Giáo án Văn 9 - Tiết 58 Văn bản: Ánh trăng Nguyễn Duy

Giáo án Văn 9 - Tiết 58 Văn bản: Ánh trăng Nguyễn Duy

Văn bản : ÁNH TRĂNG

 Nguyễn Duy

A) Mục Tiêu Cần Đạt:

- Kiến thức :

+ Bài thơ là nỗi nhớ về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính

 + Nhận diện được sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong tác phảm thơ hiện đại.

 + Ngôn ngữ thơ giàu ý nghĩa biểu tượng

- Kĩ năng :

+ Đọc hiểu văn bản thơ được sáng tác sau 1975

+ Kĩ năng cảm nhận một bài thơ trữ tình trong VH hiện đại , sau 1975

- Thái độ :

+ Trân trọng tình cảm, biết ơn với những người đã cùng mình động cam cộng khổ.

B) Chuẩn Bị: * Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, dự kiến phương pháp, tiến trình tiết dạy, soạn g/a.

 * Trò: Đọc trước bài, soạn bài theo câu hỏi SGK.

C)Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn 9 - Tiết 58 Văn bản: Ánh trăng Nguyễn Duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 12 ,Tiết 58
Ngày soạn :
Văn bản : ÁNH TRĂNG
 Nguyễn Duy
A) Mục Tiêu Cần Đạt: 
- Kiến thức : 
+ Bài thơ là nỗi nhớ về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính
 	+ Nhận diện được sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong tác phảm thơ hiện đại.
 	+ Ngơn ngữ thơ giàu ý nghĩa biểu tượng
- Kĩ năng :
+ Đọc hiểu văn bản thơ được sáng tác sau 1975
+ Kĩ năng cảm nhận một bài thơ trữ tình trong VH hiện đại , sau 1975
- Thái độ :
+ Trân trọng tình cảm, biết ơn với những người đã cùng mình động cam cộng khổ.
B) Chuẩn Bị: * Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, dự kiến phương pháp, tiến trình tiết dạy, soạn g/a.
 * Trò: Đọc trước bài, soạn bài theo câu hỏi SGK.
C)Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
NỘI DUNG TIẾT DẠY
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 HOẠT ĐỘNG 1: khởi độn (5 phút)
1. ÔĐL .
- Ổn định lớp. Kiểm tra sĩ số lớp.
- Ổn định chổ ngồi. Lớp trưởng báo cáo sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
- Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ "Khúc ... mẹ" nêu nhận xét về bố cục nhịp điệu bài thơ
 Nhận xét - cho điểm.
- Kiểm tra phần chuẩn bị của trò
- Cá nhân trả bài.
- Nghe.
- Lớp PHT báo cáo tình hình chuẩn bị của lớp.
3. Bài mới
Ánh trăng luôn là đề tài làm thơ cho các thi sĩ. Nguyễn Duy đã cảm nhận hình ảnh ánh trăng ntn ?Ta vào bài Ánh Trăng sẽ rõ.
Ghi tựa bài lên bảng
- Nghe. 
- Ghi tựa bài vào tập
 HOẠT ĐỘNG 2: đọc - hiểu văn bản (30 phút)
I .Giới thiệu :
1. Tác giả:
-Tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ Sinh 1948 quê TP Thanh Hoá
-Ông là một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước .
 2.Tác phẩm 
- Hoàn cảnh - thời điểm sáng tác: sáng tác 1978 khi công tác tại Tp HCM.
- Bố cục: 3 phần (3/1/2). chia theo khổ thơ.
II. Tìm hiểu văn bản :
 1. Câu chuyện về trăng:
- Thuở nhỏ sống ở quê rồi đi lính ở núi rừng (khó khăn) - trăng là người bạn tri kỉ, không quên.
- Sau ngày hòa bình, sống ở Tp, có điện, cửa gương (đầy đủ) - hờ hửng với trăng.
=> Ý nghĩa: khi cuộc sống thay đổi ta dễ dàng quên đi quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn gian khổ.
 2.Tình huống tình cờ gặp lại vần trăng:
- Tình huống: điện cúp, phòng tối (khó khăn).
- Các động từ: vội, bật, tung ® khó chịu, bực bội, khẩn trương tìm nguồn sáng (khó khăn - quá khứ).
- Đột ngột gặp lại vầng trăng thuở nào.
 3 .Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả:
- Tư thế "ngửa mặt - nhìn mặt" - can đảm đối diện với thực tại, cảm xúc tuông trào khi nghĩ về quá khứ.
- Vầng trăng tròn - im phăng phắc - trách móc trong im lặng.
- Cái "giật mình" nhận ra sự bạt bẽo nông nổi của bản thân, thức tĩnh lương tâm, tự trách mình đã phản bội quá khứ, thay đổi cách sống.
L:Giới thiệu khái quát Nguyễn Duy.
Chốt ý chính. 
Hỏi: Thời điểm, hoàn cảnh sáng tác?
Hướng dẫn đọc.
L: Đọc bài thơ.
Hỏi: Nhận xét của em về bố cục bài thơ?
 Nhận xét - diễn giảng. 
* Chuyển ý sang phân tích.
L: Đọc 3 khổ đầu bài thơ.
L: Kỉ niệm về vầng trăng như một câu chuyện nhỏ. Dựa vào 3 khổ đầu kể lại câu chuyện này?
 Chốt ý chính. 
Hỏi: Sự thay đổi tình cảm của tác giả với vầng trăng theo thời gian như thế nào? Tác giả lí giải nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó?
 Chốt ý chính. 
Hỏi: Ý nghĩa sự thay đổi đó?
Nhận xét - diễn giảng. 
L: Đọc khổ thơ 4.
Hỏi: Tình huống gặp lại trăng của tác giả? Tác dụng và ý nghĩa sâu xa hơn nữa của tình huống?
 Nhận xét - diễn giảng. 
Chuyển ý sang phần 3.
L: Đọc 2 khổ thơ cuối.
Hỏi: Em hiểu "ngửa ... mặt" là như thế nào? Thể hiện thái độ tâm trạng gì?
* Nhận xét - diễn giảng. 
Hỏi: Hình ảnh vầng trăng tròn vành vạnh im phăng phắc có ý nghĩa gì?
* Nhận xét - diễn giảng. 
Hỏi: Cuối bài là cái "giật mình". Giật mình vì điều gì?
* Nhận xét - diễn giảng. 
- Cá nhân dựa vào SGK giới thiệu.
- Nghe, ghi nhận.
- Cá nhân dựa vào SGK trình bày.
- Nghe.
- 2 - 3 HS đọc.
- Cá nhân nêu nhận xét, chia bố cục - HS còn lại bổ sung. 
- Nghe, ghi nhận. 
- Cá nhân đọc. 
- Cá nhân kể tóm tắt (2 HS).
- Nghe, ghi nhận. 
- Thảo luận nhóm, đại diện trình bày - HS còn lại nhận xét chéo.
- Nghe, ghi nhận.
- Cá nhân trả lời - HS còn lại bổ sung. 
- Nghe, ghi nhận. 
- Cá nhân đọc. 
- Thảo luận, đại diện trình bày - HS còn lại bổ sung. 
- Nghe, ghi nhận. 
- Nghe, ghi nhận. 
- Cá nhân đọc. 
- Thảo luận, đại diện trình bày - HS còn lại nhận xét, bổ sung. 
- Nghe, ghi nhận. 
- Phát biểu cá nhân - HS còn lại bổ sung. 
- Nghe, ghi nhận. 
- Cá nhân suy nghĩ trả lời - HS còn lại bổ sung. 
- Nghe, ghi nhận. 
 HOẠT ĐỘNG 3: tổng kết luyện tập (6 phút)
III .Tổng kết:
- Giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, bài thơ như lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước.
- Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
IV. Luyện tập:
 1. Đọc diễn cảm.
 2. Diễn tả dòng tâm sự (trình bày miệng).
L: Chốt lại những ý chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
* Kết luận. 
L: Đọc diễn cảm bài thơ.
L: Tưởng tượng mình là n/v trữ tình trong ánh trăng, diễn tả dòng cảm nghĩ thành lời tâm sự ngắn.
 Nhận xét.
- Cá nhân dựa vào SGK chốt ý.
- Nghe, ghi nhận. 
- 1 HS đọc.
- Cá nhân tưởng tượng, diễn tả (1 đến 2 HS).
- Nghe.
 HOẠT ĐỘNG 4: củng cố - dặn dò (4 phút)
4. Củng cố:
L: Đọc ghi nhớ SGK
- 1 HS đọc.
5 .Dặn dò:
- Bài cũ: Thuộc lòng thơ, nắm vững nội dung.
- Bài mới: Soạn bài "Tổng kết từ vựng " theo câu hỏi SGK.
- Nghe, ghi nhận thực hiện theo yêu cầu của GV.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_van_9_tiet_58_van_ban_anh_trang_nguyen_duy.doc