BÀI 4: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
Nguyễn Dữ
Câu 1: Tóm tắt truyện:
Vũ Thị Thiết là người con gái ở Nam Xương, có nhan sắc và đức hạnh nên Trương Sinh đem vàng cưới nàng về làm vợ. Biết TS vốn tính đa nghi nên Vũ nương hết sức giữ gìn khuôn phép. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì hoạ chiến tranh xảy đến. TS phải đi lính, VN ở nhà nuôi con và mẹ già. Khi mẹ già mất, nàng lo liệu ma chay tế lễ đàng hoàng như với mẹ đẻ của mình. Năm sau giặc tan, TS về nhà gặp lại vợ can. Khi chàng bế con, bé Đản có nói có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. TS đã cố chấp đa nghi nên chàng đẽ đẩy vợ mình đi đến chỗ tự vấn ở bến Hoàng Giang. Sau này chàng hiểu ra thì việc đã rồi. Riêng với VN, sau khi trẫm mình xuống bến Hoàng Giang, sống dưới thủy cung, nàng đã gặp người cùng làng là Phan Lang. Nàng đã đưa chiếc thoa vàng về trần gian cho chàng TS để làm tin. TS đã lập đàn giải oan nhưng VN chỉ hiện về trong chốc lát rồi lại đi.
Câu 2: Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ
- ông chưa rõ năm sinh năm mất, là người huyện Thanh Miện, Hải Dương.
- ông là học trò của nhà triết học, nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Ông sống vào nửa đầu TK thứ XVI, đây là thờ kỳ triều đình Nhà Lê bắt đầu khủng hoàng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra một cuộc chiến kéo dài .
- Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo quan về sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hoá, đó là cách phản kháng của những người trí thức đương thời.
- Ông để lại một sự nghiệp văn học khiêm tốn nhưng có giá trị to lớ, trong nền văn học VN, nhất là Truyền kỳ mạn lục.
- Ông được xem là một trong những người khai phá nền văn xuôi văn học dân tộc.
BÀI 4: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG Nguyễn Dữ Câu 1: Tóm tắt truyện: Vũ Thị Thiết là người con gái ở Nam Xương, có nhan sắc và đức hạnh nên Trương Sinh đem vàng cưới nàng về làm vợ. Biết TS vốn tính đa nghi nên Vũ nương hết sức giữ gìn khuôn phép. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì hoạ chiến tranh xảy đến. TS phải đi lính, VN ở nhà nuôi con và mẹ già. Khi mẹ già mất, nàng lo liệu ma chay tế lễ đàng hoàng như với mẹ đẻ của mình. Năm sau giặc tan, TS về nhà gặp lại vợ can. Khi chàng bế con, bé Đản có nói có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. TS đã cố chấp đa nghi nên chàng đẽ đẩy vợ mình đi đến chỗ tự vấn ở bến Hoàng Giang. Sau này chàng hiểu ra thì việc đã rồi. Riêng với VN, sau khi trẫm mình xuống bến Hoàng Giang, sống dưới thủy cung, nàng đã gặp người cùng làng là Phan Lang. Nàng đã đưa chiếc thoa vàng về trần gian cho chàng TS để làm tin. TS đã lập đàn giải oan nhưng VN chỉ hiện về trong chốc lát rồi lại đi. Câu 2: Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ - ông chưa rõ năm sinh năm mất, là người huyện Thanh Miện, Hải Dương. - ông là học trò của nhà triết học, nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Ông sống vào nửa đầu TK thứ XVI, đây là thờ kỳ triều đình Nhà Lê bắt đầu khủng hoàng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra một cuộc chiến kéo dài . - Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo quan về sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hoá, đó là cách phản kháng của những người trí thức đương thời. - Ông để lại một sự nghiệp văn học khiêm tốn nhưng có giá trị to lớ, trong nền văn học VN, nhất là Truyền kỳ mạn lục. - Ông được xem là một trong những người khai phá nền văn xuôi văn học dân tộc. Câu 3: nêu ý nghĩa nhan đề TKML và xuất xứ truyện? * TKML là loại văn xuôi tự sự, có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc, truyện truyền kỳ thường mô phỏng những cốt truyện dân gian hoặc dã sử vốn được lưu truyền trong dân gian, sau đó được nhà văn sáng tạo lại, vì vậy truyện có nhiều yếu tố kì ảo nhưng vẫn giàu tình hiện thực và giá trị nhân đạo. Tóm lại: Tên tác phẩm TKML có nghĩa là ghi chép tản mạn những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền. * Xuất xứ của truyện TKML: - Truyện có nguồn gốc từ 1 truyện dân gian “Vợ chồng chàng Trương” trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. - Là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩn nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ có tên là truyền kì mạn lục. Tác phẩm được xem là một áng “Thiên cổ kỳ bút”, một đỉnh cao của thể loại này. Câu 4: Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện? * Giá trị nội dung: - Truyện kể về cuộc đời và cái chết thương tâm của VN, từ đó thể hiện niềm thương cảm của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ VN dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. - Truyện còn thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc * Giá trị nghệ thuật: - Truyện có thắt nút và mở nút rất bất ngờ và hợp lý. - Những lời thoại, lời tự bạch được sắp xếp rất đúng chỗ làm câu chuyện chở nên sinh động, góp phần không nhỏ vào việc khắc hoạ quá trình tâm lý và tính cách nhân vật. - Những yếu tố kỳ ảo vừa thể hiện tính chất truyền kỳ vừa làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nhân vật VN, tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về cuộc sống công bằng. Câu 5: Bố cục của truyện: Gồm 2 phần - Phần 1: Nói lên vẻ đẹp và bi kịch của VN. - Phần 2: Những yếu tố kỳ ảo hoang đường (cuộc sống của VN dưới thuỷ cung) => MỘt bố cục rất hợp lý giúp người đọc hiểu được thể truyền kỳ, ước mơ ngàn đời của nhân dân, đồng thời tạo nên một kết thúc có hậu. Câu 6: Vẻ đẹp tâm hồn của VN trong từng hoàn cảnh? Khi mới lấy TS làm chồng: - VN luôn giữ gìn khuôn phép, trong cuộc sống vợ chồng không lúc nào nàng để dẫn đến bất hoà. Như vậy nàng đã sống đúng với dung hạnh của 1 người phụ nữ có phẩm chất, không có cơ sở để TS phải nghi ngờ. - Khi tiễn chồng đi lính, nàng đã thể hiện rõ tình cảm ân cần, đằm thắm với chồng, đặc biệt thể hiện khát vọng hạnh phúc vô bờ của một người phụ nữ bình dị, không trông mong vinh hiển, chỉ cầu cho chồng được bình an trở về. Cảm thông sâu sắc nỗi khổ của người chồng khi ra đi sẽ phải chịu đựng, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhung khắc khoải của mình. * Khi chồng vắng nhà (khi xa chồng) - Là người vợ thuỷ chung, yêu chồng tha thiết, nỗi buồn nhớ cứ dài theo năm tháng. - Thay chồng làm và lo toan mọi việc trong gia đình: là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, một mình vừa nuôi con vừa tận tình chăm sóc mẹ già lúc đau yếu. Khi mẹ chồng ốm, nàng lo thuốc thang,cầu khấn thần phật, lúc nào cũng dịu dàng, ân cần “lấy lời ngọt ngào, không khéo để khuyên lơn”. Mẹ chồng chết, nàng lo ma chay chu đáo như với chính cha mẹ đẻ của mình. * Khi bị chồng nghi oan: - Lúc đầu nàng khóc và phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng của mình. Nàng đã nói đến thân phận của mình, đến tình nghĩa vợ chồng v à khẳng định tấm lòng thuỷ chung, trong trắng, cầu xin chồng đừng nghi oan, nghĩa là hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vớ. - Sau đó, TS vẫn cố chấp không nghe, đuổi nàng đi, nàng đã phải nói lên nỗi đau đớn, thất vọng khi không hiểu vì sao bị đối xử bất công, bị mắng nhiếc, không có quyền được tự bảo vệ ngay cả khi có họ hàng, làng xóm bênh vực cho. Càng đau đớn hơn khi hạnh phúc gia đình tan vỡ, tình yêu không còn và không thể làm lại được. - Cuối cùng, vì quá tuyệt vọng, nàng tắm gội cho sạch rồi chạy ra bến sông Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than như một lời nguyền xin thần sông chứng giám cho nỗi oan khuất, cho tấm lòng trong sạch của mình. Lời than ấy còn thể hiện nối thất vọng đến tột cùng, nối đau đớn không có gì diễn tả nổi của một người phụ nữ phẩm giá nhưng đã bị đẩy đến cái chết bức tử. Câu 7: Phân tích số phận nhỏ nhoi, đầy bi kịch của VN? - VN là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại là con nhà nghèo, nàng không có vị thế cao trong xã hội nên phải chịu những oan ức (thân phận) - Lấy TS là người có tính đa nghi nhưng nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để cho gia đình phải dẫn đến bất hoà. - Cuộc sum vầy vợ chồng chưa được bao lâu thì chồng phải đi lính xa nhà. Một mình nàng phải nuôi mẹ già, con nhỏ, làm mọi việc thay thế cho người đàn ông. Mẹ chồng ốm, nàng chăm sóc chu đáo. Mẹ chồng mất, nàng lo ma chay chu đáo như với cha mẹ đẻ của mình. - Vì nhớ chồng nên đã chỉ bóng mình trên tường nói đùa với đứa con nhỏ, không ngờ lời nói đùa ấy đã dẫn đến oan uổng và đau đớn cho nàng. - Nàng bị chồng mắng nhiếc và đánh đập đuổi đi, buộc phải tìm đến cáu chết bức tử để minh oan cho tấm lòng trinh bạch của mình. * Duyên cớ khiến VN phải chết: - Do lời nói đùa với con nhỏ làm cho đứa con tin là sự thật. - Do người chồng đa nghi, thô bạo, ít học, ít hiểu biết và sử sự hồ đồ. - Do XH phong kiến trọng nam kinh nữ đã không để cho người phụ nữ được phân trần, lý giải. - Do chiến tranh phi nghĩa đã khiến vợ chồng phải xa nhau. Câu 8: nhận xét về nghệ thuật của truyện: * Cách dẫn dắt tình tiết: - Trong phần giới thiệu, nhà văn đã hé mở ít nhiều về cuộc hôn nhân có phần không bình đẳng qua chi tiết TS đem trăm lạng vàng cưới nàng về và câu nói của VN “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”. Và cái thế vốn có của người đàn ông, người chồng trong xã hội phong kiến khiến TS càng tăng thêm uy thế cùng với tính đa nghi nên TS đã “đối với vợ phòng ngừa quá sức” - Sau đó chiến tranh đã diễn ra khiến vợ chồng phải xa nhau. Khi trở về tâm trạng TS đã có phần nặng nề, không vui “ cha về bà đã mất, lòng cha buồn lắm rồi” - Tâm trạng ấy đã song song cùng với sự đa nghi khi nghe lời nói ngây thơ của đứa bé chứa đựng một sự kiện đáng ngờ. Thoạt đầu là sự ngạc nhiên của đứa trẻ khi thấy mình có những hai người cha một người biết nói còn một người chỉ “nín thin thít khi bị gạn hỏi thì đứa trẻ mới nói đấy là “một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi” thông tin xác thực và gay cấn này như đổ thêm dầu vào lửa, tính đa nghi của chàng Trương có cớ để phân tích thêm một bước mới. - Từ đó Trương Sinh xử sự hồ đồ và độc đoán chàng không đủ bình tĩnh để nghe những lời phân trần của cô, không tin cả những nhân chứng bênh vực nàng, cũng không nhất quyết không nói ra duyên cớ cho vợ có cơ hội minh oan. - Cuối cùng nút thắt câu chuyện càng chặt, kịch tính đạt đến cao trào, Trương Sinh trở lên Vũ phu thô bạo mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương. Cái chết đó khác nào bức tử, một sự bức tử hợp lý tự nhiên diễn ra cho số phận Vũ Nương qua cách dẫn dắt của Nguyễn Dữ. - Và rồi một lần nữa “cái bóng” xuất hiện, “cái bóng” của Trương Sinh đã mở nút cho câu chuyện, Vũ Nương được giải oan và Trương Sinh cảm thấy day dứt vì những việc mình đã đối xử với vợ. => Cách dẫn dắt tình tiết thắt nút và mở nút rất hợp lý nó làm câu chuyện trở lên hấp dẫn. * Nhận xét về những lời trần thuật và lời thoại. - Ngôi kể: kể theo ngôi thứ 3. người kể dấu mình. - Lời thoại: có đối thoại, có độc thoại. => Tất cả những lời trần thuật và lời thoại ở trên đều góp phần làm nổi bật vẻ đẹp trong tính cách của Vũ Nương. Câu 9: Phân tích cái hay của chiếc bóng trên vách. Chiếc bóng trên vách là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong “Chuyện người con gái Nam Xương”. “Cái bóng” thứ nhất là của Vũ Nương vì nhớ chồng nên đã chỉ “Cái bóng” của mình trên vách cho đứa con và nói là Cha nó. Đã là đầu mối trực tiếp dẫn đến sự nghi ngờ của Trương Sinh với Vũ Nương, chính nó mà Trương Sinh đã hiểu lầm, đánh đập vợ mình buộc nàng phải tìm đến cái chết. * “Cái bóng” thứ hai là của Trương Sinh nó cũng là đầu mối giải toả sự nghi ngờ của Trương Sinh và Vũ Nương sau khi nàng đã mất, “Cái bóng” đã làm Chàng cảm thấy day dứt vì những hành động của mình trước kia. * “Cái bóng” xuất hiện hai lần trong truyện, là những mắt xích quan trọng vừa làm câu chuyện triển khai hợp lí, có thắt nút có mở nút, vừa làm câu chuyện có kịch tính hấp dẫn tự nhiên. - Hình ảnh chiếc bóng đã khái quát tấm lòng của người Vợ khi Vũ Nương đùa con chỉ bóng mình trên vách bảo rằng đó là cha Đản đã thể hiện cảnh ngộ đau khổ cô đơn của người vợ xa chồng. - “Cái bóng” với sự ngộ nhận ngây thơ của con trẻ sự hiểu lầm của người Chồng đa nghi nên nó vừa là niềm vui, vừa là nỗi buồn, vừa thực, vừa ảo. - Lấy cái bóng để dẫn dắt câu chuyện một cách nghệ thuật, câu chuyện đồng thời thể hiện bi kịch của con người. Có thể nói, chi tiết “Cái bóng” vừa thể hiện cảm hứng hiện thực, vừa thể hiện cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Dữ. Câu 10. Ý kiến của Em về chi tiết kì ảo kết thúc tác phẩm là: Ngay trong cái lung linh kì ảo chính là tính bi kịch của truyện vẫn đang tiềm ẩn. Mặc dù Vũ Nương đã trở về nhưng nàng chỉ trở về trong giây lát rồi lại đi ngay, chính vì vậy mà người đọc nhận ra một điều: Ngay trong cái lung linh kỳ ảo truyện vẫn thể hiện ... trực tiếp, nửa trực tiếp. Nghệ thuật miêu tả phong phú, cốt chuyện nhiều tình tiết phức tạp nhưng dễ hiểu. Câu 4. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” a) Chép thuộc lòng. “Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh Gần xa nô nức yến anh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ngành bắc ngang” b, Bố cục của đoạn trích gồm 3 phần: Phần 1: (4 câu thơ đầu) gợi tả khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Phần 2: (8 câu thơ tiếp) khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh. Phần 3: (6 câu thơ cuối) Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. c, Giới thiệu vị trí đoạn trích. Sau khi giới thiệu cảnh gia đình Vương Viên Ngoại gợi tả chị em Thúy Kiều, tác giả đã gợi tả cảnh ngày xuân trong tiết thanh minh chị em Kiều đi chơi xuân. Đoạn trích gồm 18 câu thơ từ câu thứ 39 đến câu 56 nằm ở phần đầu: Gặp gỡ và đính ước. d, Giá trị nội dung và nghệ thuật. Giá trị nội dung. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp và trong sáng. Giá trị nghệ thuật: Tả cảnh thiên nhiên đặc sắc bằng bút pháp gợi tả. Sử dụng nhiều từ ghép, láy mang tính chất tả cảnh. Tả cảnh ngụ tình. Câu 5: Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” “Đầu lòng hai ả tố nga Tường đông ong bướm đi về mặc ai” b. Bố cục của đoạn trích gồm 3 phần: - Phần 1 (4 câu thơ đầu): Giới thiệu về gia đình và khái quát về chị em Thúy Kiều (TK là chị, TV là em, cả hai đều rất xinh đẹp) - Phần 2 (16 câu thơ tiếp): Miêu tả vẻ đẹp của cả hai chị em. + 4 câu thơ đầu: Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân (vẻ đẹp hài hòa, êm đềm với xung quanh, nó khiến mây phải thua, tuyết phải nhường, cái vẻ đẹp ấy đã dự báo một số phận êm đềm, hạnh phúc). + 12 câu thơ sau: vẻ đẹp của nàng Kiều (một vẻ đẹp tuyệt đỉnh cả tài lẫn sắc, vẻ đẹp của nàng làm cho thiên nhiên phải hờn ghen, đó kỵ, nó đã dự báo một số phận trắc trở, sóng gió) - Phần 3 (4 câu thơ cuối): Cuộc sống của hai chị em c. Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần mở đầu của Truyện Kiều - gặp gỡ và đính ước. Sau 4 câu thơ nói về gia đình họ Vương (là một bậc trung lưu, có con trai út là Vương Quan), tác giả dành tới 24 câu thơ để nói về Thúy Vân và Thúy Kiều. - Đoạn trích gồm 26 câu thơ, sau phần giới thiệu về gia đình Vương Ngoại. d. Nội dung và nghệ thuật: * Giá trị nội dung: - Đoạn trích đã ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa, bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du. - Đoạn trích là tư tưởng đề cao, trân trọng giá trị của con người về nhân phẩm, khát vọng, ý thức về thân phận của hai nhân vật. * Giá trị nghệ thuật: - Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người. - Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và biện pháp lý tưởng hóa nhân vật. - Các nghệ thuật trong thơ cổ, biện pháp đòn bẩy. - Lời nói có thể sự đoán được số phận của chị em Thuý Kiều. Câu 7: Giải nghĩa từ - Tố nga: Chỉ người con gái đẹp, một cái đẹp tuyệt đích khiến thiên nhiên phải thua kém, hờn ghen. - Mai cốt cách: Cốt cách của cây mai, mảnh dẻ, thanh tao. - Tuyết tinh thần: Tinh thần của tuyết trắng và trong sạch, ý nói hai chị em rất thanh cao, duyên dáng. - Khuôn trăng đầy đặn: Gương mặt đầy đặn như mặt trăng đêm rằm. Nét ngài nở nang: ý nói lông mày hơi đậm, cốt tả vẻ đẹp của đôi mắt. Câu thơ này gợi tả vẻ đẹp phúc hậu của thúy Vân. - Làn thu thủy: làn nước mùa thu trong veo. Nét xuân sơn: nét núi mùa xuân rất đẹp, trong sáng he nước mùa thu, lông mày đẹp thanh thoát như nét núi mùa xuân Làn thu thuỷ: làn nước mùa thu trong veo. Nét xuân sơn: nét núi mùa xuân rất đẹp. Cả câu thơ ý nói mắt đẹp, trong sáng như nước mùa thu, lông mày đẹp, thanh thoát như nét núi mùa xuân. Nghiêng nước nghiêng thành: Lấy ý ở một câu chữ Hán có nghĩa là ngoảnh lại nhìn một cái thì thành người ta bị siêu, ngoảnh lại nhìn cái nữa thì nước người ta bị nghiêng ngả. Ý nói sắc đẹp tuyệt vời của người phụ nữ có thể làm cho người ta say mê đến nỗi mất thành, mất nước. Thanh minh: tiết vào đầu tháng ba, mùa