Tiết 23
I - MỤC TIÊU
1. Mô tả được từ tính của nam châm
2. Biết cách xác định các từ cực Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu.
3. Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau.
4. Mo tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn.
II- CHUẨN BỊ
Đối với mỗi nhóm HS
- 2 thanh nam châm thẳng, trong đó một thanh được bọc kín để che phần sơn màu và tên các cực.
- Một ít vụn sắt trộn lẫn vụn gỗ, nhôm, đồng, nhựa xốp.
- 1 nam châm hình chữ U
- 1 kim nam châm đặt trên một mũi nhọn thẳng đúng.
- 1 la bàn
1 giá thí nghiệm và 1 sợi dây treo thanh nam châm.
Ngày soạn:27/11/2006. Ngày dạy :29/11/2006. Tiết 23 Nam châm vĩnh cửu I - Mục tiêu 1. Mô tả được từ tính của nam châm 2. Biết cách xác định các từ cực Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu. 3. Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau. 4. Mo tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn. II- Chuẩn bị Đối với mỗi nhóm HS - 2 thanh nam châm thẳng, trong đó một thanh được bọc kín để che phần sơn màu và tên các cực. - Một ít vụn sắt trộn lẫn vụn gỗ, nhôm, đồng, nhựa xốp. - 1 nam châm hình chữ U - 1 kim nam châm đặt trên một mũi nhọn thẳng đúng. - 1 la bàn 1 giá thí nghiệm và 1 sợi dây treo thanh nam châm. III- Hoạt động dạy học Hoạt động của HS Trợ giúp của GV HĐ1: Nhớ lại kiến thức ở lớp 5, lớp 7 về từ tính của nam châm a) Trao đổi nhóm để giúp nhau nhớ lại, từ tính của nam châm thể hiện như thế nào? , thảo luận để đề xuất một thí nghiệm phát hiện thanh kim loại có phải là nam châm không? b) Trao đổi ở lớp về các phương án thí nghiệm được các nhóm đề xuất. c) Từngnhóm thực hiện thí nghiệm trong C1. Tổ chức tình huống bằng cách kể mẩu chuyện hoặc mô tả một hiện tượng kì lạ xung quanh từ tính của nam châm. Có thể giới thiệu “xe chỉ nam” trong SGK Tổ chức cho HS trao đổi nhóm. Theo dõi và giúp nhóm có HS yếu. Yêu cầu nhóm của đại diện phát biểu trước lớp. Giúp HS lựa chọn các phương án đúng. Giao dụng cụ cho nhóm. Chú ý, nên gài vào dụng cụ của một, hai nhóm thanh kim loại không phải nam châm để tạo tình bất ngờ và khách quan của thí nghiệm HĐ2: Phát hiện thêm tính chất từ của nam châm. a) Nhóm HS thực hiện từng nội dung của C2. Mỗi HS đều ghi kết quả thí nghiệm vào vở. b) Rút ra kết luận về từ tính của nam châm. c) Nghiên cứu SGK và ghi nhớ: - Quy ước cách đặt tên, đánh dấu bằng sơn màu các cực của nam châm. - Tên các vật liệu từ d) Quan sát để nhận biết các nam châm thường gặp. Yêu cầu HS làm việc với SGK để nắm vững nhiệm vụ của C2. Có thể cử một HS đứng lên nhắc lại nhiệm vụ. Giao dụng cụ thí nghiệm cho nhóm, nhắc HS theo dõi và ghi kết quả thí nghiệm vào vở. Yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi sau: - nam châm đứng tự do, lúc đã cân bằng chỉ hướng nào? - Bình thường, có thể tìm được một nam châm đứng tự do mà không chỉ hướng Bắc - nam không ? - Ta có kết luận gì về từ tính của nam châm? Cho HS làm việc với SGK , cử HS đọc phần nội dung ghi trong dấu Yêu cầu HS quan sát hình 21.2 SGK. Có thể bố trí cho nhóm HS làm quen với nam châm có trong phòng thí nghiệm. HĐ3: Tìm hiểu sự tươngtác giưũa 2 nam châm a) hoạt động nhóm để thực hiện các thí nghiệm được mô tả trên hình 21.3 SGK và các yêu cầu ghi trong C3, C4. b) rút ra các kết luận về quy luật tương tác giưũa các cực của hai nam châm. Trước khi làm thí nghiệm yêu cầu HS cho biết C3, C4 yêu cầu những việc gì? Theo dõi và giúp các nhóm thí nghiệm. Cần nhắc HS quan sát nhanh để nhận ra tương tác trong trường hợp hai cực cùng tên. Cử đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận. HĐ4: Củng cố và vận dụng kiến thức. a) Mô tả một cách đầy đủ từ tính của nam châm. b) làm việc cá nhân để trả lời C5, C6, C7, C8. Sau đó tham gia trao đổi trên lớp. c) Đọc phần “Có thể em chưa biết” Đặt câu hỏi: Sau bài học hôm nay, các em biết những gì về từ tính của nam châm? Yêu cầu HS làm vào vở HS tập và tổ chức trao đổi trên lớp về lời giải của C5, C6, C7, C8. Cho HS đọc SGK. Nếu còn thời gian, nêu các câu hỏi cho HS suy nghĩ: Ghin-bớt đã đưa ra giả thuyết gì về Trái đất? Điều gì là kì lạ khi Ghin-bớt đưa la bàn lại gần trái đất tí hon mà ông đã àm bằng sắt nhiễm từ? HĐ5:HDVN:-học thuộc ghi nhớ -làm bt:21.1-21.4/sbt. -sưu tầm các tài liệu về từ trường của trái đất. Ngày soạn:30/11/2006. Ngày dạy :2/12/2006. Tiết 24 Tác dụng của dòng điện - từ trường I - Mục tiêu 1. Mô tả được thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện 2. Trả lời được câu hỏi, từ trường tồn tại ở đâu. 3. Biết cách nhận biết từ trường. II- Chuẩn bị - 2 giá thí nghiệm - 1 nguồn điện 3V - 1 kim nam châm được đặt trên giá, có trục thẳng đứng. - 1 công tắc - 1 đoạn dây dẫn bằng constantan dài 40cm - 5 đoạn dây dẫn nối bằng đồng có vỏ bọc cách điện dài 30 cm - 1 biến trở. - 1 ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A. III- Hoạt động dạy học Hoạt động của HS Trợ giúp của GV HĐ1: Phát hiện tính chất của dòng điện a) Nhận thức vấn đề cần giả quyết trong bài học. b) Làm thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện - Bố trí và tiến hành thí nghiệm như mô tả trên hình 22.1 SGK thực hiện C1. - Cử đại diện nhóm báo cáo kết quả và trình bày nhận xét kết quả thí nghiệm - Rút ra kết luận về tác dụng từ của dòng điện. Tổ chức tình huống dạy học. Làm một thí nghiệm mở đầu để gây hứng thú cho HS hoặc nêu vấn đề: Giữa điện và từ có liên quan vơi nhau không ?Cũng có thể nêu vấn đề như SGK Yêu cầu HS : - Nghiên cứu cách bố trí thí nghiệm trong hình 22.1 SGK, trao đổi về mục đích của thí nghiệm - Bố trí và tiến hành thí nghiệm theo nhóm, trao đổi các câu hỏi trong C1. Lưu ý, lúc đầu đặt dây dẫn AB song song với kim nam châm đứng thăng bằng. Đến các nhóm, theo dõi và giúp HS tiến hành thí nghiệm , quan sát hiện tượng. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong thí nghiệm trên, hiện tượng xảy ra với kim nam châm chứng tỏ điều gì? Cũng có thể nêu câuhỏi như phần mở bài của SGK. HĐ2: Tìm hiểu từ trường a) HS trao đổi vấn đề GV đặt ra, đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra b) Làm thí nghiệm, thực hiện các C2, C3 c) Rút ra kết luận về không gian xung quanh dong điện, xung quanh nam châm Nêu vấn đề: Trong thí nghiệm trên, kim nam châm đặt dưới dây dẫn điện thì chịu tác dụng của lực từ. Có phải chỉ có vỉtí đó mới có lực từ tác dụng lên kim nam châm hay không ? làm thế nào để trả lời được câu hỏi đặt ra? Bổ sung cho mỗi nhóm một thanhnam châm, yêu cầu HS làm thí nghiệm theo phươngán đã đề xuất. Đến các nhóm, hướng dãn các em thựchiện C2, C3. Gợi ý: Hiện tượng xảy ra đối với kim nam châm trong thí nghiệm trên chứng tỏ không gian xung quanh dòng điện, xung quanh nam châm có gì đặc biệt? Yêu cầu HS đọc kĩ kết luận trong SGK và nêu câu hỏi: Từ trường tồn tại ở đâu? HĐ3: Tìm hiểu cách nhận biết từ trường a) Mô tả được cách dùng kim nam châm để phát hiện lực từ và nhờ đó phát hiện ra từ trường. b) Rút được kết luận về cách nhận biết từ trường. Gợi ý HS : Hãy nhớ lại các thí nghiệm nào đã làm đối với nam châm và từ trường gợi cho ta phương pháp để phát hiện ra từ tường? Nêu câu hỏi: - Cần căn cứ vào đặc tính nào của từ trường để phát hiện ra từ trường? - Thông thường dụng cụ đơn giản để nhận biết từ trường là gì? HĐ4: Cửng cố và vận dụng a) Nhắc lại được cách tiến hành thí nghiệm để phát hiện ra tác dụng từ của dòng điện trong dây dẫn thẳng. b) Làm bài tập vận dụng C4, C5, C6 Tham gia thảo luận trên lớp về các đáp án của bạn c) Nhắc lại những kiến thức cần ghi nhớ. Giới thiệu thí nghiệm lịch sử của Ơ-xtét Nêu câu hỏi: ơ - xtét đã làm thí nghiệm như thế nào? để chứng tỏ rằng điện sinh ra từ ? Yêu cầu HS làm C4, C5, C6 vào vở và trao đổi trên lớp để chọn phương án tốt nhất. HDVN: -Học thuộc ghi nhớ. -Làm bt 22.1-22.5/sbt. -Đọc mục có thể em chưa biết. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 24 Từ phổ - đường sức từ I - Mục tiêu 1. Biết cách dùng ma sát tạo ra từ phổ của thanh nam châm 2. Biết vẽ các dường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm II- Chuẩn bị Đối với mỗi nhóm HS: - 1 thanh nam châm thẳng - 1 tấm nhựa trong, cứng. - 1 ít mạt sắt - 1 bút dạ - một số kim nam châm nhỏ có trục quay thẳng đứng. III- Hoạt động dạy học Hoạt động của HS Trợ giúp của GV HĐ1: (5 phút) Nhận thức vấn đề của bài học a) Phát biểu được ở đâu có từ trường, làm thế nào để phát hiện ra từ trường. b) Nhận thức vấn đề của bài học Kiểm tra bài cũ, nêu câu hỏi để HS suy nghĩ và trả lời. Tổ chức tình huống dạy học: GV có thể thông báo từ trường là một dạng vật chất và nêu vấn đề như phần mở đầu của SGK HĐ2: (8 phút) thí nghiệm tạo ra từ phổ của thanh nam châm a) Làm việc theo nhóm, dùng tấm nhựa phẳng và mạt sắt để tạo ra từ phổ của nam châm, quan sát hình ảnh mạt sắt vừa được tạo thành trên tấm nhựa, trả lời C1. b) Rút ra kết luận về sự sắp xếp của ma sát trong từ trường của thanh nam châm Chia nhóm, giao dụng cụ thí nghiệm và yêu cầu HS nghiên cứu SGK để tiến hành thí nghiệm . Đến từng nhóm, nhắc HS nhẹ nhàng rắc đều mạt sắt trên tấm nhựa và quan sát hình ảnh mạt sắt được tạo thành, kết hợp với quan sát hình 23.1 SGK để thực hiện C1 Có thể nêu câu hỏi gợi ý: Các đwongf cong do mạt sắt tạo thành đi từ đâu đến đâu? Mật độ các đường mạt sắt ở xa nam châm thì sao? Thông báo: Hình ảnh các đwongf mạt sắt trên hình 23.1 SGK được gọi là từ phổ. Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường. HĐ3: (10 phút) Vẽ xác định chiều đường sức từ a) Làm việc theo nhóm, dựa vào hình ảnh các đường mạt sắt , vẽ các đường sức từ của nam châm thẳng. b) Từng nhóm dùng các kim nam châm nhỏ đặt nối tiếp nhau trên một đwongf sức từ vữa vẽ được (hình 23.3 SGK ). Từng HS trả lời C2 vào vở bài tập c) Vận dụng quy ước về chiều đường sức từ, dùng mũi tên đánh dấu chiều các đường sức từ vừa vẽ được, trả lời C3. Yêu cầu HS nghiên cứu hướng dẫn của SGK gọi đại diện một nhóm trìnhbày trước lớp các thao tác phải làm để vẽ được một dường sức từ. Nhắc HS trước khi vẽ, quan sát kĩ để chọn một đường mạt sắt trên tấm nhựa và tô chì theo, không nên nhìn vào SGK trước và chỉ dùng hình 23.2 SGK để đối chiếu với đường sức vừa vẽ được. Thống bào: các đường liền nét mà các en vừa vẽ được gọi là đường sức từ. Hướng dẫn nhóm HS dùng các kim nam châm nhỏ, được đặt trên trục thẳng đứng có giá, hoặc dùng các la bàn nối tiếp nhâu trên một trong các đường sức từ. Sau đó gọi một vài HS trả lời C2. Nêu quy ước về chiều các đường sức từ. Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ ở phần c) và nêu câu hỏi như C3. HĐ4 (10 phút) Rút ra kết luận về các đường sức từ của thanh nam châm Nêu được kết luận về các đường sức từ của thanh nam châm Nêu vấn đề: Qua việc thực hành vẽ và xác định chiều đường sức từ, hãy rút ra các kết luận về sự định hướng của các kim nam châm trên một đường sức từ về chiều của các đường sức từ ở hai đầu nam châm. Thông báo cho HS biết quy ước vễ độ mau thưa của các đường sức từ biểu thị độ mạnh, yếu của từ trường tại mỗi điểm. HĐ5: (7 phút) Củng cố và vận dung a) Làm việc cá nhân, quan sát hình vẽ, trả lời C4, C5, C6 vào vở học tập b) Tự đọc phần “Có thể em chưa biết” Tổ chức cho HS báo cáo, trao đổi kết quả giải bài tập vận dụng trên lớp. Giao bài tập về nhà. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 24 Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua I - Mục tiêu 1. So sánh được từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của thanh nam châm thẳng. 2.Vẽ được đường sức từ biểu diễn từ trường của ống dây. 3. Vận dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua khi biết chiều dòng điện. II- Chuẩn bị - 1 tấm nhựa có luồn sẵn các vòng dây của một ống dây dẫn. - 1 nguồn điện 3V hoặc 6V - Một ít mạt sắt - 1 công tắc - 3 doạn dây dẫn - 1 bút dạ III- Hoạt động dạy học Hoạt động của HS Trợ giúp của GV HĐ1: (5 phút) Nhận thức vấn đề của bài học a) Nêu cách tạo ra từ phổ của nam châm thẳng. b) Vẽ đường sức từ biểu diễn từ trường của nam châm thẳng. Nêu câu hỏi: Làm thế nào để tạo ra từ phổ của nam châm thẳng? Yêu cầu HS biểu diễn từ trường của thanh nam châm thẳng trên vở nháp. Nêu vấn đề: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua có gì khác từ trường của thanh nam châm thẳng không ? HĐ2: (10 phút) Tạo ra và quan sát từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua. a) Làm thí nghiệm để tạo ra và quan sát từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua. Trả lời C1. b) Vẽ một số đường sức từ của ống dây ngay trên tấm nhựa. Thực hiện C2. c) Đặt các kim nam châm nối tiếp nhau trên một đường sức từ, vẽ mũi tên chỉ chiều các đường sức từ ở ngoài và trong lòng ống. d) Trao đổi nhóm để nêu các nhận xét trong C3. Giao dụng cụ thí nghiệm cho nhóm HS và yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm , quan sát từ phổ được tạo thành, thảo luận nhóm để thựchiện C1. Đồng thời đến từng nhóm, theo dõi và giúp đỡ các nhóm HS yếu, lưu ý các em quan sát phần từ phổ bên trong ống dây. Có thể gợi ý: Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua cso gì kgác với nam châm thẳng? Hướng dẫn HS dùng các kim nam châm nhỏ, được đặt trên trục thẳng đứng có giá, hoặc dùng các la bàn đặt nối tiếp nhau trên một đường sức từ. Lưu ý HS rằng hai phần đường sức từ ở ngoài và trong lòng ống dây tạo thành một đường cong khép kín. để nhận xét chính xác, gợi ý HS vẽ mũi tên chỉ chiều của một số đường sức từ ở hai đầu cuộn dây. HĐ3: (5 phút) Rút ra kết luận về từ trường của ống dây Rút ra kết luận về từ phổ, đường sức từ, chiều của đường sức từ ở hai đầu ống dây. Nhắc lại C1, C2, C3 hoặc có thể nêu: Từ những thí nghiệm đã làm, chúng ta đã rút ra được những kết luận gì về từ phổ, đường sức từ và chiều dài của đường sức từ ở hai đầu ống dây? Tổ chức cho HS trao đổi trên lớp để rút ra các kết luận Nêu vấn đề: Từ sự tương tự nhau của hai đầu thanh nam châm và hai đầu ống dây, ta có thể coi hai đầu ống dây có dòng điện chạy qua là hai từ cực không? Khi đó đầu nào của ống dây là cực Bắc. HĐ4: (10 phút) Tìm hiểu quy tắc nắm tay phải a) Dự đoán: Khi đổi chiều dòng điẹn qua ống dây thì chiều đường sức từ ở trong lòng ống dây có thể thay đổi? b) làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán. c) Rút ra kết luận về sự phụ thuộc của chiều đường sức từ ở trong lòng ống dây vào chiều dòng điện chạy qua ống dây. d) Nghiên cứu hình 24.3 SGK để hiểu rõ quy tắc nắm tay phải, phát biểu quy tắc. e) Làm việc cá nhân, áp dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây khi đổi chiều dòng điện qua các vòng dây trên hình 24.5 SGK. Đặt câu trả lời: Từ trường do dòng điện sinh ra, vậy chiều đường sức từ có phụ thuộc vào chiều dòng điện hay không ? Sau đó tổ chức cho HS làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán. Khi các nhóm làm thí nghiệm, lkiểm tra xem HS làm thế nào để biết được chiều đường sức từ có thay đổi hay không ? Yêu cầu và hướng dẫn HS cả lớp đều nắm tay phải theo hình 24.3 SGK , từ đó tự rút ra quy tắc xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. Hướng dẫn HS biết cách xoay nắm tay phải cho phù hợp với ciều dòng điện chạy qua các vòng dây , sau đó nắm bàn tay phải sao cho bốn ngón tay chỉ theo chiều dòng điện. Khi áp dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây vào các trường hợp cụ thể, yêu cầu HS dùng nam châm thử để kiểm tra lại kết quả. Có thể nêu câu hỏi: - Chiều của đường sức từ ở trong òng ống dây và ở ngoài ống dây có gì khác nhau? - Biết chiều đường sức từ trong lòng ống dây, suy ra chiều đường sức từ ở ngoài ống dây như thế nào? HĐ5: (10 phút) Vận dụng a) làm việc cá nhân để thực hiện C4, C5, C6 b) Đọc phần “Có thể em chưa biết” Đối với C4, yêu cầu HS vận dụng kiến thức trong bài và các bài học trước để nêu được các cách khác nhau xác định tên từ cực của ống dây. Đối với C5, C6, yêu cầu mỗi HS phải thực hành nắm tay phải và xoay bàn tay theo chiều dòng điện trong các vòng dây hoặc chiều đường sức từ trong lòng ống dây trên hình 24.5, 24.6 SGK Tổ chức trao đổi kết quả trên lớp chọn các lời giải đúng, uốn nắm các sai lầm (nếu có), củng cố bài học Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 26 Sự nhiễm từ của sắt, thép - nam châm điện I - Mục tiêu 1. Mô tả được thí nghiệm về sự nhiễm từ của sắt, thép 2. Giải thích được vì sao người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện. 3. Nêu được hai cách làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật. II- Chuẩn bị: Đối với mỗi nhóm HS - 1 ống dây có khoảng 500 - 700 vòng - 1 la bàn hoặc kim nam châm đặt trên giá thẳng đứng. - 1 giá thí nghiệm - 1 biến trở. - 1 nguồn điện từ 3 V - 6V - 1 ampe kế có GHĐ 1,5A cvà ĐCNN 0,1A - 1 công tắc đèn - 5 đoạn day dẫn dài khoàng 50cm - 1 lõi sắt on và một lõi thép - một ít đinh sắt. III- Hoạt động dạy học Hoạt động của HS Trợ giúp của GV HĐ1: (5 phút) Nhớ lại kiến thức đã học về nam châm điện a) Mô tả cấu tạo và nêu tác dụng của nam châm điện (đã học ở lớp 7) b) nêu cụ thể một ứng dụng của nam châm điện trong thực tế. Nêu câu hỏi: - tác dụng từ của dòng điện được biểu hiện như thế nào? - Trong thực tế nam chân điện được dùng làm gì? Nêu vấn đề: Tại sao một cuộn dây có dòng điện chạy qua quấn quanh một lõi sắt