Giáo án Vật lý 9 - Tiết 14 đến tiết 46

Giáo án Vật lý 9 - Tiết 14 đến tiết 46

I. Mục tiêu

* Kiến thức

+ Nhận biết được các tác dụng nhiệt, quang, từ của dòng điện xoay chiều.

+ Bố trí được thí nghiệm chứng tỏ lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.

+ Nhận biết được kí hiệu ampe kế và vôn kế xoay chiều. Biết cách sử dụng chúng để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.

* Kĩ năng: Sử dụng dụng cụ đo điện, mắc được mạch điện theo sơ đồ

*Thái độ: Yêu thích tự nhiên thích tìm hiểu.

* Kiến thức trọng tâm: Dòng điện có tác dụng nhiệt, quang và từ. Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm hs

1 nam châm điện, 1nam châm vĩnh cửu, 1nguồn điện 1 chiều 3V -6V, 1nguồn điện xoay chiều.

2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài

III. Các hoạt động dạy học trên lớp

1.Ổn định tổ chức: (1)

2.Kiểm tra bài cũ: (5`)

* Câu hỏi: Nêu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều

* Đ/a: Hs nêu cấu tạo và hoạt động

* Đặt vấn đề (2`): Dòng điện xoay chiều được dùng phổ biến trong đời sống và trong sản xuất. Vậy dòng điện xoay chiều có gì giống và khác với dòng điện một chiều? Đo cường độ và hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều như thế nào?

 

doc 13 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1466Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 9 - Tiết 14 đến tiết 46", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:07/01/2012
Ngày giảng:
Tiết 41- Bài 35: 
các tác dụng của dòng điện xoay chiều 
đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều 
I. Mục tiêu 
* Kiến thức 
+ Nhận biết được các tác dụng nhiệt, quang, từ của dòng điện xoay chiều.
+ Bố trí được thí nghiệm chứng tỏ lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
+ Nhận biết được kí hiệu ampe kế và vôn kế xoay chiều. Biết cách sử dụng chúng để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.
* Kĩ năng: Sử dụng dụng cụ đo điện, mắc được mạch điện theo sơ đồ
*Thái độ: Yêu thích tự nhiên thích tìm hiểu.
* Kiến thức trọng tâm: Dòng điện có tác dụng nhiệt, quang và từ. Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm hs
1 nam châm điện, 1nam châm vĩnh cửu, 1nguồn điện 1 chiều 3V -6V, 1nguồn điện xoay chiều.
2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài
III. Các hoạt động dạy học trên lớp
1.ổn định tổ chức: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (5`)
* Câu hỏi: Nêu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều
* Đ/a: Hs nêu cấu tạo và hoạt động
* Đặt vấn đề (2`): Dòng điện xoay chiều được dùng phổ biến trong đời sống và trong sản xuất. Vậy dòng điện xoay chiều có gì giống và khác với dòng điện một chiều? Đo cường độ và hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều như thế nào?
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Hoạt động 1(5`) : Tìm hiểu tác dụng của dòng điện xoay chiều
Gv: làm 3 thí nghiệm như hình 35.1 
Yêu cầu học sinh theo dõi thí nghiệm và nêu rõ ở mỗi thí nghiệm dòng điện xoay chiều có tác dụng gì?
Hs: Quan sát và trả lời
Gv: Ngoài 3 tác dụng trên dòng điện xoay chiều còn có tác dụng gì ?
Yêu cầu học sinh nêu dự đoán về tác dụng từ của dòng điện xoay chiều giống hệt tác dụng từ của dòng điện một chiều không ?
Hs: Trả lời và nêu dự đoán.
*Hoạt động 2(10`) :Tìm hiểu tác dụng từ của dòng điện xoay chiều
Gv: Yêu cầu học sinh bố trí thí nghiệm như hình vẽ 35.2 và 35.3 cho các nhóm tiến hành thí nghiệm trả lời câu C2 
Hs: Nhận dụng cụ và tiến hành theo nhóm. Rút ra câu trả lời.
Gv: Vậy tác dụng từ của dòng điện xoay chiều có gì khác dòng điện 1 chiều ?
* Hoạt động 3(10`): Tìm hiểu cách đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch xoay chiều
Gv: Dùng am pe kế và vôn kế một chiều để đo I và U xoay chiều được không ,khi đó kim của am pe kế và vôn kế sẽ như thế nào ?
Hs: Nêu dự đoán
Gv: Giới thiệu dụng cụ và tiến hành thí nghiệm. Ychs quan sát và nêu hiện tượng
Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu rõ cách nhận biết ampe kế và vôn kế xoay chiều.
Hs: Lắng nghe.
*Hoạt động 4(5`): Vận dụng
Gv : Yêu cầu cá nhân học sinh tự làm C3 
C4 cho học sinh thảo luận nhóm .
Từ trường của ống dây có dòng điện xoay chiều chạy qua có đặc điểm gì ?
Hs: Trả lời 
I/ Tác dụng của dòng điện xoay chiều 
Nêu rõ tác dụng của dòng điện ở mỗi thí nghiệm :
+ Thí nghiệm 1:cho dòng điện xoay chiều đi qua bòng đèn dây tóc làm bóng đèn nóng lên vậy dòng điện có tác dụng nhiệt.
+ Thí nghiệm 2: dòng điện xoay chiều làm bóng đèn của bút thử điện sáng lên vậy dòng điện xoay chiều có tác dụng quang .
+Thí nghiệm 3: dòng điện xoay chiều qua nam châm điện ,nam châm điện hút đinh sắt vậy dòng điện có tác dụng từ .
- so sánh với tác dụng của dòng điện 1 chiều 
Dòng điện xoay chiều còn có tác dụng sinh lý vì dòng điện xoay chiều có thể gây điện giật chết người 
Học sinh nêu dự đoán :
Khi dòng điện đổi chiều thì cực từ của nam châm cũng thay đổi do đó chiều của lực điện từ thay đổi .
II/ Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều.
1. Thí nghiệm .
C2. Trường hợp sử dụng dòng điện không đổi ,nếu lúc đầu cực N của thanh nam châm bị hút thì đổi chiều dòng điện nó sẽ bị đẩy và ngược lại .
Khi dong điện xoay chiều chạy qua ống dây thì cực bắc của thanh nam châm lần lượt bị hút ,đẩy .nguyên nhân là do dòng điện luân phiên đổi chiều .
2. Kết luận .
Khi dòng điện chạy qua ống dây đổi chiều thì lực từ của ống dây có dòng điện tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều 
III/ Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều .
Học sinh nêu dự đoán : Khi dòng điện đổi chiều thì kim của dụng cụ đo cũng đổi chiều .
Học sinh quan sát : kim của dụng cụ đo đứng yên . Kim của dụng cụ đo đứng yên vì lực từ tác dụng vào kim luân phiên đổi chiều theo sự đổi chiều của dòng điện . vì kim có quán tính cho nên không kịp đổi chiều quay và đứng yên.
Kết luận :
+Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều bằngam pe kế và vôn kế xoay chiều có kí hiệu là AC (~ )
+Kết quả đo không thay đổi khi ta đổi chỗ của hai chốt cắm cảu phích vào ổ lấy điện .
IV/ Vận dụng:
C3. 
Cá nhân trả lời C3 
C4. học sinh thảo luận nhóm .
-Dòng điện chạy qua nam châm điện Alà dòng xoay chiều .
4. Củng cố (5’):
- Yêu cầu hs làm bài tập trong sbt.
- 1 HS đọc có thể em chưa biết
- 1 HS đọc ghi nhớ
5. Hướng dẫn về nhà (2’):
- Học và làm các bài tập trong sách bài tập
- Đọc trướcc bài: “ Truyền tải điện năng đi xa”
Ngày soạn:07/01/2012
Ngày giảng:
Tiết 42- bài 36: Truyền tải điện năng đi xa
I.Mục tiêu
*Kiến thức:
+ Lập được công thức tính năng lượng hao phí do toả nhiệt trên đường dây tải điện.
+ Nêu được 2 cách làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện và lí do chọn cách làm tăng hiệu điện thế ở 2 đầu dây dẫn.
*Kĩ năng: Tổng hợp các kiến thức đã hoch để đi đến kiến thức mới.
*Thái độ: Ham học hỏi, hợp tác hoạt động nhóm.
* Kiến thức trọng tâm: Tính điện năng hao phí trên đường dây tải điện.
II.Chuẩn bị thầy và trò:
1. Giáo viên: SGK + SBT
2 Học sinh: HS ôn lại các kiến thức về công suất của dòng điện và công suất toả nhiệt của dòng điện.
III. Các hoạt động dạy học trên lớp:
1.ổn định tổ chức: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
* Câu hỏi: Viết các công thức tính công suất của dòng điện.
* Đ/a: P = U.I P = I2.R , P = ;P = 
 ĐVĐ(2`): ở các khu dân cư thường có trạm biến thế. Trạm biến thế dùng để làm gì?Tại sao đường dây tải điện lại có hiệu điện thế lớn ? Làm như thế có lợi gì ?Để biết được điều đó ta sẽ đi nghiên cứu bài học hôm nay
3.Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
*Hoạt động 1(10`): Phát hiện sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện. 
GV thông báo: Truyền tải điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ bằng đường dây tải điện. Dùng dây dẫn có nhiều thuận lợi hơn so với việc vận chuyển các dạng năng lượng như than đá, dầu lửa ...và làm giảm được sự ô nhiễm môi trường.
+ Truyền tải điện như thế liệu có bị hao hụt và mất mát gì không ? Nếu có thì nguyên nhân nào gây nên ?
HS nghe thông báo và trả lời
GV cho HS đọc mục 1 SGK để tìm công thức liên hệ giữa P, U, R.
+Y/c HS lên bảng trình bày lập luận tìm công thức tính Php 
Hs: Thực hiện
Hoạt động 2(15`): Tìm phương án đề xuất biện pháp làm giảm công suất hao phí
GV cho các nhóm thảo luận câu C1, C 2 và C3.
+ Nếu làm dây bằng chất có điện trở suất nhỏ như bạc: r = 1,6.10-8 Wm thi sẽ
làm giảm R rất nhiều nhưng rất tốn kém.
 + Vậy trong 2 cách trên cách nào có lợi nhất ?
+Từ lập luận trên ta rút ra kết luận gì ?
Hs: Nghiên cứu, thảo luận và trả lời.
Hoạt động 3(5`): Vận dụng 
Gv:Y/c HS hoạt động cá nhân để trả lời 
câu C4 và C5.
Hs:Cá nhân trả lời.
I.sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện.
1.Tính điện năng hao phí trên đường dây tải điện.
P = U.I 
Php = R.I2 
 =>Php =
2.Cách làm giảm hao phí.
C1: Có 2 cách làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện là: 
Giảm R hoặc tăng U.
C 2: Biết R = r.. Chất làm dây đã chọn trước, chiều dài của dây không đổi. Vậy phải tăng S nghĩa là dùng dây có tiết diện lớn à Khối lượng lớn à Trọng lượng lớn à Cột phải lớn à Tốn kém. (Còn lớn hơn giá trị điện năng bị hao phí)
C 3: Tăng U công suất hao phí giảm rất nhiều (Vì Php tỉ lên nghịch với U2) Phải chế tạo máy tăng hiệu điện thế ở đầu nguồn.
3.Kết luận: (SGK/99)
II.Vận dụng
C4: Hiệu điện thế tăng 5 lần à Công suất hao phí giảm 52 = 25 lần ( vì Php tỉ lên nghịch với U2)
C5: Bắt buộc phải dùng máy biến thế để giảm công suất hao phí à Tiết kiệm à Bớt khó khăn vì dây dẫn to và nặng
4. Củng cố (5’):
- Yêu cầu hs làm bài tập trong sbt.
- 1 HS đọc có thể em chưa biết
- 1 HS đọc ghi nhớ
5. Hướng dẫn về nhà (2’):
- Học và làm các bài tập trong sách bài tập
- Đọc trướcc bài: “ Máy biến thế”.
Ngày soạn:10/1/2012
Ngày giảng:
Tiết 43- bài 36 : Máy biến thế
I.Mục tiêu
* Kiến thức:
- Nêu được các bộ phận chính của máy biến thế gồm 2 cuộn dây có số vòng khác nhau, được quấn quanh 1 lõi sắt chung.
- Nêu được công dụng chung của máy biến thế là làm tăng hay giảm hiệu điện thế theo công thức .
- Giải thích được máy biến thế hoạt động được dưới dòng điện xoay chiều mà không hoạt động được với dòng điện 1 chiều.
- Vẽ được sơ đồ lắp đắt máy biến thế ở 2 đầu dây tải điện.
* Kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ để giải thích các ứng dụng trong kĩ thuật.
* Thái độ: Rèn luyện phương pháp tư duy, suy diễn 1 cách lô gíc trong phong cách học vật lí và áp dụng kiến thức vật lí vào trong kĩ thuật và cuộc sống.
* Kiến thức trọng tâm: Cách làm giảm điện năng trên đường dây tải điện.
II.Chuẩn bị :
1-Giáo viên: Mỗi nhóm HS
1 máy biến thế nhỏ có cuộn sơ cấp 750 vòng và cuộn thứ cấp 1500 vòng.
1 bộ nguồn AC và DC.
1 vôn kế xoay chiều có GHĐ 15V và ĐCNN 1V.
2-Học sinh: -Học bài cũ và nghiên cứu trước bài mới
III. Các hoạt động dạy học trên lớp
1.ổn định tổ chức: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
* Câu hỏi: Khi truyền tải điện năng đi xa thì có những biện pháp nào làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện ? Biện pháp nào tối ưu nhất ?
* Đ/a: Biện pháp làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện: giảm điện trở hoặc tăng hiệu điện thế. Biện pháp tối ưu nhất là tăng hiệu điện thế hai đầu đường dây.
* Đặt vấn đề: Để giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện thì tăng U trước khi tải điện và khi sử dụng phải giảm hiệu điện thế xuống 220V ta phải dùng máy biến thế. Vậy máy biến thế có cấu tạo như thế nào?
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: (5`)Tìm hiểu cấu tạo của máy biến thế. 
GV cho HS đọc SGK và quan sát máy biến thế.
+ Máy biến thế có cấu tạo như tn ?
+ 2 cuộn dây có đặc điểm gì khác nhau?
+ Lõi sắt có cấu tạo như thế nào ?
Hoạt động 2: (5`)Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của máy biến thế. 
+ Y/c HS tự nghiên cứu và trả lời câu C1.
GV cho HS trả lời câu C2 theo gợi ý 
+Nếu đặt và 2 đầu cuộn sơ cấp 1 hiệu điện thế U1 xoay chiều thì từ trường qua cuộn sơ cấp có đặc điểm gì ?
+Lõi sắt có nhiếm từ không ? Từ trường của lõi sắt là từ trường như thế nào ?
+ Từ trường của lõi sắt có xuyên qua cuộn dây thứ cấp không ?
+Từ câu C1 và C2 ta rút ra kết luận gì ?
Hoạt động 3: (10`)Tìm hiểu tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế.
GV: Giữa U1 ở cuộn sơ cấp , U2 ở cuộn thứ cấp và số vòng dây n1 và n2 có mqh như thế nào ?
GV hướng dẫn các nhóm tiến hành TN và ghi kết quả vào bảng 1 SGK.
+ Y/c HS trả lời câu C3.
+Nếu n1 > n2 thì U1 như tn với U2 ?
à Máy đó gọi là m ... iết.
5. Hướng dẫn về nhà (2’):
- Học và làm các bài tập trong sách bài tập
- Đọc trước bài 38
Ngày soạn:10/1/2012
Ngày giảng:
Tiết 44- bài 36 : bài tập Máy biến thế và tải điện
I.Mục tiêu
* Kiến thức:
- Ôn tập lý thuyết và kiến thức về máy biến thế và truyền tải điện năng đi xa.
- Vận dụng linh hoạt công thức tính vào các dạng bài tập cụ thể.
* Kĩ năng: Vận dụng công thức.
* Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, cẩn thận.
* Kiến thức trọng tâm: 
II.Chuẩn bị :
1-Giáo viên
2-Học sinh
III. Các hoạt động dạy học trên lớp
1.ổn định tổ chức: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (5’). Kết hợp bài tập
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Củng cố lý thuyết
Gv:
Em hãy cho biết cấu tạo và hoạt động của máy biến thế ?
Hãy nêu mối liên hệ giữa hiệu điện thế U đặt vào hai đầu các cuộn dây của máy biến thế và số vòng dây của các cuộn tương ướng ?
U1 > U2 ta có máy hạ thế
U1 < U2 ta có máy tăng thế.
Điện sản xuất từ nhà máy đến các hộ tiêu thụ thì dặt những loại máy biến thế nào ?
Tại sao lại đặt máy thế ở hai đầu đường dây tải điện khi truyền tải điện năng đi xa ? 
- Hs: Trả lơì.
* Hoạt động2: Bài tập vận dụng
Bài tập 37.2 SBT.
Em hãy tóm tắt bài toán ?
Sử dụng công thức nào để tính U2 ?
Cá nhân tự giải bài tập vào vở 
Bài tập 37.3 SBT
Vì sao không thể dùng dòng điện một chiều không đổi để chạy máy bíên thế ?
Bài tập 37.4 SBT
Bài ra đã cho biết gì, tính gì ?
Vậy cuộn dây nào mắc với hai cực của máy phát điện ?
Bài tập 37.5 SBT
I. Lý thuyết
Cấu tạo: Hai cuộn dây có số vòng dây khác nhau được cuốn quanh một lõi sắt chung.
Hoạt động: Khi đặt vào cuộn sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế thay chiều thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều.
HS. Hiệu điịen thế ở hai đầu mỗi cuộn dây tỷ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn.
. 
HS. Đặt máy tăng thế và máy hạ thế.
HS. Để giảm hao phí trên đường dây nên đặt máy tăng thế ở đầu đường dây, khi dùng điện thường là 220V nên phải đặt máy hạ thế ở cuối đường dây.
II. Bài tập
Cho biết: U1 = 220V; n1 = 4 400vòng
 n2 = 240vòng
 Tính : U2
HS. 
 Giải
Theo công thức ta có.
U2 = 
HS: Dòng điện một chiều không đổi sẽ tạo ra một từ trường không đổi. Do đó số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây thứ cấp không đổi . Kết quả là trong cuộn dây thứ cấp không có dòng điện cảm ứng.
HS. Cho biết : U1 = 2000V, U2 = 20 000V
Tính 
 Giải
Tỉ lệ 
Cuộn dây có ít vòng được mắc vào hai cực của máy phát điện.
HS: Đáp án C.Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế.
4. Củng cố (5’):
- Làm bài tập SBT.
- HS đọc ghi nhớ 
- Hs đọc phần có thể em chưa biết.
5. Hướng dẫn về nhà (2’):
- Học và làm các bài tập trong sách bài tập
- Đọc trước bài 38
Ngày soạn: 18/1/2012
Ngày giảng: 
Tiết 45- bài 39: Tổng kết chương II : Điện từ học
I.Mục tiêu
* Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức về nam châm, từ trường, lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều, máy phát điện xoay chiều và máy biến thế.
* Kĩ năng: Rèn được khả năng tổng hợp, khái quát hoá kiến thức đã học.
* Thái độ: Khẩn trương, tự đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức đã học.
* Kiến thức trọng tâm của chương điện từ học 
II.Chuẩn bị:
1-Giáo viên: GV vẽ hình 39.1; 39.2; 39.3 và ghi các câu hỏi , bài tập ra bảng phụ.
2-Học sinh: HS ôn lại các kiến thức trong chương II và trả lời các câu hỏi ở phần tự kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy học trên lớp
1.ổn định tổ chức: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1: (17`) Trả lời các câu hỏi phần tự kiểm tra.
GV cho từng HS đứng tại chỗ để trả lời câu hỏi ở phần tự kiểm tra
+Sau mỗi câu hỏi GV cho HS khác nhận xét.
GV treo bảng phụ vẽ H39.1 lên bảng.
+Y/c 1 HS lên bảng xác định chiều đường sức từ trong ống dây.
+Y/c HS nêu rõ sự giống và khác nhau ở 2 loại máy phát điện.
Hs suy và trả lời
Gv gọi 1 và học sinh khác nhận xét và bổ xung câu trả lời của bạn
Hs quan sát và bổ xung
GV nhận xét và bổ xung sai sót (nếu có)
Hoạt động 2: (20`) Vận dụng. 
GV cho 4 HS lên bảng làm bài tập phần vận dụng.
Hs suy và trả lời
GV cho HS trong lớp thảo luận từ câu 10 đến câu 13.
Hs suy và trả lời
Gv gọi 1 và học sinh khác nhận xét và bổ xung câu trả lời của bạn
Hs quan sát và bổ xung
GV nhận xét và bổ xung sai sót (nếu có)
I.Tự kiểm tra:
Từng HS đứng tại chỗ để trả lời câu hỏi ở phần tự kiểm tra:
Câu 1: “Lực từ”; “Kim nam châm”
Câu 2: Chọn (C)
Câu 3: “Tay trái”; “Ngón tay giữa”
“Ngón tay cái choãi ra 900”
Câu 4: Chọn (D) 
Câu 5: “Cảm ứng xoay chiều” 
“Số đường sức từ xyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên”
Câu 6: Treo thanh nam châm bằng 1 sợi dây chỉ mảnh ở chính giữa để cho thanh nam châm nằm ngang. Đầu nào quay về hướ bắc địa lí là cực từ bắc, còn đầu kia là cực từ nam của nam châm.
Câu 7: a.)Quy tắc nắm tay phải à Phát biểu như SGK.
b.)HS lên bảng vẽ và xác định chiều của đường sức từ trong ống dây.
+Vào từ bên phải, ra ở bên trái.
Câu 8: + Giống nhau: Có 2 bộ phận chính là nam châm và cuộn dây.
 + Khác nhau: 1 loại có rôto là cuộn dây thì phải có bộ góp điện. 1 loại có rôto là nam châm.
II.Vận dụng:
Câu 10: 
+ Lực F tác dụng lên điểm N có hướng từ ngoài vào trong vuông góc với mặt phẳng trang giấy.
Câu 11:
a.)Để giảm hao phí do toả nhiệt trên đường dây.
b.)Giảm đi 1002 = 10 000 lần.
c.)áp dụng công thức: 
=>U2 = = 6V
Câu 12: +Dòng điện không đổi không tạo ra từ trường biến thiên à Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây thứ cấp không biến đổi. à Trong cuộn dây thứ cấp không suất hiện dòng điện cảm ứng.
Câu 13:
+ Trường hợp a.) Khi khung quay quanh trục PQ nằm ngang thì số đường sức từ xuyên qua tiêt S của cuộn dây không đổi (Luôn bằng 0) à Khung không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
4. Củng cố (5’):
- Yêu cầu hs làm bài tập trong sbt.
- 1 HS đọc có thể em chưa biết
- 1 HS đọc ghi nhớ
5. Hướng dẫn về nhà (2’):
- Đọc trước bài 40
Ngày soạn: 20/1/2012
Ngày giảng:
Chương III: Quang học
Tiết 46- bài 40 :Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
I.Mục tiêu
* Kiến thức: 
- Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- Vận dụng giải thích các hiện tượng trong thực tế.
* Kĩ năng:
- Biết nghiên cứu 1 hiện tượng khúc xạ ánh sáng bằng TN.
- Biết tìm ra quy luật qua 1 hiện tượng.
* Thái độ: Có tác phong nghiên cứu hiện tượng để thu thập thông tin.
* Kiến thức trọng tâm:
Bản chất hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Phân biệt được hiện tượng khúc xạ và hiện tượng phản xạ ánh sáng.
II.Chuẩn bị :
1-Giáo viên: Mỗi nhóm HS
1 bình chứa nước sạch và 1 ca múc nước.
1 miếng gỗ phẳng, mềm có thể cắm được các đinh ghim.
3 chiếc đinh ghim và 1 chiếc đũa.
1 bình nhựa trong suốt dạng hình hộp chữ nhật đựng nước.
1 miếng nhựa phẳng làm màn hứng tia sáng.
1 nguồn sáng tạo được chùm sáng hẹp.
2-Học sinh: -Học bài cũ và nghiên cứu trước bài mới
III. Các hoạt động dạy học trên lớp
1.ổn định tổ chức: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
*Đặt vấn đề: (2`) Cho các nhóm làm TN như H40.1 (SGK/108)
+ Có hiện tượng gì sảy ra với chiếc đũa?
+ Em hãy phát biểu lại định luật truyền thẳng của ánh sáng.
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: (15`)
Tìm hiểu hiện tượng khúc xạ ánh sáng từ không khí vào môi trường nước.
+Y/c HS đọc mục 1 và quan sát H40.2 để rút ra nhận xét.
+Tại sao trong môi trường nước hay môi trường không khí thì ánh sáng lại truyền thẳng ?
+ Tại sao ánh sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa 2 môi trường ?
+Y/c HS rút ra kết luận:
GV cho HS đọc mục 3 “ một vài khái niệm”
GV: Giới thiệu dụng cụ TN và phát dụng cụ cho các nhóm.
GV hướng dẫn HS các nhóm làm TN như H40.2 (SGK/109) để quan sát đường truyền của 1 tia sáng từ môi trường không khí sang môi trường nước.
GV: Cho HS các nhóm thảo luận và trả lời câu C1 và C2.
HS các nhóm tiến hành lắp và làmTN à quan sát hiện tượng à Trả lời câu
C1 và C2
+Từ TN trên em rút ra được kết luận gì?
+Em hãy thể hiện kết luận bằng hình vẽ.
Hoạt động 2: (10`)
Tìm hiểu sự khúc xạ của tia sáng truyền từ môi trường nước sang môi trường không khí. 
GV: Cho HS dự đoán câu C4.
GV ghi lại dự đoán của HS lên bảng.
GV cho cả lớp thống nhất phương án làm TN 
+ Y/c các nhóm tiến hành TN như mục 2 (SGK/110)
+Y/c HS các nhóm quan sát và thảo luận để trả lời câu C5 ; C6.
GV gợi ý câu C5:
+ ánh sáng đi thẳng từ A à B. Mắt nhìn vào B không thấy A. Vậy có ánh sáng truyền từ A đến mắt không ? Vì sao ?
+ Mắt nhìn vào C không thấy A và B . Vậy ánh sáng từ B có truyền vào mắt không ? Vì sao ?.
GV gợi ý câu C6:
+Em hãy chỉ ra điểm tới, tia tới, tia khúc xạ, góc tới và góc khúc xạ?
+Từ TN trên em rút ra kết luận gì ?
Hoạt động 3: (10`) Vận dụng
GV cho HS hoạt động cá nhân để trả lời câu C7.
HS hoạt động cá nhân trả lời câu C7
Gv nhận xét chung các nhóm.
I.Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
1.Quan sát.
HS quan sát hình vẽ và trả lời:
+ánh sáng đi từ S à I
 thì truyền thẳng.
+ánh sáng đi từ I à K thì truyền thẳng.
+ánh sáng đi từ S à K thì bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa 2 môi trường.
HS Rút ra kết luận:
2.Kết luận. (SGK/108)
3 .Một vài khái niệm. (SGK/109)
HS đọc khái niệm ở SGK/109.
4.Thí nghiệm:
HS Các nhóm nghe GV giới thiệu TN và nhận dụng cụ TN.
C1: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
C2: Thay đổi hướng của tia tới. Quan sát tia khúc xạ và độ lớn của góc khúc xạ, góc tới.
5 .Kết luận. (SGK/109)
C3: HS lên bảng vẽ hình:
 N
 S
 KK
 i
 P I Q
 Nước r
 N’ K
II. Sự khúc xạ của tia sáng truyền từ nước sang không
1.Dự đoán.
HS các nhóm thảo luận và đưa ra dự đoán:
2.Thí nghiệm 
C4: Phương án TN:
+ Chiếu tia sáng từ nước sang không khí bằng cách đặt nguồn sáng ở đáy bình nước.
+ Để đáy bình lệch ra khỏi mặt bàn và để nguồn sáng ở ngoài đáy bình. Chiếu tia sáng qua đáy vào nước rồi sang không khí.
+ Làm TN như H40.3 (SGK/110)
HS : các nhóm thảo luận và đưa ra phương án TN tối ưu nhất.
HS các nhóm bố trí TN như H40.3 (SGK/110) và tiến hành TN .
HS các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi C5 và C6 theo gợi ý của GV.
C5:+ Nhìn đinh ghim B không thấy đinh ghim A.
+ Nhìn đinh ghim C không thấy đinh ghim A và B.
à A, B, C thẳng hàng.
C6:+ Đo góc tới và góc khúc xạ.
+ So sánh góc tới và góc khúc xạ.
3.Kết luận:( SGK/110)
III.Vận dụng
C7:
Hiện tượng phản xạ ánh sáng
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
+ Tia sáng gặp mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt thì bị hắt lại môi trường trong suốt cũ.
+ Góc phản xạ bằng góc tới.
+ Tia sáng gặp mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt thì bị gãy khúc tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ 2.
+ Góc phản xạ không bằng góc tới.
4. Củng cố (5’):
- Làm bài tập SBT.
- HS đọc ghi nhớ 
- Hs đọc phần có thể em chưa biết.
5. Hướng dẫn về nhà (2’):
- Học và làm các bài tập trong sách bài tập
- Đọc trước bài 42.

Tài liệu đính kèm:

  • docLy9. tiet 41-46.doc