Giáo án Vật lý 9 - Tuần 12 đến tuần 33

Giáo án Vật lý 9 - Tuần 12 đến tuần 33

I-Mục tiêu

1-Kiến thức

- Mô tả được từ tính của nam châm.

- Biết cách xác định các từ cực Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu.

- Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau.

- Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn.

2-Kỹ năng

 Xác định được các cực của nam châm trong thực tế, phát hiện được các loại nam châm thường gặp trong phòng thí nghiệm.

3-Thái độ

Rèn tính cẩn thận, tính tự giác trong quá trình học tập. Có ý thức tư duy, vận dụng kiến thức vào thực tế.

II- Chuẩn bị của GV và HS

- GV :SGK, SBT, Bài soạn, đồ dùng dạy học thí nghiệm.

- HS : SGK,SBT, Mỗi nhóm HS 2 thanh nam châm thẳng, một ít sắt vụn trộn lẫn nhôm, đồng, gỗ vụn, nhựa.

- Nam châm chữ U, kim nam châm, la bàn, 1 giá thí nghiệm, 1 sợi dây treo.

III-Tổ chức hoạt động dạy học

1- Ổn định tổ chức

 GV kiểm tra sĩ số

2 - Kiểm tra bài cũ

 

doc 101 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 9 - Tuần 12 đến tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 23 Ngày soạn :4/11/2009
Tuần:12 Ngày giảng :5/11/2009
Chương II: Điện từ học
Bài 21: nam châm vĩnh cửu
I-Mục tiêu 
1-Kiến thức 
- Mô tả được từ tính của nam châm.
- Biết cách xác định các từ cực Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu.
- Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau.
- Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn.
2-Kỹ năng
 Xác định được các cực của nam châm trong thực tế, phát hiện được các loại nam châm thường gặp trong phòng thí nghiệm.
3-Thái độ 
Rèn tính cẩn thận, tính tự giác trong quá trình học tập. Có ý thức tư duy, vận dụng kiến thức vào thực tế.
II- Chuẩn bị của GV và HS 
- GV :SGK, SBT, Bài soạn, đồ dùng dạy học thí nghiệm. 
- HS : SGK,SBT, Mỗi nhóm HS 2 thanh nam châm thẳng, một ít sắt vụn trộn lẫn nhôm, đồng, gỗ vụn, nhựa.
- Nam châm chữ U, kim nam châm, la bàn, 1 giá thí nghiệm, 1 sợi dây treo.
III-Tổ chức hoạt động dạy học
1- ổn định tổ chức 
 GV kiểm tra sĩ số 
2 - Kiểm tra bài cũ 
- 
3 - Tổ chức hoạt động học tập cho HS
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Nhớ lại kiến thức đã học về từ tính của nam châm.
- Yêu cầu học sinh thảo luận đưa ra phương án TN.
- Trao đổi nhóm để giúp nhau nhớ lại kiến thức đã học.
1. Thí nghiệm:
- Đưa thanh kim loại lại gần sắt và nhôm để kiểm tra.
- Tổ chức cho học sinh thảo luận và làm thí nghiệm nhớ lại kiến thức đã học.
- Thảo luận theo nhóm để đưa ra phương án làm TN.
- Khi kim nam châm cân bằng, nó luôn nằm dọc theo hướng Bắc - Nam.
 Hoạt động 2: Phát hiện thêm tính chất từ của nam châm
 Cho học sinh làm thí nghiệm 2 để xác định các cực của nam châm.
- Yêu cầu học sinh rút ra kết luận sau thí nghiệm.
- Tiến hành làm thí nghiệm hai xác định cực của nam châm và nêu kết luận
2. Kết luận:
- Khi cân bằng nam châm luôn chỉ theo hướng Bắc - Nam. Một cực (còn gọi là từ cực) luôn chỉ hướng Bắc (được gọi là cực Bắc), còn cực kia luôn chỉ hướng Nam (được gọi là cực Nam).
- Giáo viên nêu tên các cực của nam châm.
- Để tiện phân biệt người ta dùng sơn đánh dấu hoặc ghi tên:
+ Chữ N là cực Bắc.
+ Chữ S là cực Nam.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự tương tác giữa hai nam châm:
- Yêu cầu HS cho biết C3 và C4 yêu cầ những vấn đề gì?
