Giáo án Tự chọn Văn 9 - Tiết 1 đến tiết 31

Giáo án Tự chọn Văn 9 - Tiết 1 đến tiết 31

Củng cố kiến thức văn bản :

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

I/ Mục tiêu cần đạt :

 Khắc sâu cho HS : điều gì đã làm nên vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của HCM. Những nét riêng của tác giả trong việc làm rõ vẻ đẹp phong cách của Chủ tịch HCM.

 Khơi dậy niềm kính phục, lòng yêu mến, tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

II/ Chuẩn bị :

 GV : Soạn bài.

 HS : Học bài, làm bài tập.

III/ Hoạt động của thầy và trò :

 

doc 41 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Văn 9 - Tiết 1 đến tiết 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 – Tiết 1 :
	Soạn ngày 25 tháng 8 năm 2006.
	Dạy ngày tháng năm 2006.
Củng cố kiến thức văn bản : 
Phong cách hồ chí minh
I/ Mục tiêu cần đạt :
	Khắc sâu cho HS : điều gì đã làm nên vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của HCM. Những nét riêng của tác giả trong việc làm rõ vẻ đẹp phong cách của Chủ tịch HCM.
	Khơi dậy niềm kính phục, lòng yêu mến, tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
II/ Chuẩn bị :
	GV : Soạn bài.
	HS : Học bài, làm bài tập.
III/ Hoạt động của thầy và trò :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* ổn định : 1’
* HĐ1 : Kiểm tra : 5’
- Sự chuẩn bị của HS.
* HĐ2 : HD củng cố kiến thức về nội dung – nghệ thuật.
? Điều gì làm nên vẻ đẹp trong phong cách sống, làm việc của HCM ?
- Trái với nhiều lãnh tụ châu á khác, CT HCM đã đi vào cuộc đời chính trị bằng con đường tự đào tạo và trưởng thành ở châu Âu, nhất là những năm tháng ở Pháp.
? Thái độ của Bác khi tiếp thu văn hoá nhân loại ?
? Để CM CT HCM có 1 lối sống rất bình dị, rất VN, rất phương Đông, tác giả sd d/c nào ? NX cách trình bày d/c của tác giả ?
? Việc liên hệ c/s của Bác với c/s của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm có td gì ?
? Tìm những biện pháp nghệ thuật chủ yếu mà tác giả sd trong bài viết ?
- Là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, giữa vẻ đẹp cao cả và sự giản dị.
- 3 cơ sở chính :
+ CT HCM là người đã từng đặt chân đến nhiều vùng đát khác nhau (ghé nhiều cảng, thăm nhiều nước châu Phi, châu Mĩ , sống dài ngày ở Pháp, Anh).
 Quá trình hoạt động đã giúp Người nhìn thế giới bằng chính đôi mắt mình. Hơn nữa, Người làm nhiều việc khác nhau để sống, đó là vốn thực tiễn hết sức quan trọng mà Người đã tích luỹ được.
+ Người thông thuộc nhiều ngoại ngữ, nhờ thế Bác có khả năng giao tiếp với nhiều người, nhiều nền văn hoá khác nhau.
+ Đến đâu Bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá nghệ thuật đến mức uyên thâm. Đây chính là mức độ, chiều sâu tiếp thu văn hoá nhân loại của Người.
 - Tiếp thu tinh hoa, phê phán những tiêu cực của CNTB, chủ động trong tiếp thu văn hoá.
- Tiếp thu văn hoá nhân loại nhưng không làm mất bản sắc văn hoá dân tộc, kết hợp, nhào nặn tinh hoa văn hoá phương Đông + phương Tây, tạo thành lối sống độc đáo, là phong cách rất VN, phương Đông nhưng mới, hiện đại.
- D/c : Ngôi nhà sàn nhỏ với ao cá, vài căn phòng vừa là nơi tiếp khách, họp chính trị, đồ đạc đơn sơ  trang phục giản dị : áo bà ba, áo trấn thủ, dép lốp, ăn uống đạm bạc với những món ăn đậm hương vị quê hương.
 Hệ thống dẫn chứng nhiều, tiêu biểu, toàn diện, thuyết phục người đọc, kết hợp khéo léo giữa trình bày d/c + bình luận nhưng không khô khan, kể lể dài dòng.
- Liên hệ hợp lí, 3 nhân cách lớn, 3 nhà văn hoá có lối sống thanh cao, giản dị. Dẫn thơ NBKcàng chỉ rõ sự giản dị. Việc so sánh Bác với các vị hiền triết cho thấy bác rất phương Đông, gắn bó său sắc vẻ đẹp truyền thống dân tộc, đó là 1 quan niệm thẩm mĩ, 1 di dưỡng tư tưởng rất đẹp.
- Kết hợp hài hoà kể + bình luận (lối bình luận mang tính khái quát cao).
- D/c chọn lọc tiêu biểu, toàn diện.
- So sánh, sd thơ hợp lí.
- Sd thành công các biện pháp đối lập nhằm nổi bật vẻ đẹp phong cách văn hoá HCM.
I/ Nội dung :
1/ Vẻ đẹp trong phong cách HCM :
- Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, giữa vẻ đẹp cao cả và sự giản dị.
II/ Nghệ thuật :
- Kết hợp hài hoà kể + bình luận.
- D/c chọn lọc tiêu biểu, toàn diện.
- So sánh, sd thơ hợp lí.
- Sd thành công các biện pháp đối lập nhằm nổi bật vẻ đẹp phong cách văn hoá HCM.
* Củng cố – HDVN :
? Sưu tầm, đọc những câu văn, bài thơ nói về vẻ đẹp phong cách sống, cốt cách văn hoá của HCM.
Tuần 2 – Tiết 2 :
Soạn ngày 01 tháng 9 năm 2006.
	Dạy ngày tháng năm 2006.
Củng cố, luyện tập : 
Sử dụng yếu tố miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
I/ Mục tiêu cần đạt :
	Rèn luyện kĩ năng sd 1 số biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả vào văn thuyết minh để bài văn thuyết minh thêm sinh động.
	Việc sd các biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả phải hợp lí, không nên lạm dụng, không được ảnh hưởng đến tính liên tục của bố cục văn bản của nhiệm vụ chủ yếu của văn bản TM là cung cấp những hiểu biết chính xác, giá trị công dụng thiết thực của đối tượng.
II/ Chuẩn bị :
	GV : Soạn bài.
	HS : Học bài, làm bài tập.
III/ Hoạt động của thầy và trò :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* ổn định : 1’
* HĐ1 : Kiểm tra : 5’
- Sự chuẩn bị của HS.
* HĐ2 : HD luyện tập. 
- Bảng phụ : 
“Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt với người đánh cá vì nó mềm, dẻo dai chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đ/s hàng ngày là như thế đấy”.
? Đoạn văn trên sd phương pháp nào của TM ? Nêu td của phương pháp đó ?
? Hãy dùng phép nhân hoá hoặc so sánh diễn đạt câu cuối của đoạn văn để thể hiện sự sinh động gắn bó của cây dừa đ/v đ/s của con người ?
? Đọc lại đoạn văn khi đã diễn đạt lại câu cuối ? Nêu NX.
? Viết một đoạn văn về đá và nước trong hang động ở vịnh Hạ Long hoặc nơi nào em đã được tham quan ? (Có thể dựa vào văn bản Động Phong Nha – Ngữ văn 6, tập II).
- Đọc đoạn văn tiêu biểu.
? Với đề bài thuyết minh về cây lúa, em sẽ sd yếu tố miêu tả ntn ? Trình bày dàn ý của bài văn?
- Đọc đoạn văn.
- Giới thiệu, PT.
- Giúp người đọc hiểu rõ công dụng của các bộ phận trên cây dừa. Sự gắn bó của cây dừa với con người trong c/s hàng ngày.
- Cây dừa đã hết mình trong c/s hàng ngày như thế đấy
- Viết.
- MB : giới thiệu cây lúa.
- TB : 
+ Khắp dải đất hình chữ S là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay : “VN đất nước ta ơi – Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”.
+ Lúa thuộc họ thân cỏ, dễ tính, chỉ cần ruộng đất không khô quá, không chua mặn quá, chăm bón kịp thời, đã có thể trả công người 
