Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 122: Nói với con

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 122: Nói với con

NÓI VỚI CON.

 - Y Phương -

A-Mục tiêu: Giúp học sinh :

 - Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương.

 - Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi.

 - Giáo dục thái độ trân trọng tình cảm thắm thiết trong gđ.

B. Phương pháp.

- Đọc, nêu-gqvđ, phân tích, bình giảng.

C. Chuẩn bị:

- GV: G/án; Tài liệu liên quan.

- HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà.

D. Tiến trình bài dạy:

I. Tổ chức(1p)

II. Kiểm tra. (5p) Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ Sang thu”, phân tích sự biến chuyển của đất trời từ mùa hạ sang mùa thu trong một khổ thơ của văn bản (tự chọn).

III. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 762Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 122: Nói với con", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..../....../....... Tiết 122
Ngày dạy :9A...../......./......
 9B...../......./......
 Nói với con.
 - Y Phương -
A-Mục tiêu: Giúp học sinh :
	- Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương.
	- Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi.
 - Giáo dục thái độ trân trọng tình cảm thắm thiết trong gđ.
B. Phương pháp.
- Đọc, nêu-gqvđ, phân tích, bình giảng.
C. Chuẩn bị:
- GV: G/án; Tài liệu liên quan.
- HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
D. Tiến trình bài dạy:
I. Tổ chức(1p)
II. Kiểm tra. (5p) Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ Sang thu”, phân tích sự biến chuyển của đất trời từ mùa hạ sang mùa thu trong một khổ thơ của văn bản (tự chọn).
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề.(1p) Lòng thương yêu con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, của quê hương vốn là một tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương cũng nằm trong nguồn cảm hứng rộng lớn, phổ biến ấy nhưng tác giả lại có cách nói xúc động của riêng mình. Đều tạo nên cái riêng, động đáo ấy là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ 
2. Triển khai bài
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.(12p)
I-Tìm hiểu chung.
? Dựa vào chú thích * hãy giới thiệu những nét chính về tác giả, tác phẩm.
- GV : Hướng dẫn HS đọc. 
1. Tác giả, tác phẩm.(Sgk)
2. Đọc, giải thích từ khó.
- GV đọc mẫu -> HS đọc
- NX việc đọc của HS
? Bài thơ viết theo thể loại gì?
? Tìm bố cục của văn bản, nêu nội dung chính của từng phần ?
3. Thể loại.
- Thể thơ tụ do.
4. Bố cục.
(1): Từ đầu -> “đẹp nhất trên đời”
(2) Còn lại
? Nhận xét về bố cục của bài thơ
-> Bố cục lô gic, chặt chẽ
* Hoạt động 2.(20p)
II- Phân tích.
- 1 HS đọc diễn cảm đoạn 1.
1- Đoạn 1
? ở 4 câu thơ đầu, tác giả cho chúng ta biết được điều gì?
? Nhận xét gì về các hình ảnh, các diễn đạt ở 4 câu thơ trên?
? T/d của các hình ảnh và cách diễn đạt đó?
 Tả,kể đứa trẻ lẫm chẫm tập đi, tập nói lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ.
- Với các hình ảnh cụ thể, cách diễn đạt dường như vô lý song lại tạo ra sự độc đáo, đặc sắc trong tư duy và cách diễn đạt người miền núi.
-> Tạo không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt.
? Ngoài 4 câu thơ trên, còn có câu thơ nào cũng nói về cuộc sống gia đình hạnh phúc, đầm ấm.
H. Tìm, trả lời.
-> Cha mẹ mãi thương yêu nhau => Cuộc sống gia đình thật hạnh phúc.
? Con được lớn trong tình yêu thương sự nâng đỡ của cha mẹ, bên cạnh đó con còn được lớn, trưởng thành từ đâu nữa.
- Con dần không lớn, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình sâu nặng của quê hương.
? Em hiểu “Người đồng mình”: có nghĩa là gì , có thể thay thế từ này bằng những từ nào khác ? NX về cách nói ? (-> có thể thay bằng các từ : người bản mình, người buôn mình, người quê mình)
+ “Người đồng mình”: Những người cùng sống trong một môi trường -> quê hương tác giả => cách nói mộc mạc mang tính địa phương của người dân tộc Tày.
? Cuộc sống lao động của người đồng mình được gợi lên qua các hình ảnh nào?
? Nhận xét gì về các từ cài, ken trong hai câu thơ trên.
? Cuộc sống lao động của “Người đồng mình” là cuộc sống như thế nào.
-> Sử dụng các động từ: cài, ken
=> Miêu tả cụ thể cuộc sống lao động cần cù, tươi vui, ngoài ra còn thể hiện sự gắn bó, quấn quýt trong lao động, làm ăn của đồng bào quê hương.
? Hai câu thơ gợi cho em suy nghĩ gì?
HS suy nghĩ , phát biểu
HS khác bổ sung
GV chốt lại
-> Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. 
- 1 HS đọc diễn cảm
2- Đoạn 2
(Nhận xét về ngữ điệu của câu thơ, cách diễn đạt của tác giả)
-> Ngữ điệu cảm thán, nghệ thuật so sánh, điệp ngữ, sử dụng thành ngữ, cách nói khác lạ .
=> Cuộc sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn nhọc nhằn, nghèo đói của “người đồng mình”
? Từ đó, người cha mong muốn ở con điều gì ?
-Mong muốn của người cha : con phải có nghĩa tình chung thuỷ và nghĩa tình với quê hương.
(Gợi ý: Em hiểu các câu thơ trên như thế nào)
-> Giọng điệu tha thiết, cách nói mộc mạc có sức khái quát`
`
-> Đức tính của “người đồng mình” giàu chí khí, niềm tin, không nhỏ bé về tâm hồn về ý chí và mong ước xây dựng quê hương. 
? Từ những đức tính quý báu này của “người đồng mình”, người cha mong ước ở con điều gì .
- Người cha mong muốn con biết tự hào về truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời
* Hoạt động 3.(3p)
? Qua bài thơ, em cảm nhận được tình cảm của người cha dành cho con ntn? Điều lớn lao nhất mà cha muốn truyền cho con là gì.?
? Giá trị nghệ thuật đặc sắc?
H. Đọc ghi nhớ (Sgk)
III. Tổng kết.
1. Nội dung.
- Nêu lên tình cảm yêu thương, trìu mến, thiết tha và niềm tin tưởng của người cha qua lời nói với con.
2. Nghệ thuật.
* Ghi nhớ(Sgk)
IV. Củng cố (2p).
G khái quát toàn bộ kiến thức cơ bản.
V. dặn dò (1p).
- Học thuộc bài và nắm nội dung bìa học.
- Chuẩn bị: Nghĩa tường minh và hàm ý.
E/ Rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT 122.doc