Tiết 20. Tiếng việt
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
1. Mục tiêu : Giúp học sinh
a. Về kiến thức:
- Nhận biết các thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán, gọi đáp và phụ chú
- Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu
b. Về kĩ năng: Biết đặt câu có thành phần tình thái,thành phần cảm thán, gọi đáp và phụ chú.
c. Về thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu mến tiếng việt
2. Chuẩn bị của GV&HS.
a. Chuẩn bị của GV : nghiên cứu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9, soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS: chuẩn bị bài mới
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức
a. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Giáo viên kiểm tra vở soạn bài của bốn em học sinh
Giáo viên nhận xét và uốn nắn
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 9A Ngày dạy: Dạy lớp: 9B Tiết 20. Tiếng việt CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP 1. Mục tiêu : Giúp học sinh a. Về kiến thức: - Nhận biết các thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán, gọi đáp và phụ chú - Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu b. Về kĩ năng: Biết đặt câu có thành phần tình thái,thành phần cảm thán, gọi đáp và phụ chú. c. Về thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu mến tiếng việt 2. Chuẩn bị của GV&HS. a. Chuẩn bị của GV : nghiên cứu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9, soạn giáo án b. Chuẩn bị của HS: chuẩn bị bài mới 3. Tiến trình bài dạy * Ổn định tổ chức a. Kiểm tra bài cũ (3’) - Giáo viên kiểm tra vở soạn bài của bốn em học sinh Giáo viên nhận xét và uốn nắn b. Dạy bài mới * Giới thiệu (1’) Trong một câu, ngoài bộ phận trực tiếp diễn đạt nghĩa sự việc của câu, còn có bộ phận không nói lên sự việc mà được dùng để nêu thái độ của người nói đối với người nghe, hoặc đối với sự việc được nói đến trong câu. Đó là các thành phần biệt lập I. Thành phần tính toán (12’) Em cho biết thế nào là thành phần tính thái? TB 1. Bài học Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu Đặt một câu văn có thành phần tình thái, phân tích ý nghĩa của thành phần tình thái? Khá - Hình như mẹ tớ hôm nay đi công tác về => Hình như: chỉ độ tin cậy thấp Giáo viên nói thêm: Thành phần tình thái trong câu có những loại khác nhau và có những tác dụng khác nhau, đôi khi rất tinh tế - Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến như: + Chắc chắn, chắc hẳn, chắc là: chỉ độ tin cậy cao + Hình như, dường như, hầu như, có vẻ như(chỉ độ tin cậy thấp) - Những yếu tố hình thái gắn với ý kiến của người nói, như: theo tôi, ý ông ấy, theo anh - Những yếu tố tình thái chỉ thái độ của người nói đối với người nghe như: à, ạ, a, hả, hử, nhé, nhỉ, đây, đấy (đứng cuối câu) Như vậy các em đã hiểu thế nào là thành phần tình thái. Ngoài ra thành phần cảm thán cũng là thành phần biệt lập II. Thành phần cảm thán (12’) Thành phần cảm thán là gì? TB 2. Bài học - Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (vui, buồn, mừng, giận) Đặt một câu văn có thành phần cảm thán? Khá Nhấn mạnh: Thành phần cảm thán được dùng để diễn đạt tâm lí của người nói, thành phần cảm thán có điểm riêng là nó có thể tách ra thành một câu riêng theo kiểu đặc biệt, không có chủ ngữ, vị ngữ. Khi tách riêng ra như vậy, nó là câu cảm thán Ví dụ: Ôi Tổ Quốc! Đơn sơ mà lộng lẫy! Khi đứng trong một câu cùng với các thành phần câu khác thì phần cảm thán thường đứng ở đầu câu. Thành phần câu đứng sau giải thích cho tâm lý của người nói nêu ở thành phần cảm thán Ví dụ: Ôi hoa sen đẹp của bùn đen! Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập. Thành phần biệt lập là thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu mà được dùng để diễn đạt thái độ của người nói, cách đánh giá của người nói đối với việc được nói đến trong câu hoặc đối với người nghe III. Thành phần gọi đáp (11’) em cho biết thế nào là thành phần gọi đáp? TB 2. Bài học - Thành phần gọi-đáp là thành phần biệt lập, được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp Lấy ví dụ có thành phần gọi-đáp? Khá - Bác ơi, cho cháu hỏi chợ Đông Ba ở đâu? Tạo quan hệ giao tiếp - Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. :duy trì quan hệ giao tiếp IV. Thành phần phụ chú (11’) 2. Bài học Em hiểu phụ chú là thành phần như thế nào? TB - Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dầu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoăc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm Em hãy đặt câu có thành phần phụ chú? c. Củng cố (1) Thành phần cảm thán là gì? d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’) - Các em về học thuộc ghi nhớ, làm các bài tập tong SGK Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 9A Ngày dạy: Dạy lớp: 9B Tiết 21. Tiếng việt LUYỆN TẬP CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP 1. Mục tiêu : Giúp học sinh: a. Về kiến thức: Luyện tập các thành phần biệt lập: gọi đáp, phụ chú, gọi đáp, b. Về kĩ năng: Rèn kỹ năng đặt câu đúng ngữ pháp và làm bài tập c. Về thái độ: Thêm yêu bộ môn tiếng việt 2. Chuẩn bị của GV&HS. a. Chuẩn bị của GV - Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9 - Soạn giáo án b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị bài mới 3. Tiến trình bài dạy * Ổn định tổ chức a. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu hỏi kiểm tra miệng - Em hãy cho biết các thành phần biệt lập đã học là những thành phần nào? Nêu tác dụng và đặt câu văn minh họa Đáp án-biểu điểm - Có hai thành phần biệt lập đã học đó là: thành phần tình thái và thành phần cảm thán - Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu Ví dụ: hcó lẽ tôi đã nhầm, vì vậy tôi xin lỗi bạn - Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người no í (vui buồn, mừng, giận) Ví dụ: A! mẹ đã về * Giới thiệu(1’) Các em đã được học hai thành phần biệt lập thường dùng khi nói hoặc viết. Ngoài ra thành phần biệt lập còn có thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú, chúng ta tìm hiểu tiếp trong tiết học hôm nay b. Dạy nội dung bài mới I. Luyện tập (15’) 1. Bài tập 1 (T19) Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu văn? TB a. Có lẽ; b. Chao ôi; c. Hình như ; d. Chả nhẽ - Thành phân biệt lập tình thái: a, c,d - Thành phần biệt lập cảm thán: b Bài tập 2 các em thảo luận theo nhóm, sau 2 phút đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời Hãy xếp những từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn) - Dường như (văn viết), hình như, có vẻ như - Có lẽ-chắc là-chắc hẳn-chắc chắn. 2. Bài tập 3 (T19) Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3 Hãy cho biết, trong số những từ có thể thay thế cho nhau trong câu, với từ nào người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra, với từ nào trách nhiệm đó thấp nhất? G - Trong nhóm từ “chắc, hình như, chắc chắn” thì “chắc chắn” có độ tin cậy cao nhất, “hình như” có độ tin cậy thấp nhất Tại sao tác giả “chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) lại chọn từ “chắc”? G - Tác giả dùng từ “chắc” trong câu: với lòng mong nhớ của anh, chắc an nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh vì niềm tự tin vào sự việc sẽ có thể diễn ra theo hai khả năng - Thứ nhất, theo tình cảm huyết thống thì sự việc sẽ phải diễn ra như vậy - Thứ hai, do thời gian và ngoại hình, sự việc cũng có thể diễn ra khác đi một chút Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 4 Nếu còn thời gian đọc cho các em tham khảo đoạn văn trong: thiết kế bài giảng ngữ văn 9 (T38) 3. Bài tập 1 sgk T32 Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập Tìm thành phần gọi-đáp trong đoạn trích sau và cho biết từ nào được dùng đề gọi, từ nào được dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì (trên-dưới ahy ngang hàng, thân hay sơ)? TB - Từ dùng để gọi “này” - Từ dùng để đáp “vâng” - Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ trên (nhiều tuổi)-dưới (ít tuổi) - Thân mật: hàng xóm láng giềng gần gũi, cùng cảnh ngộ Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 4. Bài tập 2 (T32) Tìm thành phần gọi-đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi-đáp đó hướng đến ai? Khá - Cụm từ dùng để gọi: bầu ơi - Đối tượng huớng tới của sự gọi tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt, không hướng đến riêng ai 5. Bài tập 3 (T33) Giáo viên: Cho các em thảo luận theo nhóm, sau 4 phút đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời Đáp án đúng a. Thành phần phụ chú “kể cả anh” giải thích cho cụm từ: mọi người b. Thành phần phụ chú: “các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ” giai thích cho cụm từ: những người nắm giữ chía khoá của cánh cửa này. c. Thành phần phụ chú “người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới” giải thích cho cụm từ: Lớp trẻ d. Thành phần phụ chú “có ai ngờ” thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tính “tôi” - Thành phần phụ chú “thương thương quá đi thôi” thể hiện tình cmả trìu mến của nhân vật trữ tình “tôi” với nhân vật cô bé nhà bên” 6. Bài tập 5 (T33) Gọi học sinh đọc bài tập - Yêu cầu thực hành viết một đoạn văn có thành phần phụ chú - Gọi học sinh đọcbài, giáo viên và học sinh nhận xét c. Củng cố (1) Em hiểu phụ chú là thành phần như thế nào? d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’) - Các em về nhà học thuộc ghi nhớ - Làm bài tập còn lại. Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 9A Ngày dạy: Dạy lớp: 9B Tiết 22 . Tập làm văn CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG 1. Mục tiêu : a. Về kiến thức: Giúp học sinh biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống b. Về kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng viết một bài văn nghị luận xã hội c. Về thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức vượt khó trong học tập 2. Chuẩn bị của GV&HS. a. Chuẩn bị của GV - Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9 - Soạn giáo án b. Chuẩn bị của HS 3. Tiến trình bài dạy * Ổn đinh tổ chức a. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu hỏi kiểm tra miệng Trình bày yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Đáp án biểu điểm - Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại cua nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết - Về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép luận phù hợp, lời văn chính xác, sống động Giới thiệu(1’) Các em đã biết nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đang kén đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. Vậy cách làm kiểu văn bản này như thế nào, cô mời các em tìm hiểu bài học hôm nay b. Dạy nội dung bài mới I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống (6’) Gọi học sinh đọc bốn đề bài trong SGK, trang 22 Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Khá - Các đề trên đều có sự việc, hiện tượng cần ca ngợi, biểu dương: đó là những tấm gương vượt khó học giỏi. Có hiện tượng cần phê bình: mải chơi điện tử - Các đề đều yêu cầu phải “nêu suy nghĩ của mình, nêu ý kiến của em, nêu nhận xét và suy nghĩ của em” về các sự việc, hiện tượng trong đời sống Chỉ ra điểm giống nhau cơ bản của 4 đề? TB - Bốn đề bài thuộc kiểu văn bản nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Mỗi em tự nghĩ một đề bài tương tự? Khá Học sinh trả lời, giáo viên có thể đưa ra một vấn đề Nghiện hút ma tuý không chỉ làm khánh kiệt gia sản, thoái hoá nói giống; mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều hiện tượng đau lòng như con cái bất hiếu với cha mẹ, ... a học sinh * Giới thiệu (1’) Các em đã biết muốn cho một đoạn văn hay văn bản hoàn chỉnh phải có sự liên kết về nội dung, hình thức. Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn để củng cố lý thuyết đã học b. Dạy nội dung bài mới 1. Bài tập 1: (10’) gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau? Khá a. Phép liên kết câu và liên kết đoạn văn - Trường học-trường học (lặp, liên kết câu) - “như thế” thay thế cho câu ở cuối đoạn trước (thế, liên kết đoạn văn) b. Phép liên kết câu và đoạn văn - Văn nghệ-văn nghệ (lặp, liên kết câu) - sự sống-sự sống; văn nghệ-văn nghệ (lặp, liên kết đoạn văn) c. Phép liên kết câu - Thời gian-thời gian-thời gian; con người-con người-con người (lặp) d. Phép liên kết câu - Yếu đuối-manh; hiền lành-ác (trái nghĩa) 2. Bài tập 2 (10’) Gọi học sinh đọc yêu cầu Tìm trong hai câu dưới đây những cặp từ ngữ trái nghĩa phân biệt đặc điểm của thời gian vật lý với đặc điểm của thời gian tâm lý, giúp cho hai câu ấy liên kết chặt chẽ với nhau? G - Các cặp từ ngữ trái nghĩa theo yêu cầu của đề: - (thời gian) vật lí- (thời gian) tâm lí - Vô hình-hữu hình - Giá lạnh-nóng bỏng - Thẳng tắp-hình tròn - Đều đặn-lúc nhanh lúc chậm 3. Bài tập 3 (10’) Giáo viên cho các em thảo luận theo nhóm bài tập 3 sau 5 phút đại diện nhóm đứng tại chỗ trình bày Đáp án đúng a. Lỗi về liên kết nội dung: các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn văn Chữa: Thêm một số từ ngữ hoặc câu để thiết lập liên kết chủ đề giữa các câu Ví dụ: “cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội hai của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối”. b. Lỗi về liên kết nội dung: trật tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lí Chữa: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu 2 để làm rõ mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện Ví dụ: “Suốt hai năm anh ốm nặng, chị làm quần quật” 4. Bài tập 4 (10’) Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập Chỉ ra và nêu cách sửa chữa các lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích? Khá - Lỗi về liên kết hình thức: a. Lỗi: dùng từ ở câu 2 và câu 3 không thống nhất Cách sửa: Thay đại từ “nó” bằng đại từ “chúng” b. Lỗi: Từ “văn phòng” và từ “hội trường” không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này Cách sửa: Thay từ hội trường ở câu 2 băng từ văn phòng c. Củng cố (1) d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’) - Các em về nhà xem lại các bài tập. Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 9A Ngày dạy: Dạy lớp: 9B Tiết 26 + 27. Tập làm văn CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ 1. Mục tiêu : Giúp học sinh a. Về kiến thức Giúp học sinh biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí b. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm một bài văn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. c. Về thái độ 2. Chuẩn bị của GV&HS. a. Chuẩn bị của GV: - Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9 - Soạn giáo án b. Chuẩn bị của HS: học bài cũ và chuẩn bị bài mới 3. Tiến trình bài dạy * Ổn đinh tổ chức I. Kiểm tra bài cũ: (2’) Tiết trước trả bài nên giáo viên kiểm tra vở soạn của 4 học sinh Giáo viên nhận xét Giới thiệu (1’) Tiết học trước các em đã tìm hiểu chung về nghị luận một vấn đề tư tưởng đạo lý. Vậy cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí như thế nào, mời các em tìm hiểu bài học hôm nay b. Dạy bài mới: I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí (24’) Cho học sinh đọc các đề bai Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? chỉ rõ? Khá - Các đề yêu cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Điểm khác nhau cảu các đề bài trên là gì? TB - Khác nhau: Dạng đề có kèm theo mệnh lệnh Đề 1: suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn: “đẽo cày giữa đường” Đê 3: Bàn về tranh giành và nhường nhịn Đề 10: suy nghĩ từ câu ca dao: Công cha nhu núi Thái Sơn- Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Dạng đề mở không có mệnh lệnh: Đê 2: Đạo lí “uống nước nhớ nguồn” Đề 4: Đức tính khiêm nhường Đề 5: đức tính trung thực Đề 7: tinh thần tự học Đề 8: hút thuốc lá có hại Đề 9: Lòng biết ơn thầy, cô giáo - Dạng đề mở không có mệnh lệnh: các đề còn lại - Dạng đề mở không có mệnh lệnh: các đề còn lại Theo em hai dạng đề này có sự khác biệt rõ ràng không? Vì sao? G - Sự khác biệt ở hai dạng đề này không lớn lắm. Đề có mệnh lệnh cần thiết khi đối tượng bàn luận (nghị luận) là một tư tưởng thể hiện trong một truyện ngụ ngôn. Còn khi đề chỉ nêu lên một tư tưởng đạo lí là đã ngầm ý đòi hỏi người viết bài nghị luận lấy tư tưởng, đạo lí làm nhan đề viết một bài nghị luận - Đối với những đề này các em phải vận dụng giải thích, chứng minh hoặc bình luận (tức là nhận định, đánh giá, tư tưởng, đạo lí nêu trong đề bài, bày tỏ suy nghĩ đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí ấy Mỗi em tự nghĩ ra một vài đề bài tương tự? Khá Giáo viên yêu cầu học sinh ghi một số đề ra giấy, có em ghi lên bảng Giáo viên cho học sinh thảo luận và nhận xét Giáo viên có thể đưa một số đề bài sau Đề có kèm theo mệnh lệnh: Bàn về chữ hiếu Suy nghĩ về câu thành ngữ Hán Việt: “Danh sư xuất cao đồ” (thầy giỏi sẽ đào tạo ra trò giỏi) Đề không kèm theo mệnh lệnh: - Ăn vóc học hay - Lá lành đùm lá rách - Lòng nhân ái Chuyển ý: Các em đã tìm hiểu một số dạng đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Vậy cách làm bài nghị luận một vấn đề trên như thế nào? II. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 1. Tìm hiểu đề và tìm ý (18’) gọi học sinh đọc đề bài: Đề bài: suy nghĩ về đạo lí: “uống nước nhớ nguồn” Em hiểu đề bày này như thế nào? TB - Kiểu văn bản: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạolí - Nội dung: Sự hiểu biết, đánh giá ý nghĩa của đạo lí “uống nước nhớ nguồn” - Giới hạn: Trong cuộc sống, trong văn học Hãy tìm ý cho đề bài? G - Giải thích nghĩa đen: “nước” là sự vật tự nhiên, thể lỏng, mềm mát, có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống “Nguồn” nới bắt đầu của mọi dòng chảy - Giải thích nghĩa bóng: Nước: Là mọi thành quả mà con người được hưởng thụ, từ các giá trị của đời sống vật chất (như ăn cơm, áo mặc, nhà hở, điện thắp sáng, nước dùng và cả non sông gấm vóc, thống nhất hoà bình) cho đến các giá trị tinh thần (văn hoá, phong tục, tính ngưỡng, Nghệ thuật) Nguồn: là những người làm ra thành quả, là lịc sử, truyền thống sáng tạo, bảo vệ thành quả. “nguồn” là tổ tiên, xã hội, dân tộc, gia đình Nội dung câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt Nam? Ngày nay đạo lý ấy có ý nghĩa như thế nào? G - Đạo lí “uống nước nhớ nguồn: là dạo lí của người hưởng thụ thành quả đối với “nguồn” của thành quả - “nhớ nguồn” là không vong ân bội nghĩa. - “Nhớ nguồn” là học “nguồn” để sáng tạo những thành quả mới - Đạo lí này là sức mạnh tinh thần gìn giữ các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc - Đạo lí này là một nguyên tắc làm người của người Việt Nam Hết tiết 26 Tiết 27 Chuyển ý: Các em đã tìm hiểu đề, tìm ý, bước tiếp theo khi tạo lập văn bản là lập dàn ý 2. Lập dàn bài (26’) a. Mở bài - Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí: đạo làm người, đạo lí cho toàn xã hội Trình bày các luận điểm và luận cứ cũng như cách lập luận của phần thân bài? G Giáo viên cho các em thảo luận theo nhóm, sau 5 phút đại diện nhóm đứng lên trình bày Đáp án đúng: * Giải thích câu tục ngữ: - “Nước” ở đây là gì? cụ thể hoá các ý nghĩa của “nước” - “ Uống nước” có ý nghĩa gì? - “Nguồn” ở đây là gì? cụ thể hoá những nội dung của “nguồn” * Nhận định, đánh giá (tức bình luận) - Câu tục ngữ nên đạo lí làm người - Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Câu tục ngữ nên một nền tảng tự duy trì và phát triển của xã hội - Câu tục ngữ là lới nhắc nhở đối với những ai vô ơn - Câu tục ngữ khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, dân tộc Nội dung của phần kết bài? TB - Khẳng định một truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay 3. Viết bàiGiới thiệu phần viết bài ở SGK để học sinh hình dung khâu viết bài có nhiều cách diễn đạt, dẫn dắt khác nhau - Cho học sinh viết phần mở bài - Gọi học sinh đọc-giáo viên và học sinh nhận xét Cho học sinh đọc các ý cần viết trong SGK phần thân bài Các em viết ra những câu và đoạn văn có liên kết hoàn chỉnh? TB - Giáo viên dành thời gian cho học sinh viết thêm phần thân bài - Học sinh và giáo viên nhận xét Em hãy viết phần thân kết bài? Khá - Giáo viên cho học sinh viết - Học sinh và giáo viên nhận xét 4. Đọc lại bài viết và sửa chữa Đây là khâu cần thiét, giúp học sinh sửa được những lỗi như thiết liên kết hoặc liên kết chưa hợp lí, không chặt chẽ do viết vôi, viết nhầm, nghĩ chưa tới gây nên Qua bài tập, em cho biết muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ta cần lưu ý điều gì? TB - Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận, giải thích, chứng mình, phân tích, tổng hợp Nêu dàn ý chung của kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí? G Dàn bài chung - Mở bài: giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn luận - Thân bài: + giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí + Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí trong bối cảnh của cuộc sống riêng chung - Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động * Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến cảu người viết Gọi học sinh đọc ghi nhớ Nhắc học sinh học thuộc lòng ghi nhớ Lập dàn bài cho đề bài: tinh thần tự học III. Luyện tập Mở bài: Trong thực tế, tất cả những ai cắp sách đến trường thì đều được học một chương trình như nhau, thầy cô giáo như nhau; nhưng trình độ của mỗi người thường rất khác nhau bởi kết quả học tập của mỗi cá nhân còn phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp và hiệu quả tự học của họ Nói các khác, tự học là một trong những nhân tố quyết định học tập của mỗi người Thân bài: a. Học là gì: học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một chủ thể học tập nào dó. Hoạt động học có thể diễn ra dưới hai hình thức Học dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo Tự học: dựa trên cơ sở của những kiến thức và kĩ năng đã được học ở nhà trường để tiếp tục tích luỹ tri thức và rèn luyện kĩ năng b. Tinh thần tự học là gì Là có ý thức tự học, ý thức ấy dần dần trở thành một nhu cầu thường trực đối với chủ thể học tập Là có ý chí vượt qua mọi khó khăn trở ngại để tự học một cách có hiệu quả Là có ý phương pháp học hỏi ở bạn bè và những người khác Kết bài: Khẳng định vai trỏ của tự học và tinh thần tự học trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người c. Củng cố (1) Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ta cần lưu ý điều gì? TB d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’) Các em về nhà học bài, hoàn thiện bài tập
Tài liệu đính kèm: