì vậy mà ta khẳng định Phong cách Hồ Chí Minh là :
- Đoạn văn 1 theo em được lập luận theo cách quy nạp hay diễn dịch ? (Quy nạp kết hợp giải thích).
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu Luận điểm 2 (15 phút)
- Để củng cố cho lập luận của mình, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nhằm khẳng định vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh không chỉ là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại mà còn là sự kết hợp giữa đời sống thanh cao mà vô cùng giản dị. Đọc đoạn 2 ?
- GV:Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh được nhà văn dẫn tới từ đâu ?
 + Tác giả đưa ra hàng loạt dẫn chứng. Những chi tiết hết sức cụ thể, phổ biến : đó là ngôi nhà sàn, là chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp từng đi vào thơ ca như huyền thoại, là cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, là tình cảm thắm thiết đối với đồng bào, nhất là các em thiếu nhi ...
- GV hoặc HS đọc một số câu thơ, bài văn, mẩu chuyện, ảnh cũng nói tới các chi tiết trên ?
 + Bài hát “Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ, Bác đi từ ở chiến khu Bác về ...”. ảnh tư liệu : “Bác Hồ với chiến dịch Biên giới, Lán Nà Lừa, nhà sàn ...”
- Nhắc lại một số nội dung có liên quan trong bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng (lớp 7). Cách diễn đạt của Lê Anh Trà có gì khác ?(2 câu đầu tiên của đoạn) ?
 + Dẫn chứng sống động, thủ pháp liệt kê không gây nhàm chán đơn điệu mà có tác dụng thuyết phục. Đều giới thiệu ngôi nhà sàn ... nhưng Lê Anh Trà khác về cách diễn đạt giới thiệu có sự so sánh giữa vị tiên và con người.
-GV: Từ việc đưa ra các dẫn chứng để ca ngợi lối sống giản dị của Bác tác giả đưa người đọc đến luận cứ có tính giải thích khẳng định “Tôi dám chắc ..... cho tâm hồn và thể xác”. ý cần khẳng định là gì ? 
 + Không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
 + Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, khác người.
 + Đây là một cách sống văn hóa đã trở thành quan niệm thẩm mĩ : cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.
- Giáo viên chốt lại nâng cao :
 Phần cuối bài tác giả đã khiến cho bài viết sâu sắc bằng cách kết nối quá khứ với hiện tại. Từ nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác tác giả liên hệ đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm – các vị hiền triết của non sông đất Việt. Dẫu sự so sánh không thật tương đồng bởi Bác một chiến sĩ cách mạng, là chủ tịch nước còn Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm được nói đến trong thời gian ở ẩn, xa lánh cuộc sống sôi động bên ngoài.
 - Em đọc một bài thơ của Bác cũng nói thú điền viên ?
(Cảnh rừng Việt Bắc, tức cảnh Pác Bó, đi thuyền trên sông Đáy) ....
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu Nghệ thuật đặc sắc (14 phút)
- Là một bài văn nghị luận em thấy tác giả đã thành công ở điểm nào ?
 + Cách nêu luận điểm, luận cứ rõ ràng.
 + Đan xen giữa lời kể là lời bình luận tự nhiên “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như chủ tịch HCM...” “Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích ...”
 + Dẫn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, dùng từ Hán Việt “siêu phàm, tiết chế, ... gợi sự gần gũi giữa Bác với các vị hiền triết.
 + Sử dụng nghệ thuật đối lập (vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam)
* hoạt động 4 : Hệ thống kiến thức toàn bài (2 phút)
- GV cùng HS hệ thống hóa kiến thức theo bảng tổng kết.
Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
2- Sự kết hợp giữa đời sống thanh cao mà vô cùng giản dị trong phong cách Hồ Chí Minh
- ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng Bác có lối sống vô cùng giản dị. 
+ Nơi ở, làm việc đơn sơ
+ Trang phục giản dị
+ Ăn uống đạm bạc
- Cách sống giản dị, đạm bạc của Bác lại vô cùng thanh cao trang trọng. Bởi đó là một cách sống văn hóa đã trở thành quan niệm thẩm mĩ : cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.
3- Những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu:
- Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, thuyết phục.
- Kết hợp giữa kể và bình luận.
- Chọn lọc chi tiết tiêu biểu.
- Dẫn thơ, dùng từ Hán Việt
- Nghệ thuật đối lập
III- Tổng kết 
- Ghi nhớ SGK8
	4- Củng cố : (3')- những biện pháp nghệ thuật tạo nên phong cách?
	5- Dặn dò : (1 phút)Liên hệ lối sống cá nhân, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
 Tìm hi ... rị từ ngày ..... (cách 1)
 + Bên A sẽ không nhận ... (cách 2)
 + Bên B .... đô la Mỹ (cách 2)
 + Bên A ........... (cách 2)
- Lập hợp đồng cho thuê xe đạp dựa vào một số thông tin có sẵn.
Thảo luận nhóm : 
 + Thống nhất các phần và trình tự các đề mục.
 + Phân công người trình bày
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung của từng nhóm. GV nhận xét đánh giá và cho điểm.
 * hoạt động 3 : HS làm bài tập ( phút)
- Hợp đồng cho thuê nhà đảm bảo các nội dung sau :
 + Tên hợp đồng
 + Thời gian, chủ thể đại diện, địa điểm
 + Hiện trạng của căn nhà (địa chỉ, diện tích, trang thiết bị)
 + Các điều khoản hợp đồng
 + Các quy định hiệu lực của hợp đồng
I- Ôn tập lý thuyết
- Mục đích
- Tác dụng
- Mang tính chất pháp lý
- 3 phần
II- Luyện tập
1- Bài 1 (157)
- Số liệu rõ ràng
- Dùng từ cụ thể
2- Bài 2 (157)
3- Thực hiện bài tập tiết trước, HS ghi tóm tắt
	4- Củng cố : Nhắc lại mục đích của việc làm hợp đồng, những yêu cầu của một hợp đồng hoàn chính. Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng được thể hiện ở điểm nào ?
 5- Dặn dò : Ôn tập phần văn học nước ngoài, lập theo bảng thống kê
-----------------------------
Giảng : 	 Tiết 172 + 173
	thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi	 
I- Mục tiêu 
1- Kiến thức 
Giúp học sinh hiểu và trình bày được mục đích, tình huống, cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
2- Kỹ năng :
Viết được thư (điện) chúc mừng thăm hỏi trong từng trường hợp.
3- Thái độ :
Bộc lộ tình cảm chân thành của mình với người nhận.
II- Chuẩn bị : 
	- Xem kỹ mẫu thư (điện) trong SGK
III- tiến trình dạy và học :
	1- ổn định tổ chức :
	2- Kiểm tra : 
	Chuẩn bị bài ở nhà.
3- Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1 : Những trường hợp cần viết thư điện chúc mừng, thăm hỏi ( phút)
- HS đọc hợp đồng SGK 202. Xem xét các bức thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi ?
 + Trường hợp a, b – Chúc mừng
 + Trường hợp c, d – Thăm hỏi.
- Gửi thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi trong hoàn cảnh nào ? Để làm gì ? Nếu có điều kiện đến tận nơi chúc mừng, thăm hỏi có cần gửi thư (điện) không ? Tại sao ?
 * Hoạt động 2 : Cách viết thư điện chúc mừng, thăm hỏi ( phút)
- Đọc thầm ba bức điện SGK 202.
- Nội dung thư (điện) chúc mừng khác thăm hỏi như thế nào ?
 + Đều có phần người gửi và người nhận.
 + Lý do gửi thư (điện), bộc lộ suy nghĩ, tình cảm với tin vui hoặc buồn.
 + Khác nhau : Lời chúc mừng và lời thăm hỏi chia buồn.
- Diễn đạt các nội dung thường gặp trong thư (điện) ?
 + Nhân dịp xuân về, mừng thọ, sinh nhật, tin người mất, lũ lụt thiên tai ...
 + Xúc động, tự hào, vui sướng, phấn khởi, lo lắng, xót thương, khâm phục ...
 + Chúc sức khỏe, chúc sống lâu, chúc hạnh phúc, thành đạt, học tập tốt, niềm cảm thông, vượt qua khó khăn ...
* hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập ( phút)
- Hoàn chỉnh ba bức điện ở mục II.1 theo mẫu. Trình bày theo yêu cầu ?
Hoạt động nhóm :
- Các tình huống cần viết thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi ?
- Hoàn chỉnh bức điện mừng theo mẫu của bưu điện với tình huống tự đề xuất ?
I- Những trường hợp cần viết thư (điên) chúc mừng, thăm hỏi
- Chúc mừng
- Thăm hỏi
- Vai trò, tác dụng, mục đích 
II- Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
- Giống nhau 
- Khác nhau
* Cụ thể hóa các nội dung diễn đạt trong từng bức thư (điện)
- Lý do cần viết thư (điện)
- Bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc.
* Ghi nhớ SGK 204.
III- Luyện tập
- HS 4 nhóm trình bày ba bức điện SGK 204. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ?
- GV kết luận :
 + Nội dung thư (điện) phải nêu được lý do, lời chúc mừng, lời thăm hỏi và mong muốn người nhận điện sẽ có những điều tốt lành.
 + Thư điện viết ngắn gọn, xúc tích, tình cảm phải chân thành.
- Xác định các tình huống ?
 + Điện chúc mừng -> Phóng thành công tàu vũ trụ
 + Điện chúc mừng -> Tái đắc cử nguyên thủ.
 + Điện thăm hỏi -> Trận động đất ở một số nước.
 + Thư (điện) chúc mừng -> Bạn thân đạt HS giỏi
 + Thư (điện) chúc mừng -> Thành công luận án. 
- Hoàn chỉnh một bức điện theo mẫu của bưu điện ?
Hoạt động nhóm :
 + Chọn lý do (mừng), có lời chúc phù hợp, nội dung ngắn gọn, xúc tích, bộc lộ tình cảm. 
- HS trình bày. Các HS khác nhận xét, bổ sung ?
1- Bài 1 (204)
- Thăm hỏi
2- Bài 2 (205)
a) Điện chúc mừng
b) Điện chúc mừng
c) Điện thăm hỏi
d) Thư (điện) chúc mừng
e) Thư (điện) chúc mừng
3- Bài 3 (205)
- Người nhận
- Lý do
- Lời chúc
- Mong muốn.
- Người gửi
	4- Củng cố : Đọc thuộc nội dung ghi nhớ về thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi.
 5- Hướng dẫn về nhà : Tham khảo và tập viết thư (điện) chúc mừng thăm hỏi
------------------------------------
Giảng : 	Tiết 174 + 175
Trả bài kiểm tra tiếng việt + văn
I- Mục tiêu 
1- Kiến thức 
Giúp học sinh thấy được những kiến thức tiếng Việt đã vận dụng làm bài kiểm tra : Khởi ngữ, thành phần biệt lập, các biện pháp tu từ ... Những kiến thức về truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình kỳ II.
2- Kỹ năng :
Rèn kỹ năng nhận biết, phân tích và đánh giá tác dụng của các hình thức nghệ thuật. Kỹ năng cảm thụ truyện hiện đại Việt Nam. 
3- Thái độ :
Lòng yêu thích bộ môn, có nhận thức đúng về nội dung của các kiến thức ngữ văn đã học.
II- Chuẩn bị : 
	- Đề bài, đáp án, biểu điểm,, nhận xét đánh giá.
	- Ôn tập tiếng Việt, truyện hiện đại Việt Nam.
III- tiến trình dạy và học :
	1- ổn định tổ chức :
	2- Kiểm tra :
	3- Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1 : Nhận xét, đánh giá bài kiểm tra tiếng Việt ( phút)
- GV thông qua đáp án, biểu điểm hai phần trắc nghiệm và tự luận
 + Phần trắc nghiệm (3 điểm)
 + Phần tự luận (7 điểm).
