Giáo án Tự chọn Văn 9 - Hồ Thị Huyền Nga

Giáo án Tự chọn Văn 9 - Hồ Thị Huyền Nga

TIẾT 1+2: MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT

 TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .

 -Qua bài học giúp HS nắm được một số điểm cần lưu ý khi sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

- Từ đó biết cách sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động 1.

I. Tìm hiểu một số lưu ý khi sử dụng BPNT trong văn bản thuyết minh.

 

doc 24 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Văn 9 - Hồ Thị Huyền Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 19/8/2009	
Tiết 1+2:	Một số lưu ý khi sử dụng biện pháp nghệ thuật 
	 trong văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt . 
 -Qua bài học giúp HS nắm được một số điểm cần lưu ý khi sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Từ đó biết cách sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 
B. Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1. 
I. Tìm hiểu một số lưu ý khi sử dụng BPNT trong văn bản thuyết minh. 
? Nhắc lại tác dụng của BPNT trong văn bản thuyết minh ?
?Khi sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản cần lưu ý điều gì ?
?Sử dụng nhân hoá, ẩn dụtrong văn bản thuyết minh cần lưu ý điều gì?VD?
? Lời thoại trong văn bản thuyết minh có giống lời thoại trong văn bản tự sự không 
? Có phải tất cả mọi văn bản thuyết minh đều nên sử dụng các biện pháp nghệ thuật hay không ?
-Nhiệm vụ chính của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức khách quan về sự vật hiện tượng, phương pháp, cách thức với mục đích giúp người đọc, người nghe hiểu một cách đầy đủ cặn kẽ về hiện tượng, sự vật, phương pháp, cách thức đó. Những phương pháp chính người ta sử dụng để thuyết minh là định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, phân loại –phân tích Tuy nhiên ở một số văn bản thuyết minh phổ cập kiến thức hoạc văn bản thuyết minh có tính chất văn học, muốn tạo sự sinh động hấp dẫn và để khơi gợi sự cảm thụ của người đọc, người nghe về đối tượng được thuyết minh thì người viết có thể vận dụng một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc hình thức vè, diễn ca
1. Dù sử dụng hình thức tự thuật, kể chuyện hay đối thoại thì cũng phải tuân thủ mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức khách quan về đối tượng, sự vật. điều đó có nghĩa là không nên quá lạm dụng khi dùng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh để tránh tình trạng dẫn tới sự nhầm lẫn về phương thức biểu đạt (chẳng hạn lạc sang phương thức tự sự )
2. Các hình ảnh ẩn dụ hay nhân hoá được dùng trong văn bản thuyết minh đều phải xuất phát từ đặc trưng bản chất của đối tượng, đều là sản phẩm của trí tưởng tượng hình thành trên cơ sở nhận thức về đối tượng (có thể nhận thức bằng nhiều con đường: quan sát, xem xét trực tiếp, tìm hiểu qua sách báo, thu nhận thông tin từ người khác ) Như vậy mới tránh được tình trạng thiếu khách quan, thiếu chính xác trong bài văn thuyết minh. 
VD. Những hình ảnh nhân hoá trong văn bản “Hạ Long -Đá và Nước”(Nguyên Ngọc ) đều là sản phẩm được tạo nên bởi sự kết hợp giữa quá trình quan sát thực tế và trí tưởng tượng phong phú của người viết .
3. Việc dùng lời thoại trong văn bản thuyêt munh không có vai trò khắc hoạ hình tượng nhân vật như trong văn bản tự sự. Đây chỉ là một trong những hình thức được sử dụng để chuyển tải những thông tin về đối tượng đang được thuyết minh. Như vậy có nghĩa là trong lời thoại của văn bản thuyết minh ta có thể sử dụng kết hợp các phương pháp thuyết minh như nêu định nghĩa, liệt kê, dùng số liệu (VD: văn bane “Ngọc Hoàng xử tội Ruồi Xanh” 
4. Chỉ nên sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, ở một số kiểu văn bản thuyết minh, nhất là thuyết minh về các danh lam thắng cảnh, danh nhânCó những loại văn bản thuyết minh không nên sử dụng hình ảnh nghệ thuật như thuyết minh về 1phương pháp , cách thức .
Tiết 2
Hoạt động 2. II. Bài tập .
Bài tập 1. Đọc các đoạn văn sau và làm bài tập bên dưới :
Đoạn 1. Kinh đô Huế dịu dàng, kín đáo, thầm lặng nên thư như dòng nước Hương Giang trôi êm ả, như tán phượng vĩ lao xao trong thành nội, như đồi thông u tịch buổi chiều hôm xứ Huế. Đi thăm kinh thành Huế du khách sẽ thấy lòng mình thanh thản, tự hào và dễ bị chìm đắm trong sự quyến rũ bởi các công trình kiến trúc tráng lệ mà khiêm nhường, e ấp hoà quyện trong cảnh mây, nước, cỏ hoa, đất trời tạo nên những cảm xúc tuyệt mĩ cho thơ ca và hoạ, nhạc .
 	(Theo Almanach Những nền văn minh thế giới )
Đoạn 2. Vào những ngày nắng đẹp , nước sông Giăng trong xanh và có thể nhìn thấy đáy sông. Không khí trong lành. Thiên nhiên yên tĩnh. Ngược dòng sông Giăng, hai bên bờ là những rừng cây nguyên sinh, cây cối xanh tươi. ẩn hiện dưới những tán lá xanh là những thảm hoa đú màu sắc. Càng vào sâu nước chảy càng xiết hơn, cây cối hai bên bờ rậm rạp và đa dạng hơn. Du khách có thể bắt gặp đàn khỉ có đến mấy chục con xuống uống nước, chúng nhảy cả lên bè nứa của dân địa phương, có lúc còn tò mò lôi đồ đạc của những người đi bè ra ngắm nghía. Từ Phà Lài ngược dòng chừng hơn 10km, dòng sông thu hẹp hơn. Vào dịp cuối xuân, đầu hạ du khách có dịp ngắm những đàn bướm trắng, bướm vàng có đến hàng ngàn con dập dờn trên các vách đá. 
	(Theo Trần Đình Hà ) 
?Các đoạn văn trên thuyết minh về đối tượng nào ? Tính chất thuyết minh thể hiện ra sao?
?Chỉ rõ đặc điểm của đối tượng được thuyết minh ?
?Phát hiện nhưỡng biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn? Tácdụng?
-Đoạn 1. 
-Đối tượng thuyết minh : Kinh thành Huế 
-tính chất thuyết minh thể hiện : văn bane cung cấp những tri thức khách quan về kinh thành Huế .
-Đối tượng nổi bật của kinh thành Huế : Huế dịu dàng, kín đáo, trầm lặng với những công trình kiến trúc tráng lệ mà kiêm nhường. 
-Biện pháp so sánh ; nhân hoá (dùng từ ngữ chỉ người để chỉ sự vật : dịu dàng , kín đáo , khiêm nhường , e ấp )
=>Sự vật trở nên sống động có hồn. 
Bài tập 2. Lấy VD về các văn bản hoặc phần văn bản thuyết minh có sử dụng BPNT theo yêu cầu sau :
-Một văn bản thuyết minh có dùng hình thức tự thuật, đối thoại .
-Một ví dụ về văn bản thuýêt minh có dùng hình ảnh ẩn dụ nhân hoá 
*Hoạt động 3. Củng cố dặn dò :
	Sưu tầm một số sách báo để làm phong phú cho bài tập 2.
	25/8/2009
Tiết 3: Thực hành viết đoạn văn, bài văn thuyết minh
 có sử dụng biện pháp nghệ thuật
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS:
-Vận dụng cách sử dụng biện pháp nghệ thuật để viết đoạn văn, bài văn thuyết minh có sử dụng yếu tố nghệ thuật. 
-Rèn luyện kĩ năng viết văn thuýêt minh một cách hấp dẫn. 
B. Tổ chức các hoạt động dạy học .
Hoạt động 1. xây dựng dàn bài một đề văn thuyết minh.
Đề ra : Hãy viết bài văn thuyết minh về tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khoẻ của con người .
-GV hướng dẫn HS xây dựng dàn bài cho đề bài trên 
Mở bài : nêu khái quát tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khoẻ của con người.
Thân bài : 
-Nhận dịnh về những tác hại nghiêm trọng của thuốc lá đối với sức khoẻ của con người .
-lần lượt phân tích và giải thích từng tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khoẻ của con người (gây ho, viêm phế quản, viêm phổi, ho lao, nhồi máu cơ tim, ung thư )
-nêu những bình luận, đánh giá (theo hướng phê phán gay gắt ) của cá nhan đối với tệ nạn hút thuốc lá ở môi trường sống xung quanh mình ( gia đình, khu phố, làng xóm, địa phương )
Kết bài : Khẳng định quan điểm cá nhân về tác hại của viêc hút thuốc lá đối với sức khoẻ của con người . 
Hoạt động 2: hướng dẫn HS đưa BPNT vào bài viết và viết bài. 
? Với dàn bài như trên em sẽ vận dụng biện pháp nghệ thuật như thế nào ? 
? Em sẽ sử dụng các biện pháp so sánh nhân hoá, ẩn dụvào những chỗ nào trong bài viết ?
? Hãy viết các đoạn mở bài , các đoạn trong phần thân bài, đoạn kết bài ?
-GV chia lớp ra thành 4 nhóm :
+Nhóm 1: viết phần mở bài 
+Nhóm 2+3: viết phần thân bài .
+Nhóm 4: viết phần kết bài 
-GV nhận xét góp ý. 
-Có thể dùng lối tự thuật, tự sự , đối thoại 
(HS tự bộc lộ )
- HS viết trong vòng 15 phút .
- HS trình bày , nhận xét 
Hoạt đông3. Củng cố, dặn dò : 
-Ôn lại phần lí thuyết .
- Viết hoàn chỉnh bài viế
 28/8/2009 
Tiết 4+5: Một số lưu ý khi sử dụng yếu tố miêu tả 
 trong văn bản thuyết minh.
A. mục tiêu cần đạt : Giúp HS:
- nắm được một số điểm cần lưu ý khi sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Từ đó biết cách sử dụng yếu tố miêu tả một cách có hiệu quả trong văn bản thuyết minh.
B. tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động1: Tìm hiểu một số lưu ý khi sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
? Yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì ?
? Khi đưa yếu tố miêu tả vào văn bản thuyết minh cần lưu ý điều gì ?
? Sử dụng lạm dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh sẽ gây ra hậu quả gì ?
-Miêu tả trong văn bản thuyết minh sẽ làm cho đối tượng hiện lên cụ thể, sống động, gần gũi, dễ cảm. Giúp người đọc, người nghe có được những nhận thức đầy đủ, sáng tỏ về đối tượng .
chính vì lẽ đó, ngoài việc sử dụng các phương pháp thuyết minh văn bản thuyết minh rất cần có sự phụ trợ của văn miêu tả .
Chẳng hạn : khi thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ( vịnh hạ Long , động hương Tích, động Phong Nha ) thì rất cần miêu tả khung cảnh thiên nhiên, cấu tạo , cách bài trí của tạo hoá ( hình ảnh , màu sắc , kiểu dáng) Hay khi thuyết minh về một loài cây ( Cây tre, cây chuối, cây dừa) thì cần phải làm nổi bật cấu tạo , hình dáng, màu sắc của rễ , thân ,lá, cànhthông qua hình thức miêu tả.
1.Việc sử dụng yếu tố miêu tả có thể thông qua cách dùng từ ngữ ( nhất là các từ láy ) hoặc thông qua cách dùng các hình ảnh có sức gợi lớn cùng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc như so sánh, ẩn dụ, hoán dụTuy nhiên, khác với miêu tả trong văn bản nghệ thuật, miêu tả trong văn bản thuyết minh cần đảm bảo tính chân thực, khách quan. Các hình ảnh được miêu tả dù có hình thành từ trí tưởng tượng thì cũng phải là kết quả của một quá trình tiếp cận, quan sát đối tượng. Có như vậy mới đáp ứng được tính khoa học, khách quan trong tri thức của một văn bản thuyết minh .
2. Mục đích của miêu tả trong văn bản thuyết minh là nhằm khơi gợi sự cảm nhận cho người đọc, người nghe về đối tượng ; giúp người đọc người nghe hình dung rõ hơn 
, cụ thể hơn về đối tượng. Mặt khác, đối tượng được thuyết minh thường có tính khái quát cao. Ngay cả đối với một đối tượng cụ thể là danh lam thắng cảnh thì giữa thuyết minh với phương thức biểu đạt khác cũng có nhiều điểm giống nhau. Nếu là văn miêu tả, tự sự thì thường gắn đối tượng vào thời gian cụ thể , một tình huống cụ thể ( tả vịnh Hạ Long vào một chiều hè, tả vịnh Hạ Long vào một đêm trăng ; kẻ một kỉ niệm nhân chuyến đi thăm quan vịnh Hạ Long ). Còn đối với văn bản thuyết minh, hình ảnh vịnh Hạ Long hiện lên phải đảm bảo tính khái quát (vị trí, quá trình kiến tạo của thiên nhiên qua hàng triệu năm, cấu trúc tổng thể, những cảnh sắc )Như vậy cũng có nghĩa là miêu tả trong văn thuyết minh chỉ dừng lại ở việc tái hiện hình ảnh đối tượng ở một chừng mực nhất định, giúp cho người tiếp nhận hiểu rõ thêm về đối tượng đó mà thôi. Đây là đặc điểm lưu ý quan trọng, đòi hỏi người tạo lập văn bản thuyết minh cần có sự lựa chọn và sử dụng yếu tố miêu tả vừa phải hợp lí , tránh tình trạng lạm dụng, làm hạn chế tính khoa học, chân thực của nội dung thuyết minh. 
3. Trong quá trình thuyết minh, những câu văn có ý nghĩa miêu tả nên được sử dụng đan xen với những câu văn có ý nghĩa lí giải ( lập luận giải thích ), ý nghĩa minh hoạ (lập luận  ... ược đoạn văn trên cơ sở câu cho sẵn với yêu cầu phải chứng minh hoặc giải thích để làm rõ nội dung nhân xét được nêu trong câu ấy. Vị trí của câu đã cho nên đặt đầu đoạn.
- Về nội dung : Phải bám sát nhận xét của nhân vật ( tôi ) ở mỗi câu để triển khai theo hướng dùng nghị luận chứng minh hoặc dùng nghị luận giải thích ( có lí lẽ).
Bài tập 2: Viết một đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận, ghi lại diễn biến cuộc đấu tranh nội tâm của một nhân vật khi rơi vào tình huống phải tự nhận khuyết điểm, lỗi lầm của mình.
Gợi ý: trước hết phải chọn tình huống cụ htể về khuyết điểm , lỗi lầm của nhân vật ( VD: nói dối mẹ, đánh vỡ đồ vật trong nhà, bị điểm xấu...). Trên cơ sở đó, dùng lập luận để diễn tả cuộc đấu tranh nội tâm. Cần chú ý rằng, đó gọi là cuộc đấu tranh nội tâm thì phải có những suy nghĩ trái ngược nhau ( VD: một luồng suy nghĩ cố tìm cách bảo vệ, biện bạch cho hành vi của mình ; một luồng suy nghĩ khác lại nhận ra sai trái trong hành vi cảu mình , thôi thúc phải tự nhận khuyết điểm...). Mặt khác, đã gọi là diễn biến của cuộc đấu tranh nội tâm tức là thể hiện thay đổi trong suy nghĩa: ban đầu muốn tìm cách lẩn tránh, sau đó tự thấy được cần phải nhận lội.
- HS viết , sau đó trình bày.
- HS và GV nhận xét , bổ sung, sữa chữa. 
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò:
- Hoàn thành bài tập số 2. 
 25/11/2009
Tiết 15+ 16: Một số lưu ý về cách sử dụng 
 đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm 
 trong văn bản tự sự
Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
Nắm được những điểm cần lưu ý về đối thoại, đọc thoại, đọc thoại nội tâm trong văn bản tự tự .
Vận dụng các yếu tố trên vào việc viết bài văn tự sự có hiệu quả.
Tổ chức các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1 : I. Tìm hiểu một số lưu ý về việc sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự .
? Thế nào là đối thoại ?
? Khi nào thì có ngôn ngữ đối thoại ?
? Khi sử dụng đối thoại cần lưu ý điều gì?
? Thế nào là độc thoại ?
? Các điều kiện để có ngôn ngữ độc thoại ?
1.Đối thoại : Là ngôn ngữ giao tiếp giữa người này với người kia dưới hình thức đối đáp qua lại. 
* Các điều kiện để có ngôn ngữ đối thoại.
- Phải có hoàn cảnh giao tiếp ( không gian, thời gian, tình huống )
- Phải có sự hiện dyện của người tham gia giao tiếp ( từ 2 người trở lên ).
- Giữa những người tham gia giao tiếp phải có nhu cầu trao đổi thông tin ( dưới nhiều hình thức và với nhiều mục đích giao tiếp khác nhau: hỏi đáp, tranh luận, tâm sự, mệnh lệnh, trình bày)
* Một số lưu ý :
- Khi đối thoại không nhất thiết phải có lời trao và lời đáp. Sự im lặng của nhân vật tham gia giao tiếp cũng có thể được coi là một dấu hiệu trả lời trong đối thoại.
- Có khi nhân vật sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để hỗ trợ hoặc thay cho lời nói ( một cái lắc đầu, nhíu mà, xua tay, một điệu bộ nhún vai, một tiếng thở dài )
- Về kết cấu cú pháp , các phát ngôn đối thoại thường có cấu trúc đơn giản, ngắn gọn ( nhiều câu tỉnh lược ) , sử dụng từ ngữ chiêm xen ( ấy thế mà, cha tiên sư chúng nó, hà, giời ơi, bố mày) 
2. độc thoại : Là lời nói của người nào đó không nhằm vào một ai hoặc tự nói với chính mình. Nhiều khi độc thoại chỉ tồn tại trong ý nghĩ, không phát ra thành lời.
* Các điều kiện để có độc thoại :
- Phải có hoàn cảnh giao tiếp để nhân vật có nhu cầu tự bộc lộ nội tâm qua lời độc thoại( chú trọng tới tình huống giao tiếp)
- Không cần có sự hiện diện của người tham gia giao tiếp với nhân vật hoặc nếu có xuất hiện 2 hay nhiều nhân vật trong hoàn cảnh giao tiếp ấythì lời độc thoại của nhân vật không nhằm vào ai cả.
- Nhân vật không có nhu cầu trao đổi thông tin với người khác .
* Lưu ý : Về kết cấu cú pháp , các phát ngôn độc thoại , nhất là độc thoại nội tâm thường sử dụng loại cấu trúc câu phức tạp hơn so với đói thoại. Sự phức tạp thể hiện ở độ dài của câu văn, ở cấu trúc nhiều tầng bậc , ở các kiểu câu đan xen nhau 
Hoạt động 2: II. Luyện tập 
Bài tập 1: Xác định và phân tích tác dụng của độc thoại và độc thoại nội tâm trong các ví dụ sau :
Chàng cảm động gần ứa nước mắt. Bà yêu thương cháu quá, giờ chỉ có mình cháu, với mình bà. Mà bà làm bếp có một mình thôi ư? Không, hình như có tiếng người khác nữa, tiêng trong và mau hơn . Thanh lắng nghe : một tiếng cười sẽ đưa lên. Tiếng ai? Nghe quen quá mà Thanh không nhớ được. 
 ( Thạch Lam – Dưới bóng hoàng lan )
đi gần đến làng , tôi thấy lòng bồi hồi xúc động. Từ xa ttôi đưa mắt ngắm những con đường làng trước kia không có , những ngôi nhà và những thửa vườn mới, rồi nhìn lên ngọn đồi trước đây có ngôi trường cũ của chúng tô, và hồi hộp nghẹn thở : trên đồi, hai cây phong lớn mọc sát cạnh nhau, đang đung đưa trước gió. Và lần đầu tiên tôi cất tiếng gọi tên người mà suốt đời tôi đã gọi bằng “ thầy”Đuy-sen.
 - Đuy-sen! – tôi thì thầm- Cám ơn anh về tất cả những gì anh đã làm cho em, anh Đuy- sen!...
 ( T. Ai-ma-tôp, Người thầy đầu tiên)
HS làm bài tập , trình bày, nhận xét.
GV góp ý , sửa chữa.
 8/11/2008
 Tiết 17: Luyện tập viết Đoạn văn , bài văn tự sự 
 có sử dụng yếu tố , đối thoại, độc thoại độc thoại nội tâm .
Mục tiêu cần đạt : Giúp HS 
Biết cách viết đoạn văn, bài văn tự sự có sử dụng yểu tố đối thoại độc thoại nội tâm. 
Rèn luyện kĩ năng viết văn tự sự.
Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 :Bài tập 
Cho nhân vật là hai người bạn ; tình huống là sự hiểu lầm đáng tiếc. Hãy viết một đoạn văn tự sự có sử dụng các hình thức đối thoại và độc thoại.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Trước hét phải xác định tình huống giao tiếp cụ thể trên cơ sở gợi ý của đề ( một sự hiểu lầm đáng tiếc). Từ đó xây dựng đoạn hội thoại có sử dụng cả lời đối thoại ( hai nhân vật trực tiếp nói chuyện với nhau để làm rõ thái độ của mỗi ngườitrước sự việc ) và lời đối thoại ( nhân vật bị hiểu lầm tự độc thoại để giãi bày tâm sự oan ức của mình 0.
Ví dụ về tình huống : Bạn A trách bạn B về việc không chịu cho mình chép bài trong giờ kiểm tra toán.
HS viết bài , trình bày , nhân xét.
 GV bổ sung, uốn nắn, sửa chữa.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò.
- Nhắc lại lí thuyết về yếu tố đối thoại, độc thoại độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự .
- Ra bài tập về nhà .
 13/11/2008
 Tiết 18: Một số lưu ý về người kể chuyện 
 trong văn bản tự sự 
Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Nắm được những điều cần lưu ý khi sử dụng ngôi kể trong văn bản tự sự.
- Rèn luyện kĩ năng viết văn bản tự sự.
B. Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiếu một số lưu ý khi sử dụng ngôi kể trong văn bản tự sự.
1. Khái niệm người kể chuyện :
- Người kể chuyện là người đứng ra kể toàn bộ diễn biến câu chuyện được nhắc tới trong tác phẩm.
- Người kể chuyện có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau vàở những ngôi kể khác nhau : Khi xuất hiện trực tiếp ở ngôi thứ nhất ( người kể vào vai người dẫn chuyện, xưng tôi )hoặc ngôi thứ ba ( người kể tự dấu mình, không xuất hiện trực tiếp, gọi các nhân vật bằng chính tên gọi hay bằng các đại từ nhân xưng ở ngôi thứ ba ). Cũng có những trường hợp , trong một tác phẩm có thể kết hợp hai hình thức với hai ngôi kể.
2. Một số lưu ý : 
- Dù lựa chọn ngôi kể và hình thức kể chuyện nào cho người kể chuyện thì cũng phải thể hiện được một điểm nhìn nào đố đối với diễn biến sự việcvà nhân vật trong tác phẩm . Nói đến điểm nhìn là nói đến vị trí của người kể trong quá trình kể lại câu chuyện . Có khi người kể chuyện mượn đôi mắt của nhân vật trong truyện để quan sát và đánh giá sự việc, tức là nhập vào nhân vật trong truyện để miêu tả tân tư tình cảm, suy nghĩ bên trong đối với sự việc đó ( gọi là điếm nhìn bên trong).Có khi người kể chuyện đứng ở bên ngài quan sát, miêu tả sự việc, nhân vật , vừa đi sâu vào miêu tả tâm lí nhân vật để miêu tả suy nghĩ, cảm xúc , phân tích đánh giá, bình phẩm sự việc hoặc nhân vật ấy( gọi là điểm nhìn thấu suốt)
- Trong cùng một tác phẩm có thể kết hợp sử dụng cả ba điểm nhìn trên . Hoặc ngay cả đối với một nhân vật, một sự việc cũng có thể được quan sát , miêu tả từ các điểm nhìn khác nhau : Khi trực tiếp, khi gián tiếp ; khi quan sát ngoại hình khi phân tích nội tâm ; khi miêu tả lạnh lùng , khách quan , khi xen vào đánh giá , bình luận theo chủ quan nhà văn Chính cái nhìn nhiều chiều ấy tạo cho tác phẩm một giọng kể đa dạng phong phú tránh được cảm giác đơn điệu tẻ nhạt ; đồng thời các nhân vật cũng hiện lên một cách hoàn thiện , rõ nét hơn.
Hoạt động 2 : Luyện tập .
Xác định ngôi kể và điểm nhìn của ngtười kể chuyện trong đoạn văn sau ;
 Phải, người hoạ sĩ vừa nói chuyện, tay vừa bất giác hí hoáy vào cuốn sổ tì trên đầu gối. Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực cuả nghệ thuật , của hội hoạ trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời. Ông thấy ngòi bút của ông bất lực trên từng chặng đường đi nhỏ của ông, nhưng nó như là một quả tim nữa của ông , hay chính là quả tim cũ được "đề cao" lên, do đó mà ông khao khát , mà ông yêu thêm cuộc sống. Thế nhưng, đối với chính nhà hoạ sĩ , vẽ bao giờ cùng là một việc khó , nặng nhọc, gian nan. Làm một bức chân dung, phác hoạ như ông làm đây , hay rồi vẽ dầu, làm thế nào làm hiện lên được mẫu người ấy ? Cho người xem hiểu được anh ta , mà không phải hiểu như một ngôi sao xa ? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà hoạ sĩ vào giữa bức tranh đó ? Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy , ông đã chấp sự thử thách .
 ( Nguyễn Thành Long ) 
Gợi ý 
Người kể dấu mình , không xuất hiện trực tiếp . Điểm nhìn của người kể chuyện thay đổi liên tục với cả 3 hình thức : điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn thấu suốt .
 18/11/2008
 Tiết 19: Luyện tập viết đoạn văn bài văn tự sự 
 với việc lựa chọn người kể chuyện phù hợp
Mục tiêu cần đạt:
- HS biết viết đoạn văn bài văn tự sự với việc lựa chọn ngôi kể phù hợp.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôi kểtrong văn tự sự .
B. Tổ chức các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1 : Luyện tập 
Chọn một đề tài tự sự , hãy viết hai đoạn văn với hai yêu cầu sau :
Người kể chuyện được đặt ở ngôi thứ nhất ( Trực tiếp dẫn dắt diễn biến câu chuyện )
Người kể chuyện ở ngôi thứ ba( giấu mình, không xuất hiện trực tiếp).
 Gợi ý : Trước hết phải chọn được đề tài tự sự . Để dễ dàng triển khai đoạn văn , nên chọn những đề tài đơn giản , gần gũi với cuộc sống hàng ngày ( sinh hoạt gia đình , chuyện ở trường học , tình cảm bạn bè )
Tởp trung viết một đoạn văn theo ngôi kể thứ nhất ( Có nhân vật tôi và một vài nhân vật nữa ; có tình tiết diễn biễn câu chuyện ) . Trên cơ sử đó chuyển đổi ngôi kể để hoàn thành đoạn văn thứ hai .
Chú ý thay đổi linh hoạt các điểm nhìn của người kể chuyện nhưng phải quan tâm tới ngôi kể . Chẳng hạn dùng ngôi kể thứ nhất thì chủ yếu sử dụng điểm nhìn bên trong ; dùng ngôi kể thứ ba thì tuỳ vào diễn biến nội dung để lựa chọn điểm nhìn thích hợp .
Hoạt động 2: Củng cố , dặn dò. 
- Nắm vững những điều cần lưu ý về ngôi kể trong văn tự sự .

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon van 9.doc