Giáo án tự chọn Ngữ văn 9 - Tiết 13 đến 18 - Nguyễn Đình Triển

Giáo án tự chọn Ngữ văn 9 - Tiết 13 đến 18 - Nguyễn Đình Triển

 CHỦ ĐỀ 3: TỪ VỰNG - CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

 Tiết 13: TỪ TIẾNG VIỆT THEO ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO

A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Củng cố những hiểu biết về cấu tạo từ tiếng Việt: từ đơn, từ phức

- Phân biệt các loại từ phức (từ ghép, từ láy).

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.

- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

* Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.

Bài cũ: Xác định từ tiếng Việt theo đặc điểm cấu tạo trong câu sau:

 Chị gái tôi có dáng người dong dỏng cao.

 

doc 24 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 9 - Tiết 13 đến 18 - Nguyễn Đình Triển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 
	CHủ Đề 3: 	từ vựng - các biện pháp tu từ
	Tiết 13: từ tiếng việt theo đặc điểm Cấu tạo
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:	
1. Kiến thức:
- Củng cố những hiểu biết về cấu tạo từ tiếng Việt: từ đơn, từ phức 
- Phân biệt các loại từ phức (từ ghép, từ láy).
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. tổ chức hoạt động dạy học
* ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
Bài cũ: Xác định từ tiếng Việt theo đặc điểm cấu tạo trong câu sau:
 Chị gái tôi có dáng người dong dỏng cao.
	* Tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết
- GV: Từ đơn là gì? Lấy ví dụ?
- HS nêu, lấy VD.
- GV: Từ phức là gì? Lấy ví dụ?
- HS nêu, lấy VD.
- GV: Từ phức được chia thành những kiểu phức nào?
- HS trả lời.
- GV: Có những kiểu ghép nào ? Lấy VD cụ thể từng trường hợp?
- HS nêu, lấy VD.
- GV: Có những kiểu láy nào ? Lấy VD cụ thể từng trường hợp?
- HS nêu, lấy VD.
i. Từ phân theo cấu tạo
1. Từ đơn và từ phức.
- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa. VD: bố, mẹ, xanh,...
- Từ phức là từ gồm có hai tiếng hay nhiều tiếng.
VD: bà ngoại, sách vở, sạch sẽ,...
Từ phức gồm:
+ Từ ghép: là từ được tạo cách ghép các tiếng có quan hệ về ý. VD: sách vở, ...
 + Từ láy: gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. VD: đo đỏ, ...
2. Từ ghép:
a. Từ ghép đẳng lập:
Từ ghép đẳng lập là từ ghép mà giữa các tiếng có quan hệ bình đẳng, độc lập ngang hàng nhau, không có tiếng chính, tiếng phụ.
VD: bàn ghế, sách vở, tàu xe,...
b. Từ ghép chính phụ:
 Từ ghép chính phụ là từ ghép mà giữa các tiếng có quan hệ tiếng chính, tiếng phụ.
VD: bà + ....(bà nội, bà ngoại, bà thím, bà mợ,...)
3. Từ láy:
a. Láy toàn bộ:
Láy toàn bộ là cách láy lại toàn bộ cả âm, vần giữa các tiếng.
VD: xinh xinh, rầm rầm, ào ào,...
Lưu ý: Tuy nhiên để dễ đọc và thể hiện một số sắc thái biểu đạt nên một số từ láy toàn bộ có hiện tượng biến đổi âm điệu. VD: đo đỏ, tim tím, trăng trắng,...
b. Láy bộ phận:
Láy bộ phận là cách láy lại bộ phận nào đó giữa các tiếng về âm hoặc vần.
+ Về âm: rì rầm, thì thào, ...
+ về vần: lao xao, lích rích,...
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1: Hãy hoàn thiện sơ đồ sau về cấu tạo từ tiếng Việt:
Cấu tạo từ 
Tiếng Việt
Bài tập 2: Cho các từ láy sau: lẩm cẩm, hí hửng, ba ba, thuồng luồng, róc rách, đu đủ, ầm ầm, chôm chôm, xao xác, hổn hển, ngậm ngùi, cào cào, bìm bịp, ù ù, lí nhí, xôn xao, chuồn chuồn.
a. Những từ nào thường được sử dụng trong văn miêu tả? Vì sao?
b. Phân biệt sự khác nhau giữa hai từ róc rách và bìm bịp.
Bài tập 3: Tìm các từ ghép Hán Việt: viên (người ở trong một tổ chức hay chuyên làm một công việc nào đó), trưởng (người đứng đầu), môn (cửa).
Gợi ý:
Bài tập 1: cần hoàn thành:
Cấu tạo từ 
Tiếng Việt
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
Từ ghép ĐL
Từ ghép CP
Từ láy Tbộ
Từ láy bộ phận
Từ láy vần
Từ láy âm
Bài tập 2: Những từ nào thường được sử dụng trong văn miêu tả:
lẩm cẩm, hí hửng, ba ba, róc rách, đu đủ, ầm ầm, chôm chôm, xao xác, hổn hển, ngậm ngùi, cào cào, ù ù, lí nhí, xôn xao.
Bài tập 3: viên: giáo viên, nhân viên, kế toán viên,...
 trưởng: hiệu trưởng, lớp trưởng, tổ trưởng,...
 môn: ngọ môn, khuê môn,...
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT
	- BTVN: Xác định từ ghép, từ láy trong đoạn thơ 4 câu cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân.
	- Chuẩn bị: Nghĩa của từ
Ngày dạy: 
	CHủ Đề 3: 	từ vựng - các biện pháp tu từ
	Tiết 14: 	 nghĩa của từ tiếng việt
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:	
1. Kiến thức:
- Củng cố những hiểu biết về nghĩa của từ tiếng Việt: nghĩa đen, nghĩa bóng, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, hiện tượng từ đồng âm - đồng nghĩa - trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng. 
- Phân biệt một số hiện tượng về nghĩa của từ.
2. Kỹ năng:
 Rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết làm bài tập. 
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. tổ chức hoạt động dạy học
* ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
	Bài cũ: Làm bài tập VN: Xác định từ ghép, từ láy trong đoạn thơ 4 câu cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân.
	* Tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết
- GV: Hãy vẽ sơ đồ khái quát về nghĩa của từ tiếng Việt?
- HS vẽ đúng.
- GV: Thế nào là nghĩ đen, nghĩa bóng của từ? Lấy VD để làm rõ?
- HS nêu và lấy VD.
- GV: Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
- HS nêu.
- GV: Thế nào là từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa? VD?
- HS nêu và lấy VD.
- GV: Thế nào là từ ngữ nghĩa rông, từ ngữ nghĩa hẹp? VD?
- HS nêu và lấy VD.
- GV: Thế nào là trường từ vựng? VD?
- HS nêu và lấy VD.
I. Khái quát về nghĩa của từ
Nghĩa của từ
Nghĩa đen
Nghĩa bóng
- Nghĩa đen là nghĩa gốc, nghĩa ban đầu của từ.
- Nghĩa bóng là nghĩa phát triển trên cơ sở nghĩa gốc của từ.
VD: ăn (ăn cơm): nghĩa đen
 ăn (ăn phấn, ăn ảnh,...): nghĩa bóng 
ii. hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Chuyển nghĩa: Là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
iii. hiện tượng từ đồng âm - đồng nghĩa - trái nghĩa
a. Từ đồng âm
Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Từ đồng âm giống nhau về chính tả cũng có thể khác nhau về chính tả.
VD: cái bàn, bàn bạc, ...
b. Từ đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
VD: chết/mất/toi/hi sinh,...
c. Từ trái nghĩa
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
- Từ trái nghĩa được dùng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tương mạnh, lời nói thêm sinh động.
VD: cao - thấp, xấu - đẹp, hiền - dữ,...
iv. cấp độ khái quát nghĩa của từ - trường từ vựng
1. Cấp độ khái quát nghĩa của từ
Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. 
- Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng, lại và có nghĩa hẹp.
VD: Cây: lá, hoa, cành, thân, gốc, rễ. 
Cây là từ ngữ nghĩa rộng so với lá, hoa, cành, thân, gốc, rễ và lá, hoa, cành, thân, gốc, rễ là từ ngữ nghĩa hẹp so với cây. 
2. Trường từ vựng:
Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
VD: Trường từ vựng trạng thái tâm lí gồm: giận dữ, vui, buồn,...
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1: Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có hình thức âm thanh giống nhau. Dựa vào đâu ta phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? cho ví dụ?
Gợi ý:
- Từ đồng âm lẫn từ có hình thức âm thanh giống nhau nhưng hoàn toàn khác xa nhau về nghĩa.
VD: Cà chua (tiếng trong tên gọi một sự vật - danh từ))
 Cà này muối lâu nên chua quá. (từ chỉ mức độ - tính từ)
- Từ nhiều nghĩa là những từ có mối liên hệ với nhau về nghĩa.
 VD: mùa xuân, tuổi xuân,... đều có chung nét nghĩa chỉ sự sống tràn trề
Bài tập 2: Từ “Bay” trong tiếng Việt có những nghĩa sau( cột A) chọn điền các ví dụ cho bên dưới ( vào cột B) tương ứng với nghĩa của từ ( ở cột A)
tt
A- Nghĩa của từ
B- ví dụ
Di chuyển trên không
Chuyển động theo làn gió
Di chuyển rất nhanh
Phai mất ,biến mất
Biểu thị hành động nhanh ,dễ dàng
a- Lời nói gió bay.
b- Ba vuông phấp phới cờ bay dọc( Tú Sương).
c- Mây nhởn nhơ bay- Hôm nay trời đẹp lắm( Tố Hữu).
d- Vụt qua mặt trận- Đạn bay vèo vèo( Tố Hữu).
e- Chối bay chối biến.
Gợi ý: 1.c 2.b 3.d 4.a 5.e 
Bài tập 3: Phân tích nghĩa trong các câu thơ sau:
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
	(ánh trăng - Nguyễn Du)
Gợi ý:
- Hai câu đầu: Gợi lên hình ảnh ánh trăng tròn vành vạnh bất chấp mọi sự thay đổi, sự vô tình của người đời.
- Hai câu cuối: Hình ảnh ánh trăng im lặng như nhắc nhở con người nhớ về quá khứ tình nghĩa thuỷ chung.
Bài tập 4: a. Trong câu văn “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác” (Lão Hạc - Nam Cao)
 cụm từ “đáng buồn theo một nghĩa khác” ở đây được hiểu với nghĩa nào? 
	A. Buồn vì Lão Hạc đã chết thật thương tâm.
	B. Buồn vì một người tốt như Lão Hạc mà lại phải chết một cách dữ dội.
	C. Buồn vì cuộc đời có quá nhiều đau khổ, bất công.
	D. Vì cả ba điều trên.
b. Từ nào có thể thay thế được từ “bất thình lình” trong câu “Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy” (Lão Hạc - Nam Cao)
	A. nhanh chóng	B. đột ngột	C. dữ dội 	D. quằn quại
Gợi ý: a. D b. B
Bìa tập 5: Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích sau :
	Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, chúng thẳng tay chém, giết những người yêu nước thương nòi của ta, chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Gợi ý: Trường từ vựng : Tắm, bể. Cùng nằm trong trường từ vựng là nước nói chung.
	- Tác dụng : Tác giả dùng hai từ tắm và bể khiến cho câu văn có hình ảnh sinh động và có giá trị tố cáo mạnh mẽ hơn.
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT
	- BTVN: Giải thích nghĩa của các từ sau đây? 
Thâm thuý , thấm thía, nghênh ngang, hiên ngang.
Gợi ý: Thâm thuý: Sâu sắc một cách kín đáo, tế nhị.
Thấm thía: Tiếp nhận một cách tự giác có suy nghĩ.
Nghênh ngang: Hành vi kém văn hoá.
Hiên ngang: Tư thế của ngời anh hùng.
	- Chuẩn bị: Từ tiếng Việt theo nguồn gốc - chức năng 
Ngày dạy: 
	CHủ Đề 3: 	từ vựng - các biện pháp tu từ
	Tiết 15: Từ tiếng việt theo nguồn gốc - chức năng 
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
Củng cố những hiểu biết về từ tiếng Việt theo nguồn gốc: từ mượn, từ Hán Việt, từ địa phương, biệt ngữ xã hội, thuật ngữ, từ tượng thanh - từ tượng hình. 
2. Kỹ năng:
 Rèn luyện kĩ năng làm bài tập
	B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. tổ chức hoạt động dạy học
* ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
Bài cũ: Làm bài tập GV giao về nhà.
	* Tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết
? Thế nào là từ mượn? Có những bộ phận từ mượn nào là chủ yếu trong tiếng Việt?
- HS nêu khái niệm và các bộ phận từ mượn. GV bổ sung qua sơ đồ.
? Thế nào là từ địa phương? VD?
- HS nêu khái niệm và VD.
? Thế nào là biệt ngữ xã hội? VD?
- HS nêu khái niệm và VD.
? Thế nào là thuật ngữ? VD?
- HS nêu khái niệm và VD.
? Thế nào là từ tượng thanh ? VD?
- HS nêu khái niệm và ... uần, phụ mẫu, ẩm thực, trường độ, cường độ, không phận, tư duy, an khang, thông minh, thiên kiến.
	- Chuẩn bị: Chủ đề 4: Hệ thống hoá một số vấn đề về lịch sử văn học Việt Nam.
Phần Ngữ văn - Tập làm văn
Chủ đề 1: số phận con người trong xã hội phong kiến việt nam
A. Mục tiêu cần đạt:
	*Giỳp học sinh nắm được:
 - Số phận đau khổ, bất hạnh của con người trong xó hội phong kiến qua cỏc tỏc phẩm đó học ở chương trỡnh ngữ văn 8:
	+ Tức nước vỡ bờ.
	+ Lóo Hạc.
	+Tronglũng mẹ.
 -Rốn luyện kỹ năng phõn tớch tớnh cỏch, diễn biến tõm lý của nhõn vật, nghệ thuật miờu tả của tỏc giả.
 -Giỏo dục lũng thương, tỡnh nhõn ỏi đối với những người bất hạnh.
B. Nội dung cơ bản:
 I. Lý thuyết:
 - Cuộc đời người nụng dõn, người phụ nữ trong xó hội cũ thật bất hạnh, ộo le. Họ là những người đức hạnh vẹn toàn, khao khỏt hạnh phỳc lứa đụi nhưng lại bị lễ giỏo hà khắc, quan niệm hẹp hũi và sự ỏp bức búc lột của giai cấp thống trị vựi dập và đẩy vào thế bế tắc, thậm chớ dẫn đến cỏi chết oan uổng, thảm khốc. Mặc dự vậy họ vẫn tiềm ẩn tinh thần phản khỏng mạnh mẽ.
 - Cảm thương số phận những em bộ mồ cụi, ngõy thơ, trong sỏng bị xó hội bỏ rơi bằng sự thờ ơ, lónh đạm và định kiến thấp hốn.
 II. Bài tập thực hành:
Câu 1: Giới thiệu về tác phẩm "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao?
Câu 2: Vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ qua "Tức nước vỡ bờ" và "Lão Hạc".
Câu 3: Đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng đã thể hiện một cách chân thực và cảm động tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.
Câu 4: Ông giáo không phải là nhân vật trung tâm, sự hiện của ông giáo làm cho "bức tranh quê càng thêm đầy đủ". Hãy phân tích nhân vật Lão Hạc, nhân vật ông giáo và nêu lên suy nghĩ của em về những con người trong bức tranh quê qua truyện Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.
Giáo viên tổ chức HS tìm ý, dàn ý, viết đoạn văn.
Hướng dẫn làm bài
CÂU 1
* Mở bài:
 - Giới thiệu tác giả - tác phẩm.
 - Đánh giá chung về tác phảm.
* Thân bài:
 1 Giá trị nội dung:
 - Giá trị hiện thực:
 + Phản ánh xã hội thực dân nửa phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người mà đặc biệt là người nông dân.
 + Phản ánh số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến nghèo khổ, cùng quẫn --->> tìm đến cái chết.
 - Giá trị nhân đạo:
 + Khẳng định đề cao phẩm chất, nhân cách và khát vọng chân chính của người nông dân: hiền lành, chất phát; sống ân nghĩa, thuỷ chung; giàu lòng tự trọng; giàu tình thương con và có khát khao bão toàn nhân phẩm dẫu phải chết.
 + Tố cáo, lên án xã hội-->> qua đó bộc lộ niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với số phận người nông dân trong chế độ cũ.
 2 Giá trị nghệ thuật:
 - Xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ.
 - Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật sâu sắc, tài tình.
* Kết bài:
 Đánh giá chung về tác phẩm.
CÂU 1
* Mở bài:
 - Giới thiệu khái quát về văn học hiện thực.
 - Đặc điểm của các nhân vật.
* Thân bài:
 a. Chị Dậu: 
	Là người phụ nữ thương yêu chồng con.
	Không chịu khuất phục trước bọn tay sai, thống trị chà đạp lên quyền sống của họ.
 b. Lão Hạc:
	Thương yêu con.
	Có tấm lòng nhân hậu.
	Giữ gìn nhân phẩm.
 =>> Cả hai nhân vật đều là những người nông dân có hoàn cảnh nghèo khổ, đáng thương.
* Kết bài:
	Khẳng định phẩm chất cao quí của các nhân vật.
	Đóng góp của nhà văn.
Câu 3
* Mở bài: - "Những ngày thơ ấu" là tập hồi kí cảm động về thời niên thiếu của tg.
 - Đoạn trích "Trong lòng mẹ" đã thẻ hiện một cách chân thực và cảm động tình yêu thương cháy bỏng của tác giả thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.
* Thân bài:
 - Cảnh ngộ éo le của mẹ con bé Hồng.
 - Bé Hồng thương mẹ, luôn luôn nhớ mẹ.
 - Có thái độ phản ứng kín đáo đối với người cô trong lần trò chuyện về mẹ 
 - Bé Hồng thèm khát mẹ nêncảm thấy vô cùng hạnh phúc khi nhìn thấy mẹ, được gặp mẹ, được ôm ấp trong lòng mẹ.
* Kết bài
 - Tình thương mẹ là nét nổi bật trong tâm hồn bé Hồng.
 - Tôn trọng và cảm thông tình mẫu tử.
CÂU 4:
*Mở bài:
 Giới thiệu ông giáo không phải là nhân vật trung tâm, sự hiện diện của ông làm cho "bức tranh quê" càng thêm đầy đủ.
* Thân bài:
 1 Giới thiệu nhân vật và vị trí trong truyện.
 - Câu truyện chủ yếu kể về số phận nhân vật lão Hạc, thông qua những suy tư nội tâm và những cuộc trò truyện giữa lão Hạc và ông Giáo.
 - Ông giáo vừa là người dẫn truyện, vừa là nhân vật => góp phần làm cho "bức tranh quê" thêm sinh động
 2 Nhân vật lão Hạc:
 a, Là người cha thương yêu con hết mực.
	- ... Khuyên giải con tìm đám khác.
	- Lão khóc vì sự ra đi của con.
	- Lão nuôi con chó Vàng như gìn giữ kỷ vật của con.
	- Bòn mót, thu vén hoa màu của 3 sào vườn => dành dụm cho con.
 b, Lão Hạc là người nông dân trung hậu:
	- Đôn hậu với con; Chuẩn bị cái chết của mình chu đáo => giàu lòng tự trọng.
 3. Nhân vật ông giáo.
	- Là người biết nhiều, cùng quẫn.
	- Là người giàu lòng cảm thông, nhân hậu.
	- Trong mối quan hệ với ông giáo và thấp thoáng bóng dáng của vợ ông giáo, của Binh Tư, con trai lão Hạc => những cảnh đời khác nhau nhưng cùng quẫn, khổ cực.
 4. "Bức tranh quê" sáng ngời nhờ phẩm chất lương thiện của họ. Giúp chuíng ta hiểu rõ hơn về người nông dân Việt Nam.
* Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân.
Kiểm tra hết chủ đề 1.
I. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS hệ thống hoá kiến thức, vận dụng vào bài viết cụ thể.
 Rèn kỹ năng viết, trình bày một văn bản.
II.Chuẩn bị của thầy và trò.
	Thầy: Nghiên cứu tài liệu, căn cứ vào lực học của HS => ra đề kiểm tra.
	Trò: Ôn tập, củng cố lại kiến thức => làm bài kiểm tra.
III. Tổ chức kiểm tra.
GV phát đề cho HS, yêu cầu làm bài.
BàI KIểM TRA Tự CHọN số 1.
PHÂn MÔN: Ngữ VĂN.
 ThờI GIAN: 45 phút.
 Họ Và TÊN:..............................................................Lớp............
 Điểm Lời nhận xét của thầy(cô) giáo.
Đề bài:
I. phần trắc nghiệm:( 2,0 điểm)
 Câu 1.( 0,5 điểm)
 a, Điền các yêu cầu thích hợp vào mỗi văn bản sau:
 Văn bản
 Thể loại
 Phương thức biểu đạt
Trong lòng mẹ(trích "Những ngày thơ ấu")
Tức nước vỡ bờ (trích "Tắt đèn")
 Lão Hạc 
 b, Ba văn bản được sáng tác vào giai đoạn nào?
 A. Giai đoạn: 1900 - 1930.
 B. Giai đoạn: 1930 - 1945.
 C. Giai đoạn: 1945 - 1954.
 Câu 2. ( 0,5 điểm)
 a,Tác phẩm nào dưới đây phản ánh mâu thuẫn giai cấp hết sức gay gắt ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng?
 A. Trong lòng mẹ.
 B. Tức nước vỡ bờ.
 C. Lão Hạc.
 D. Thuế máu.
 b, Tác phẩm đó của tác giả nào?
 A. Vũ Trọng Phụng.
 B. Nam Cao.
 C.Ngô Tất Tố.
 D. Hồ Chí Minh.
 Câu 3. ( 0,25 điểm )
 Dòng nào dưới đây nói lên đúng nhất giá trị của các văn bản: "Trong lòng mẹ", "Tức nước vỡ bờ", "Lão Hạc":
 A. Giá trị hiện thực. C. Cả A và B đều đúng
 B. Giá trị nhân đạo. D. Cả A và B đều sai.
 Câu 4. ( 0,75 điểm ).
 Trong tác phẩm "Lão Hạc", nhân vật lão Hạc hiện lên là người như thế nào?
 A. Là người có số phận đau thương, cuộc sống nghèo khổ.
 B. Là người nông dân có số phận đau thương nhưng có những phẩm chất vô cùng cao quí.
 C. Là người nông dân sống gàn dở nhưng cũng thật đáng yêu, vì lão có lòng thương người.
 II. Tự luận: ( 8,0 điểm)
 Hãy viết bài văn ngắn thuyết minh về tâm trạng lão Hạc khi bán chó.(Đã đợc nhà văn Nam Cao miêu tả trong văn bản "Lão Hạc") , Ngữ văn 8, Tập 1, NXB GD, 2004.
Đáp án.
Câu 1.a
 Văn bản
 Thể loại
 Phương thức biểu đạt
Trong lòng mẹ(trích "Những ngày thơ ấu")
Tức nước vỡ bờ (trích "Tắt đèn")
 Lão Hạc 
b. ( B )
 Câu 2. 
 a, (B)
 b,( C)
 Câu 3 ( C) 
 Câu 4 ( C)
 Chủ đề 2: HèNH ẢNH CON NGƯỜI MỚI TRONG VĂN Học
A. Mục tiêu cần đạt:
* Giỳp học sinh: 
- Khắc hoạ chõn dung con người mới trong xó hội mới được thay đổi số phận, cảm nhận hơi thở của cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phỳc.
- Rốn luyện kỹ năng khỏi quỏt, đỏnh giỏ, phõn tớch, bỡnh luận, nờu cảm nghĩ về nhõn vật.
B.Chuẩn bị của thầy và trò.
- Thầy:
	 -Tỡm hiểu VB
	- Soạn giỏo ỏn.
	- Nghiờn cứu tài liệu tham khảo.
	- Bảng phụ.
	- Chấm, chữa và trả cỏc bài kiểm tra.
- Trò: 
	- Tỡm hiểu văn bản.
	- Soạn bài.
	- Trả lời cõu hỏi ở lớp.
	- Làm BTVN
	-Đọc thờm tài liệu.
C. Nội dung cơ bản:
 I. Lý thuyết:
- Hỡnh ảnh người nụng dõn Việt Nam hiền lành, chất phỏc, yờu lao động, yờu khỏng chiến.
- Hỡnh ảnh người lớnh quả cảm, kiờn cường, anh dũng, lạc quan, đoàn kết và tự tin vào tương lai.
- Hỡnh ảnh người phụ nữ được giải phúng được làm chủ vận mệnh và toả sỏng vẻ đẹp về phẩm chất.
- GV hướng dẫn HS về nhà tự tìm hiểu, nghiên cứu qua một số tác phẩm như: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Đoàn đánh cá, Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Mùa xuân nho nhỏ,Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Những ngôi sao xa xôi...
 II. Bài tập thực hành: (GV định hướng)
1. Phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của các hình ảnh người lính, "đầu súng trăng treo" trong ba câu thơ cuối? Trang 92 hỏi đáp
2. Vẻ đẹp của hình tượng người lính tập trung ở khổ thơ cuối của bài. Em hãy phân tích để làm rõ hơn điều ấy? Trang 95 hỏi đáp
3. Hình ảnh người chiến sỹ qua các tác phẩm " Đồng chí"- Chính Hữu, "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"- Phạm Tiến Duật, "Những ngôi sao xa xôi" - Lê Minh Khuê. t92 luyện thi lớp 10
4. Vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên - vũ trụ trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" - Huy Cận.trang 87 luyện thi lớp 10
BàI KIểM TRA Tự CHọN số 2.
PHÂn MÔN: Ngữ VĂN 9.
ThờI GIAN: 45 phút.
Họ Và TÊN:..............................................................Lớp: 9............
 Điểm
 Lời nhận xét của thầy(cô) giáo.
đề bài: đề chẵn
Vẻ đẹp của con người lao động trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của nhà thơ Huy Cận.
Bài làm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Gợi ý làm bài
Cần làm rõ: Con người lao động giữa thiên nhiên cao đẹp
	* Con người không nhỏ bé trước thiên nhiên mà ngược lại, đầy sức mạnh và hoàhợp với thiên nhiên:
	- Con người ra khơi với niềm vui trong câu hát.
	- Con người ra khơi với ước mơ về công việc.
	- Con người cảm nhận được vẻ đẹp của biển, biết ơn biển.
	- Người lao động vất vả nhưng tìm thấy niềm vui, phấn khởi trước thắng lợi.
	=> Hình ảnh người lao động được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn cho thấy niềm vui phơi phới của họ trong cuộc sống mới. Thiên nhiên và con người phóng khoáng, lớn lao. => Tình yêu cuộc sống mới của nhà thơ được gửi gắm trong những hình ảnh thơ lãng mạn.
BàI KIểM TRA Tự CHọN số 2.
PHÂn MÔN: Ngữ VĂN 9.
ThờI GIAN: 45 phút.
Họ Và TÊN:..............................................................Lớp: 9............
 Điểm
 Lời nhận xét của thầy(cô) giáo.
đề bài: đề lẻ
Vẻ đẹp về hình ảnh người lính trong bài thơ " Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu.
Bài làm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_ngu_van_9_tiet_13_den_18_nguyen_dinh_trien.doc