Giáo án tự chọn Ngữ Văn 9

Giáo án tự chọn Ngữ Văn 9

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 - Củng cố kiến thức về từ vựng.

-Vận dụng kiến thức tiếp tục làm BT về chủ đề.

 - Giáo dục học sinh ý thức thực hành.

B – TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC :

- Tổ chức .

 - Kiểm tra bài cũ : (kết hợp giờ học)

 

doc 61 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1071Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ Văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ? gọi học
Sinh làm
Bài tập ?
 Bài 1
? học 
Sinh 
Nhận xét bài làm ?
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
Bài 6
B
C
A
B
C
A
b
Tuần 16
Ngày soạn 17/12/06
? Khái niệm và vai trò của so sánh?
? Phát hiện phép so sánh trong ví dụ sau, phân tích t/d của 1 ví dụ mà em thích nhất:
? Khái niệm so sánh?
 ? lấy ví dụ và phân tích.
? Khái niệm về ẩn dụ ?
? Vận dụng làm bài tập ?
? Thế nào là nhân hoá?
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận diện và phân tích tác dụng của phép tu từ trong các ví dụ
? Thế nào là hoán dụ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận diện và phân tích tác dụng của phép tu từ trong các ví dụ
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận diện và phân tích tác dụng của phép tu từ trong các ví dụ
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận diện và phân tích tác dụng của phép tu từ trong các ví dụ
Hướng dẫn học sinh ôn tập lại về phép phân tích , tổng hợp.
?Thế nào là phép phân tích ?
Nêu rõ phép phân tích trong VD ? 
Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập lại về phép phân tích , tổng hợp.
?Thế nào là phép tổng hợp ?
Nêu rõ phép tổng hợp trong VD đã học ?
 Viết 1 đến 2 đoạn văn nói về tác dụng, tầm quan trọng của kĩ năng đọc, sử dụng phép phân tích và tổng hợp.
 Học sinh cần giải quyết 2 vấn đề:
- Nêu cách hiểu của em về chí anh hùng trong các đoạn trích.
- Trình bày quan niệm về chí anh hùng của thanh niên trong thời đại ngày nay.
 Tuần 6 – Ngày 26-9-2008
 Tự chọn : chủ đề bám sát
 chủ đề: sự phát triển của từ vựng( tiếp)
 A- Mục tiêu cần đạt :
 - Củng cố kiến thức về từ vựng.
-Vận dụng kiến thức tiếp tục làm BT về chủ đề.
 - Giáo dục học sinh ý thức thực hành.
B – tiến trình tiết học :
- Tổ chức .
 - Kiểm tra bài cũ : ( kết hợp giờ học )
 C- bài mới .
I – Bài tập :
-Khẳng định: Từ vựng của một ngôn ngữ luôn thay đổi.
-Vì sao? Vì: Các sự vật , hiện tượng trong tự nhiên luôn thay đổi,phát triển .Nhận thức của con người cũng vận động , thay đổi và phát triển theo.Từ vựng thay đổi và phát triển để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội ,đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con người trong xã hội.
VD : Khi KHKT phát triển, đạt độ chính xác và hiệu quả kinh tế cao 
,công nghệ dựa trên cơ sở đó được gọi là công nghệ cao.
Thêm yếu tố cấu tạo nào theo để các yếu tố sau thành những từ ngữ mới:
-phi hành, triết, chuyên ,thương 
-văn ,toán,sinh, vật lý 
Đọc đoạn trích sau:
“ Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng ,am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc .Cuộc đời từng trải ,đi nhiều , tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những nỗi đau của nhân dân.Nguyễn Du là một thiên tài văn học đồng thời là người có trái tim giàu lòng yêu thương”.
Tìm các từ HV có trong đoạn trích.
Giải thích nghĩa 2 từ “văn hoá”- “văn chương” trong đoạn trích.
-Văn hoá: Toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần trong đời sống.
-Văn chương:Những tác phẩm VH hoặc thuộc thể loại VH.
-Những từ Hán Việt : Đã gạch chân.
Xác định những từ mượn các ngôn ngữ Châu Âu có trong hai đoạn trích sau:
[] Đặc biệt bao bì nilông mang đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, camiđi gây tác hại cho não.
Trong khói thuốc lá lại có chất oxit cacbon, chất này thấm vào máu ,bám chặt vào hồng cầu không cho chúng tiếp cận ôxi nữa.
Bài làm
a. nilông,chì,camiđi,điôxin.
b. ôxit cacbon,ôxi.
Cho công thức:Thuốc +x.
Tìm ít nhất 10 tên thuốc theo công thức trên.
Phân loại các từ có tiếng phụ chỉ:
Công dụng của thuốc: Thuốc bổ, thuốc mê,thuốc giun
Dạng thuốc : thuốc nước
Màu sắc : thuốc đỏ, thuốc xanh
Nơi chốn, xuất xứ : bắc ,nam ,tây
Cách dùng : tiêm ,uống
Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt sau,cho biết nghĩa của từng từ có được tạo thành bằng việc suy ra từ nghĩa của các yếu tố không ?
Gia nhân người giúp việc
Nhà người
lịch sự có thái độ nhã nhặn,lễ độ khi tiếp xúc
trải qua việc
mâu thuẫn tình trạng xung đột,chống chọi nhau
đâm đỡ
Thiên hạ mọi nơi -TP
 Trời dưới mọi người trừ mẹ và người thân ( che 
 mắt thiên hạ)
Lợi hại câu nhắc lợi hại ( cái lợi, cái hại
 Vũ khí lợi hại (t/d lớn)
Thiên/tử vua
Trời con
 Nghĩa của các từ không được suy ra từ nghĩa của các yếu tố 
Tìm từ có yếu tố HV khác nghĩa với các từ khác :
a. thiên lí : nghìn dặm thiên niên kỉ
b. thiên thư : sách trời thiên thu 
c. Thiên sứ : sứ giả nhà trời thiên hạ 
d. thiên thanh : xanh da trời thiên biến vạn hoá
a.Gia vị : thêm 
b. gia tăng : thêm 
c. gia sản : –nhà
 Hướng dẫn về nhà ,
 - Nắm nội dung bài 
 - Chuẩn bị cho chủ đề sau: Miêu tả trong văn bản tự sự.
Mục tiêu:
-Học sinh nắm được ý nghĩa của một số điển tích trong Truyện Kiều. 
- Khắc sâu hơn về kiến thức Truyện Kiều.
Nội dung
1) Trải qua một cuộc bể dâu
 Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
-Bể dâu( bể xanh ruộng dâu ) ,thương hải tang điền chỉ sự đổi thay trong vũ trụ và sự sống đời người .
+Sách Thần tiên truyện : 30 năm một lần ,biển xanh lại hoá thành ruộng dâu .
+ Sách Tầm Nguyên : “ Ta đã đủ 100 tuổi , biết bao lần có sự thay đổi trong vũ trụ như biển cả sóng vỗ muông trùng rồi biến thành nơi đất bồi để người ta đem dâu ra trồng .Rồi có nơi ruộng dâu lại biến thành biển cả ,nước xanh sóng vỗ”
2) Đầu lòng 2 ả Tố Nga
-Tố :trắng
-Nga: Người con gái đẹp 
-Bài nguyệt phú của Tạ Trang :Thường Nga( vợ Hậu Nghệ ) lấy trộm thuốc tiên ,thoát lên cung trăng,mặt trăng sắc trắng cho lên nói là Tố Nga.
-Đường Minh Hoàng:
Người con gái mặc áo trắng + mặt trăng
3) Mai cốt cách ,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười
+ Mai Phi ( Giang Thái Tần) nhan sắc diễm lệ ,thân hình mảnh dẻ yêu thích hoa mai : Đường Huyền Thông ân sủng gọi là Mai Phi.
+Sau có Dương Quý Phi 
 Mai Phi héo hắt ,chết.
4) Cung thương lầu bậc ngũ âm 
 Nghề riêng ăn đứt hồ cầm 1 chương
-Hồ cầm và Chiêu Quân:
Cây tì bà của nàng Chiêu Quân
 Cống sang nước Hồ ( dùng đàn giải sầu)
-Chuyện về nàng Chiêu Quân ( Vương Tường)- Người Nam Quận nổi tiếng xinh đẹp ,được tuyển vào cung vua.
-Vua có nhiều cung nhân sai người vẽ hình 
 đút lót Chiêu Quân không đút lót vẽ xấu xí
-Thiền Vu (Hung Nô) xin một cung nhân làm vợ.
-Chiêu Quân xin đi ,có ý hờn trách vua trang điểm lộng lẫy.
-Vua tiếc ,giết hết bọn hoạ sĩ.
Chiêu Quân con( Thiền Vu) cha chết phải lấy mẹ
“Mày muốn làm người Hán hay người Hồ ?”
Thiền Vu :người Hồ -> Chiêu Quân tự vẫn.Cỏ trên mộ nàng có màu xanh(phẫn uất).
5) Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Bức tường phía đông: Là nơi có giai nhân cư ngụ
Lý Bạch:
Tự cố hữu tự sắc
Tây Thi do đống lân
 ( Từ xưa có nhan sắc.Tây Thi ở xóm đông
6) Bằng mua ngọc đến Lam Kiều
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường ?
-Lam Kiều : Cây cầu bắc qua sông Lam thuộc Thiển Tây (TQ)
-Bùi Hùng kén vợ,gặp Vân Kiều Phu nhân báo trước đến Lam kiều sẽ gặp người ưng ý.
-Đến Lam Kiều gặp V.Anh và 1 bà cụ
 Cho một chiếc cối ngọc (Tìm chiếc chày ngọc)
 Vùng dâu xanh ngắt
 Cưới V.Anh.
7) Lầu xanh- Lầu hồng.
- Xưa kia, Thanh Lâu và Hồng Lâu không phải là nơi chứa gái giang hồ ,kĩ nữ mà là chốn cư ngụ của vua chúa hay các bậc công khác quyền quý .
-Hán Vũ Đế xây lầu xanh, hậu cung màu đỏ .
 - “ Hồng lâu mộng”.
- Đến đời Đường ,các thi sĩ biến nghĩa ( Bạch cư dị, Đỗ Mục)
Hướng dẫn
-   nghĩa của các điển tích đối với truyện Kiều ?
( Giaù hình tượng 
Tăng tính hàm súc
Tăng vẻ cổ điển)
- BTVN : Sau khi đã hiểu biết về 1 số điển tích, em hiểu thêm gì về đoạn trích đã được học ?
Điển tích trong truyện kiều
Mục tiêu : Giúp học sinh
- tiếp tục hiểu thêm 1 số điển tích Truyện Kiều
- Hiểu rõ hơn giá trị nội dung, nghệ thuật Truyện Kiều 
Nội dung
1) Hồng nhan bạc mệnh
- Tô Đông Pha: “ tự cổ hồng nhan đa bạc mệnh”
Lách tình sử: “ Tạo vật đó hồng nhan”
* Tề Cẩm Vân : 1 l;ĩ nữ nhan sác giỏi đàn hay thơ của kỹ viện giaó phường Kim Lương đời Đường, gặp và yêu nho sĩ Phú Xuân gặp nạn ,nàng bán hết tư trang giúp nhưng sau vẫn bị giảo đi, nàng héo hon và chết trong cô quạnh.
* Hồng Hồng,Xinh đẹp nhưng nghèo hèn kiếm tiền bằng nghề hát rong được tiến sĩ trẻ Vi Thanh mến mộ giúp đỡ thành nổi tiền. Vua Bảo Lịch đòi nàng vào cumg. Rồi một ngày kia sau 1 khúc ca cho vua thưởng thức, nàng gục chết khi tuổi đời chưa được nửa chừng xuân, Vi Thanh từ quan và đi ngao du.
* Kĩ nữ Kim Kiều thập niên 1930 ở Quảng Đông TQ nổi tiếng tài sắc nhưng một đêm hoả hoạn thiêu trụi cả xóm yêu hoa và nàng bị chết cháy.
2) Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn ,nét ngài nở nang
- Mặt như trăng tròn Người con gái có c/đ tg đối ân nhân .
- Lông mày như tằm nằm ngang.
* Lý Sư Sư có khuôn mặt trái xoan,mày nhỏ một kĩ nữ danh tiếng ở Kinh đô Khai Phong đời vua Tống Huy Tông, được mọi người tôn trọng .Vua cải trang đến tỏ ra suồng sã với nàng, nàng bỏ đi không tiếp. Sau đó vua phải mất thời gian khá nâu để chứng minh tài đức của mình mới lấy được tình cảm của nàng.
-QMông cổ xl đòi Sư Sư đến hầu rượu ,nàng bẻ cây trâm cài nuốt vào cổ tự tận.
3) Châu sa
-Nước mắt rơi xuống. Nước mắt người đẹp được ví như giọt châu.
-Đời thượng cổ dưới bể Nam Hải có một gương người gọi là giao nhân ,hàng năm lên bờ sống với người trần, cuối năm về đáy biển chầu vua thuỷ tề, những lần chia tay từ biệt họ khóc ,nước mắt rơi xuống thành ngọc châu.
4) Sông tưởng 1 dải nông sờ
Bên trông đâu nọ, bên chờ cuối kia
- Mạch Tương : chỉ nét mặt của người đàn bà.
-Vua thuấn đi tuần thú pN ,băn hà ở đất Ngô. Hai chị em Nga Hoàng và Nữ Anh và Tiêu Tưởng thanh khóc thảm thiết ,nước mắt rơi vào bụi trúc bên bờ sông khiến tất cả các cây trúc nổi vân nên rất đẹp
- Mành tướng: Tấm mành bằng trúc ở sông tiêu Tg, ngụ ý là sự cách trở của đôi trai gái .
- sông tg : 1 con sông xuất phát từ huyênh Ninh Lăng tỉnh Hồ Nam 
* Mối tuyệt tình của nàng kĩ nữ Vương Ân Ngọc, Vương là kĩ nữ trội nhất ở Thành Hoài Dương sầm uất trên bờ Tg Giang. Nàng có nhiều tiền của nhưng không muốn về kinh đô Trường an để dễ tiến thân mà chỉ muốn lưu lại chốn phong trần tìm người tri kỉ. Khi nàng bày tỏ muốn được làm vợ chàng thì Liễu Phú lặng thinh không đáp, chàng bỏ đi vì cạn tiền. Vương đi tìm và thấy chàng ở 1 khúc sông Tg vắng vẻ .Phú nói trước kia đã can tội sát nhân do bất bình, có 1 người đàn bà chứng kiến và bà ta bắt chàng phải lấy làm vợ. Chàng buộc lòng phải sống nhưng không hạnh phúc .
 Vương bỉ ra 200 vạn tiền cho Phú giải quyết với vợ. tuy hết tiền nhưng họ sống rất hạnh phúc. Chưa được bao lâu Phú phải về Lạc Dương hộ tang cha, rồi phải vào tù vì người đàn bà kia tố giác. Vương chờ đợi héo hon không tin tức, nàng ôm đàn đứng ở chợ hát rong rồi lâm bệnh. Phú gửi 1 bác thợ đến, nàng vô cùng sung sướng nhưng sau đó nửa tháng thì từ trần. Người ta xây cho nàng 1 ngôi mộ có tấm bia “ Liễu thị phu nhân chi mộ”.
5) Hàn thực 3/3
- Thời chiến quốc, Tấn Văn Công lúc lưu lạc bị đói, được Giới Tử Thôi cắt thịt đùi cho ăn . Lúc về triều, vua quên mất.Giới cũng không hề nhắc đến mà cõng mẹ vào rừng ở. Do 1 bức thư của bạn Giới, vua nhớ ra và sai timg Giới để tạ ơ ... ha thiết ca ngợi mùa xuân tươi đẹp trên mảnh đất cố đô quê mình.Những sông xanh , hoa tím, tiếng chim vang vọng đã tự nhiên đi vào thơ Thanh Hải, làm nên bức xuân xanh trong “ Mùa xuân nho nhỏ” đậm đà chất Huế.
C. Hướng dẫn:
- Nắm nội dung bài.
Chủ đề 4:
 Đề bài
Viết một câu truyện ngắn kể về một kỉ niệm sâu sắc nhất của em thời ấu thơ. Xác định các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong truyện.
Bài làm
Thời gian qua đi, có nhiều điều ta quên và cũng không ít điều để nhớ. Tôi nhớ nhất lần sinh nhật năm lớp 6.
Lên cấp II, gia đình chuyển lên thị trấn. Bỡ ngỡ với cuộc sống mới, vớ trường lớp và bạn bè xa lạ, tôi luôn cảm thấy buồn chán. Cứ thế, ngày qua ngày, tôi đi học, về học chỉ một mình, lặng lẽ. Rồi đến ngày sinh nhật. Chiếc bánh gatô đông cứng. Bố mẹ đi làm suốt cả ngày , tôi ở trong nhà , đối mặt với bốn bức tường lạnh lẽo. Tôi chỉ muốn oà lên khóc .
Sáng hôm sau, tôi lặng lẽ dẵte ra khỏi cửa, lại bắt đầu một ngày đơn côi. Đến lớp, tôi lẳng lặng bước vào chỗ ngồi. Oa ! Một hộp quả nho nhỏ. “ Chúc mừng người bạn mới” . Tôi nhìn sang dẫy bên kia, cô bạn lớp trưởng dễ thương nháy mắt tinh nghịch. Cảm ơn bạn ! Tình bạn là món quà vô giá mà tôi nhận được từ trước tới nay. Ngày sinh nhật đã qua nhưng lại mở đầu cho một tình bạn mới.
Chủ đề 5
Đề bài 
Nhận xét bài tập làm văn của bạn về các phương diện : Bố cúc lài làm,diễn đạt 
-Các yếu tố miêu tả,biểu cảm,nghị luận
- Sự tuân thủ các phương châm hội thoại.
Bài làm
Gọc sịnh đọc bài tấp làm văn của bạn ( bàikiểm tra chủ đề 4 ) nhận xét:
+ Bố cục làm bài chưa.
+Diễn đạt đã có những yếu tố đó chưa.
+Các yếu tố đó ở mức độ như thế nào về chất lượng : hay,khá , bình thường.
- Sự tuân thủ các phương châm hội thoại :
+Tuân thủ hay không tuân thủ các phương châm hội thoại.
+Đặc biệt nhận xét phương châm về lượng.
- họ mượn bài tập làm văn mình nhận xét,kẹp chung với bài làm đẻ nộp.
Chủ đề 6
Đề bài: ca dao có câu:
Làm trai cho đáng nên trai 
Xuống Đông , Đông tĩnh,lên Đoài , Đoài yêu 
( Trong bài thơ “ chí anh hùng “, Nguyễn Công trứ có viết 
Vòng trời đất dọc ngang,ngang dọc
Nợ tang bồng vaygiar,giả vay
chí làmg trai nam,bắc,đông,tây
Cho phí vầy vùng trong bốn bể
Kiệt tác”Lục vân tiên” của Nguyễn Ddinhf Chiểu:
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
Từ việc hiểu biết những câu thơ tiên,hãy trình bày quan niệm của em về chí anh hùng của thanh niên trong thời đại ngày nay:
Yêu cầu: lập dân ý cho đề bài trên.
Bài làm 
-Trong câu ca dao:
-Làm trai phải thử thách ở những nơi loạn lạc .chiến tranh.
-Làm trai phải có sức mạnh đánh dẹp, giữ hoà bình,an ninh.
+ Trong câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu :
Nhìn thấy việc nghĩa mà không làm thì không xứng đáng là một người anh hùng.
Quan niệm về người anh hùng thời trung đại .
* Chỉ anh hùng trong thời đại ngày nay:
- Sát cánh cùng cha anh bảo vệ tổ quốc 
- Làm tốt nhiệm vụ được giao
- Sôi nổi học tập “ vì ngày mai lập nghiệp”
Chủ đề 7
Đề bài
Viết phần mở bài của bài văn “ Thiên nhiên và con người Huế trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải”
Bài làm
 Huế mộng mơ là một không gian nghệ thuật của câu thơ ca. Cũng bởi lẽ đó mà bao vần thơ nốt nhạc trữ tình đã được vẽ lên để ca ngợi đất Huế. Thanh Hải – người con của mảnh đất sông Hương núis Ngự cũng góp một tiếng thơ, tha thiết ca ngợi mùa xuân tươi đẹp trên mảnh đất cố đo quê mình.Những sông xanh ,hoa tím, tiếng chim vang vọng đã tự nhiên đi vào thơ Thanh Hải, làm nên bức xuân xanh trong “ Mùa xuân nho nhỏ” đạm đà chất Huế.
Ngày soạn:..........................
Tuần 
Tiết
Nghị luận văn học
Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề tác phẩm
A. Mục tiêu.
- Củng cố lại những kiến thức về nha đề tác phẩm.
B. Nội dung
Đề bài:
Nêu mối quan hệ giữa nhan đề và giá trị tác phẩm. Các tác giả thường đặt nhan đề cho tác phẩm của mình bằng những cách nào ?
Nêu ý nghĩa nhan đề “ Những ngôi sao xa xôi” ( Lê Minh Khuê)
Bài làm
Mối quan hệ giữa nhan đề và giá trị tác phẩm góp phần thể hiện đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật, hoặc cả nội dung nghệ thuật của tác phẩm.
- Các tác giả thường đặt nhan đề cho tác phẩm của mình bằng những cách :
+ Bằng tên nhân vật chính: Lão Hạc, Chí Phèo.
+ Băng không gian, thời gian, nghệ thuật: Sang thu, Bến quê
+ Bằng sự việc chính: Viếng lăng Bác.
+ Bằng hình ảnh ,hiện tượng: Đông chí, Những ngôi sao xa xôi.
  Nghĩa sau nhan đề chuyện: Những ngôi sao xa xôi.
- Mơ ước hoà bình: Nhớ về những kỉ niệm ngày hoà bình: “Ngôi sao to trên bầu trời thành phố”
- Biểu tượng của sự sáng ngới phẩm chất và lí tưởng cách mạng, “ Đẹp nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”.
- Nhan đề mang tính chât lãng mạn một nét đặc trưng của văn học kháng chiến.
C. Củng cố:- Nắm nội dung bài.
- Tìm hiểu Đặc điểm phong cách của một số nhà thơ Chế Lan Viên, Huy Cận, qua hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng tám.
Trước cách mạng đó là những hồn thơ buònn bã cô đơn. Sau cách 
Ngày soạn:....................
Tuần:
Tiết:
Nghị luận văn học
Cái đẹp trong thơ kháng chiến việt nam
A.Mục tiêu:
Tiếp tục củng cố những kiến thức về thơ kháng chiến Việt Nam. Sự kết hợp hài hoà giữa cái đẹp, cái hùng, cái bi.
B.Nội dung
Sự kết hợp hài hoà giữa cái đẹp với cái cao cả ,cái hùng, cái bi trong thơ kkháng chiến Việt Nam.
1. Cái đẹp và cái cao cả
Biểu tượng của lá cờ Việt Nam ?
- Cái cao cả biểu hiện ở lá cờ Việt Nam – biểu trưng của độc lập.
Hình ảnh sao vàng tưng xuất hiện trong những hình ảnh thơ nào ?
- + “ Sao vàng 5 cánh mộng hồn quanh” ( Hồ Chí Minh)
Giáo viên giới thiệu những câu thơ có hình ảnh sao vàng trong kháng chchiến:
+ Đây quân du kích dao chen ảnh
Giữ lá cờ sao vang lấp lánh 
Cờ như mắt mở thức thâu canh 
Như lửa đốt hoài trên chót đỉnh . ( Xuân diệu)
- Cái cao cả biểu hiện ở non sônh hùng vĩ : Việt Nam đất nước ta ơi. ( Nguyễn Đình Thi)
- Cái cao cả thể hiện rõ nhất ở nhân dân :
“ Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp
Rắn như thép, vững như đồng
Đội ngũ ta trùng trung điệp điệp 
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt ( Tố Hữu)
2. Cái đẹp và cái hùng
-Cái hùng từ thế hệ:
+ Đất nước của những người con gái con trai
Đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép
Xa nhau không hề rơi nước mắt 
Nước mắt dành cho ngày gặp anh ( Nam Hà)
-Cái hung từ những hành động bình dị, cao quý :
+ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
+ Nhìn nhau mặt lấm cười ha hả
Thể hiện cái hùng có nhiều phong cách: Tố Hữu thiên về cái hùng hoành tráng, Chế Lan Viên khát quát, triết lí, Huy Cận- Xuân Diệu đời thường 
3. Cái đẹp và cái bi
- Đó là sự hi sinh: “ áo bào thay chiếu anh về đất 
Sông mã gầm lên khúc độc hành” ( Tây Tiến- Quang dũng)
- Căm thù giặc:
Giặc Mĩ nó nhằm con
Mà bắn vào tim mẹ
Đừng khóc con, mẹ nhé
Khóc sao hả căm hờn.
- Lơi thề của người sống với người đã khuất
Mai mốt bên cửa rừng
Anh có nghe súng nổ
Là chúng tôi đang cố
Tiêu diệt kẻ thù chung.
C. Hướng dẫn về nhà:
 Học sinh nêu cảm nhận về một số bài thơ đã học:
- Đồng chí ( Chính Hữu)
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật)
- Bếp lửa ( Bằng Việt)
Ngày soạn:..................
Tuần:
Tiết:
Nghị luận văn học
A. Mục tiêu
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ văn, tập viết bài văn ngắn.
B. Nội dung
Đề bài
Cảm nhận của em về một đoạn thơ mà em cho là hay nhất trong các bài thơ mà em biết.
Bài làm
Học sinh tự chọn đoạn thơ mình cho là hay nhất. 
- VD : Đoạn thơ trong bài "Quê hương " của Giang Nam
“ Hôm nay nhận được tin em.
Không tin được dù đó là sự thực
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Vì em là du kích em ơi
Đau xé lòng anh chết nửa con người
...
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất.
Có một phần xương thịt của em tôi”
+ Đoạn thơ như một tiếng lòng của nhà thơ. Dẫu biết rằng chiến tranh có mất mát hi sinh nhưng dường như “ không tin được” khi đau thương đó lại đến với “ em” cô gái hồn nhiên dễ thương bên hàng xóm.
+ Xưa thơ bé yêu quê hương vì những trò chơi, dù có bị đòn cũng chỉ là cái đau thể xác. Còn nay “yêu qh – vì trong tưng nắm đất- có một phần xương thịt của em tôi”- là một nỗi đau tâm hồn.Vì yêu em nên anh càng thêm yêu qh tha thiết. Tình yêu qh trở nên sâu đậm, máu thịt hơn, trở thành động lực để chiến đấu
C. Hướng dẫn:
- Nắm nội dung bài.
- Về nhà đọc lại bài.
- Sửa những lỗi diễn đạt
chủ đề 5:
Ôn tập văn học nước ngoài
Mục tiêu: - Giup Hs:
- Củng cố lại một số kiến thức đã học trong chương trình văn học nước ngoài đã học ở kì HK II
Nội dung:
1 ) Rôbinxơn ngoài đảo hoang
- Tác giả: Đ. Điphô (1660-1731) : Là nhà văn lớn của Anh thế kỉ XVIII.
- Tác phẩm:Qua bức tranh dung tự hoạ và giọng kể của Rôbinxơn trong đoạn trích ta hình dung được cuộc sống vô cùng khó khăn và tinh thần lạc quan của nhân vật khi chỉ có một mình nơi đảo hoang vùng xúch đạo mười mấy năm ròng rã.
2) Bố của Ximông:
- Tác giả: Môpaxăng( 1850- 1893)- Nhà văn Pháp. Ông sáng tác một khối lượng lớn tác phẩm gồm một số tiểu thuyết và đặc biệt là hơn ba trăn truyện ngắn .
+ Tác phẩm : Diến biến tâm trạng của bé Ximông. bác Phily, chị Blăngsôt nhắc nhở chúng ta về lòng thương yêu bè bạn, mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự thông cảm với nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác.
3) Con chó Bấc :
- Tác giả : Giắc Lâu đơn(1876-1916là nhà văn Mĩ. Ông trải qua thời thanh niên vất vả, từng làm nhiều nghề, sớm tiếp cận với CNXH như M Govki của Nga.
- Tác phẩm : Nhà văn đã có những nhận xét tinh tế khi viết về những con chó, thể hiện trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào “ tâm hồn” con chó Bờc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật.
Kiểm tra chủ đề 5
Đề bài :
Có ý kiến cho rằng: “ Văn học nước ngoài ở THCS mang đậm sắc thái phong tục tập quán của nhiều dân tộc trên thớ giới và vấn đề Xã hội nhân sinh ở các nước thuộc thời đại khác nhau, giúp chúng ta bồi dưỡng những tình cảm đẹp” ( SGK- Văn 9)
Hãy giải thích ý kiến trên. Chọn và phân tích 1 tác phẩm VHVN L9 làm rõ vấn đề nhân sinh trong tác phẩm.
Bài làm
1) Giải thích ý kiến:
-VHVN ở THCS mang đậm sắc thái phong tục tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới: “Mây và sóng” mang đặc bản sắc tư duy Än Độ, “ Con chó Bấc”: tình yêu loài vật, cuộc tìm vàng ở những nước Tây Âu. “ Rôbinxơn ngoài đảo hoang” : cuộc sống ở Anh, “ Cây bút thần” : Cuộc đấu tranh giữa thống trị- bị trị ở TQ
- Đề cập đến nhiều vấn đề nhân sinh: Tình yêu thiên nhiên, Tình cảm gia đình( Mẹ- con, Cha- con), khát vọng tự do, khát vọng sống. Từ đó bồi dưỡng những tình cảm đẹp : yêu, ghét
2)     nghĩa nhân sinh trong tác phẩm “Bố của Ximông”
- Giáo dục veè lòng thương yêu bè bạn, thông cảm với những đau khổ mất mát của người khác ( diễn biến tâm lí của Ximông,bè bạn.)
- Mở rộng ra là lòng thương yêu con người, thông cảm với những đau khổ hoặc lỡ lầm của người khác ( Nhân vật Bác Philip, chị Blăngsôt)
Hướng dẫn
- Nắm nội dung bài. Ôn tập học kì II

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An tu chon Van 9.doc