+ Sự sinh trưởng của lúa : MT và kết hợp 1 vài biện pháp nghệ thuật về hình dáng cây lúa theo quá trình sinh trưởng.(VD tả hoa lúa : Hai vỏ trấu mỏng màu xanh ngọc khẽ hé mở để lộ 1 nhị hoa nhỏ xíu màu trắng ngà ngơ ngác trước gió).
+ Sự đa dạng phong phú của giống lúa 
+ Giá trị của cây lúa 
- KB : K/đ tầm quan trọng của cây lúa , ý nghĩa của cây lúa trong đ/s con người.
1/ Bài tập 1 :
2/ Bài tập 2 :
* Củng cố – HDVN :
- Về nhà làm bài cây lúa.
Tuần 3 – Tiết 3 :
Soạn ngày 05 tháng 9 năm 2006.
	Dạy ngày tháng năm 2006.
Củng cố, luyện tập : 
các phương châm hội thoại
I/ Mục tiêu cần đạt :
	Củng cố kiến thức về các phương châm hội thoại để HS nhận thức rõ trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói thành lời nhưng khi tham gia vào giao tiếp cần phải tuân thủ, nếu không thì dù những câu nói không có lỗi về ngữ âm, ngữ pháp song giao tiếp vẫn không thành công.
	Phương châm lịch sự liên quan đến quan hệ của những người tham gia hội thoại.
	Các phương châm còn lại liên quan đến nội dung hội thoại.
II/ Chuẩn bị :
	GV : Soạn bài.
	HS : Học bài, làm bài tập.
III/ Hoạt động của thầy và trò :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* ổn định : 1’
* HĐ1 : Kiểm tra : 5’
- Sự chuẩn bị của HS.
* HĐ2 : HD hệ thống hoá nội dung kiến thức :
? Có mấy phương châm hội thoại ? Nêu nội dung của các phương châm hội thoại ?
- Trả lời.
I/ Hệ thống kiến thức về các phương châm hội thoại :
* HĐ3 : HD luyện tập.
? Các câu sau có tuân thủ phương châm về lượng không? Vì sao? Hãy sửa lại cho đúng?
a/ Nó đá bóng bằng chân.
b/ Nó nhìn tôi bằng đôi mắt.
? Các thành ngữ : Nói có sách, mách có chứng; ăn ngay nói thật; nói phải củ cải cũng nghe; lắm mồm lắm miệng; câm như hến liên quan đến những phương châm hội thoại nào?
? Kể câu chuyện “Giấu đầu hở đuôi”. Câu cuối trong truyện có tuân thủ phương châm về lượng không? Vì sao?
? Xét 2 câu đối thoại sau :
A/ Đói quá!
B/ Tớ không mang tiền.
Về hình thức 2 câu trên có liên quan đến nhau không ? Theo em, 2 người đối thoại trên có hiểu nhau không?
? Từ VD trên, trong giao tiếp ta phải chú ý điều gì?
? Các thành ngữ : Nói có đầu có đuôi; nói có ngọn có ngành; dây cà ra dây muống; ăn không nên đọi, nói không nên lời; hỏi gà đáp vịt; cú nói có, vọ nói không; nói bóng nói gió; nói cạnh nói khoé; nửa úp nửa mở liên quan đến những phương châm hội thoại nào?
? Kể chuyện “Trả lời vắn tắt”. Trong cuộc hội thoại đó, phương châm hoọi thoại nào bị vi phạm?
- Trả lời.
- Nói có sách, mách có chứng; ăn ngay nói thật; nói phải củ cải cũng nghe liên quan đến phương châm về chất.
- lắm mồm lắm miệng; câm như hến liên quan đến những phương châm về lượng.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Các phương châm hội thoai chỉ áp dụng cho các cuộc hội thoại có tính tường minh.
- Trả lời.
- Trả lời.
II/ Luyện tập :
* HĐ4 : Củng cố – HDVN :
- Học thuộc các phương châm hội thoại.
- Biết vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp để đạt hiệu quả giao tiếp cao. 
Tuần 4 – Tiết 4 :
Soạn ngày 10 tháng 9 năm 2006.
	Dạy ngày tháng năm 2006.
Củng cố kiến thức văn bản : 
chuyện người con gái nam xương
Nguyễn Dữ
I/ Mục tiêu cần đạt :
	Củng cố kiến thức về tác giả, tác phẩm, những giá trị của tác phẩm về nội dung và nghệ thuật.