non lại tạo thành nam châm điện? Nam châm điện có lợi gì so với nam châm vĩnh cửu. HĐ2: (10 phút) Làm thí nghiệm về sự nhiễm từ của sắt và thép a) quan sát, nhận dạng các dụng cụ và cách bố trí thí nghiệm trong hình 25.1 SGK b) Nêu rõ thí nghiệm nhằm quan sát cái gì? c) Bố trí và tiến hành thí nghiệm theo hình vẽ và yêu cầu của SGK d) Quan sát góc lệch của kim nam châm khi cuộn dây có lõi sắt và khi không có lõi sắt, rút ra nhận xét. Yêu cầu HS: - Làm việc cá nhân, quan sát hình 25.1 SGK - Phát biểu mục đích của thí nghiệm - Làm việc theo nhóm để tiến hành thí nghiệm hướng dẫn HS bố trí thí nghiệm : Để cho kim nam châm đứng thăng bằng rồi đặt cuộn dây sao cho trục kim nam châm song song với mặt ống dây. Sau đó mới đóng mạch điện. Nêu câu hỏi: Góc lệch của kim nam châm khi có cuộn dây có lõi sắt, thép so với khi không có lõi sắt, thép có gì khác nhau? HĐ3 (8 phút) Làm thí nghiệm , khi ngắt dòng điện chạy qua ống dây, sự nhiễm từ của sắt non và thép có gì khác nhau(hình 25.2 SGK ). Rút ra kết luận về sự nhiễm từ của săt, thép. a) Quan sát, nhận dạng các dụng cụ và cách bố trí thí nghiệm trong hình 25.2 SGK b) Nêu rõ thí nghiệm này nhằm quan sát cài gì? c) Bố trí thí nghiệm theo hìh vẽ và tiến hành theo các yêu cầu của SGK d) Quan sát và nêu được hiện tượng xảy ra với đinh sắt khi ngắt dòng điện chay qua ống day trong các trường hợp: ống dây có lõi sắt non, ống dây có lõi thép. e) Trả lời C1. f) Rút ra kết luận về sự nhiễm từ của sắt, thép. Yêu cầu HS - Cá nhân làm việc với SGK và nghiên cứu hình 25.2 SGK - Nêu mục đích của thí nghiệm - Làm việc theo nhóm, bố trí và thay nhau tiến hành thí nghiệm tập trung quan sát chiếc đinh sắt. - Trả lời câuhỏi: Có hiện tượng gì xảy ra với đinh sắt khi ngắt dòng điện chạy qua ống dây? - Đại diện nhóm đứng lê trả lời C1 Nêu vấn đề: - Nguyên nhân nào đã làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện chạy qua? - Sự nhiễm từ của sắt non và thép có gì khác nhau? Thông báo về sự nhiễm từ của sắt, théo khi được đặt trong từ trường. HĐ4: (10 phút) Tìm hiểu nam châm điện a) Cá nhân làm việc với SGK , quan sát hình 25.3 SGK để thựchiện C2 b) cá nhân làm việc với SGK để nhận thông tin về cách làm tăng lực từ của nam châm điện. c) quan sát hình 25.4 SGK và trả lời C4 d) các nhóm của đại diện nêu câu trả lời của mình trước lớp. Yêu cầu HS làm việc với SGK và thực hiện C2, chú ý đọc và nêu ý nghĩa của dòng chữ nhỏ: 1A - 22W Nêu câu hỏi: Có những cách nào làm tăng lực từ của nam châm điện? Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, trả lời C3. Trong điều kiện có thể, thay vì thực hiện C3, tổ chức cho HS làm các thí nghiệm để tự rút ra kết luận: Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện bằng cách tăng cường độ dòng điện qua ống dây hoặc tăng số vòng của ống dây. Yêu cầu HS nêu nhận xét kết quả của các nhóm. HĐ5: (7 phút) Củng cố kiến thức về khả năng nhiễm từ của sắt, thép; vận dụng vào thực tế. a)làm việc cá nhân để trả lời C4, C5, C6 vào vở học tập b) Phát biểu trước lớp để trả lời C4, C5, C6 qua đó rèn luyện cách sử dụng các thuật ngữ vật lí. c) Đọc phần “Có thể em chưa biết” Yêu cầu HS thựchiện C4, C5, C6 và ghi vào vở. Chỉ định một số HS học yếu phát biểu trước lớp trả lời C4, C5, C6 Nêu câu hỏi: Ngoài hai cách đã học còn cách nào làm tăng lực từ của nam châm điện nữa không? Chỉ dẫn HS đọc phần “Có thể em chưa biết” Giao bài tập về nhà.
Tài liệu đính kèm: