CHỦ ĐỀ 3: TỪ VỰNG - CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
Tiết 15: TỪ TIẾNG VIỆT THEO NGUỒN GỐC - CHỨC NĂNG
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
Củng cố những hiểu biết về từ tiếng Việt theo nguồn gốc: từ mượn, từ Hán Việt, từ địa phương, biệt ngữ xã hội, thuật ngữ, từ tượng thanh - từ tượng hình.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng làm bài tập
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
Bài cũ: Làm bài tập GV giao về nhà.
* Tổ chức dạy học bài mới
Ngày soạn: Ngày dạy: CHủ Đề 3: từ vựng - các biện pháp tu từ Tiết 15: Từ tiếng việt theo nguồn gốc - chức năng A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: Củng cố những hiểu biết về từ tiếng Việt theo nguồn gốc: từ mượn, từ Hán Việt, từ địa phương, biệt ngữ xã hội, thuật ngữ, từ tượng thanh - từ tượng hình. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng làm bài tập B. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. tổ chức hoạt động dạy học * ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Bài cũ: Làm bài tập GV giao về nhà. * Tổ chức dạy học bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết ? Thế nào là từ mượn? Có những bộ phận từ mượn nào là chủ yếu trong tiếng Việt? - HS nêu khái niệm và các bộ phận từ mượn. GV bổ sung qua sơ đồ. ? Thế nào là từ địa phương? VD? - HS nêu khái niệm và VD. ? Thế nào là biệt ngữ xã hội? VD? - HS nêu khái niệm và VD. ? Thế nào là thuật ngữ? VD? - HS nêu khái niệm và VD. ? Thế nào là từ tượng thanh ? VD? - HS nêu khái niệm và VD. ? Thế nào là từ tượng hình? VD? - HS nêu khái niệm và VD. i. Củng cố lí thuyết 1. Từ mượn Từ mượn là những từ mượn từ tiếng của nước ngoài để biểu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm ... mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để diễn đạt. Từ mượn Từ mượn tiếng Hán (Từ Hán Việt) Từ mượn các ngôn ngữ khác (Pháp, Anh...) 2. Từ địa phương Từ địa phương là những từ được sử dụng phổ biến ở một địa phương, vùng miền nhất định. VD: mô (đâu), tê (kia), răng (sao), rứa (thế)...là những từ ở địa phương vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá). 3. Biệt ngữ xã hội Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. Không nên lạm dụng biệt ngữ xã hội vì có thể sẽ gây khó hiểu. VD: ngỗng (điểm 2), trứng (điểm 1),... 4. Thuật ngữ Thuật ngữ là những biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. VD: thạch nhũ (Địa lí), từ vựng (Ngôn ngữ học),... 5. Từ tượng thanh - từ tượng hình. - Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh của người, vật trong tự nhiên và đời sống. VD: oa oa, hu hu, hô hố,... - Từ tượng hình là từ mô phỏng hình dáng, điệu bộ của người, vật. VD: Khật khưỡng, lừ đừ,... Hoạt động 2: Luyện tập Bài tập 1: a) Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình? A. vật vã B. rũ rượi C. xôn xao D. xộc xệch b) Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt? A. vô địch B. nhân dân C. bộ óc D. chân lý c) Trong đoạn thơ sau có mấy từ Hán Việt ? Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ, hội là đạm thanh Gần xa nô nức yến anh. Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêm. Gợi ý: a) B b) C c) 11 Bài tập 2: Tìm các từ láy tượng thanh, từ láy tượng hình trong các câu, đoạn thơ sau: a. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo (Thu điếu - Nguyễn Khuyến) b. Trời thu trong vắt mấy tầng cao Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu (Thu vịnh - Nguyễn Khuyến) c. ôi! Từ không đến có Xảy ra như thế nào? Nay má hây hây gió Trên lá xanh rào rào ( Quả sấu non trên cao - Xuân Diệu) Gợi ý: Từ láy tượng thanh: rào rào; từ láy tượng hình: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ phơ, hắt hiu, hây hây, rào rào. Bài tập 3: Xác định các từ địa phương có trong đoạn thơ sau: Chuối đầu vườn đã lổ Cam đầu ngõ đã vàng Em nhớ ruộng nhớ vườn Không nhớ anh răng được! (Thăm lúa - Trần Hữu Thung) Gợi ý: lổ:trổ, răng (sao) * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT - BTVN: 1. Giải nghĩa các thuật ngữ sau và cho biết nó thuộc môn, lĩnh vực khoa học nào: đơn chất, truyện, đơn bào,truyện Nôm. 2. Đọc đoạn thơ: “Gần miền có một mụ nào... Dớp nhà thờ tượng người thương dám nài !” - Truyện Kiều (Nguyễn Du). Thống kê từ Hán Việt theo mẫu: + Năm từ theo mẫu “viễn khách: + Năm từ theo mẫu “tứ tuần”: + Năm từ theo mẫu “vấn danh” - Chuẩn bị: Khái quát về các biện pháp tu từ từ vựng D. ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH Kế HOạCH: * Thời gian * Kiến thức * Tổ chức các hoạt động:
Tài liệu đính kèm: