Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 tuần 15 -16

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 tuần 15 -16

Tuần 15-16 CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN

Tiết 15-16 HIỆN ĐẠI

A.Mục tiêu cần đạt :

- Giúp học sinh nắm vững hơn , sâu hơn một số kiến thức cơ bản về tác giả và văn bản đã học trong giờ chính khóa

Nắm được các dạng câu hỏi bài tập kiểm tra có liên quan đến nội dung các tác phẩm truyện đã học .

- Có kĩ năng phân tchs , nhận xét , đánh giá , trình bày vấn đề về tác giả và văn bản .

B. chuẩn bị:

GV : Bài soạn , đọc kĩ và rút ra được những kiến thức trọng tâm

HS: xem lại các văn bản đã học có liên quan

C. các bước lên lớp :

I. Ổn định lớp

II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh

III. Bài mới :

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập và khắc sâu những kiến tức về nhà văn Kim Lân

 H: Hãy giới thiệu những nét chính về nhà văn Kim Lân.

GVgợi ý, Học sinh trả lời

 Kim Lân (1920- 2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê Bắc Ninh. ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác đăng báo từ trước cách mạng tháng Tám 1945. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

 H: Cảm nhân của em về truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.

 

doc 7 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 tuần 15 -16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15-16 	 CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN 
Tiết 15-16	HIỆN ĐẠI
A.Mục tiêu cần đạt :
- Giúp học sinh nắm vững hơn , sâu hơn một số kiến thức cơ bản về tác giả và văn bản đã học trong giờ chính khóa 
Nắm được các dạng câu hỏi bài tập kiểm tra có liên quan đến nội dung các tác phẩm truyện đã học .
- Có kĩ năng phân tchs , nhận xét , đánh giá , trình bày vấn đề về tác giả và văn bản .
B. chuẩn bị:
GV : Bài soạn , đọc kĩ và rút ra được những kiến thức trọng tâm 
HS: xem lại các văn bản đã học có liên quan 
C. các bước lên lớp :
I. Ổn định lớp 
II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
III. Bài mới :
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập và khắc sâu những kiến tức về nhà văn Kim Lân 
 H: Hãy giới thiệu những nét chính về nhà văn Kim Lân.
GVgợi ý, Học sinh trả lời 
 Kim Lân (1920- 2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê Bắc Ninh. ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác đăng báo từ trước cách mạng tháng Tám 1945. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
 H: Cảm nhân của em về truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.
Giáo viên gợi ý , học sinh trả lời , GV chốt lại các ý cơ bản 
1.-Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.
2.-Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.
 a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thống trong ông Hai.
- Ông Hai tự hào sâu sắc về làng quê.
- Cái làng đó với người nông dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.
 b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.
- Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái không khí “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá”; rồi ông lo “cái chòi gác, những đường hầm bí mật,” đã xong chưa?
- Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bình luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”.
 c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.
- Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi.
- Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ “đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.
- Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cái tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Không khí nặng nề bao trùm cả nhà.
- Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt.
- Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này:
 + Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” nữa là ông, bố của nó.
 + Ông mong “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”.
 + Qua đó, ta thấy rõ:
 Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng đổ đốn theo giặc).
 Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biểu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng: có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.
 d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu.
- Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường.
- Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông.
 3. Nhân vật ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân.
- Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
- Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.
- Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động.
4. Qua truyện ngắn Làng người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường.
- Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý.
 ................................................................................
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức về : “LẶNG LẼ SA PA”
 ( Nguyễn Thành Long )
Bước 1Tóm tắt kiến thức cơ bản 
Gọi học sinh nhắc lại những kiến thức cơ bản về tiểu sử tác giả , và hoàn cảnh ra đời tác phẩm . Các em khác bổ sung , GV chốt ý .
1. Tác giả:
- Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí.
- Nguyễn Thành Long là một cây bút cần mẫn và nghiêm túc trong lao động nghệ thuật, lại rất coi trọng thâm nhập thực tế đời sống. Sáng tác của ông hầu như chỉ viết về những vẻ đẹp bình dị của con người và thiên nhiên đất nước.
2. Tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”:
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả. Truyện rút từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972.
a. Nội dung:
Khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao.
b. Nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
c. Chủ đề:
Khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ‎ý nghĩa của những công việc thầm lặng. Niềm hạnh phúc của con người trong lao động có ích.
Bước 2: Hướng dẫn các em các kĩ năng :
H: Hãy tóm tắt truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
GV gợi ‎ý , học sinh thực hiện tóm tắt , các em khác nhận xét bổ sung .
 Một họa sĩ già trước khi nghỉ hưu đã có một chuyến đi thực tế ở vùng cao Tây Bắc. Trên chuyến xe, ông ngồi cùng hàng ghế với cô kĩ sư trẻ lên nhận công tác ở Lai Châu. Đến Sa Pa, bác lái xe dừng lại lấy nước và nhân tiện giới thiệu với họa sĩ “một trong những người cô độc nhất thế gian”. Đó là anh thanh niên trông coi trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn 2600 mét.
 Cuộc gặp gỡ giữa bác lái xe, họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên diễn ra rất vui vẻ, cảm động. Anh thanh niên hào hứng giới thiệu với khách về công việc hằng ngày của mình – những công việc âm thầm nhưng vô cùng có ích cho cuộc sống. Họa sĩ già phát hiện ra phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của anh thanh niên nên đã phác họa một bức chân dung. Qua lời kể của anh, các vị khách còn được biết thêm về rất nhiều gương sáng trong lao động, sản xuất, đem hết nhiệt tình phục vụ sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Bước 3 : hướng dẫn học sinh phát biểu ý kiến nhận xét của bản thân về anh thanh niên .
H: Cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long 
GV gợi ý : 
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả. Truyện rút từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972.
- Anh thanh niên là nhân vật trung tâm của truyện, chỉ xuất hiện trong giây lát nhưng vẫn là điểm sáng nổi bật nhất trong bức tranh mà tác giả thể hiện.
- Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, với công việc “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày”. Công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.
- Gian khổ nhất đối với anh là phải sống trong hoàn cảnh cô độc, một mình trên đỉnh núi cao hàng tháng hàng năm. Điều ấy khiến anh trở thành một trong những người “cô độc nhất thế gian” và thèm người đến nỗi thỉnh thoảng phải ngăn cây chặn đường dừng xe khách qua núi để gặp người trò chuyện.
- Ý thức công việc và lòng yêu nghề của mình. Thấy được công việc lặng thầm này là có ích cho cuộc sống và cho mọi người (cụ thể khi ấy là phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mĩ; Góp phần bắn rơi nhiều máy bay Mĩ trên cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa). Anh thấy cuộc sống và công việc của mình thật có ‎ ý nghĩa, thật hạnh phúc.
- Yêu sách và rất ham đọc sách – những người thầy, người bạn tốt lúc nào cũng sẵn sàng bên anh.
- Anh không cảm thấy cô đơn vì biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp, chủ động, ngoài công việc anh còn chăm hoa, nuôi gà, nhà cửa và nơi làm việc nhỏ nhắn, xinh xắn, gọn gàng và khá đẹp.
- Ở người thanh niên ấy còn có những nét tính cách và phẩm chất rất đáng quí: sự cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm con người, khao khát gặp gỡ mọi người.
- Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực. Cảm thấy công việc và những lời giới thiệu nhiệt tình của bác lái xe về mình là chưa xứng đáng, đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé so với bao nhiêu người khác. Khi ông họa sĩ muốn kí họa chân dung, anh từ chối, e ngại và giới thiệu những người khác cho ông vẽ.
- Anh còn là người rất ân cần chu đáo, hiếu khách: Trao gói tam thất cho bác lái xe, tiếp đón nồng nhiệt, chân thành tự nhiên với ông học sĩ và cô kĩ sư, tặng hoa, tặng làn trứng tươi cho hai vị khách quí
-Chỉ qua một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, qua cảm nhận của các nhân vật khác, chân dung tinh thần của người thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu đã hiện lên rõ nét và đầy sức thuyết phục với những phẩm chất tốt đẹp, trong sáng về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về nghề nghiệp, cuộc sống. Đó là một trong những con người lao động trẻ tuổi, làm công việc lặng lẽ mà vô cùng cần thiết, có ích cho nhân dân, đất nước.
Bước 4: Hướng dẫn học sinh về nhà làm 
* Đề 
Đóng vai nhân vật cô kĩ sư kể lại giây phút chia tay giữa ba người - anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư. 
* Gợi ‎ý:
Nghe tiếng chàng trai kêu to: “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!” và sau đó là một giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ, tôi cũng cảm thấy giật mình, bâng khuângCuộc chia tay của chúng tôi đã đến rồi ư? Sao nhanh thế? Tôi và chàng trai kia đã nói gì được với nhau đâu? 
Bỗng chàng trai chạy ra sau nhà, rồi trở lại ngay với một cái làn trên tay. Nhà họa sĩ già tặc lưỡi đứng dậy. Tôi cũng đứng lên, chợt thấy lúng túng, bèn đưa tay đặt lại chiếc ghế, rồi thong thả đi đến chỗ nhà họa sĩ. Đúng lúc ấy, chàng trai kêu lên:
- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Tôi nhẹ nhàng quay lại, nhưng dường như không muốn để tôi phải khó nhọc trở lại bàn, chàng trai đã nhanh chân bước tới, cầm chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách, đi tới chỗ tôi đang đứng và đưa tận tay cho tôi.Tôi thực sự bối rối, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
Nhà họa sĩ già đã bước tới bậu cửa, bỗng quay lại chụp lấy tay chàng trai lắc mạnh:
- Chào anh! Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại! Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Tôi cũng lặng lẽ bước tới chỗ chàng trai, chìa bàn tay của mình ra trước mặt anh. Anh nắm lấy bàn tay của tôi, bóp nhẹ. Hình như anh hơi run thì phải! Và không hiểu sao, tôi cũng cảm thấy lòng mình xốn xang, hồi hộp lạ lùng? Tôi nhìn thẳng vào mắt anh, không nói anh cũng im lặng nhìn tôi nhưng dường như chúng tôi đã nói với nhau tất cả Tôi bóp nhẹ bàn tay của anh, thì thầm:
- Chào anh
Hoạt động 3: Hướng dẫn các em củng cố kiến thức về :CHIẾC LƯỢC NGÀ
( Nguyễn Quang Sáng )
Bước 1. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Tác giả:
- Nguyễn Quang Sáng 1932, quê ở An Giang. Ông là nhà văn quân đội trưởng thành trong quân ngũ từ hai cuộc kháng chiến của dân tộc, chuyên viết về cuộc sống và con người Nam Bộ.
2. Tác phẩm “Chiếc lược ngà”.
a. Nội dung:
 Truyện đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Qua đó tác giả khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc, nó càng cao đẹp trong những cảnh ngộ khó khăn.
b. Nghệ thuật: 
Cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ nhưng hợp lý. Truyện thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật.
c. Chủ đề:
 Tình cha con sâu sắc và cảm động của người chiến sĩ Cách mạng trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.
Bước 2: hướng dẫn học sinh trình bày nhận xét , đánh giá của mình về nhân vật trong tác phẩm .
H: Chi tiết bé Thu trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng không nhận cha khi anh Sáu đi kháng chiến trở về thăm nhà gợi cho em suy nghĩ gì?
 Gợi ý:
- Hoàn cảnh của câu chuyện: Do chiến tranh hai cha con chưa bao giờ gặp mặt, tám năm sau, ông Sáu về thăm nhà trước khi đi nhận công tác mới, ông được gặp con, nhưng bé Thu nhất định không nhận ông Sáu là cha.
- Tình cảm của ông Sáu dành cho con.
- Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu.
- Nêu suy nghĩ của bản thân.
H: Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà’’ của Nguyễn Quang Sáng.
Gợi ý : 
- Cảm nhận chung về nhân vật bé Thu. Phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật bé Thu - nhân vật chính của đoạn trích “Chiếc lược ngà’’ một cô bé hồn nhiên ngây thơ, có cá tính bướng bỉnh nhưng yêu thương ba sâu sắc.
 - Khái quát được cảnh ngộ của gia đình bé Thu, đất nước có chiến tranh, cha đi công tác khi Thu chưa đầy một tuổi, lớn lên em chưa một lần gặp ba được ba chăm sóc yêu thương, tình yêu Thu dành cho ba chỉ gửi trong tấm ảnh ba chụp chung cùng má.
 - Diễn biến tâm lý của bé Thu trước khi nhận anh Sáu là cha:
 + Yêu thương ba nhưng khi gặp anh Sáu, trước những hành động vội vã thái độ xúc động, nôn nóng của chaThu ngạc nhiên lạ lùng, sợ hãi và bỏ chạy.những hành động chứa đựng sự lảng tránh đó lại hoàn toàn phù hợp với tâm lí trẻ thơ bởi trong suy nghĩ của Thu anh Sáu là người đàn ông lạ lại có vết thẹo trên mặt giần giật dễ sợ.
 + Trong hai ngày sau đó Thu hoàn toàn lạnh lùng trước những cử chỉ đầy yêu thương của cha, nó cự tuyệt tiếng ba một cách quyết liệt trong những cảnh huống mời ba vào ăn cơm, xử lí nồi cơm sôi, và thái độ hất tung cái trứng cá trong bữa cơmTừ cự tuyệt nó đã phản ứng mạnh mẽ.nó căm ghét cao độ người đàn ông măt thẹo kia, nó tức giận, và khi bị đánh nó đã bỏ đi một cách bất cần. đó là phản ứng tâm lí hoàn toàn tự nhiên của một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ Hành động tưởng như vô lễ đáng trách của Thu lại hoàn toàn không đáng trách mà còn đáng thương, bởi em còn quá nhỏ chưa hiểu được những tình thế khắc nghiệt éo le của đời sống. Đằng sau những hành động ấy ẩn chứa cả tình yêu thương ba,sự kiêu hãnh của trẻ thơ về một tình yêu nguyên vẹn trong sáng mà Thu dành cho ba. 
- Diễn biến tâm lý của Thu khi nhận ba: 
 + Sự thay đổi thái độ đến khó hiểu của Thu, không ương bướng mà buồn rầu nghĩ ngợi sâu xa, ánh mắt cử chỉ hành động của bé Thu như thể hiện sự ân hận, sự nuối tiếc, muốn nhận ba nhưng e ngại vì đã làm ba giận.
 + Tình yêu thương ba được bộc lộ hối hả ào ạt mãnh liệt khi anh Sáu nói “Thôi ba đi nghe con”. Tình yêu ấy kết đọng trong âm vang tiếng Ba trong những hành động vội vã: Chạy nhanh như con sóc, nhảy thót lên, hôn ba nó cùng khắp, trong lời ước nguyện mua cây lược, tiếng khóc nức nởĐó là cuộc hội ngộ chia tay đầy xúc động, thiêng liêng đã tác động sâu sắc đến bác Ba, mọi người 
 + Sự lý giải nguyên nhân việc hiểu lầm của bé Thu đựợc tác giả thể hiện thật khéo léo đó là do vết thẹo trên mặt người ba khi hiểu ra sự thực Thu “nằm im lăn lộn thở dài như người lớn”. Vết thẹo không chỉ gây ra nỗi đau về thể xác mà còn hằn nên nỗi đau về tinh thần gây ra sự xa cách hiểu lầm giữa cha con bé Thu. Nhưng chiến tranh dù có tàn khốc bao nhiêu thì tình cảm cha con anh Sáu càng trở lên thiêng liêng sâu lặng. 
 - Khẳng định lại vấn đề: Ngòi bút miêu tả tâm lý khắc hoạ tính cách nhân vật tinh tế thể hiện được ở bé Thu một cô bé hồn nhiên ngây thơ, mạnh mẽ cứng cỏi yêu ghét rạch ròi. Trong sự đối lập của hành động thái độ trước và sau khi nhân ba lại là sự nhất quán về tính cách về tình yêu thương ba sâu sắc.
 - Những năm tháng sống gắn bó với mảnh đất Nam Bộ, trái tim nhạy cảm, nhân hậu, am hiểu tâm lý của trẻ thơ đã giúp tác giả xây dựng thành công nhân vật bé Thu.
 - Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh, trân trọng tình cảm gia đình trong cuộc sống hôm nay.
Bước 3 hướng dẫn HS làm bài tập về nhà 
H Tóm tắt truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Gợi ý:
Anh Sáu thoát li đi kháng chiến từ lúc đứa con gái chưa đầy một tuổi. Vì hoàn cảnh công tác, 8 năm sau anh có dịp ghé thăm nhà.
Anh càng muốn gần con thì đứa bé càng lạnh lùng xa cách, không chịu nhận anh là ba. Vì thấy anh khác xa với tấm ảnh chụp chung với má trước đây.
Nhờ bà ngoại giải thích về vết thẹo do đạn thù bắn trên mặt cha nó, bé Thu mới chịu nhận ba vào thời điểm anh Sáu phải lên đường.
Ở chiến khu, anh kì công làm cho con gái chiếc lược bằng miếng ngà voi với hi vọng sẽ trao được tận tay con. Nhưng anh Sáu đã hi sinh trong một trận giặc càn. Trước lúc anh nhắm mắt, bác Ba – một đồng đội thân thiết hứa sẽ đưa giùm anh chiếc lược cho con gái. Lúc nhận được chiếc lược thì bé Thu đã trở thành một cô giao liên dũng cảm. 
Khánh Bình Tây Bắc , ngày ..tháng ..năm 2010
	Kí duyệt của tổ trưởng 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_ngu_van_9_tuan_15_16.doc