Giáo án Tự chọn môn Văn 9, kì I

Giáo án Tự chọn môn Văn 9, kì I

 Chủ đề 1: VĂN BẢN NHẬT DỤNG

 ( 6 tiết )

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- giúp học sinh nắm vững khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của văn bản nhật dụng.

- HS có thể hệ thống được toàn bộ nội dung kiến thức về các văn bản nhật dụng đã học

- Rèn kỹ năng tìm hiểu các vấn đề, nắm bắt các vấn đề mangtính bức thiết

- Rèn kỹ năng tạo lập văn bản nhật dụng

- Qua các văn bản nhật dụng các em đã học bồi dưỡng đạo đức, hoàn thiện nhân cách cho HS

B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ:

*Ổn định tổ chức lớp

 

doc 64 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 847Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn môn Văn 9, kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 16/9/2009
 Ngày giảng: 21/9/2009
 Chủ đề 1: văn bản nhật dụng
 ( 6 tiết )
Mục tiêu cần đạt:
giúp học sinh nắm vững khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của văn bản nhật dụng.
HS có thể hệ thống được toàn bộ nội dung kiến thức về các văn bản nhật dụng đã học
Rèn kỹ năng tìm hiểu các vấn đề, nắm bắt các vấn đề mangtính bức thiết
Rèn kỹ năng tạo lập văn bản nhật dụng
Qua các văn bản nhật dụng các em đã học bồi dưỡng đạo đức, hoàn thiện nhân cách cho HS
TIếN TRìNH DạY HọC CHủ Đề: 
*ổn định tổ chức lớp
* Nội dung:
Hoạt động của GV Và HS
H. Nhắc lại khái niệm VBND?
- HS trả lời
- GV bổ sung, giảng
 H. Nêu một số vấn đề VBND đề cập? 
H. Nêu đặc điểm của VBND? 
H. Nêu ý nghĩa của VBND?
- GV hướng dẫn HS trả lời.
H. Phân biệt VBND với tác phẩm văn thơ nghệ thuật?
- GV hướng dẫn: căn cứ vào mục đích, mục đích của văn nhật dụng là đề cập đến vấn đề hàng ngày có tính chất cập nhật bức thiết. Còn mục đích của văn thơ nghệ thuật tạo ra các yếu tố nghệ thuật làm rõ giá trị nghệ thuật, làm nổi bật hình tượng văn học.
Nội dung bài học
I.Tìm hiểu chung về văn bản nhật dụng
1. Khái niệm: 
- Là loại văn bản, bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết trong cuộc sống hàng ngày của con người và cộng đồng xã hội hiện đại.
- Như thiên nhiên, môi trường, lịch sử, năng lượng, chiến tranh hạt nhân, dân số quyền trẻ em, ma túy tình cảm gia đình....
* Lưu ý:
- VBND không phải là một khái niệm chỉ thể loại hoặc chỉ kiểu văn bản.
- VBND đề cập đến tính chất của nội dung văn bản đó.
- VBND có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
2. Đặc điểm:
- Đề cập đến những vấn đề trong đời sống hàng ngày.
- Vấn đề mà VBND đề cập có tính bức thiết, thới sự, cặp nhật.
- Đưa ra những lời khuyên những biện pháp những tháo gỡ khó khăn nhầm xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp hơn.
3. ý nghĩa 
- Cung cấp những tri thức cần thiết cho HS.
- Mang tính cập nhật, cung cấp cho HS những vấn đề mà xã hội đang quan tâm.
- Giáo dục thói quen, chuẩn mực đạo đức, hoàn thiện nhân cách cho HS.
- Bồi dưỡng thái độ, tình cảm cho HS trong quá trình học: biết yêu, ghét, đồng tình, phản đối. 
II. Hệ thống các văn bản nhật dụng đã học lớp 6 -:-9:
H. Nhắc tên các văn bản nhật dụng đã học từ lớp 6-) 9:
Lớp
STT
Tên văn bản
Nội dung, vấn đề
Thể loại và phương thức biểu đạt
6
1
2
3
Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử.
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
Động Phong Nha
- Lịch sử, văn hóa, di tích của dân tộc; có ý thức nhìn nhận, bảo vệ, xây dựng, tôn tạo di tích lịch sử có ý nghĩa đó.
- Phân biệt chủng tộc (da đen, da trắng) và con ngừơi phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường như chính bảo vệ mạng sống của mình.
- Danh lam thắng cảnh “đệ nhất kỳ quan Phong Nha”, tự hào, có ý thức tôn tạo, bảo vệ vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh đó.
- Hồi ký
Tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Bức thư
Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận
Bài ký
Thuyết minh miêu tả tự sự.
7
4
5
6
7
Cổng trường mở ra
Mẹ tôi
Cuộc chia tay của những con búp bê.
Ca Huế trên Sông Hương.
Tình cảm thiêng liêng của người mẹ đối con cái. Vai trò của nhà trường-xã hội đối với mỗi con người.
- Mối quan hệ gia đình: cha mẹ - con cái; cách giáo con cái của cha mẹ; đạo hiếu của con cái đối cha mẹ nên kính trọng, trân trọng tình cảm thiêng liêng đó.
- Tình cảm thân thiết của hai anh em và nỗi đau đớn đầy cảm động khi tình cảm thiêng liêng ấy bị cướp đoạt, chia xa. Qua đó cho thấy gia đình vô cùng quý giá và quan trọng với mỗi con người. Hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn nó.
- Vẻ đẹp của một nét văn hóa độc đáo ở cố đô Huế, đó là hình thức sinh hoạt âm nhạc thanh lịch, tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn, phát triển.
Bút ký
Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Bức thư
Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
Truyện ngắn
Tự sự, miêu tả, biểu cảm
Bài ký
Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
8
8
9
10
Thông tin về ngày trái đất năm 2000.
Ôn dịch, thuốc lá.
Bài toán dân số.
- Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông đối với sức khỏe của con người và môi trường sống. Cần hạn chế sử dụng bao bì ni lông, có ý thức bảo vệ môi trường.
- Tác hại của thuốc lá đối sức khỏe và kinh tế của gia đình của xã hội, cảnh báo con người không nên sử dụng thuốc lá.
- Mối quan hệ giữa bùng nổ dân số với sự phát triển xã hội. Hạn chế gia tăng dân số để xây dựng XH văn minh, giàu đẹp, con người phát triển toàn diện.
Bài báo
Tự sự, nghị luận.
Nghị luận, biểu cảm, thuyết minh
Thuyết minh và nghị luận
9
11
12
13
Phong cách Hồ Chí Minh.
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Tuyên bố với thế giới về sự sống còn, quyền bảo vệ và phát triển của trẻ em.
- Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, giản dị và thanh cao. Các em biết tự hào kính yêu Bác, có ý thức học tập noi theo tấm gương Hồ Chí Minh.
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa, hủy diệt toàn cầu, trách nhiệm của con người ngăn chặn nó để xây dựng một thế giới hòa bình tốt đẹp.
- Trách nhiệm của cộng đồng xã hội là chăm sóc, bảo vệ và phát triển về mọi mặt cho trẻ em. Đó là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa toàn cầu để nhằm xây dựng một thế giới tương lai văn minh, giàu đẹp
Bài ký
Thuyết minh, nghị luận, tự sự biểu cảm.
Tham luận
Tự sự, nghị luận, biểu cảm.
Tuyên bố
Nghị luận, biểu cảm, tự sự.
III. Luyện tập
Câu 1. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
* Yêu cầu: 
- HS viết đoạn văn 10-:-12 dòng.
- Làm nổi bật các ý sau:
+ Kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại.
+ Sự kết hợp hài hòa giữa lối sóng giãn dị nhưng vô cùng thanh tao của bác.
- Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân về nét đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh.
- Liên hệ lối sống của thanh thiếu niên hiện nay.
- Diễn đạt trôi chảy trong sáng và hấp dẫn.
* HS trình bày trước lớp, GV cho nhận xét, bổ sung góp ý.
* GV đọc bài mẫu
Câu 2. Qua phong cách Hố Chí Minh em học tập được gì?
Yêu cầu:
- HS nắm được phong cách Hồ Chí Minh là gì.
- HS cần học tập ở bác:
+ Một con người say mê học hỏi, có ý thức cao trong việc trau dồi vốn sống, vốn văn hóa.
+ Tiếp xúc nền văn hóa nhân loại một cách chọn lọc, vận dụng phù hợp.
+ Sống giãn dị thanh cao.
+ Yêu thương con người, biết hy sinh vì người khác
- HS làm bài tập trong sách “em tự đánh giá kiến thức ngữ văn 9 taapj1”
Câu 3. Chứng minh cho nhận định sau: “chiến tranh hạt nhân có nguy cơ xảy ra sẽ hủy diệt toàn thể loài người và toàn thể sự sống trên tái đất....một thé giới hòa bình”
- HS lập giàn ý chi tiết.
A. Mở bài: Giới thiệu tác hại của chiến tranh hạt nhân
B. Thân bài
1. Kho tàng trữ vũ khí hạt nhân trong thới điểm hiện tại ngày 8/8/1986 có sức hủy diệt toàn thể nhân loại
+ Xác định thời gian cụ thể.
+ Dẫn chứng xác thực....
2. Chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân và những hậu quả của nó.
Chứng minh: chi phí chuẩn bị chiến tranh tốn kém -> nhận xét: làm nổi bật sự tàn phá, tốn kém ghê gớm của chiến tranh hạt nhân và tính chất phi lý của nó. Nó đi ngước lại với lý chí của con người và lý trí tự nhiện....
3. Nhiệm vụ đấu tranh để cho một thế giới hòa bình.
C. Kết bài
- Khẳng định sức hủy diệt của chiến tranh
- Suy nghĩ của em
- Liên hệ thực tế.
Câu 4. Để nêu lên hậu quả khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân tác giả đã lập luận như thế nào? em có nhận xét gì về cách lập luận đó?
Gợi ý:
- Lập luận bằng hệ thống luận cứ toàn diện, cụ thể xác thực:
+ Kho vũ khí hạt nhân....
+ Cuộc chạy đua vũ trang....
+ Đi ngược lại lý trí con người và lý trí tự nhiên
+ Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn đấu tranh hạt nhân
- Nhận xét: 
+ Cách lập luận hợp lý
+ Hệ thống lý lẽ đượ gắn chặt với hệ thống dẫn chứng
+ Trên cơ sở chỉ ra sức tàn phá khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân
Câu 5. Văn bản tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em thành mấy phần? Phân tích tính hợp lý chặt chẽ của văn bản?
Gợi ý:
* Bố cục 3 phần:
- Phần 1sự thách thức: đề cặp đến những thiệt thòi, bất hạnh mà trẻ em phải chịu đựng
- Phần 2 Cơ hội: đề cặp đến nhj]ngx thuận lợi trong việc chăm sóc trẻ em của cộng đồng quốc tế.
- Phần 3 nhiệm vụ: nêu lên trách nhiệm, nghĩa vụ, biện pháp chăm soc, bảo vệ trẻem.
* Nhận xét: bố cục hợp lý, chặt chẽ có tính thuyết phục cao.
Câu 6. Qua bản tuyên bố em thấy mình phải làm trước những quyền của trẻ em? Nhận thức của em về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em?
GV gợi ý HS trả lời câu hỏi
Câu 7: Em hãy viết một vấn đề nhật dụng mà em cho là bức thiết trong XH hiện nay?
c. Cũng cố, dặn dò:
- Nẵm vững nội dung bài học
- Làm các bài tập còn lại
- Đọc và tìm hiểu văn bản thuyết minh để buổi sau học chủ đề sau.
 Ngày soạn: 27/9/2009
 Ngày giảng: 3/10/2009 
Chủ đề 2: luyện tập viết văn bản thuyết minh
 (Thời gian : 6tiết)
I .Mục tiêu cần đạt:
- Nắm chắc hơn về văn bản thuyết minh.
- Phân tích văn bản thuyết minh kết hợp với phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
- Ôn tập về đề văn và cách làm bài văn thuyết minh. Đặc biệt ở đây phải làm cho HS thấy làm bài văn thuyết minh không khó, chỉ cần HS biết quan sát, tích luỹ tri thức & trình bày có phương pháp là được.
 - áp dụng kiến thức vào làm bài tập cụ thể.
II. Các bước lên lớp
	1. ổn định tổ chức: 
2. Nội dung.
Hoạt động của gv và hs
Nội dung kiến thức
- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
? Hãy nhắc lại đặc điểm, tính chất của văn bản thuyết minh?
? Nêu mục đích của văn thuyết minh?
? Kể ra các phương pháp làm văn bản thuyết minh?
? Văn thuyết minh có những kiểu bài nào? 
? Các biện pháp nghệ thuật có vai trò như thế nào trong văn bản thuyết minh? 
? Người viết thường sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong văn bản thuyết minh?
? Khi sử dụng các bpnt trong văn thuyết minh chúng ta có những lưu ý gì?
- HS trả lời các câu hỏi, nhận xét , gv chốt, 
- GV phân tích ví dụ: 
? Nêu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh?
? Cần lưu ý điều gì?
- HS trả lời, gv nhận xét
I. Ôn tập về lý thuyết văn bản thuyết minh
1, Đặc điểm 
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống - Nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,của các hiện tượng & sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, chặt chẽ, hữu ích cho con người.
- Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ & hấp dẫn, ngắn gọn. 
2. Mục đích:
-Cung cấp những tri thức( kiến thức) khách quan về đặc điểm, tính chất, cấu tạo, nguyên nhân, nguyên lý, hoạt động.... của sự vật, hiện tượng có trong tự nhiên xã hội.
3. Phương pháp: 
- Giải thích, nêu định nghĩa
- Nêu ví dụ
- Nêu số liệu
- So sánh
- Liệt kê
- Phân tích, tổng hợp, phân loại
- Phản đề. 
4. Kiểu bài: 
- ... như B3 , B4).
Nêu tác dụng: Nhà thơ đã sáng tạo cách biểu đạt giàu chất suy tưởng, KĐ sự vĩ đại, ảnh hưởng to lớn của cuộc sống sự nghiệpvà phẩm chất HCM đối với nhân loại. Đó là sự trân trọng, ngưỡng vọng của nhân loại trước vẻ đẹp cao quý từ bản lĩnh đến cốt cách đến tâm hồn, tình cảm ủa chủ tịch HCM.
 Ngày soạn: 
 Ngày giảng:
Chủ đề 9: Nét tiêu biểu trong hai tác phẩm 
 Cố hương và Những đứa trẻ 
( Thời gian: 3 tiết)
 A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs củng cố lại kiến thức cơ bản của hai tác phẩm Cố hương và Những đứa trẻ. Hiểu và biết phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm này.
- Rèn kỹ năng cảm thụ văn học. 
 B. Tiến trình tổ chức dạy học chủ đề:
* ổn định tổ chức lớp:
* Nội dung:
 I. Cố hương
 (Lỗ Tấn)
 Câu 1: tác giả Lỗ Tấn, giới thiệu vài nét về tp?
Câu 2: Cảm nhận của em về nhân vật tôi?
1. Tác giả:
_ Lỗ Tấn ( 1881-1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. Quê Thiệu Hưng T. Giang
_ Sinh trưởng trong 1 gđ quan lại sa sút 
_ Tùng làm thầy thuốc sau đó chuyển sang nghề viết văn, ông nghĩ : văn học là vũ lợi hại để “ biến đổi tinh thần” dân chúng đang ở tình trạng “ ngu muội” và hèn “ nhát”.
_ Công trình nghiên cứu đồ sộ và đa dạng gồm 17 tập tạp văn và 2 tập truyện ngắn xuất sắc : Gào thét (1923) và “ bàng hoàng” (1926).
2. Truyện ngắn - Cố Hương :
_ Là 1 trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập “ Gào thét”.
3. Nhân vật Tôi: Tấn 
a. Trên đường về quê:
_ Kết hợp với tả, biểu cảm trực tiếp, so sánh đối chiếu giữa cảnh hiện tại và cảnh trong hồi ước .
_ Ngồi trong thuyền , nhìn qua khe hở mui thuyền về làng quê sau 20 năm với gặp lại, trong lòng nhân vật “ Tôi” bỗng thấy phẳng phất nổi buồn xe sắt, rồi hình như ngạc nhiên, không tin rằng đó có phải cấi làng cũ đã in trong kí ức của tôi .
_ Về đến nhà, nổi buồn hiu quạnh như lại càng tăng lên khi nhìn mấy cộng tranh khô phơ phất trước gió trên mái ngói.
_ Nhân vật “ Tôi” thấy thất vọngk vì cái làng trong kí ức mà mình vẫn tưởng nhớ, thương yêu thì nó đẹp hơn nhiều. Hình ảnh thôn xóm tiêu điều, hoang vắng im lìm dưới vòm trời màu vang úa Khiến cho con người xa quê có phần hẫng hụt, thương cảm và buồn xe lại. 
Thái độ của Tôi là buồn, thương cảm nhưng đành chấp nhận hoàn cảnh.
Cảnh vật hiện tại của làng quê
Cảnh vật làng quê trong hồi ức
Cảm xúc, tâm trạng
Thôn xóm tiêu điều, im lìm dưới bầu trời vàng úa, u ám lạnh lẽo giữa đông
đẹp hơn, nhưng mờ nhạt, không sao hình dung rõ nét
Không nén được lòng tôi xe lại, buồn
b, Tâm trạng của tôi trong những ngày ở nhà .
Cảnh ,người , việc hiện tại
Cảnh ,người , việc trong hồi ức.
Cảm xúc , tâm trạng , tình cảm của nhân vật Tôi.
-Gặp mẹ , bàn chuyện giao nhà , thu dọn đồ đạc , chuẩn bị lên đường .
-Nhắc chuyện nhắn tin cho Nhuận Thổ và anh ta sắp lên thăm .
-Nhuận Thổ lên thăm bạn cũ , thay đổi từ hình dáng đến cử chỉ , lời nói.
Hoàn cảnh gia đình hết sức nghèo túng , khó khăn của Nhuận Thổ .
-Chị Hai Dương đến chào , kể công , lâý đôi tất 
-Cảnh bé Thuỷ Sinh và bé Hoàng thân thiết , chơi đùa với nhau .
-Dân làng đến chào , chia tay , mua đồ , xin đồ , vừa mua vừa lấy.
Nhuận Thổ xin một vài thứ đồ đạc .?
Hồi ức của tôi về thằng bé Nhuân Thổ đẹp đẽ , khoẻ mạnh, dũng cảm, oai hùng , tay nắm chặt đinh ba đân con tra ngoài bãi dưa hấu bên bờ biển trong đêm trăng.
Tình bạn hồn nhiên trong sáng của Tấn và Nhuận Thổ . 
Ngày dỗ tổ linh đình , hồi ức về nàng Tây Thi đâu phụ.
-Càng buồn hơn đau sót hơn cô đơn hơn vì cảnh vật con người đổi thay sa sút nhếch nhác vì nghèo đói, vì lẽ giáo phong kiến cổ hủ , sót xa về sự ngăn cách giữa tôi và Nhuận Thổ .Không còn tìm đâu bóng giáng của người bạn nhỏ đẹp đẽ tươi tăn năm nào . Thương cảm và đành chấp nhận bùi ngùi chia tay với quê , với cảnh ,với người.
Câu 3: Hãy tả lại chân dung Nhuận Thổ trong lần đến thăm bạn cũ –anh Tấn ? cảm nhận của em về nhân vật này?
Câu 4: Hình ảnh “cố hương” có ý nghĩa gì?
c, khi rời cố hương .
-Cố hương không còn trong lanh, đẹp đẽ , ấm áp như xưa với những đứa bạn như Nhuận Thổ ,những người hàng xóm như nàng Tây Thi đậu phụ và ngôi nhà thân thuộc yêu dấu .
-Cố hương bây giờ chỉ còn là sơ xác , nghèo hèn và xa lạ, từ cảnh vật đến con người.
-Mong cho thế hệ con cháu không bao giờ phải cách bức nhau , không phải vất vả chạy vạy như tôi , không phải khốn khổ và đần độn như Nhuận Thổ không phải khốn khổ và tàn nhẫn như những người khác.” chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống”. 
- Làng quê tươi đẹp.
-Con người tử tế , thân thiện
-Một cánh đồng bát ngát, màu xanh biếc , cạnh bờ biển , trên vòm trời xanh đậm ,treo lơ lửng một vầng trăng tròn vàng thắm .
-> Ước mong yên bình , ấm no cho làng quê .
-Cũng như những con đường trên mặt đất , mọi thứ trong cuộc sống này không tự sẵn có .Nhưng nếu muốn , bằng cố gắng kiên trì con người sữ có tất cả.
-Con đường mang ý nghĩa biểu trưng, biểu tượng , khái quát triết lý về con người hiện tại đến tương lai. Đó là con đường đến tự do , hạnh phúc của con người, con đường của tự thân hành động , dựng xây và hi vọng của con người.
-Biểu cảm và nghị luận.
-Tình yêu quê hương mới mẻ và mãnh liệt . 
-Ước mơ , hi vọng thế hệ trẻ sẽ được sống cuộc đơì hạnh phúc trên quê hương.
4, Nhân vật Nhuận Thổ :
-Nước da vàng sạm ,lại có thêm những nếp răn sâu hoắm , mi mắt viền đỏ húp mọng lên đôi chiếc mũ lông chim rách tươm , mặc một chiếc áo bông mỏng rính , người co ro cúm rúm ; bàn tây vừa thô kệch vừa nặng nề , mới mẻ như vỏ cây thông .
-Lấy một dáng điệu cung kính chào rất rành mạch. “bẩm ông! “.
-Lại xin tất cả các đống tro , chờ khi nào chúng tôi lên đường là đem thuyền đến chở.
-Nghệ thuật so sánh , tương phản .
-Gìa nua , tiều tuỵ , hèn kém .
-Nhuận Thổ QK Thuỷ Sinh HT 
+Cổ đeo vòng bạc cổ ko đeo vòng bạc .
+Khuôn mặt tròn chĩnh vàng vọt , gầy còm .
->phản ánh sự sa sút về mọi mặt của xhTrung Quốc đầu thế kỷ XX .
-Phân tích nguyên nhân và lên án các thế lực đã tạo nên thực trạng đáng buồn ấy.
-Chỉ ra những mặt tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn , tính cách của bản thân người lao động.
-Con đông , mùa mất , thuế nặng, lính tráng , trộm cướp , quan lại .Song Nhuận Thổ còn đau đớn về gánh nặng tâm hồn , vì mê tín ,vì quan niệm cũ kỹ về đẳng cấp
5, hình ảnh cố hương:
-Hình ảnh thu nhỏ của đất nước.
-Sự thay đổi của cố hương phản ánh điển hình của xh TQ 20 năm đầu thế kỷ XX .
-Cần phải xây dựng những cuộc đời mới , những con đường mới khác trước , tốt đẹp hơn “Một cuộc đời mới ,một cuộc đời mà chúng tôi chưa hề được sống”.
 II. Những đứa trẻ:
Câu 1: Giới thiệu vài nét về tg,tp ?
Câu 2: Chú bé A- li - ô - sa và những đứa trẻ có hoàn cảnh ntn?
Câu 3: Chuyện đời thường và truyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go – rơ - ki ntn qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong văn bản?
1. Tác giả:
- Mác – xim Go – rơ - ki ( 1868 – 1936) tên thật: A – lếch – xây Mác – xi – mô - vich pê - scốp bút danh Go- rơ - ki nghĩa là cay đắng.
- Sinh ra và lớn lên ở thành phố nhỏ bên bờ sông Vôn – Ga trong một gia đình công nhân nghèo.
- Sớm mồ côi cha mẹ tuổi thơ sống trong gia đình ông, bà ngoại, sớm phải tự lập kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau.
- Tự học, tự rèn luyện với nghị lực phi thường để trở thành nghệ sĩ ưu tú của nghệ thuật vô sản.
- Là đại văn hào Nga, người mở đầu cho văn học Cách mạng Nga TK 20.
Tác giả của nhiều truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, bút kí, kịch nói,. Người mẹ, Những truyện cổ tích nước ý, tiểu thuyết tự thuật bộ ba, Dưới đáy một con ngựa ra đời
2, Tác phẩm: ( 1913 – 1914)
- “ Thời thơ ấu” – T1- tập tiểu thuyết tự thuật bộ ba. Nhân chính là A – li - ô - s kể lại quãng đời thơ ấu và thanh niên của mình từ năm 3,4 tuổi đến năm 17 tuổi.
- Tóm tắt tác phẩm
Tác phẩm: “ Thời thơ ấu” Gồm 13 chươn, kể lại quãng đời của A- li - ô - sa từ khi bố mát cùng mẹ đến ở nhờ nhà ông bà ngoại trong 6 – 7 năm. Mẹ đi lấy chồng A – li - ô - sa sống những năm tháng tuổi thơ heo hắt ở đây, sớm phải chứng kiến ngay trong gia đình những cảnh đời nhức nhối. Ông ngoại là người khó tính, thiếu tình thương, luôn đe nẹt và đối xử với cháu bằng roi vọt tàn nhẫn; hai cậu của A – li -ô - sa thì choảng nhau chỉ vì tranh chấp gia tài; lão đại tá ốp – xi – an – ni – cốp bên hàng xóm hách dịch, coi khinh những người thuộc tầng lớp dưới  Nhưng A- li - ô - sa cũng gặp những người tốt. Chú được sống trong tình yêu của bà ngoại, bà thường kể chuyện cổ tích cho cháu nghe, qua đó khơi dậy trong tâm hồn trẻ thơ những tình cảm tốt đẹp ; Người thợ Xư – ga – nốc có lần đỡ đòn cho A- li - ô - sa nên cả cánh tay bị bầm tím; Những đứa trẻ tội nghiệp vừa đáng yêu, trạc tuổi với A – li - ô - sa và là con của đại tá ốp - xi – an – ni – cốp  Tác phẩm kết thúc bằng sự kiện mẹ qua đời, Lúc này A- li - ô - sa mới 10 tuổi.
 “ Sau khi chôn cất mẹ tôi được vài ngày, ông tôi bảo: 
- Này, Lếch – xây, mày không phải là cái mề đay mày không thể lủng lẳng mãi trên cổ tay, mày hãy đi vào đời mà kiếm sống 
 Và tôi bước vào đời”
3. Hoàn cảnh của những đứa trẻ
 * A- li - ô - sa ở với ông bà ngoại là hàng xóm láng giềng với gia đình đại tá ốp - xi – an – ni – cốp, nhưng hai gia đình thuộc những thành phần xã hội khác nhau, một bên là dân thường, 1 bên là quan chức giàu sang, nên ốp - xi – an – ni – cốp không cho những đứa trẻ của con mình chơi với A- li - ô - sa (“ đứa nào gọi nó sang?”, “ cấm không được đến nhà tao”)
- A- li - ô - sa góp sức cứu đứa nhỏ bị rơi xuống giếng, nên 3 đứa nhà ốp - xi – an – ni – cốp biết được tấm lòng của A- li - ô - sa và rủ cậu ta sang chơi.
- A- li - ô - sa mất bố, mẹ đi lấy chồng có mẹ như không, lại thường bị ông ngoại đánh đòn.
* Mấy đứa trẻ con ốp - xi – an – ni – cốp tuy sống trong cảnh giàu sang nhưng cũng chẳng sung sướng gì, mẹ chết, sống với gì ghẻ, lại cũng bị bố cấm đoán, đánh đòn.
→ Hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau khiến A- li - ô - sa thân thiết với mấy đứa trẻ kia và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Go- rơ - ki khiến mấy chục năm sau ông vẫn còn nhớ như in và kể lại hết sức xúc động.
3, Chuyện đời thường và chuyện cổ tích:
- Chuyện đời thường và chuỵên cổ tích lồng vào nhau qua chi tiết gì ghẻ. Mấy đứa trẻ vừa nhắc chuyện gì ghẻ độc ác trong trong cổ tích.
- Chuyện đời thường và truyện cổ tích lồng vào nhau qua chi tiết người “ mẹ thật” : “ Mẹ thật của các cậu thế nào cũng sẽ về, rồi các cậu xem !. A- li - ô - sa như lạc ngay vào không khí cổ tích, nói với chính bản thân mình: “ không được ư ? Trời ơi, biết bao lần những người chết  vì phép của bọn phù thuỷ”.
- Chuyện đời thường và chuỵên cổ tích lồng vào qua chi tiết người bà nhân hậu. Bà thường kể chuyện cổ tích cho cháu nghe. Khi đứa lớn con đại tấ ốp - xi – an – ni – cốp khái quát : “ có lẽ tất cả các bà đều tốt, bà mình trước cũng rất tốt” thì trước mắt chúng ta như hiện ra các nhân vật bà nội , bà ngoại trong truyện cổ tích 

Tài liệu đính kèm:

  • doctu chon ki 1.doc