Giáo án Tự chọn môn Ngữ văn 9 - Chủ đề: Thơ đường luật

Giáo án Tự chọn môn Ngữ văn 9 - Chủ đề: Thơ đường luật

I. KHÁI QUÁT CHUNG :

1. Tình hình văn học :Từ khi Hàn Thuyên làm thơ phú bằng chữ Nôm dựa theo

 Đường luật của Trung Quốc thì văn thơ Nôm phát triển mạnh ở các thể loại.

2. Hàn Thuyên : tên thật là Nguyễn Thuyên, quê ở Hải Dương, đậu Thái học sinh

 đời Trần Thái Tôn (1.225-1.257).

 Theo sử ghi chép: mùa thu tháng 8 năm 1.282, ông làm Hình bộ Thượng Thư,

 có con cá sấu đến sông Phú Lương (Nhị Hà).Vua sai ông làm bài văn vất

 xuống sông đuổi cá sấu đi. Cá sấu bỏ đi thật nên vua cho việc ấy giống Hàn Dũ

 bên Trung Quốc nên cho ông đổi ra họ Hàn. Vì ông có tài làm thơ phú nên mọi

 người làm theo rất đông giúp văn Nôm phát triển mạnh vào thời kỳ này.

3. Các thể văn mượn của Trung Quốc có hai dạng :

 a. Văn vần: thơ, phú, văn tế.

 b. Biền văn: không vần, có đối.

4. Những thể riêng của Việt Nam : lục bát, song thất & các biến thể của 2 lối

 này (hát nói, xẩm, lý, hề, ); nói lối (tuồng) ; đều thuộc loại văn vần.

 

doc 9 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 3265Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn môn Ngữ văn 9 - Chủ đề: Thơ đường luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ 3
MTCĐ:
+ Giúp HS nắm rõ giai đoạn lịch sử mà VHVN chịu ảnh hưởng của thể 
 văn & thi pháp Trung Quốc.
+ Hiểu biết cách vận dụng thi pháp của Trung Quốc & âm luật của Việt 
 Nam qua các thể loại văn thơ, cụ thể là thơ Đường luật.
+ Nắm được các tác phẩm của các tác giả Việt Nam sáng tác thể loại thơ
 Đường.
 THƠ ĐƯỜNG LUẬT
	NỘI DUNG BÀI HỌC :
Tiết 1-2 : Khái quát chung về tình hình mô phỏng thơ ca Trung Quốc.
Tiết 3-4 : Khái quát chung về thơ Đường luật.
Tiết 5-6 : Thể thơ bát cú (vần thơ, cách gieo vần, phép đối trong thể thơ)
Tiết 7-8 : Thể thơ bát cú (luật thơ, niêm, bố cục)
Tiết 9-10 : thể thơ tứ tuyệt & thể thơ cổ phong.
Tiết 11 : Ôn tập.
Tiết 12 : Kiểm tra.
CHUẨN BỊ :
Tư liệu về thơ Đường luật ( Văn học Việt Nam & Việt Nam văn học sử yếu – Dương Quảng Hàm).
Các bài thơ Đường trong chương trình Ngữ Văn THCS.
Ngày dạy :..
Tiết : 1-2.
I. KHÁI QUÁT CHUNG :
1. Tình hình văn học :Từ khi Hàn Thuyên làm thơ phú bằng chữ Nôm dựa theo
 Đường luật của Trung Quốc thì văn thơ Nôm phát triển mạnh ở các thể loại.
2. Hàn Thuyên : tên thật là Nguyễn Thuyên, quê ở Hải Dương, đậu Thái học sinh
 đời Trần Thái Tôn (1.225-1.257).
 Theo sử ghi chép: mùa thu tháng 8 năm 1.282, ông làm Hình bộ Thượng Thư, 
 có con cá sấu đến sông Phú Lương (Nhị Hà).Vua sai ông làm bài văn vất 
 xuống sông đuổi cá sấu đi. Cá sấu bỏ đi thật nên vua cho việc ấy giống Hàn Dũ
 bên Trung Quốc nên cho ông đổi ra họ Hàn. Vì ông có tài làm thơ phú nên mọi 
 người làm theo rất đông giúp văn Nôm phát triển mạnh vào thời kỳ này.
3. Các thể văn mượn của Trung Quốc có hai dạng :
	a. Văn vần: thơ, phú, văn tế.
	b. Biền văn: không vần, có đối.
4. Những thể riêng của Việt Nam : lục bát, song thất & các biến thể của 2 lối 
 này (hát nói, xẩm, lý, hề,); nói lối (tuồng) ; đều thuộc loại văn vần.
5. Lưu ý :
	+ Các lối văn xuôi của Trung Quốc gồm : bạt, tự,truyện, ký, bi, luận,thì các
 	 tác giả Việt Nam ít làm bằng chữ Nôm .
	+ Các lối văn xuôi mới : tiểu thuyết, ký sự, kịch,thì mãi sau này khi ta chịu
	 ảnh hưởng của Tây học mới biết dùng đến.
	+ Cần phân biệt : văn vần của Trung Quốc chỉ gieo cuối câu, văn vần của Việt 
 Nam vừa gieo cuối câu (cước vận), vừa lưng chừng câu (yêu vận).
Ngày dạy :..
Tiết : 3-4.
II. THƠ ĐƯỜNG LUẬT :
Khái niệm : đây là thể thơ được làm theo luật có từ thời nhà Đường (Trung Quốc). Thơ Nôm của ta làm theo âm luật của thơ Trung Quốc nên thi pháp cũng phỏng theo thơ Trung Quốc.
Thơ (thi) ngũ ngôn & thất ngôn : là thể văn có thanh, có vần, có thể ngâm vịnh được. Dựa theo số chữ trong câu thì thơ cổ có hai lối chính :
Ngũ ngôn : mỗi câu 5 chữ.
Ví dụ : 	
 ĐÊM MÙA HẠ 	(Nguyễn Khuyến)
	Tháng tư đầu mùa hạ
	Tiết trời thực oi ả !
	Tiếng dế kêu thiết tha,
	Đàn muỗi bay lả tả.
	Nỗi ấy biết cùng ai ?
	Cảnh này buồn cả dạ !
	Biếng nhắp năm canh chày,
	Gà đà sớm giục giã.	
Thất ngôn : mỗi câu 7 chữ.
Ví dụ :
	 CHỪA RƯỢU.	 (Nguyễn Khuyến)
	Những lúc say sưa, cũng muốn chừa,
	Muốn chừa, nhưng tính lại hay ưa,
	Hay ưa, nên nỗi không chừa được,
	Chừa được, nhưng mà cũng chẳng chừa.
Thơ cổ phong và thơ Đường luật : dựa theo cách làm thì có hai thể :
Cổ phong (cổ thể) : thể thơ có trước thời Đường, không theo niêm luật nhất định.
Ví dụ : 
	 ANH NHÈ	 (Vô danh)
	Sống ở nhân gian đánh chén nhè,
	Thác về âm phủ cắp kè kè.
	Diêm Vương mới hỏi : “Mang gì đấy ?
	- Be !”
Đường luật (cận thể) : được đặt ra từ đời nhà Đường (618-907), phải theo niêm luật nhất định.
Thơ tứ tuyệt & bát cú : theo số câu thơ Đường mà chia hai lối :
Tứ tuyệt : mỗi bài có 4 câu.
Ví dụ : 	
 DỆT VẢI 	 (Lê Thánh Tôn)
	Thấy dân rét mướt nghĩ mà thương,
	Vậy phải lên ngôi gỡ mối giường.
	Tay ngọc lần đưa thoi nhật nguyệt,
	Gót vàng giậm đạp máy âm dương.
Bát cú : mỗi bài có 8 câu
Ví dụ : 
	 ĐÈO BA DỘI	(Hồ Xuân Hương)
	Một đèo, một đèo, lại một đèo
	Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo,
	Đất rồ mái giải xanh um cỏ,
	Đá chởm gan gà mốc thếch rêu.
	Lắt lẻo cành thông cơn gió giật,
	Đầm đìa lá liễu hạt sương gieo.
	Hiền nhân, quân tử ai là chẳng ?
	Mỏi gối chồn chân cũng muốn trèo.
Chú thích : 	+ Đèo Ba Dội : Tên chữ là Tam Điệp.
	+ Mái giải : (mái : cái mai; giải: rùa to) khu đất vồng lên như mai rùa.
	+ Gan gà : có sắc đỏ, ở đây tả màu sắc của đá.
	+ Câu 3,4 có sách ghi là : Cửa sơn đỏ loét tùm bum nóc,
	 	 Hòn đá xanh rì lún phún rêu.	
Lối Đường luật bát cú là lối chính & thông dụng nhất.
Ngày dạy :..
Tiết : 5-6.
III. BÁT CÚ :
Vần thơ : (vận thơ) 
Khái niệm : là những tiếng thanh âm hòa hiệp được đặt vào hai hay nhiều câu văn để hưởng ứng nhau.
Cách gieo vần : thơ Đường luật dùng vần bằng, thỉnh thoảng mới dùng vần trắc. Cả bài chỉ hiệp một vần (độc vận), trong bài bát cú có 5 vần (ở mỗi chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8.)
Lạc vận & cưỡng áp : (lạc : rụng) là gieo vần sai, không hiệp nhau. Nếu gieo vần gượng không hiệp lắm thì gọi là cưỡng áp.
Phép đối trong thể thơ :
Khái niệm : là đặt hai câu đi sóng đôi cho ý và chữ trong hai câu ấy xứng với nhau.
Đối ý : là tìm hai ý tưởng cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau.
Đối chữ : là vừa đối thanh (bằng, trắc), vừa đối loại của chữ nghĩa (đặt 2 chữ cùng tự loại để đối với nhau: danh từ, động từ, tiếng Hán, tiếng Nôm, từ láy,)
Trong bài bát cú phải có đối giữa các câu : 3/4 & 5/6.
Ví dụ : 
	 QUA ĐÈO NGANG	(Bà Huyện Thanh Quan)
	Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
	Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
	Lom khom dưới núi tiều vài chú,
	Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
	Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
	Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
	Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
	Một mảnh tình riêng ta với ta.
Ngày dạy :..
Tiết : 7-8.
Luật thơ : 
Khái niệm : là cách sắp đặt tiếng bằng & tiếng trắc trong các câu của một bài thơ. 
Tiếng bằng (bình) : là những tiếng phát ra bằng phẳng, đều đều, gồm các tiếng không dấu & dấu huyền, ký hiệu : b.
Tiếng trắc (nghiêng, lệch) : là những tiếng phát ra hoặc từ thấp lên cao hay từ cao xuống thấp, gồm những tiếng có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng, ký hiệu : t .
Luật bằng : là bài thơ bắt đầu bằng 2 tiếng bằng (b).
Luật trắc : là bài thơ bắt đầu bằng 2 tiếng trắc (t).
Ví dụ : Luật bằng- vần bằng .	 Luật trắc- vần bằng.
Câu 1: b b t t t b b (v)	t t b b t t b (v)
Câu 2: t t b b t t b (v)	b b t t t b b (v)
Câu 3: t t b b b t t	b b t t b b t
Câu 4: b b t t t b b (v)	t t b b t t b (v)
Câu 5: b b t t b b t 	t t b b b t t
Câu 6: t t b b t t b (v)	b b t t t b b (v)
Câu 7: t t b b b t t 	b b t t b b t
Câu 8: b b t t t b b (v)	t t b b t t b (v)
Bất luận (không kể) : vì theo đúng luật bằng, trắc là rất khó, nên có lệ bất luận . Nghiã là trong câu thơ có một vài chữ không cần đúng luật. Trong thơ ngũ ngôn chữ thứ1,3 (nhất, tam bất luận) & thất
 ngôn chữ thứ 1,3,5 (nhất, tam, ngũ bất luận) không cần đúng luật.
Khổ độc ( khó đọc) : đáng trắc mà đổi ra bằng thì được, nhưng đáng bằng mà đổi ra trắc thì không được vì khó đọc.
Thất luật (sai mất luật) : một câu thơ đặt sai luật, nghĩa là chữ đáng bằng mà đổi ra trắc hoặc ngược lại thì không được.
Niêm (dính) : 
Khái niệm : là sự liên lạc về âm luật của 2 câu thơ. Hai câu niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của 2 câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng hay cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc.
Trong bài bát cú : có những câu niêm với nhau là 1/8, 2/3, 4/5, 6/7, 8/1.
Thất niêm : là khi các câu trong một bài đặt sai không niêm với nhau theo luật là không được.	
Bố cục : bố cục bài thơ bát cú có 4 phần.
Đề (câu 1: phá đề; câu 2: thừa đề): là mở bài và vào bài.
Thực (trạng) (câu 3,4): là giải thích đầu bài cho rõ ràng. Nếu là thơ tả cảnh thì chọn cảnh sắc xinh đẹp đặc biệt mà mô tả. Nếu là thơ tả tình thì đem các tình tự mà giãi bày ra. Nếu là thơ vịnh sử thì lấy công trạng, đức hạnh của người mình muốn vịnh mà kể ra.
Luận (bàn bạc ) (câu 5,6): là bàn bạc cho rộng nghĩa đầu bài. Nếu tả cảnh thì nói cảnh ấy xinh đẹp thế nào, cảm xúc người ta ra sao. Vịnh sử thì hoặc khen hoặc chê, hoặc so sánh người ấy, việc ấy với người khác, việc khác.
Kết (câu 7,8): là tóm ý nghĩa cả bài mà thắt lại cho mạnh mẽ, rắn rỏi.
Ngày dạy :.
Tiết : 9-10
IV. TỨ TUYỆT : (tứ : bốn ; tuyệt : dứt, ngắt)
Khái niệm : Tứ tuyệt là lối thơ ngắt lấy 4 câu trong bài bát cú mà thành.
Cách làm thơ tứ tuyệt :
Ngắt 4 câu trên : bài thơ có 3 vần, đối 2 câu dưới.
Ví dụ : 	
 CON VOI	(Lê Thánh Tôn)
	Xông pha bốn cõi bể chông gai,
	Vùng vẫy mười phương bụi cát bay.
	Phép nước gọi là tơ chỉ buộc,
	Sức này nào quản búa rìu lay.
Ngắt 4 câu giữa : bài thơ có 2 vần, cả 4 câu đối nhau.
Ví dụ : 	
 KHÓM GỪNG TỎI.	 (Ôn Như Hầu)
	Lởm chởm vài hàng tỏi,
	Lơ thơ mấy khóm gừng.
	Vẻ chi là cảnh mọn,
	Mà cũng đến tang thương. 
Ngắt 4 câu dưới : bài thơ có 2 vần, đối 2 câu trên.
Ví dụ : 
	 TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ (Trần Quang Khải)
	Đoạt sáo Chương Dương độ,
	Cầm Hồ Hàm Tử quan.
	Thái bình tu trí lực,
	Vạn cổ thử giang san.
Ngắt 2 câu đầu & 2 câu cuối : bài thơ có 3 vần, không đối.
Ví dụ : 	
 KHÔNG NGỦ ĐƯỢC 	(Hồ Chí Minh)
	Một canh, hai canh, lại ba canh,
	Trằn trọc, băn khoăn giấc chẳng thành.
	Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
	Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
Ngắt câu 1,2 & câu 5,6 : bài thơ có 3 vần, đối 2 câu sau.
Ví dụ : 	
	 CON CÓC	(Lê Thánh Tôn)
	Bác mẹ sinh ra vốn áo sồi,
	Chốn nghiêm thăm thẳm một mình ngồi.
	Tép miệng năm, ba con kiến gió,
	Nghiến răng chuyển động bốn phương trời.
V. THƠ CỔ PHONG :
1. Số chữ, số câu trong thơ cổ phong :
a. Số chữ : trong câu số chữ luôn nhất định (ngũ ngôn hay thất ngôn), không theo thể lệ chặt chẽ như thơ Đường luật, không có niêm, luật, đối, đôi khi có đối là tùy người làm chứ không bắt buộc.
b. Số câu : không hạn chế, từ 4 câu trở lên. Những bài thất ngôn quá 8 câu hay bài ngũ ngôn quá 16 câu thì gọi là trường thiên (thiên dài).
2. Cách gieo vần : 
Có thể gieo một vần hay nhiều vần (liên vận). Khi dùng liên vận thì mỗi 2 câu hoặc 4 câu phải đổi vần. Mỗi khi đổi vần thì câu thứ nhất có gieo vần hay không cũng được. Có thể vừa vần bằng vừa vần trắc.
	Ví dụ : KHEN TRẦN BÌNH TRỌNG 	(Phan Kế Bính)
	Giỏi thay Trần Bình Trọng,
	Dòng dõi Lê Đại Hành.
	Đánh giặc dư tài mạnh,
	Thờ vua một tiết trung.
	Bắc vương sống mà nhục,
	Nam quỷ thác cũng vinh.
	Cứng cỏi lòng trung nghĩa,
	Ngàn thu tỏ đại danh.
Ngày dạy :
Tiết : 11.
ÔN TẬP
Em hiểu thế nào về thơ cổ phong ?
Em hiểu thế nào về thơ Đường luật ?
Hãy phát biểu về vần, luật thơ, phép đối, niêm, bố cục trong bài thơ Đường luật bát cú ?
Em hiểu thế nào là thơ tứ tuyệt ?
Phân tích luật thơ bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan ?
Phân tích luật thơ bài “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh ?
Ngày dạy :..
Tiết : 12.
KIỂM TRA
Phân tích luật thơ, vần thơ, phép đối, niêm & bố cục bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
Phân tích luật thơ, vần thơ, phép đối, cách làm bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương .
 BÁNH TRÔI NƯỚC.
	Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
	Bảy nổi ba chìm với nước non.
	Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
	Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
	 QUA ĐÈO NGANG.
	Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
	Cỏ cây chen đá lá chen hoa,
	Lom khom dưới núi tiều vài chú,
	Lác đác bên sôgn chợ mấy nhà.
	Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
	Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
	Dừng chân đứng lại trời non nước,
	Một mảnh tình riêng ta với ta.
ïïï
DUYỆT CỦA BGH :
Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng.
Giáo án : NGỮ VĂN-9 (Tiếng Việt).
GV : PHẠM THỊ TRƯỚC.
 TUẦN 12- BÀI 12
 TIẾT 59
 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
 (LUYỆN TẬP TỔNG HỢP)
Ngày dạy : 24/11/2007
Chuẩn bị : bảng phụ .
Ổn định : Sĩ số : đủ (31)
Kiểm bài cũ : 
? Nhắc lại khái niệm về trường từ vựng. Nêu ví dụ minh họa.
? Cấp độ khái quát nghĩa của từ là gì ? Nêu ví dụ minh họa.
Bài mới : 
+ Giới thiệu bài : liên hệ những kiến thức đã tổng kết ở các tiết trước để bắt
 đầu phần luyện tập tổng hợp.
+ HS trình bày các bài luyện tập đã chuẩn bị trước theo nhóm học tập.
HĐ1:
Bài 1: So sánh hai dị bản của câu ca dao (SGK/158)
HĐ2 :
Bài 2: Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong truyện cười (SGK/158)
HĐ3:
Bài 3: Tìm từ dùng theo nghĩa gốc, nghĩa chuyển & phương thức chuyển nghĩa 
trong đoạn thơ (SGK/158)
HĐ4:
Bài 4: Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ qua thơ (SGK/159).
HĐ5:
Bài 5: Các sự vật , hiện tượng trong đoạn văn được đặt tên theo cách nào? Tìm 5 ví dụ.
HĐ6:
Bài 6: Truyện cười phê phán điều gì?(SGK/159).
Bài1:
 Bài ca dao biểu thị thái vui vẻ khi cùng nhau thưởng thức món ăn đạm bạc của đôi vợ chồng nghèo.
Gật đầu: động tác cuối g ngẩng.
Gật gù: động tác diễn ra liên tục, biểu lộ cảm xúc.
Bài 2:
Người chồng dùng từ: chân sút (trong bóng đá)g nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
Người vợ hiểu nhầm: một chân g cụ thể, gây cười.
Bài 3:
Từ dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
Từ dùng theo nghĩa chuyển: 
+ đầu: phương thức ẩn dụ.
+ vai: phương thức hoán dụ.
Bài 4:
+ Các từ: đỏ, xanh, hồng, lửa, cháy, tro tạo thành 2 trường từ vựng: chỉ màu sắc & chỉ lửa cùng những sự vật, hiện tượng có quan hệ liên tưởng với lửa.
+ Các từ thuộc 2 trường từ vựng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai ngọn lửa, ngọn lửa đó lan tỏa trong con người làm anh say đắm ngất ngây (đến mức có thể cháy thành tro) & lan ra cả không gian, làm không gian cũng biến sắc (cây xanh như cũng ánh theo hồng) g gây ấn tượng mạnh, thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng.
Bài 5:
Các sự vật, hiện tượng trên được gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên.
Ví dụ: + Cà tím: quả tròn, màu tím hoặc nửa tím, nửa 
 trắng.
 + Ong ruồi: ong mật, nhỏ như ruồi.
 + Chim heo (lợn): có tiếng kêu eng éc như heo.
 + Ớt chỉ thiên: quả nhỏ, chỉ thẳng lên trời.
 + Chè móc câu: chè búp ngọn, cánh săn, nhỏ & 
 cong như móc câu.
Bài 6:
Truyện cười phê phán thói sính dùng từ nước ngoài ở một số người.
 - đốc tờ (docter / tiếng Anh) : bác sĩ 
Dặn dò : 
+ Học thuộc các khái niệm trong phần tổng kết về từ vựng.
+ Xem lại các bài tập.
+ Chuẩn bị : Chương trình địa phương- phần tiếng Việt.
Nhóm 1: chuẩn bị câu 1.a (SGK/175)
Nhóm 2: chuẩn bị câu 1.b (SGK/175)
Nhóm 3: chuẩn bị câu 1.c (SGK/175)
Nhóm 4: chuẩn bị câu 2 (SGK/175)
Nhóm 5: chuẩn bị câu 3 (SGK/175)
Nhóm 6: chuẩn bị câu 4 (SGK/176)
+ Tìm thêm các từ địa phương mà em biết hoặc sưu tầm trong thơ văn. 
 cïïïd
 	Người soạn,
 	 PHẠM THỊ TRƯỚC.

Tài liệu đính kèm:

  • docTU CHON 9 CHU DE 3.doc