 + Đáp án bài soạn tiết 158.
- GV đánh giá ưu nhược điểm của bài làm tiếng Việt ? 
 + Ưu điểm : Các nội dung kiến thức về liên kết câu, biện pháp tu từ, thành phần biệt lập đều nắm vững, xác định đúng trong các câu thơ, đoạn văn sử dụng.
 + Trình bày rõ ràng, ít tẩy xoá, không có trường hợp hỉểu sai yêu cầu.
 + Phần tự luận đã làm hoàn chỉnh.
 + Kết quả đạt cao.
(Bài của Lương Thị Mĩ, Triệu Thị Quý, Niên Thị ái ).
 + Nhược điểm : Một số bài làm sai cả phần trắc nghiệm khách quan. Xác định câu không có khởi ngữ chưa chính xác, còn nhầm lẫn (Thường, Bồng, Khánh, Nam)
 + Đặc biệt phần tự luận làm quá ngắn gọn, chưa đúng yêu cầu, chưa gạch chân đủ các từ ngữ dùng liên kết. Câu 2 mới chỉ ra câu có hàm ý, còn hàm ý của câu chưa đủ.
 + Chữ viết rất xấu, sai nhiều lỗi chính tả, chữ thiếu nét, thiếu dấu.
- Học sinh xem bài làm và sửa sai vào vở.
- Giáo viên công bố điểm, ghi vào sổ. Đọc bài của Lương Thị Mĩ
I- Đề kiểm tra tiếng Việt :
1- Yêu cầu của bài kiểm tra :
2- Đánh giá nhận xét bài làm : 
- Ưu điểm 
- Nhược điểm :
4- Kết quả, đọc bài khá
- HS xem lại bài của mình
- Kết quả : 
Giỏi = 
Khá = 
TB =
Yếu = 
* Hoạt động 2 : Nhận xét, đánh giá bài viết văn ( phút)
- GV thông qua đáp án, biểu điểm hai phần trắc nghiệm 
 + Câu 1 có 4 ý : bao gồm đề tài, người kể chuyện, tình huống và nội dung của một cuộc dối thoại trong truyện Làng của Kim Lân.
 + Câu 2 : Yêu cầu nêu đúng chi tiết, lý do của sự kiện, ý nghĩa của sự việc, biện pháp nghệ thuật trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
 + Câu 3 : Yêu cầu xác định điểm nhìn, chất trữ tình, tình huống và ý nghĩa của đoạn đối thoại trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
- Giáo viên thông qua đáp án biểu điểm phần tự luận ?
 + Câu 1 : Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng của truyện Bến quê (đáp án tiết 155).
 + Câu 2 : Cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi (đáp án tiết 155).
 - GV cho HS chép dàn bài bài tự luận vào vở
- GV đánh giá ưu nhược điểm của bài kiểm tra thơ truyện hiện đại ? 
 + Ưu điểm : Các bài đều xác định đúng.
 + Phần tự luận có ý thức viết thành bài văn ngắn hoàn chỉnh, nêu được những luận điểm chính, có dẫn chứng cụ thể.
 (Bài của Triệu Thị Quý, Lương Thị Mĩ).
 + Đã nêu ngắn gọn hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng của truyện ngắn Bến quê.
 + Nhược điểm : Một số bài làm sai cả phần trắc nghiệm khách quan. Không điền được câu 2
 + Phần tự luận chưa viết hoàn chỉnh, sai nhiều trắc nghiệm, chữ viết cẩu thả (bài của Thường).
 + Chữ viết rất xấu, sai nhiều lỗi chính tả, chữ thiếu nét, thiếu dấu.
- Học sinh xem bài làm và sửa sai vào vở.
- Giáo viên công bố điểm, ghi vào sổ
II- Đề kiểm tra truyện hiện đại :
1- Yêu cầu của bài kiểm tra :
* Phần trắc nghiệm
* Phần tự luận :
- Dàn bài 
2- Đánh giá nhận xét bài làm : 
- Ưu điểm 
- Nhược điểm :
4- Kết quả, đọc bài khá
- HS xem lại bài của mình
- Kết quả : 
Giỏi = 
Khá = 
TB =
Yếu =
* Hoạt động 1 :
- GV thông qua đáp án, biểu điểm hai phần trắc nghiệm và tự luận
 + Phần trắc nghiệm (3 điểm)
 + Phần tự luận (7 điểm).
 + Đáp án do Phòng Giáo dục biên soạn.
- GV đánh giá ưu nhược điểm của bài làm ?
 + Ưu điểm : Các nội dung kiến thức liên quan tới các nội dung đã nêu đều nắm vững, xác định đúng trong các câu thơ, đoạn văn, tác phẩm sử dụng.
 + Trình bày rõ ràng, ít tẩy xoá, không có trường hợp hỉểu sai yêu cầu.
 + Phần tự luận đã làm hoàn chỉnh. Bài viết có cảm xúc, sắp xếp bài theo trình tự hợp lý, có bố cục rõ ràng. Mỗi một khổ thơ đều nêu luận điểm, sau đó mới dùng dẫn chứng minh hoạ. Có kết luận khái quát, không trùng lặp, không mang tính nhắc lại.
 + Kết quả đạt cao.
(Bài của Triệu Thị Quý 8,8 điểm, Lương Mĩ điểm 8,5)
 + Nhược điểm : Một số bài làm sai cả phần trắc nghiệm khách quan. Câu 5 liên quan tới "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten đều trả lời sai.
 + Phần tự luận về nghị luận xã hội : nhiều em sao chép văn mẫu một cách máy móc, sử dụng câu không rõ nghĩa (Nguyễn Đăng Thường, Tô Tuấn, Khánh)
 + Chữ viết rất xấu, sai nhiều lỗi chính tả, chữ thiếu nét, thiếu dấu, viết hoa tuỳ tiện, xuống dòng bừa bãi.
Nguyễn Đăng Thường, Tô Tuấn, Khánh, Đào, Học, Huynh)
* hoạt động 2 :
- Học sinh xem bài làm và sửa sai vào vở.
- Giáo viên công bố điểm, ghi vào sổ. 
Đọc bài của Triệu Thị Quý, Lương Thị Mĩ
- Chép dàn bài tự luận vào vở.
III- Đề kiểm tra chất lượng :
1- Yêu cầu của bài kiểm tra :
- Các kiến thức liên quan :
+ Khởi ngữ
+ Phép tu từ
+ Phép tổng hợp
+ VB nhật dụng
+ Con cò
+ Mùa xuân nho nhỏ
+ Chó sói và cừu ...
+ Bến quê
+ Bàn về đọc sách
+ Rô bin xơn ngoài đảo hoang
+ Sang thu
2- Đánh giá nhận xét bài làm : 
- Ưu điểm 
+ Phần TNKQ xác định đúng
+ Phần tự luận xác định rõ đề và đạt yêu cầu.
+ Bài viết có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng.
- Nhược điểm :
+ Mục đích : Bàn về đặc trưng của văn chương nghệ thuật.
+ Chưa có trình tự, bố cục rõ ràng. Bài viết chưa trọn vẹn.
+ Trình bày lủng củng 
+ Cách đưa dẫn chứng trực tiếp không tuân thủ.
+ Chữ xấu, sai nhiều, xuống dòng tuỳ tiện
3- Kết quả, đọc bài khá
- HS xem lại bài của mình
- Kết quả : 
Điểm 9-10 = 
Điểm 7-8 = 
Điểm 5-6 = 
Điểm 4 = 
4- HS chép dàn bài và chữa vào vở
	3- Củng cố : Sửa những lỗi sai trong bài viết
	4- Dặn dò : ôn tập và tìm hiểu kiến thức ngữ văn trọng tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tron_bo_ngu_van_9.doc