- Yêu cầu học sinh tiến hành làm TN theo các yêu cầu của C3 và C4.
- Lưu ý làm thí nghiệm chậm để theo dõi thật kỹ
2 - Kết luận:
- Qua thí nghiệm cho HS rút ra kết luận.
- Các cực cùng tên thì đẩy nhau, các cực khác tên thì hút nhau.
Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức:
III - Vận dụng:
- Sau bài học em biết những gì về từ tính của nam châm?
- Yêu cầu học sinh làm vào vở và tổ chức trao đổi để tìm ra lời giải của C5, C6, 
C6:
Bộ phận chỉ hướng của la bàn là kim nam châm. Bởi vì tại mọi vị trí trên trái đất kim nam châm luôm chỉ hướng Nam - Bắc.
Yêu cầu học sinh làm vào vở và tổ chức trao đổi để tìm ra lời giải của C7,C8
C7:
Đầu nào của nam châm có ghi chữ N là cực Bắc, đầu ghi chữ S là cực Nam. Đối với các nam
châm không ghi chữ, chỉ có sơn màu thì cần lưu ý vận
dụng kiến thức đã học để xác định cực cho đúng.
C8: Trên hình đầu sát với cực Bắc (N) của thanh nam châm treo trên dây là cực Nam của thanh nam châm treo trên dây là cực Nam của thanh nam châm. 
- Học sinh nêu lại các đặc tính của nam châm
- Làm bài tập 21.1 và 21.2 trang 26 sách BTVL9.
5 . Hướng dẫn về nhà 
- Học thuộc lý thuyết theo hướng dẫn SGK và vở ghi.
- Làm từ bài tập 21.3 đến bài 21.6 trang 26 SBT VL9.
- Làm từ bài tập 21.3 đến bài 21.6 trang 26 SBT VL9
Tiết : 24 Ngày soạn :5/11/2009
Tuần:12 Ngày giảng :6/11/2009
Bài 22: tác dụng từ của dòng điện - từ trường.
I-Mục tiêu 
1-Kiến thức 
- Mô tả được TN về tác dụng từ của dòng điện.
- Trả lời được câu hỏi từ trường tồn tại ở đâu.
- Biết cách nhận biết từ trường.
2-Kỹ năng
- Xác định được xung quanh nam châm có từ trường.
- Biết cách tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu từ trường quanh nam châm.
3-Thái độ 
Rèn tính cẩn thận, tính tự giác trong quá trình học tập. Có ý thức tư duy, vận dụng kiến thức vào thực tế.
II- Chuẩn bị của GV và HS 
- GV :SGK, SBT, Bài soạn, đồ dùng dạy học thí nghiệm. 
- HS : SGK,SBT Mỗi nhóm HS một bộ thí nghiệm phục vụ cho bài học.
III-Tổ chức hoạt động dạy học
1- ổn định tổ chức 
 GV kiểm tra sĩ số 
2 - Kiểm tra bài cũ 
- - Nêu các đặc tính và tính chất của nam châm.
- Làm bài tập 21. 5 và 21.6. 
3 - Tổ chức hoạt động học tập cho HS
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Phát hiện tính chất từ của dòng điện:
I - Lực từ:
1- Thí nghiệm:
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu cách bố trí thí nghiệm trong hình 22.1 và trao đổi mục đích của TN.
- Nhận thức vấn đề cần giải quyết trong bài học.
- Làm TN phát hiện tác dụng từ của dòng điện.
 A B
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm. Lưu ý lúc đầu đặt dây dẫn AB song song với trục của kim 
- Tiến hành TN như hình 22.1 và thực hiện C1 theo sự hướng dẫn của giáo viên.
nam châm đã đứng thăng bằng.
2 - Kết luận:
- Giúp đỡ học sịnh quan sát hiện tượng cần để rút ra được kết luận và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Báo cáo kết quả TN và trình bày nhận xét.
- Nêu kết luận về tác dụng từ của dòng điện.
- Dòng điện chạy qua dây dẫn gây tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó.
Hoạt động 2: Tìm hiểu từ trường:
II - Từ trường:
1 - Thí Nghiệm:
- Đặt vấn đề khi kim nam châm đặt tại các vị trí khác.
- Trao đổi nhóm để đưa ra phương pháp làm thí nghiệm