	Rèn kĩ năng tóm tắt tác phẩm.
II/ Chuẩn bị :
	GV : Soạn bài.
	HS : Học bài, làm bài tập.
III/ Hoạt động của thầy và trò :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* ổn định : 1’
* HĐ1 : Kiểm tra : 5’
? Trình bày hiểu biết về Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương?
- Trả lời.
* HĐ2 : HD củng cố kiến thức về tác giả Nguyễn Dữ và trác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương :
? Nêu vài nét cần ghi nhớ về tác giả Nguyễn Dữ ?
? Xuất xứ của tác phẩm ? Giải thích “Truyền kì mạn lục” ?
- Trả lời.
- Trả lời.
- Truyền kì mạn lục : ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
- Viết = chữ Hán.
- Tác phẩm gồm 20 truyện (viết = tản văn xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả, hoặc của 1 người cùng quan điểm của tác giả). 
I/ Tác giả - tác phẩm: 
1/ Tác giả :
- Tên :
- Năm sinh – mất : (? - ? )
- Quê : huyện Trường Tân (nay là huyện Thanh Miện – Hải Dương).
- Đặc điểm về c/đ : sống ở thế kỉ XVI – thời kì triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, trịnh tranh giành quyền bính, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài. Học rộng, tài cao, làm quan có 1 năm xin nghỉ về nhà..
- Sự nghiệp :
2/ Tác phẩm :
- Xuất xứ :
- Giải thích nhan đề :
- Tóm tắt :
* HĐ3 : HD củng cố giá trị nội dung – nghệ thuật của tác phẩm :
? Chuyện người có nguồn gốc từ đâu?
? So sánh truyện cổ tích với truyện của Nguyễn Dữ?
- Có nguồn gốc từ truyện cổ tích Vợ chàng Trương.
- Truyện của NDữ phức tạp hơn về tình tiết, sâu sắc hơn về cảm hứng nhân văn. Thông qua tác phẩm NDữ thể hiện cảm thông sâu sắc với số phận bất hạnh.
II/ Giá trị nội dung – nghệ thuật :
1/ Nội dung :
2/ Nghệ thuật:
* Củng cố – HDVN:
- TT VB, giá trị VB.
Tuần 5 – Tiết 5 :
Soạn n ... “Cò sẽ yêu con” : như mẹ mãi mãi hướng về con. Cánh cò trong lời ru của mẹ, ty của mẹ trong từng lời ru mãi mãi là tài sản tinh thần vô giá của con, theo con đi tới chân trời góc bể. Nhà thơ khái quát về tình mẹ và sự bền vững thấm thía của lời ru 1 cách mềm mại chứ không khô khan vì đó là thứ triết lí chứa đầy cảm xúc.
- Giọng điệu mang âm hưởng lời ru, còn mang tính triết lí suy ngẫm. Màu sắc trí tuệ trong bài thơ gắn với chiều sâu trữ tình nên h/ả thơ mềm mại, mạch thơ linh hoạt tự nhiên. Với chất giọng này, bài thơ trở nên ngọt ngào dễ đi vào tâm hồn trẻ thơ.
- Cánh cò . nâng.
- Lớn lên  thi sĩ.
- Con dù  theo con.
- Một con  quanh nôi.
I/ Củng cố kiến thức về bài thơ :
- Bố cục :
- Hình tượng thơ :
- Giọng điệu bài thơ:
* HĐ3 : Củng cố – HDVN:
? Đọc những bài thơ có sd lời hát ru và so sánh sự vận dụng sáng tạo của các nhà thơ trong từng bài?
- Học thuộc lòng bài thơ - nội dung – nghệ thuật.
Tuần 26; 27 – Tiết 26; 27 :
	Dạy ngày . tháng .năm ..
Cách làm bài nghị luận 
về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
I/ Mục tiêu cần đạt :
	Rèn cho HS biết cách làm bài NL về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích cho đúng với yêu cầu đã học.
	Rèn kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài NL về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, cách tổ chức triển khai các luận điểm. 
II/ Chuẩn bị :
	GV : Soạn bài.
	HS : Học lí thuyết làm bài NL về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
III/ Hoạt động của thầy và trò :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* ổn định : 1’
* HĐ1 : Kiểm tra : 5’
? T/n là NL về 1 tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Trả lời.
* HĐ2 : HD củng cố kiến thức.
? Để có 1 bài văn NL về tác phẩm, đoạn trích ta phải tiến hành những bước nào?
? Khi tìm hiểu đề ta tiến hành những công việc gì?
? Khi tìm ý, chú ý điều gì?
? Làm t/n để tìm được ý?
? Dàn ý của bài NL về tác phẩm, đoạn trích gồm mấy phần? Nhiệm vụ từng phần?
? Dàn bài của bài NL về nhân vật?
? Dàn bài của bài NL về nội dung – nghệ thuật của tác phẩm?
? Khi viết bài điều quan trọng nhất là gì?
- Khi viết bài văn cần đảm bảo giữa các phần, các đoạn có sự liên kết hợp lí, tự nhiên. Người viết thể hiện được sự cảm thụ, NX và cách trình bày riêng. Lời văn PT khác lời văn kể chuyện, phải có t/c lí giải, phán đoán suy luận, k/đ, phủ định  sd các chi tiết trong trong truyện không phải kể tóm tắt truyện mà để PT.
- Trả lời.
- Xđ vấn đề NL, kiểu bài (NL về nhân vật – tác phẩm - đoạn trích).
- Đưa đối tượng phải bàn bạc (nhân vật, chủ đề, nội dung, nghệ thuật ) gắn với câu hỏi tìm ý để có những ý kiến cụ thể : Điều nổi bật nhất? Nét biểu hiện cụ thể? Chi tiết? ý nghĩa xh ntn? Giá trị tiêu biểu? Đ/v từng đối tượng cần bàn, cần có những dạnh ? cho phù hợp.
- MB : giới thiệu tác giả - tác phẩm; vấn đề NL; nêu NX đánh giá khái quát.
- TB : trình bày sự PT, bàn luận về từng khía cạnh của vấn đề NL (triển khai thành hệ thống luận điểm nhỏ).
- KB : k/đ, tổng hợp sự PT, đánh giá chung.
- MB : giới thiệu tác giả - tác phẩm – nhân vật - đặc điểm nhân vật – nêu NX, đánh giá chung.
- TB : PT từng đặc điểm của nhân vật.
- KB : đánh giá chung về nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- MB : giới thiệu tác giả - tác phẩm – nêu đánh giá chung về giá trị của tác phẩm.
- TB : lần lượt NL về nội dung – nghệ thuật của tác phẩm.
- KB : nêu nhận định, đánh giá chung về tác phẩm.
- Phải biết PT những chứng cớ có giá trị để làm sáng tỏ từng luận điểm : từng NX cụ thể của người viết.
I/ Cách làm bài NL về 1 tác phẩm truyện hoặc đoạn trích:
1/ Tìm hiểu đề, tìm ý:
2/ Lập dàn ý:
3/ Viết bài:
* HĐ3 : HD luyện tập :
? Tìm hiểu đề, tìm ý cho đề bài trên?
? Lập dàn ý cho đề bài trên?
- Chia nhóm viết bài : mỗi nhóm viết 1 phần – trình bày – NX, đánh giá.
- GV NX – rút kinh nghiệm bài viết.
- MB : giới thiệu CNCGNX – ND; nhân vật VN : mang vẻ đẹp truyền thống của người PN VN, có số phận vô cùng bi thảm; nêu NX đánh giá khái quát về nhân vật.
- TB:
a/ VN người PN xinh đẹp, đảm đang
b/ VN – người Pn có số phận bi thảm :
- Phải chịu nỗi oan khuất mà không được giải oan.
- Bị đẩy đến cái chết 
- Tuy cuối cùng được giải oan nhưng niềm ao ước hạnh phúc giữa trần gian không được thực hiện.
- KB : K/đ về nhân vật
II/ Luyện tập :
Đề bài : Suy nghĩ về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” – NDữ.
3/ Viết bài :
* Củng cố – HDVN :
- Học kĩ lí thuyết – làm bài tập.
- Nắm chắc nội dung của các tác phẩm truyện - đoạn trích để lấy tư liệu viết bài.
Tuần 28; 29 – Tiết 28; 29 :
	Dạy ngày . tháng .năm ..
Cách làm bài nghị luận 
về đoạn thơ, bài thơ
I/ Mục tiêu cần đạt :
	Rèn cho HS biết cách làm bài NL về đoạn thơ, bài thơ cho đúng với yêu cầu đã học.
	Rèn kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài NL về đoạn thơ, bài thơ, cách tổ chức triển khai các luận điểm. 
II/ Chuẩn bị :
	GV : Soạn bài.
	HS : Học lí thuyết làm bài NL về đoạn thơ, bài thơ.
III/ Hoạt động của thầy và trò :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* ổn định : 1’
* HĐ1 : Kiểm tra : 5’
? T/n là NL về đoạn thơ, bài thơ.
- Trả lời.
* HĐ2 : HD củng cố kiến thức.
? Để có 1 bài văn NL về đoạn thơ, bài thơ ta phải tiến hành những bước nào?
? Khi tìm hiểu đề ta tiến hành những công việc gì?
? Khi tìm ý, chú ý điều gì?
? Làm t/n để tìm được ý?
? Dàn ý của bài NL về đoạn thơ, bài thơ gồm mấy phần? Nhiệm vụ từng phần?
? Khi viết bài điều quan trọng nhất là gì?
? Cảm thụ 1 số chi tiết phải qua những bước nào?
? Trong bài NL có cần PT thật tỉ mỉ từng chi tiết không?
- Trả lời.
- Xđ vấn đề NL, kiểu bài (NL về đoạn thơ, bài thơ).
- Đọc đoạn thơ, bài thơ - rút ra NX đúng về cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ, bài thơ.
- Tìm cảm hứng chủ đạo đó được biểu hiện cụ thể ở những điểm nào.
- Phát hiện những chi tiết nghệ thuậtbiểu hiện từng luận điểm.
- MB : giới thiệu tác giả - tác phẩm; vấn đề NL; nêu NX đánh giá khái quát – trích dẫn (đoạn thơ).
- TB : lần lượt trình bày từng khía cạnh của cảm xúc chung thông qua PT, bình giảng các chi tiết biểu hiện cảm xúc trong đoạn thơ, bài thơ.
- KB : k/đ giá trị nội dung – nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ
- Cần PT các yếu tố nghệ thuật, k/ hợp hài hoà giữa nêu ý khái quát + PT, giữa NX chi tiết + bình cụ thể.
- Đọc kĩ câu thơ, đoạn thơ để nhận biết điều tác giả muốn nói với người đọc.
- Phát hiện những đặc sắc trong cách biểu hiện độc đáo.
- PT sự sáng tạo của tác giả.
- Td của chi tiết đó đ/v việc biểu hiện điều mà tác giả muốn nói.
- Chỉ cần PT kĩ 1 vài chi tiết chính, còn lại có thể PT lướt qua để đảm bảo bài văn vừa là 1 chỉnh thể vừa có trọng tâm, có điểm sáng gây ấn tượng.
I/ Cách làm bài NL về đoạn thơ, bài thơ:
1/ Tìm hiểu đề, tìm ý:
2/ Lập dàn ý:
* HĐ3 : HD luyện tập :
? Tìm hiểu đề, tìm ý cho đề bài trên?
? Lập dàn ý cho đề bài trên?
? Nêu h/c sáng tác của bài thơ? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?
- Chia nhóm viết bài : mỗi nhóm viết 1 phần – trình bày – NX, đánh giá.
- GV NX – rút kinh nghiệm bài viết.
- MB : giới thiệu ánh trăng– ND; vấn đề NL.
- TB:
a/ Xưa vầng trăng là tri kỉ ..
+ Vầng trăng của TN đi suốt tuổi thơ và đời lính 
+ Vầng trăng tình nghĩa vớinhững con người 
+ Nhịp thơ trôi chảy 
b/ Nay vầng trăng là người dưng qua đường :
- Nhắc lại kỉ niệm .
c/ Vầng trăng nhắc nhở :
- Giọng thơ đột ngột
- Bước ngoặt của tình huống.
d/ Vầng trăng tình nghĩa :
- Nghệ thuật :
- Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng 
- KB : Giá trị nội dung – nghệ thuật 
II/ Luyện tập :
Đề bài : Lời nhắn gửi thấm thía của NDuy trong bài “ánh trăng”.
3/ Viết bài :
* Củng cố – HDVN :
- Học thuộc bài thơ.
- Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Tuần 30; 31 – Tiết 30; 31 
	Dạy ngày . tháng .năm .
Kiểm tra tổng hợp : Chuyên đề tự chọn
I/ Mục tiêu cần đạt :
	Đánh giá nội dung cơ bản phần Văn + TLV chủ yếu ở kì II lớp 9 thông qua 1 quá trình củng cố khắc sâu kiến thức. 
	Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức đã học, ôn tập, củng cố cách trình bày bài kiểm tra hoàn chỉnh.
II/ Chuẩn bị :
	GV : Ra đề – biểu điểm.
	HS : Học bài , chuẩn bị kiểm tra.
III/ Hoạt động của thầy và trò :
* ổn định : 1’
* HĐ1 : Kiểm tra 85’
- GV phát đề cho HS :
	Đề bài :	
I/ Trắc nghiệm : (2 điểm)
	Quê hương anh nước mặn đồng chua
	Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá,
	Anh với tôi đôi người xa lạ
	Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
	Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
	Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
	Đồng chí!
1/ Phần trích trên trong tác phẩm nào?
	A/ Viếng lăng Bác.	B/ Đồng chí.	C/ Mùa xuân nho nhỏ.
2/ Tác giả phần trích trên là ai?
	A/ Thanh Hải.	B/ Viễn Phương.	C/ Chính Hữu.
3/ Tác phẩm được sáng tác năm nào?
	A/ 1948.	B/ 1969.	C/ 1980.
4/ Câu nào dưới đây diễn tả đúng nội dung phần trích?
	A/ Giới thiệu quê hương “anh” và “tôi”.
	B/ Giới thiệu hoàn cảnh sống “anh” và “tôi”.
	C/ Cơ sở tạo nên tình cảm gắn bó thiêng liêng.
5/ Câu nào nói đúng các thủ pháp nghệ thuật được dùng trong phần trích?
	A/ Hình ảnh miêu tả những câu thơ dàn trải rồi cô đọng.
	B/ Sử dụng thành ngữ và hình ảnh ẩn dụ.
	C/ Cả A và B.
6/ Từ “đồng chí” trong phần trích được hiểu như thế nào?
	A/ Những người thân thiết, gắn bó.
	B/ Những người có cùng kỉ niệm từ thủa ấu thơ.
	C/ Người có cùng chí hướng chính trị, cùng lí tưởng.
II/ Tự luận : (8 điểm)
1/ Phần bắt buộc : (2 điểm)
	Trình bày hiểu biết của em về tác giả Lê Minh Khuê.
2/ Phần tự chọn : (6 điểm)	Chọn 1 trong 2 đề sau :
	Đề 1 : Suy nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
	Đề 2: Cảm nhận và suy nghĩ của em về hai khổ đầu bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. 
* HĐ 2: Củng cố – HDVN :
- Rút kinh nghiệm giờ kiểm tra.
- Học bài – làm lại bài kiểm tra.
Họ và tên: .
 Lớp 9A
Kiểm tra tự chọn Ngữ văn
(Thời gian làm bài: 45 phút)
1/ Trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, tác giả Lê Anh Trà không đề cập tới điều gì trong cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ?
	A/ Sự nghiệp cách mạng vĩ đại.
	B/ Những cống hiến về tư tưởng, lí luận trên các lĩnh vực chính trị, văn hoá, quân sự, ngoại giao, giáo dục 
	C/ Những vẻ đẹp văn hoá trong lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử.
	D/ Đạo đức của Bác.
2/ Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh có bố cục mấy phần?
	A/ Ba phần.	C/ Bốn phần.
	B/ Hai phần.	D/ Năm phần.
3/ Theo tác giả, những yếu tố nào làm nên phong cách Hồ Chí Minh?
	A/ Sự tiếp xúc, am hiểu văn hoá của nhiều dân tộc, nhiều vùng trên thế giới.
	B/ Biết nhiều thứ tiếng nước ngoài, làm nhiều nghề khác nhau.
	C/ Có cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được.
	D/ Gồm cả A, B, C.
4/ Nghệ thuật trình bày văn bản Phong cách Hồ Chí Minh có những thành công nào?
	A/ Kết hợp có hiệu quả lời kể và lời bình.
	B/ Bố cục chặt chẽ, lập luận vững chắc, đưa ra những kết luận chính xác, sắc sảo.
	C/ Chọn lọc được những chi tiết tiêu biểu để làm luận cứ cho những nội dung trình bày.
	D/ So sánh, liên hệ phù hợp.
	E/ Cả A, B, C, D.
5/ Viết bài văn ngắn giới thiệu về Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều:

Tài liệu đính kèm:

  • doctu chon ngu van 9(3).doc