Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Chủ đề 1, 2, 3

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Chủ đề 1, 2, 3

GIÁO ÁN MÔN TỰ CHỌN

CHỦ ĐỀ I

ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH

(Thời gian thực hiện 6 tiết)

 ĐẶC ĐIỂM CHUNG

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 - Giúp HS nắm lại đặc điểm chung của văn Thuyết minh, yêu cầu về thể loại, phương pháp thuyết minh.

 - Biết xác định đề văn Thuyết minh, phân biệt nó với các thể loại khác.

 - Biết phân biệt các dạng văn Thuyết minh : Thuyết minh về danh lam thắng cảnh; Thuyết minh về thể loại văn học; Thuyết minh cách làm (Phương pháp).

B- CHUẨN BỊ

 GV : Giáo án, tài liệu về văn Thuyết minh.

 HS : SGK văn học 8, Vở ghi.

C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp.

 2. Kiểm tra : KT việc chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập của HS.

 3. Bài mới :

 

doc 31 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Chủ đề 1, 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN MÔN TỰ CHỌN
CHỦ ĐỀ I
ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH
(Thời gian thực hiện 6 tiết)
Tiết 1
	ĐẶC ĐIỂM CHUNG
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 - Giúp HS nắm lại đặc điểm chung của văn Thuyết minh, yêu cầu về thể loại, phương pháp thuyết minh.
 - Biết xác định đề văn Thuyết minh, phân biệt nó với các thể loại khác.
 - Biết phân biệt các dạng văn Thuyết minh : Thuyết minh về danh lam thắng cảnh; Thuyết minh về thể loại văn học; Thuyết minh cách làm (Phương pháp).
B- CHUẨN BỊ
 	 GV : Giáo án, tài liệu về văn Thuyết minh.
 	 HS : SGK văn học 8, Vở ghi.
C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp.
 2. Kiểm tra : KT việc chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập của HS.
 	 3. Bài mới :	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV
1
2
GV
GV
GV
3
GV
4
5
HS
GV
6
7
HS
GV
- Yêu cầu HS dựa vào SGK để trả lời nội dung sau :
- Thế nào là văn thuyết minh ?
- Yêu cầu chung của bài Thuyết minh là gì ?
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện nội dung trả lời của HS.
- Đưa ra một số đề văn, yêu cầu HS xác định đề văn Thuyết minh, giải thích sự khác nhau giữa đề văn thuyết minh với các đề văn khác.
- Hướng dẫn HS đi đến nhận xét : Đề văn Thuyết minh không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm mà yêu cầu giới thiệu, thuyết minh, giải thích.
- Em hãy ra một vài đề văn thuộc dạng văn Thuyết minh ?
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm và trả lời các nội dung sau :
- Em hãy nêu các dạng văn Thuyết minh và nêu sự khác nhau giữa các dạng đó ?
- Mỗi dạng văn Thuyết minh có đặc điểm gì khác nhau ? Yêu cầu của mỗi dạng là gì ?
- Cử đại diện trả lời trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện câu trả lời của HS.
- Em hãy kể tên các phương pháp thuyết minh thường sử dụng ?
- Tại sao cần phải sử dụng các phương pháp đó ?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét- kết luận 
I. Đặc điểm chung của văn Thuyết minh.
1- Thế nào là văn Thuyết minh :
- Cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân  của hiện tượng, sự vật.
2- Yêu cầu :
- Tri thức đối tượng thuyết minh khách quan, xác thực, hữu ích.
- Trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ.
3- Đề văn Thuyết minh :
- Nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng.
- Ví dụ : Giới thiệu một đồ chơi dân gian; Giới thiệu về tết trung thu.
4- Các dạng văn Thuyết minh :
- Thuyết minh về một thứ đồ dùng.
- Thuyết minh về một thể loại văn học.
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
5- Các phương pháp thuyết minh :
- Nêu định nghĩa, giải thích.
- Liệt kê
- Nêu ví dụ, số liệu.
- So sánh, phân tích, phân loại.
 	4. Củng cố :
 	? : em hãy trình bày đặc điểm chung của văn thuyết minh ?
 	? : Em hãy trình bày những yêu cầu của các dạng đề văn Thuyết minh ?
 	5. Hướng dẫn học tập : Đọc các bài văn thuyết minh đã học; xem lại thể loại văn thuyết minh đã học ở lớp 8.
----------------------------------------------------------------
Tiết 2
CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT
MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 	- Giúp HS nắm được phương pháp, các bước trình bày một bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng.
 - HS có được một tri thức khái quát để trình bày một bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng.
 B- CHUẨN BỊ
 	 GV : Giáo án, một số bài văn mẫu.
 	 HS : SGK văn học 8, Vở ghi.
C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp.
 2. Kiểm tra : 
 ? : Em hãy nêu những hiểu biết của em về văn Thuyết minh ?
 3. Bài mới :	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV
1
2
GV
GV
3
HS
GV
GV
HS
GV
- Yêu cầu HS trả lời nội dung sau :
- Muốn làm được bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng em phải làm gì ?
- Phương pháp thuyết minh chủ yếu của thể loại văn này là gì ?
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện nội dung trả lời của HS. 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời nội dung sau :
- Hãy nêu dàn ý chung vủa bài văn thuyết mimh về một thứ đồ dùng ?
- Thảo luận, cử đại diện trả lời. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện nội dung trả lời của học sinh.
- Yêu cầu HS dựa vào dàn ý mẫu, trình bày dàn ý và viết đoạn văn (Từ 10 đến 15 dòng)
- 2 -> 4 HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
I. Yêu cầu chung.
- Thuyết minh một đồ dùng trong sinh hoạt.
- Hiểu biết đối tượng thuyết minh : Đặc điểm, cấu tạo, công dụng .
- Chủ yếu dùng phương pháp phân tích, giải thích.
II. Dàn bài chung :
1- Xây dựng dàn ý :
a) Mở bài :
- Giới thiệu đối tượng thuyết minh, ý nghĩa của nó đối với con người.
b) Thân bài :
- Xác định cấu tạo đồ dùng : Do những bộ phận nào tạo thành, ý nghĩa của từng bộ phận.
- Liệt kê các chủng loại : Bao nhiêu loại, đặc điểm.
- Cách sử dụng, bảo quản.
- Tác dụng của đồ dùng đó với cuộc sống con người.
c) Kết bài :
- Lời nhận xét, đánh giá, cảm nghĩ của người viết đối với đồ dùng đó.
2- Thực hành :
- Đề bài : Thuyết minh về kính đeo mắt.
 4. Củng cố :
 	 ? : Em hãy trình yêu cầu, trình tự một bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng ?
 	 5. Hướng dẫn học tập : Đọc các bài văn mẫu, tài liệu tham khảo về văn thuyết minh. 
--------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3
CÁCH LÀM BÀI VĂN
THUYẾT MINH THỰC VẬT
(Các loài cây )
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 - Hướng dẫn HS nắm được phương pháp làm bài văn thuyết minh về các loài cây.
 - HS có được tri thức khái quát để trình bày bài văn thuyết minh.
 - Củng cố, nâng cao kĩ năng viết bài văn thuyết minh.
B- CHUẨN BỊ
 	GV : Giáo án, tài liệu về văn Thuyết minh.
 	HS : Vở ghi, tài liệu tham khảo.
C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp.
 2. Kiểm tra : 
? : Nêu phương pháp thuyết minh, cách sử dụng của nó trong bài văn thuyết minh?
 3. Bài mới :	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV
HS
GV
1
HS
GV
GV
2
HS
HS
GV
GV
HS
GV
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu chung khi viết bài văn về các loài cây.
- 2 ->3 HS trả lời trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Em hãy trình bày trình tự viết bài thuyết minh về loài cây ?
- HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời. HS các nhóm khác theo dõi , nhận xét bổ sung.
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện nội dung trả lời của học sinh.
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời nội dung sau :
- Em hãy trình bày dàn ý chung của bài văn thuyết minh các loài cây ?
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp.
- HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét-Bổ sung cho hoàn thiện dàn ý mẫu.
- Yêu cầu HS lập dàn ý và viết bài văn thuyết minh ngắn.
- 2 -> 4 HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, chữa bài tại lớp.
I. Yêu cầu chung.
- Cần quan sát tìm hiểu đối tượng thuyết minh : Giá trị, đặc điểm, chủngloại.
- Chủ yếu dùng phương pháp phân tích, giải thích, nêu số liệu 
- Phải hiểu biết đối tượng thuyết minh: Đặc điểm, cấu tạo, chủng loại, cách chăm sóc, bảo quản của loài cây cần thuyết minh.
II. Dàn bài chung :
a) Mở bài :
- Giới thiệu loài thực vật cần thuyết minh (Thường bằng câu định nghĩa).
b) Thân bài :
- Thuyết minh laòi thực vật ở các mặt :
+ Nguồn gốc.
+ Đặc điểm (Kết hợp miêu tả hình dáng, gố, thân, lá, cành, ý nghĩa tác dụng của chúng.
+ Nêu các chủngloại, đặc điểm.
+ Cách chăm sóc, bảo quản.
+ Giá trị kinh tế, môi trường, thẩm mĩ.
+Vai trò, ý nghĩa của loài cây đối với con người.
c) Kết bài :
- Lời nhận xét, đánh giá, cảm nghĩ của người viết loài cây ấy.
III. Thực hành :
- Đề bài : Giới thiệu cây Cam.
4. Củng cố :
 	GV tổng kết tiết học, tuyên dương những HS và những nhóm HS chuẩn bị bài và tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài tốt.
 5. Hướng dẫn học tập : Đọc các bài văn thuyết minh đã học; xem lại thể loại văn thuyết minh có sử dụng yếu tố nghệ thuật.
----------------------------------------------------------------
Tiết 4
 THỰC HÀNH VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH
 CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỆ THUẬT
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 - Giúp HS rèn luyện kĩ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
 - Biết vận dụng phù hợp các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh.
 - Biết phân biệt các dạng văn Thuyết minh : Thuyết minh về danh lam thắng cảnh; Thuyết minh về thể loại văn học; Thuyết minh cách làm (Phương pháp).
B- CHUẨN BỊ
 GV : Giáo án, tài liệu tham khảo về văn Thuyết minh.
 	 HS : Vở ghi, tài liệu tham khảo, SGK.
C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp.
 2. Kiểm tra : 
GV : Yêu cầu HS đọc bài văn hoàn chỉnh theo đề bài cho ở tiết 3.
 3. Bài mới :	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV
1
GV
GV
2
GV
HS
GV
4
HS
GV
GV
HS
GV
- Yêu cầu HS dựa vào SGK để trả lời nội dung sau :
- Kể tên các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong văn thuyết minh ?
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện nội dung trả lời của HS.
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm và trả lời những nội dung sau :
- Để sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh em phải làm gì ?
- Gợi ý : Sử dụng so sánh, liên tưởng bằng cách nào? Muốn sử dụng biện pháp Nhân hoá ta cần làm gì ?
- Cử đại diện trả lời trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện câu trả lời của HS.
- Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật tròng văn thuyết minh ?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét- Lấy một số dẫn chứng minh hoạ cho HS hiểu rõ vấn đề.
- Yêu cầu HS chọn một trong hai đề để viết.
- HS đọc bài trước lớp và chỉ ra những biện pháp nghệ thuật đã sử dụng.
- Nhận xét, sửa chữa , bổ sung.
I. Những điểm chung.
1- Các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong văn thuyết minh.
- N ... n bài.
+ Phát triển mở rộng vấn đề.
+ Nêu phương hướng, bài học.
+ Liên tưởng : Mượn ý kiến của các nhà khoa học thay cho lời tóm tắt của người làm bài.
=> Kết bài cần gây được ấn tượng, để lại dư vị trong lòng người đọc.
III- Thực hành :
- Viết phần mở bài và kết bài đã lập dàn ý ở tiết 2. 
 4. Củng cố :
 	- GV tổng kết tiết học, tuyên dương những nhóm học sinh và những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài.
 	5. Hướng dẫn học tập : Yêu cầu HS về làm mở bài và kết bài của đề nghị lận ở tiết 1. Đọc thêm tài liệu tham khảo.
----------------------------------------------------------------
 Tiết 4
DIỄN Ý VÀ HÀNH VĂN HAY
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 	- Giúp HS biết cách diễn ý sử dụng hành văn hay trong quá trình triển khai luận điểm.
- Giúp HS biết sử dụng từ ngữ phù hợp với giọng văn nghị luận.
B- CHUẨN BỊ
 	 - GV : Giáo án, tài liệu tham khảo.
 	 - HS : Vở ghi, đồ dùng học tập.
 	 - Phương pháp : Nêu vấn đề, thảo luận, so sánh, phân tích.
C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp.
 2. Kiểm tra : 
 ? : Muốn viết một mở bài, kết bài hay ta làm thế nào ?
 3. Bài mới :	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV
1
2
HS
HS
GV
GV
3
GV
HS
GV
GV
HS
GV
4
GV
5
GV
GV
GV
HS
6
7
GV
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời những nội dung sau :
- Muốn thể hiện thái độ, tư tưởng cách nhìn vấn đề của người viết trong bài văn cần sử dụng giọng văn như thế nào?
- Để biểu thị ý kiến cá nhân, người viết nên sử dụng từ ngữ như thế nào trong bài viết ?
- Thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời.
- HS các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- Nhậm xét, bổ sung cho hoàn thiện nội dung trả lời của HS.
+ Đọc một vài đoạn văn mẫu để HS nắm thêm về cách sử dụng giọng văn.
- Nêu cách gọi tên tác giả, nhân vật ?
- Yêu cầu HS lấy ví dụ và trình bày trước lớp.
- HS theo dõi, bổ sung.
- Nhận xét và đọc một và lấy một vài ví dụ cho HS hiểu thêm.
 - Đọc một vài đoạn văn có lập luận dùng từ phủ định, khẳng định.
- 1 ->3 HS nhận xét, rút ra cách sử dụng các từ đó.
- Nhận xét – chốt.
- Trong bài viết của mình, em thường sử dụng thao tác phân tích dẫn chứng như thế nào ?
- GV chỉ rõ cho HS hiểu : Cần linh hoạt không theo một chiều.
- Em hiểu thế nào là câu linh hoạt (Chỉ ra kiểu câu đã học)?
- Hướng dẫn HS cách sử dụng các kiểu câu trong bài nghị luận.
- Lấy ví dụ làm rõ.
- Đọc một đoạn văn mẫu, yêu cầu HS nhận xét cách lập luận, sử dụng câu văn.
- 1 -> 2 HS nhận xét.
- Trong bài nghị luận văn học, dẫn chứng được sử dụng như thế nào ? Tại sao cần có dẫn chứng ?
- Dẫn chứng ngoài tác phẩm cần đưa vào bài viết như thế nào ?
- Nhận xét, bổ sung cho HS nắm thêm cách sử dụng dẫn chứng.
1- Giọng văn :
- Người viết thể hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng của mình trước vấn đề => Thể hiện rõ qua giọng văn.
- Để bài viết sinh động, người viết cần linh hoạt trong hành văn tránh viết giọng đều đều từ đầu đến cuối.
+ Người viết xưng “Tôi” (Biểu thị ý kiến riêng). Có thể sử dụng từ ngữ : Tôi cho rằng, Tôi nghĩ rằng, theo tôi được biết 
+ Để lôi kéo sự đồng tình, đồng cảm, người viết có thể xưng : Chúng tôi, chúng ta, như mọi người đều biết, ai cũng thừa nhận rằng .
- Phân tích nhân vật hoặc gọi tên tác giả có thể sử dụng vốn từ đồng nghĩa :
+ Ví dụ : Khi viết về Tố Hữu có thể sử dụng : Nhà thơ, tác giả, ông, người con xứ huế, người thanh niên cộng sản, người chiến sĩ , tác giả tập thơ Việt Bắc 
- Chú ý : Dựa vào lứa tuổi tác giả dùng từ cho phù hợp.
- Vận dụng các từ gây sự háp dẫn : Vâng, đúng thế, điều ấy đã rõ, như thế, chẳng lẽ 
- Dùng cụm từ : Phải chăng.
- Linh hoạt thao tác tư duy : Có thể phân tích trước, nêu dẫn chứng sau hoặc ngược lại, liên hệ so sánh 
2. Dùng từ độc đáo :
- Sử dụng từ hay -> Bài văn hay.
- Chắt, góp từ ngữ hay, độc đáo trong quá trình học tập.
3. Câu linh hoạt :
- Có thể sử dụng câu cảm thán, câu hỏi, câu có mệnh đề , Ví dụ : Tuy  nhiên; Càng  càng; Vì thế  cho nên; câu phủ định, câu khẳng định.
4. Viết văn có hình ảnh.
5. Lập luận sắc sảo, chặt chẽ.
6. Trình bày dẫn chứng.
- Lấy dẫn chứn trong tác phẩm.
- Dẫn chứng mở rộng (Liên hệ, so sánh làm sáng tỏ thêm dẫn chứng trong tác phẩm).
- Có thể người viết tự mình tìm dẫn chứng => Chú ý : Tỉ lệ giữa dẫn chứng và lí lẽ phù hợp.
- Dẫn chứng phù hợp với nội dung phân tích, đưa dẫn chứng cần phân tích dẫn chứng
 4. Củng cố :
 - GV tổng kết tiết học, tuyên dương những nhóm học sinh và những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài.
 	5. Hướng dẫn học tập : Yêu cầu HS về đọc thêm tài liệu tham khảo.
----------------------------------------------------------------
Tiết 5
THỰC HÀNH LUYỆN TẬP
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 - Giúp HS ôn lại nội dung đã học.
 - Rèn luyện kĩ năng viết văn hay.
 - Giúp HS biết viết bài văn theo luận điểm.
B- CHUẨN BỊ
 	 - GV : Giáo án, tài liệu tham khảo.
 - HS : Vở ghi, đồ dùng học tập.
C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp.
 2. Kiểm tra : 
 	? : Muốn diễn ý và hành văn ta làm thế nào ?
 3. Bài mới :	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV
HS
GV
GV
GV
HS
GV
GV
HS
GV
GV
GV
HS
HS
HS
HS
HS
HS
GV
- Yêu cầu HS nhắc lại các yêu cầu để viết một bài văn hay.
- 1 -> 2 HS trả lời trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Ra bài tập cho HS thực hành luyện tập.
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của đề và lập dàn ý .
- 1 -> 2 HS trả lời trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS trình bày dàn ý bằng miệng.
- 1 -> 2 HS trả lời trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện dàn ý.
- Bổ sung ý, ghi lại dàn ý hoàn chỉnh lên bảng.
- Yêu cầu HS dựa vào dàn ý trên bảng viết bài viết hoàn chỉnh.
- Chia nhóm và thực hành bài viết theo nhóm :
+ Nhóm 1 : Viết phần mở bài.
+ Nhóm 2, 3 : Viết phần thân bài.
+ Nhóm 4 : Viết phần kết luận.
- Các nhóm lần lượt trình bày bài viết của mình.
- HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh bài viết của HS.
S HS HS
1- Đề bài :
Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.
2. Dàn ý : 
a) Mở bài : Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ. 
b) Thân bài :
 Phân tích bài thơ
- Cảm xúc của nhà thơ khi đến thăm Lăng Bác.
+ Khổ 1 : Cảm xúc chân thành, cách xưng hô chân thành, hình ảnh hàng tre 
- Sự tôn kính của nhà thơ đối với Bác khi ở bên lăng Bác.
+ Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ ca ngợi sự vĩ đại cao cả của Bác.
+ Cảm xúc thành kính, tự hào pha lẫn nỗi xót xa.
- Niềm lưu luyến và ước nguyện chân thành củanhà thơ.
c) kết bài :
- Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
3. Trình bày bài viết :
a) Triển khai theo luận điểm.
b) Lời chuyển ý, dẫn dắt.
c) Sử dụng từ và câu.
d) Lời văn có hình ảnh.
đ) Sử dụng dẫn chứng.
 4. Củng cố :
 	 - GV tổng kết tiết học, tuyên dương những nhóm học sinh và những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài.
 5. Hướng dẫn học tập : Yêu cầu HS về đọc thêm tài liệu tham khảo.
----------------------------------------------------------------
Tiết 6
KIỂM TRA THU HOẠCH CHỦ ĐỀ 3
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 - Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học ở chủ đề, qua đó đánh giá được việc học tập nắm bắt kiến thức của học sinh.
 - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào bài thực hành.
B- CHUẨN BỊ
 	 - GV : Đề bài và đáp án.
 	 - HS : Giấy kiểm tra, dụng cụ học tập.
C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp.
 2. Kiểm tra : KT việc chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập của HS.
 3. Bài mới :	
1. Hoạt động 1 
- GV nêu yêu cầu, mục đích tiết kiểm tra, chép đề lên bảng.
- Đề bài : Em hãy viết bài văn ngắn phân tích hình ảnh người Bà và tình Bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
2. Hoạt động 2
- GV : Hướng dẫn HS viết bài : Yêu cầu HS xác định được yêu cầu của đề.
- HS : Theo dõi, tiến hành viết bài.
3. Hoạt động 3 
- GV : Theo dõi, quan sát HS viết bài.
- HS : Viết bài.
4. Hoạt động 4 
Thu bài, nhận xét, dặn dò.
* Đáp án 
I. Mở bài : Giới thiệu bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt, nêu nhận xét và đánh giá chung về tình Bà cháu trong bài thơ.
II. Thân bài : Nêu được các ý :
1- Phân tích hình ảnh người Bà :
Vất vả vì con cháu, cuộc đời lận đận, tần tảo, hi sinh. Hình ảnh của Bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
Bà là người nhóm lửa, giữ cho ngọn lửa luôn toả sáng trong mỗi gia đình, nhóm tình yêu thương, niềm vui, sự sống 
Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền “Ngọn lửa, sự sống, niềm tin”
2- Tình Bà cháu:
Luôn nhớ đến Bà.
Ở chân trời xa lạ nhưng luôn nhớ về kỉ niệm về bà.
Nhớ về bà, hiểu thêm dân tộc, nhân dân mình
III. Kết luận : 
 	- Khái quát giá trị, ý nghĩa bài thơ, khẳng định vẻ đẹp hình ảnh người Bà và tình Bà – cháu.
* Cách chấm
HS viết thành bài văn ngắn gọn nhưng phải đảm bảo nội dung, yêu cầu của đề bài.
- Điểm 9-10 : Đảm bảo nội dung theo yêu cầu trên, bài viết sinh động, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi câu.
- Điểm 7-8 : Bài viết có nội dung khá tốt nhưng còn một số ý diễn đạt còn lủng củng, chưa rõ ràng, sai 3-5 lỗi.
- Điểm 5-6 : Đảm bảo nội dung nhưng còn một số ý sơ sài, diễn đạt chưa trôi chảy, sai từ 6 đến 10 lỗi.
- Điểm 3-4 : Nội dung bài văn chưa sâu, ý rời rạc, lủng củng, sai nhiều lỗi.
- Điểm 1-2 : Bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi câu, trình bày chưa hợp lí.
- Điểm 0 : Không viết bài.
----------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_ngu_van_9_chu_de_1_2_3.doc