- Bổ sung cho mỗi nhóm 1 thanh nam châm và yêu cầu làm thí nghiệm, hướng dẫn HS trả lời C2 và C3.
- Tiến hành làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên và thực hiện các câu C2 và C3.
- Một kim nam châm (gọi là nam châm thử) đặt tự do và đưa đến các vị trí khác nhau quanh thanh nam châm.
C2: Kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc - Nam.
C3: Kim nam châm luôn chỉ một hướng nhất định.
2 - Kết luận:
- Gợi ý HS tìm hiểu không gian quanh nam châm và dòng điện.
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ kết luận trong SGK.
* Các biện pháp GDBVMT:
+/ Xây dựng các trạm phát sóng điện từ xa khu dân cư
+/ Sử dụng điện thoại hợp lý đúng cách: không sử dụng điện thoại quá lâu( hàng giờ để giảm thiểu tác hại của sóng điện từ đối với cơ thể, tắt điện thoại khi đi ngủ hoặc đễ xa người 
+/ Giữ khỏang cách giữa giũa các trạm phát sóng phát thanh truyền hình một cách thích hợp 
+/ Tăng cường sử dụng truyền hình cáp, điện thoại cố định chỉ sử dụng điẹn thoại di động khi thật cần thiết 
- Rút ra kết luận về không gian xung quanh dòng điện và xung quanh nam châm.
- Tham gia xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường 
- Thảo luận chung
- Nghe giáo viên trình bày
*Kết luận SGK (tr 61 - 62)
* Các kiến thức về môi trường:
- Trong không gian từ trường và điện trường tồn tại một cách thống nhất là điện từ trường sóng điện từ là sự lan truyền của điện từ trường biến thiên trong không gian 
- Các sóng rađio, sóng vô tuyến,a/sáng nhìn thấy tia X, tia gamma cũng là sóng điện từ, các sóng điện từ truyền đi mang theo năng lượng. năng lượng sóng điẹn từ truyền đi mang theo năng lượng năng lượng sóng điện từ phụ thuộc vào tần số và cường độ sóng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách nhận biết từ trường:
3 - Cách nhận biết từ trường:
- Cần căn cứ vào đặc tính nào của từ trường để phát hiện ra từ trường.
- Mô tả cách dùng kim nam châm để phát hiện lực từ và nhờ đó phát hiện ra từ trường.
- Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.
- Thông thường, dụng cụ đơn giản dùng để nhận biết từ trường là gì?
- Rút ra kết luận về cách nhận biết từ trường.
Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức:
III - Vận dụng:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tiến hành thí nghiệm
- Nhắc lại được cách tiến hành thí nghiệm để phát hiện
phát hiện tác dụng từ của dòng điện.
ra tác dụng từ của dòng điện trong dây dẫn thẳng.
- Cho học sinh tiến hành thảo luận các câu C4, C5 và C6.
- Làm các câu vận dụng C4, C5 và C6.
C4:
 Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim lệch khỏi hướng Bắc - Nam thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận tìm ra câu trả lời đúng cho các đáp án mà các bạn đã đưa ra.
- Tham gia thảo luận trên lớp về đáp án các câu trả lời của các bạn.
C5: 
 Đó là TN khi đặt kim nam châm tự do đã đứng yên, kim luôn chỉ theo hướng Bắc - Nam.
C6: 
 Không gian xung quanh kim nam châm có từ trường.
4 . Củng cố 
- Học sinh nêu lại kết luận về từ trường và cách phát hiện từ trường.
- Làm bài tập 22.1 trang 27 sách BTVL9.
- Giáo viên giới thiệu TN lịch sử của Ơ-xtét. Yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời: 
Ơ-xtét đã làm TN như thế nào để chứng tỏ rằng điện “sinh ra” từ?
5 . Hướng dẫn về nhà 
- Học thuộc lý thuyết theo hướng dẫn SGK và vở ghi.
- Làm từ bài tập 22.2 đến bài 22.4 trang 27 SBT VL9.
- Đọc trước bài 23.
Tiết : 25 Ngày soạn :11/11/2009
Tuần:13 Ngày giảng :12/11/2009
Bài 23: từ phổ - đường sức từ.
I-Mục tiêu 
1-Kiến thức 
- Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm.
- Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm.
2-Kỹ năng
- Vẽ thành thạo các đường sức từ của nam châm.
- Biết cách tiến hành thí nghiệm để tạo ra từ phổ của nam châm.
3-Thái độ 
Rèn tính cẩn thận, tính tự giác trong quá trình học tập. Có ý thức tư duy, vận dụng kiến thức vào thực tế.
II- Chuẩn bị của GV và HS 
- GV :SGK, SBT, Bài soạn, đồ dùng dạy học thí nghiệm. 
- HS : SGK,SBT Mỗi nhóm HS một bộ thí nghiệm phục vụ cho bài học.
III-Tổ chức hoạt động dạy học
1- ổn định tổ chức 
 GV kiểm tra sĩ số 
2 - Kiểm tra bài cũ 
- Nêu khái niệm từ trường.
- Làm bài tập 22.3 và 22.4. 
3 - Tổ chức hoạt động học tập cho HS
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: TN tạo ra từ phổ của thanh nam châm:
I - Từ phổ:
1- Thí nghiệm:
- Chia nhóm, giao dụng cụ TN và yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK để tiến hành làm TN.
- Tiến hành làm TN theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
C1: Mạt sắt được xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia.
- Thông báo cho học sinh hình ảnh các đường mạt sắt được gọi là từ phổ. Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường.
- Rút ra kết luận về sự sắp xếp của mạt sắt trong từ trường của nam châm.
2 - Kết luận:(SGK).
Hoạt động 2: Vẽ và xác định chiều của đường sức từ:
II - Đường sức từ:
1- Vẽ và xác định chiều đường sức từ:
S
N
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu hướng dẫn trong sách giáo khoa. Và cho một đại diện lên bảng vẽ.
- Làm việc theo nhóm vẽ đường sức từ và tham gia nhận xét các nhóm khác.
- Thông báo các đường liền nét vừa vẽ được gọi là đường sức từ.
- Hướng dẫn HS xếp kim nam châm trên đường sức từ.
- Nêu quy ước về chiều của đường sức từ.
- Từng nhóm HS xếp kim nam châm và trả lời C2.
- Vận dụng quy ước để làm câu C3.
C2: 
 Trên mỗi đường sức từ, kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định.
C3: 
 Bên ngoài nam châm đường sức từ có chiều đi ra từ cực bắc đi vào cực nam.
Hoạt động 3:  ... áo thực hành 
GV hướng dẫn HS làm báo cáo thực hành, đánh giá tiết học 
HS ghi lại các câu trả lời vào mẫu báo cáo 
HS ghi lại các kết quả quan sát được vào bảng 1 SGK. 
Ghi kết luận chung: 
Nộp báo cáo thực hành cho GV chấm điểm.
4. Củng cố 
	Thế nào là ánh sáng đơn sắc và thế nào là ánh sáng không đơn sắc ? 
5. Hướng dẫn về nhà
- Về nhà chuẩn bị câu hỏi phần tổng kết chương.
- Tiết sau ôn tập chương.
Tiết : 64 Ngày soạn : 12/4/2010
Tuần: 32 Ngày giảng : 17/4/2010
 Bài 58: tổng kết chương III: quang học 
I-Mục tiêu 
1-Kiến thức 
- Trả lời được câu hỏi trong phần tự kiểm tra. 
2-Kỹ năng
- Vận dụng được kiến thức và kỹ năng đã chiếm lĩnh được để giải thích và các giải bài tập trong phần vận dụng.
3-Thái độ 
Rèn tính cẩn thận trong làm thí nghiệm, tính tự giác trong quá trình học tập. Có ý thức tư duy, vận dụng kiến thức vào thực tế.
II- Chuẩn bị của GV và HS 
- GV :SGK, SBT, Bài soạn, đồ dùng dạy học thí nghiệm. 
- HS : SGK,SBT , chuẩn bị các câu hỏi ôn tập.
III-Tổ chức hoạt động dạy học
1- ổn định tổ chức 
 GV kiểm tra sĩ số 
2 - Kiểm tra bài cũ 
3 - Tổ chức hoạt động học tập cho HS
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1:
 Trả lời các câu hỏi tự kiểm ta 
I. Tự kiểm tra 
GV đưa nội dung câu hỏi lên bảng phụ và gọi HS trả lời. Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn 
Câu 1: gọi HS 1 trả lời 
HS trả lời câu hỏi trong phần tự kiểm tra đã chuẩn bị ở nhà. HS khác nhận xét 
HS 1 trả lời câu 1 
Câu 1: 
Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Đó là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Góc tới bằng 60o. Góc khúc xạ nhỏ hơn 60o. 
Câu 4: gọi HS 2 trả lời 
HS 2 thực hiện câu 4 
Câu 4: 
 Dùng hai tia đặc biệt phát ra từ điểm B: Tia đi qua quang tâm và tia song song với trục chính 
Câu 7: gọi HS 3 trả lời 
HS 3 trả lời 
Câu 7: 
 Vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ. ảnh của vật cần chụp hiện lên ở trên phim. Đó là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. 
Câu 8: gọi HS 4 trả lời 
HS 4 trả lời 
Câu 8: 
 Xét về mặt quang học, hai bộ phận quan trọng nhất cảu mắt là thể thủy tinh và màng lưới. Thể thuỷ tinh đóng vai trò như vật kính, màng lưới đóng vai trò như phim trong máy ảnh. 
Câu 10: gọi HS 5 trả lời 
HS 5 trả lời 
Câu 10: 
 Mắt cận không nhìn được các vật ở xa. Khi nhìn các vật ở gần thì người cận thị phải đưa vật đó lại gần sát mắt. Để khắc phục tật cận thị thì người cận thị phải đeo thấu kính phân kì sao cho có thể nhìn được các vật.
Câu 13: 
HS 6 trả lời 
Câu 13: 
 Muốn biết trong chùm sáng do một đèn ống phát ra có những mầu nào ta cho chùm sáng đó chiếu qua một lăng kính hoặc chiếu vào mặt ghi của đĩa CD.
Câu 15 
HS 7 trả lời câu 15
Câu 15: 
 Chiếu ánh sáng đỏ vào từ giấy trắng ta thấy tờ giấy có mầu đỏ. Nếu thay bằng tờ giấy xanh thì tờ giấy có mầu gần như đen.
Hoạt động 2:
Làm một số bài tập vận dụng 
IV. Vận dụng 
GV cho HS thảo luận để trả lời các câu hỏi phần vận dụng 
HS thảo luận để đưa ra các câu trả lời 
Câu 17: B
Câu 18: B
Câu 19: B
Câu 20: D 
Câu 21: a – 4; b – 3; c – 2; d – 1 
HS lên vẽ hình câu 22
F’
O
F
A
I
B
B’
A’
Câu 22:
HS trả lời phần b,c 
b) A’B’ là ảnh ảo.
c) Vì A trùng với F nên B’ là giao điểm hai đường chéo cảu hình chữ nhật ABIO. Mà B’ là đường trung bình của tam giác ABO.
Ta có: OA’ = OA = 10 cm 
ảnh nằm cách thấu kính 10cm 
A
B
I
O
B’
A’
F
P
Q
Câu 24: 
HS lên vẽ hình 
Câu 24: 
Từ hai tam giác đồng dạng ABO và A’B’O ta có: 
Vậy ảnh cao 0,8 cm 
4 . Củng cố 
	Chữa câu 25, 26. 
5 . Hướng dẫn về nhà 
-Về nhà làm hết các câu hỏi còn lại.
-Xem lại các bài tập đã chữa .
 Tiết : 65 Ngày soạn : 18/4/2010
Tuần: 33 Ngày giảng :19/4/2010
Chương IV: Sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
 Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hoá năng lượng
I-Mục tiêu 
1-Kiến thức 
- Nhận biết đựoc cơ năng và nhiệt năng dựa trên những dấu hiệu quan sát trực tiếp được 
2-Kỹ năng
- Nhận biết được quang năng ,hoá năng điện năng nhờ chúng đã chuyển hoá thành cơ năng
- Mọi sự biến đổi trong tự nhiên đều kèm theo sự biến đổinăng lượng từ dạng này sang dạng khác 
3-Thái độ 
Rèn tính cẩn thận trong làm thí nghiệm, tính tự giác trong quá trình học tập. Có ý thức tư duy, vận dụng kiến thức vào thực tế.
II- Chuẩn bị của GV và HS 
- GV :SGK, SBT, Bài soạn, đồ dùng dạy học thí nghiệm. 
- HS : SGK,SBT , chuẩn bị các câu hỏi ôn tập.
III-Tổ chức hoạt động dạy học
1- ổn định tổ chức 
 GV kiểm tra sĩ số 
2 - Kiểm tra bài cũ : không
3 - Tổ chức hoạt động học tập cho HS
Trợ giúp của GV
HĐ của học sinh
Nội dung
- Gọi học sinh đọc phần mở đầu bài 
? Hãy rút ra kết luận nhận biết 1 vật có cơ năng hay nhiệt năng
-Yêu cầu nhớ lại biểu thức đã học để trả lời câu hỏi
-Yêu cầu học sinh phát hiện được rằng không thể nhận biết trực tiếp các dạng năng lượng đó mà n/biết gián tiếp nhờ chúng đã chuyển hoá thành cơ năng hay nhiệt năng
- Gọi lần lượt các học sinh hoàn thành các câu hỏi C3; C4; C5 SGK
? Hãy rút ra kết luận 2
- Gọi một học sinh đọc kết luận SGK
- Lớp thực hiện cá nhân phần vận dụng 
? Nhắc lại công thức tính nhiệt lượng học ở lớp 8
- Cá nhân nghiên cứu C1; C2
- Rút ra kết luận nhận biết 1 vật có cơ năng hay nhiệt năng
- Nhớ lại biểu thức đã học để trả lời câu hỏi của GV
Phát hiện được rằng không thể nhận biết trực tiếp 
Các dạng năng lượng đó mà n/biết gián tiếp nhờ chúng đã chuyển hoá thành cơ năng hay nhiệt năng
- N/ Cứu cá nhân C3và trả lời
-thảo luận chung C4 và trả lời
- Lập luận để trả lời C5
I . Năng lượng:
C1: Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất( có khả năng thực hiện công cơ học )
C2: Làm cho vật nóng lên
* Kết luận1: 
(SGK-155)
II .Các dạng năng lượng và sự chuyển hoá giữa chúng
C3:
(1)Thiết bị A cơ năng thành điện năng (2) Điện năng thành nhiệt năng
Thiết bị B (1) Điện năng thành
cơ năng (2)động năng thành
động năng
Thiết bị C; (1) Hoá năng thành nhiệt năng (2) nhiệt năng thành cơ năng
Thiết bị D: (1) Hoá năng thành
Điện năng (2) Điện năng thành nhiệt năng
(2) Điện năng thành nhiệt năng
Thiết bị E: (2) Quang năng thành nhiệt năng
C4: Hoá năng thành cơ năng trong thiết bị C
Hoá năng thành nhiệt năng trong thiết bị D
Quang năng thành nhiệt năng
Trong thiết bị E
Điện năng thành cơ năng trong thiết bị B
*Kết luận 2: SGK-156
III. Vận dụng:
C5: Nhiệt lượng mà nước nhận được làm cho nước nóng lên tính theo công thức ;
Q = mc ( t02 - t01) = 2.4200.( 80-20) = 505 000J. nhiệt lượng này do dòng điện tạo ra và truyền cho nước, vậy có thể nói dòng điện có năng lượng .gọi là điện năng , chính điện năng này đã chuyển thành nhiệt năng làm nước nóng lên 
áp dụng định luật bảo toàn năng lượng cho các hiện tượng nhiệt và điện , ta có thể nói phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước là 
505 000J
4. Củng cố 
	Chữa câu 59.2 ; 59.3 ( sbt)
5. Hướng dẫn về nhà 
-Về nhà làm hết các bài tập SBT.
-Xem lại các bài tập đã chữa 
Tiết : 66 Ngày soạn : 20/4 /2010
 Ngày giảng : 26/4/2010
 Tuần: 33 Bài 60: Định luật bảo toàn năng lượng 
I-Mục tiêu 
1-Kiến thức 
- Qua thí nghiệm nhận biết được các thiết bị làm biến đổi năng lượng . Năng lượng thu được cuối cùng bao giờ cũng phần năng lượng cung cấp
- Sự xuất hiện dạng năng lượng nào đó giảm đi , thừa nhận phần năng lượng giảm đi bằng phần năng lượng mới xuất hiện 
- phát biểu được ĐL bảo toàn năng lượng . 
2-Kỹ năng
- Vận dụng được kiến thức và kỹ năng đã chiếm lĩnh được để giải thích và các giải bài tập trong phần vận dụng.
3-Thái độ 
Rèn tính cẩn thận trong làm thí nghiệm, tính tự giác trong quá trình học tập. Có ý thức tư duy, vận dụng kiến thức vào thực tế.
II- Chuẩn bị của GV và HS 
- GV :SGK, SBT, Bài soạn, đồ dùng dạy học thí nghiệm. 
- HS : SGK,SBT , chuẩn bị các câu hỏi ôn tập.
III-Tổ chức hoạt động dạy học
HĐ1: Phát hiện vấn đề cần nghiên cứu
? Tại sao con người không thực hiện được mơ ước chế tạo động cơ vĩnh cửu
HĐ2:Tìm hiểu sự biến đổi thế năng thành động năng
- Yêu cầu học sinh thực hiện C1; C2; C3
- Gọi 1 số học sinh trình bày điều quan sát được và nêu lập luận của mình 
? Điều gì chứng tỏ năng lượng không tự sinh ra mà do 1 dạng năng lượng khác biến đổi thành
HĐ3: Tìm hiểu sự biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại 
- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 
- Chỉ cho HS máy phát điện và động cơ điện 
? Hãy PT quá trình biến đổi qua lại giữa cơ năng và điện năng 
HĐ 4; Thông báo về ĐL bảo toàn năng lượng 
HĐ5: Yêu cầu học sinh vận dụng định luật để thực hiện C6, C7
-Suy nghĩ cá nhân trả lời câu hỏi của GV
- Đưa ra dự đoán và không thảo luận 
- Thực hiện t/n và trả lời câu hỏi 
C1; C2; C3
Thảo luận chung 
- Làm việc cá nhân , tìm hiểu thông báo SGK, rút ra kết luận 
- Làm t/n theo nhóm
- Quan sát thu thập xử lí thông tin
- Trả lời câu hỏi C4; C5
- Thảo luận chung để rút ra kết luận
- Nghe thông báo của gv về ĐL 
- Thảo luận các câu C6, C7 và trả lời
I.Sự chuyển hoá năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
1. Biến đổi thế năng thành động năngvà ngược lại;
a) Thí nghiệm:
C1:Từ A đến C thế năng biến đổi thành động năng
Từ C đến B động năng biến đổi thành thế năng
C2: Thế năng của viên bi A lớn hơn Thế năng của viên bi B
C3: Viên bi không thể có thêm nhiều năng lượng hơn thế năng mà ta cung cấp cho nó lúc ban đầu . Ngoài cơ năng còn có nhiệt năng xuất hiện do ma sát 
b) Kết luận 1( SGK – T 157)
 2.Biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng:
* Bố trí T/N H60.2
C4: Trong máy phát điện cơ năng biến đổi thành điện năng
Trong động cơ điện , điện năng B/Đổi thành cơ năng
C5: Thế năng ban đầu của quả nặng A lớn hơn thế năng của quả nặng B thu được , Khi quả nặng A rơi xuống , chỉ có 1 phần thế năng biến thành điện năng , còn 1 phần b/đổi thành chính động năng của quả nặng . Khi dòng điện làm cho động cơ điện quay , kéo quả nặng B lên thì chỉ có 1 phần điện năng biến thành cơ năng còn 1 phần nhiệt năng làm nóng dây dẫn , do những hao phí trên nên thế năng mà quả nặng B thu được nhỏ hơn thế năng ban đầu của quả nặng A
* Kết luận 2 (SGK-T 158)
II. Định luật bảo toàn năng lượng;
Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác , hoặc truyền từ vật này sang vật khác .
III. Vận dụng:
C6: Động cơ vĩnh cửu không thể HĐ được ,vì trái với ĐL bảo toàn năng lượng , Động cơ hoạt động được là do có cơ năng , cơ năng này không thể tự sinh ra muốn có bắt buộc phải cung cấp cho máy 1 năng lượng ban đầu ( Dùng nước hay than củi )
C7: Nhiệt năng do củi đốt cung cấp 1 phần vào nồi nước nóng , phần còn lại truyền cho môi trường xung quanh theo ĐL bảu toàn năng lượng . Bếp cải tiến có vách cách nhiệt . giữ cho nhiệt năng ít bị truyền ra ngoài . tận dụng được nhiệt năng để đun sôi 2 nồi nước 
4 . Củng cố 
- Học sinh nhắc lại nội dung chính của bài.
- Đọc phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết.- Làm bài tập sách BTVL 
5 . Hướng dẫn về nhà 
- Học thuộc lý thuyết theo hướng dẫn SGK và vở ghi.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAT LY 9. II.doc