xuân khí trời mát mẻ, trong trẻo, người ta đi tảo mộ, tức là đi viếng và sửa sang lại phần mộ của người thân. Đạp thanh: giẫm lên cỏ xanh. Yến anh: chim én, chim oanh về mùa xuân thường ríu rít bay từng đàn, đây ví cảnh từng đoàn người nhôn nhịp đi chơi xuân. Tài tử giai nhân: trai tài gái sắc (trai thì tài giỏi, tháo vát; gái thì sắc sảo, xinh đẹp). Câu 9. * Kết cấu đoạn thơ “Chị em Thuý Kiều”. Đoạn trích gồm 24 câu thơ và chia làm bốn đoạn nhỏ: Đoạn 1. Bốn câu thơ đầu: tác giả miêu tả chân dung hai chị em Thuý Kiều. Đoạn 2. Gồm 4 câu tiếp theo: Tác giả miêu tả chân dung của Thuý Vân. Đoạn 3. Gồm 12 câu tiếp: Miêu tả chân dung của Thúy Kiều. Đoạn 4. Còn lại: Tác giả khái quát về cuộc sống của hai chị em. * Nhận xét. - Dù chỉ là một đoạn thơ trong tác phẩm truyện thơ dài nhưng tác giả Nguyễn Du tỏ ra rất Thụ công trong việc xây dựng kết cấu bức chân chị em Thuý Kiều. - Kết cấu chặt chẽ cân đối thể hiện quan niệm liên tưởng của nhà thơ về nhân vật của minh. - Nhà thơ vừa giới thiệu khái quát vừa miêu tả cụ thể. Nhân vật chính Kiều được Ông dành số lượng cái nhiều hơn nhân vật phụ là Vân. Câu 10. * Tìm hình tượng nghệ thuật mang tính lẽ gợi tả vẻ đẹp Thuý Vân và Thuý Kiều. * Thúy Vân. - “Khuân trăng đầy đặn”. - “Hoa cười, ngọc thốt”. - “Mây thua, tuyết nhường”. *Nhận xét. - Những hình tượng nghệ thuật ước lệ ở trên đã làm nổi bật vẻ đẹp riêng của Thúy Vân. Những biện pháp NT so sánh ẩn dụ đã thể hiện vẻ đẹp phúc hậu của người thiếu nữ. Đó là một người con gái có khuôn mặt đầy đặn tròn trịa như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài. Miệng cười tươi như hoa, giọng trong trẻo như ngọc, mái tóc đen, óng nhẹ hơn mấy. Làn da trắng trẻo min màng hơn tuyết. Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp phúc hậu. Vẻ đẹp ấy chỉ làm cho thêm thua và nhường vì vậy, số phận của nàng sẽ được san sẻ và hạnh phúc. * Hình tượng ước lệ gợi tả vẻ đẹp của Kiều. - “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn” - “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”. * Nhận xét. -Hình tượng nghệ thuật ước lệ đã gợi lên vẻ đẹp đôi mắt của Kiều trong sáng long lanh, linh hoạt như làn nước mùa thu. Lông mày của nàng xanh, mượt như nét núi mùa xuân. Kiều đẹp và trẻ trung tới mức hoa phải ghen tị vì sắc thắm, liễu phải hờn vì sự trẻ trung, xinh tươi. - Như vậy ở Thuý Vân tác giả chỉ miêu tả về sắc còn ở Thuý Kiều tác giả miêu tả cả sắc tài và tình. - Về tài năng: tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm chuẩn mực phong kiến gồm đủ cả: Cầm, kì, thi, hoạ. Đặc biệt tiếng đàn của nàng là sở trường năng khiếu “nghề riêng” vượt lên trên mọi người “ăn đứt”. Cực tả cái tài của Kiều là để ngợi ca cái tâm của nàng. - Tình: Kiều là người có trái tim đa sầu đa cảm. => Như vậy, vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của sắc tài tình, chân dung Kiều là chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hoá phải ghen ghét. Miêu tả vẻ đẹp của Kiều như thế Nguyễn Du đã ngầm dự báo số phận của hai người là hoàn toàn đúng. *Bởi vì: - Sắc đẹp của Vân là vẻ đẹp phúc hậu quy phái. Diễn tả như vậy Nguyễn Du ngầm dự báo cho người đọc thấy cuộc đời Vân sẽ được suôn sẻ và hạnh phúc. - Còn sắc đẹp của Kiều là sự kết hợp của sắc, tài và tình. Vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hoá thiên nhiên phải ghen ghét đố kị. Từ việc miêu tả sắc đẹp ấy của Kiều Nguyễn Du ngầm dự báo cho người đọc cuộc đời Kiều sẽ gặp sóng gió và trắc trở, theo quan niệm phong kiến xưa kia: “Chữ tài đi với chữ tai một vần” hay “Hồng nhan bạc mệnh”. Câu 12. * Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, em thấy bức chân dung Thuý Kiều là nổi bật. * Bởi vì: - Số lượng câu thơ mà tác giả miêu tả Kiều nhiều gấp 3 lần số lượng câu thơ miêu tả Vân. - Cùng sử dụng bút pháp ước lệ nhưng khi miêu tả tác giả chỉ gợi tả các đường nét trên khuôn mặt còn miêu tả Kiều tác giả lại tập trung đặc tả đôi mắt vì đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn nó thể hiện phần tinh anh, trí tuệ sắc sảo của mỗi con người. - Miêu tả Vân tác giả chỉ tả về sắc đẹp còn miêu tả Kiều Nguyễn Du đã miêu tả trên 3 phương diện rất tài tình và phương diện nào cũng được miêu tả tới mức tuyệt đỉnh. Câu 13. Viết đoạn văn nghị luận nêu cảm nhận của em về nét đặc sắc trong nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”. Gợi ý. * Tác giả miêu tả hai nhân vật đều rất đẹp, tác giả lại làm nổi bật vẻ đẹp riêng ai. Bài 6 Truyện Kiều -Nguyễn Du- Câu 1: Tóm tắt truyện Kiều theo ba phần: * Phần thứ nhất: gặp gỡ và đính ước. - Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sinh ra trong một gia đình trung lưu lương thiện. Trong một buổi du xuân, Thúy Kiều gặp Kim Trọng và từ đó hai người đã bày tỏ tâm tình tự do đính ước. * Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc. - Gia đình Kiều bị mắc oan, Thuý Kiều phải nhờ em là Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Từ đó Thúy Kiều bị bọn buôn người: Tú Bà, Mã Giám Sinh lừa gạt và đẩy vào lầu xanh. - Tại lầu xanh nàng được Thúc Sinh cứu vớt ra ngoài nhưng rồi Kiều bị Hoạn Thư - vợ cả Thúc Sinh ghen tuông và đầy đoạ, Kiều chốn vào cửa phật nhưng sau vô tình lại rơi vào lầu xanh lần thứ 2. * Phần thứ 3: Đoàn tụ. - Ở lầu xanh Kiều may mắn gặp được Từ Hải và được người anh hùng giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan tổng đô đốc Hồ Tôn Hiến, Từ Hải quy hàng và bị giết. Thuý Kiều bị làm nhục rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn tủi nhục Kiều trẫm mình xuống sông Tiền Đường tự vẫn nhưng lại được sư Giác Duyên cứu sống. Về sau Kiều được đoàn tụ với gia đình và gặp lại Kim Trọng. Câu 2. Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều. * Về thời đại . - Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có như biến động dữ dội: Xã hội Việt Nam có những khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên ở khắp nơi mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn được đánh đổ các tập đoàn Lê Trịnh - Nguyễn, quét sạch giặc xiêm và giặc Mãn Thanh xâm lược. Sau đó triều đại Tây Sơn sụp đổ, chế độ phong kiến triều Nguyễn được thiết lập. * Gia đình. - Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. - Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn hoá. Cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ Tiến Sĩ, từng giữ chức Tể Tướng Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn K cũng từng làm quan to dưới triều Lê Trịnh. * Bản thân. - Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Điều đó đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến tác phẩm Truyện Kiều. * Sự nghiệp văn học: Gồm những tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm. - Ông sáng tác khoảng 243 tác phẩm về chữ Hán.
Tài liệu đính kèm: