Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Tiết 1: Sự phát triển của từ vựng

Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Tiết 1: Sự phát triển của từ vựng

A. MỤC TIÊU: Giúp HS.

1. Kiến thức:

 - Từ vựng của 1 ngôn ngữ không ngừng phát triển.

 - Sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. 2 phương thức chủ yếu phát triển nghĩa: ẩn dụ & hoán dụ.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng SD từ TV đúng lúc, đúng chỗ, hiệu quả.

 3. Thái độ:

 - Bồi dưỡng TC giữ gìn sự trong sáng của TV.

B. CHUẨN BỊ:

 - G: SGK, SGV, bảng phụ.

 - H: Đọc & chuẩn bị bài.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - G: Tích hợp, nêu vấn đề,đối thoại.

 - H: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

III. BÀI MỚI:

 Để thực hiện chức năng làm công cụ giao tiếp, NN luôn có sự biến đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của CN. Trong các bộ phận của NN, từ vựng biến đổi khá nhanh, kịp thời phản ánh những thay đổi trong đời sống. Mỗi khi xuất hiện sự vật, hiện tượng,.mới trong XH, CN có nhu cầu gọi tên sự vật, hiện tượng.đó, từ vựng lại biến đổi, phát triển.

 Có nhiều cách để thoả mãn nhu cầu gọi tên sự vật,hiện tượng,. mới. Chẳng hạn, tạo từ ngữ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1247Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Tiết 1: Sự phát triển của từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 08.09.09 
NG: 11.09 
Lớp: (9A2,9A3) 
 Tiết 1
Tiếng Việt
Sự phát triển của từ vựng
A. Mục tiêu: Giúp HS.
1. Kiến thức:
 - Từ vựng của 1 ngôn ngữ không ngừng phát triển.
 - Sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. 2 phương thức chủ yếu phát triển nghĩa: ẩn dụ & hoán dụ.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng SD từ TV đúng lúc, đúng chỗ, hiệu quả.
 3. Thái độ:
 - Bồi dưỡng TC giữ gìn sự trong sáng của TV.
B. chuẩn bị:
 - G: SGK, SGV, bảng phụ.
 - H: Đọc & chuẩn bị bài.
C. phƯơng pháp:
 - G: Tích hợp, nêu vấn đề,đối thoại.
 - H: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
 Để thực hiện chức năng làm công cụ giao tiếp, NN luôn có sự biến đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của CN. Trong các bộ phận của NN, từ vựng biến đổi khá nhanh, kịp thời phản ánh những thay đổi trong đời sống. Mỗi khi xuất hiện sự vật, hiện tượng,...mới trong XH, CN có nhu cầu gọi tên sự vật, hiện tượng...đó, từ vựng lại biến đổi, phát triển.
 Có nhiều cách để thoả mãn nhu cầu gọi tên sự vật,hiện tượng,... mới. Chẳng hạn, tạo từ ngữ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* HĐ1: Ôn tập lý thuyết
? Có mấy phương thức chủ yếu để phát triển nghĩa của từ?
? Thế nào là ẩn dụ?
? Hoán dụ là gì?
* HĐ2: Luyện tập
? Dựa vào nghĩa: "Tạo nên sản phẩm" của từ "đánh" (đánh chiếc nhẫn), hãy giải thích nghĩa của cụm từ: "đánh máy bài phát biểu".
? Bảng phụ: Từ mảnh có các nghĩa sau: 
1. Phần nhỏ, mỏng, tách ra từ chỉnh thể: mảnh gương vỡ; xé tờ giấy thành nhiều mảnh.
2. Thanh, nhỏ nhắn: dáng người mảnh; xé sợi cho thật mảnh.
- Nghĩa (2) được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
G Gợi ý: Dựa vào phần ghi nhớ.
? Bảng phụ: Từ "gạch" có các nghĩa sau:
1. Hoạt động gạch tạo thành đường thẳng: gạch chéo; gạch chân những từ cần nhấn mạnh.
2. Xoá bỏ cái đã viết: gạch tên trong danh sách; chỗ nào sai thì gạch = mực đỏ.
- Nghĩa (2) được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
? Bảng phụ: Từ "đầu" trong từ điển TV có các nghĩa được minh hoạ = các VD:
a. Dẫn đầu; lần đầu.
b. Đầu máy bay; đầu tủ.
c. Đầu CN; đầu con ngựa.
d. Anh ta có cái đầu tuyệt vời, nhớ đến từng chi tiết.
e. Sản lượng tính theo đầu người; mỗi LĐ được 1 đầu lợn.
- Hãy giải thích nghĩa của từ "đầu" trong những VD trên và nói rõ phương thức chuyển nghĩa của từng trường hợp?
G Bảng phụ: Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã 76 lần dùng từ mặt, trong đó có các lần như sau:
- Người quốc sắc, kẻ thiên tài,
Tình trong như đã mặt ngoài còn e.
- Sương in mặt, tuyết pha thân,
Sen vàng lãng đãng như gần như xa.
- Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất 1 màu xanh xanh.
- Làm cho rõ mặt phi thường,
Bây giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
? Hãy cho biết nghĩa của từ mặt trong từng lần SD trên. Trường hợp nào từ mặt được dùng với nghĩa gốc, trường hợp nào được dùng với nghĩa chuyển ?
G Gợi ý: Dựa vào quyển Từ điển, nắm được các nghĩa khác nhau của từ mặt.
- Phần phía trước từ Trán đến cằm của đầu người, hay phần phía trước của đầu con thú: rửa mặt; mặt trái xoan,
- Những nét trên mặt người biểu hiện thái độ, tâm tư TC: mặt lạnh như tiền; tay bắt mặt mừng;
- Mặt người, làm phân biệt người này với người khác, dùng để chỉ từng cá nhân khác nhau: gặp mặt; họp mặt;
- Mặt CN, coi là biểu trưng cho thể diện, danh dự, phẩm giá: ngượng mặt; nói cho rát mặt; tỏ mặt anh thư; đáng mặt anh hào;
- Phần phẳng ở phía trên, hoặc phía ngoài của vật, phân biệt với phần bên dưới hoặc bên trong: mặt bàn; mặt nước;
- Có 2 phương thức: ẩn dụ và hoán dụ.
- ẩn dụ: Là gọi tên sự vật này = tên sự vật khác có nét tương đồng (giống nhau về 1 khía cạnh nào đó).
- Hoán dụ: Là gọi tên sự vật này = tên sự vật khác có nét tương cận (gần gũi, đi đôi).
- 2 HS 1 nhóm thảo luận 1 phút - > trả lời = miệng.
- Dùng máy chữ (hoặc vi tính) để tạo ra bài phát biểu.
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận 1 phút - > trả lời = miệng.
- Nghĩa (2) được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận 1 phút - > trả lời = miệng.
- Nghĩa (2) được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận 5 phút - > trả lời = miệng.
a. Đầu: ở vị trí trước nhất trong không gian hoặc thời gian (ẩn dụ).
b. Đầu: bộ phận trước nhất, trên cùng của đồ vật (ẩn dụ).
c. Đầu: phần trên cùng của cơ thể người hoặc động vật, nơi chứa bộ óc.
d. Đầu: trí tuệ, tưởng tượng của Cn (hoán dụ).
e. Đầu: đơn vị người, động vật (hoán dụ).
- Trên cơ sở các nghĩa của từ mặt, HS tự xác định nghĩa từng cách dùng ở các câu thơ của Nguyễn Du.
I. Lí thuyết:
II. Luyện tập:
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
Bài 4:
Bài 5:
IV. Củng cố: 
 ? Thế nào là sự phát triển nghĩa của từ vựng? Có những phương thức chuyển nghĩa nào?
V. HDVN: 
 - Học bài: 
 + Nắm được sự phong phú của từ.
 + Nắm 2 phương thức chuyển nghĩa của từ.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc1-SU PHAT TRIEN CUA TU VUNG..doc