Giới thiệu một số đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của các tỉnh

Giới thiệu một số đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của các tỉnh

ĐỀ 1( HÀ NỘI 06-07)

Phần I (7 điểm)

1. Trong bài thơ Cảnh phong lan bể, Chế lan viên có viết: Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về. Ở bài Đoàn thuyền đánh cá, Huy CẬn cũng có một câu thơ giàu hình ảnh tương tự. Hãy chép chính xác khổ thơ có câu thơ đó theo văn bản trong Ngữ văn 9, tập một và cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

2. Con cá song và ngọn đuốc là những sự vật vốn rất xa nhau trong thực tế nhưng nhà thơ Huy Cận lại có một sự liên tưởng gần gũi. Vì sao vậy? Câu thơ của ông giúp người đọc hiểu thêm những gì về thiên nhiên và tài quan sát của nhà thơ?

3. Dưới đây là câu chủ đề cho một đoạn văn trình bày cảm nhận về khổ thơ được chép theo yêu cầu ở câu 1:

 Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho ta thấy một bức tranh kì thú về sự giàu có và đẹp đẽ của biển cả quê hương.

 Em hãy viết khoảng 8 đến 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch, trong đó có một câu ghép và một câu có thành phần tình thái. (Yêu cầu: xác định rõ câu ghép và thành phần tình thái)

Phần II (3 điểm)

 Đoạn cuối cảnh chia tay của cha con ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) được kể như sau:

 Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho nó thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:

- Ba đi rồi ba về với con

- Không! – Con bé thét lên, hai tay siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.

Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi.

 (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, trong Ngữ văn 9, tập một,

 NXB Giáo dục 2005, trang 199)

1. Vì sao khi chứng kiến giây phút này, bà con xung quanh và nhân vật tôi lại xúc động như vậy?

2. Người kể chuyện ở đây là ai? Cách chọn vai ấy góp phần như thế nào để tạo nên sự thành công của Chiếc lược ngà?

3. Kể tên hai tác phẩm viết về đề tài người lính cách mạng đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 và ghi rõ tên tác giả

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giới thiệu một số đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của các tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐỀ THI
TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CỦA CÁC TỈNH
ĐỀ 1( HÀ NỘI 06-07)
Phần I (7 điểm)
Trong bài thơ Cảnh phong lan bể, Chế lan viên có viết: Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về... Ở bài Đoàn thuyền đánh cá, Huy CẬn cũng có một câu thơ giàu hình ảnh tương tự. Hãy chép chính xác khổ thơ có câu thơ đó theo văn bản trong Ngữ văn 9, tập một và cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Con cá song và ngọn đuốc là những sự vật vốn rất xa nhau trong thực tế nhưng nhà thơ Huy Cận lại có một sự liên tưởng gần gũi. Vì sao vậy? Câu thơ của ông giúp người đọc hiểu thêm những gì về thiên nhiên và tài quan sát của nhà thơ?
Dưới đây là câu chủ đề cho một đoạn văn trình bày cảm nhận về khổ thơ được chép theo yêu cầu ở câu 1:
 Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho ta thấy một bức tranh kì thú về sự giàu có và đẹp đẽ của biển cả quê hương.
 Em hãy viết khoảng 8 đến 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch, trong đó có một câu ghép và một câu có thành phần tình thái. (Yêu cầu: xác định rõ câu ghép và thành phần tình thái)
Phần II (3 điểm)
 Đoạn cuối cảnh chia tay của cha con ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) được kể như sau:
 Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho nó thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:
Ba đi rồi ba về với con 
Không! – Con bé thét lên, hai tay siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.
Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi.
 (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, trong Ngữ văn 9, tập một,
 NXB Giáo dục 2005, trang 199) 
Vì sao khi chứng kiến giây phút này, bà con xung quanh và nhân vật tôi lại xúc động như vậy?
Người kể chuyện ở đây là ai? Cách chọn vai ấy góp phần như thế nào để tạo nên sự thành công của Chiếc lược ngà?
Kể tên hai tác phẩm viết về đề tài người lính cách mạng đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 và ghi rõ tên tác giả
ĐỀ 2( HÀ NỘI 07-08 )
 Phần I (7 điểm)
 Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ có viết:
 Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác...
Và sau đó, tác giả thấy:
 ...Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 
 Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền 
 Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 
 Mà sap nghe nhói ở trong tim!...
Những câu thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cành ra đời bài thơ đó 
Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào. Sự thật là Bác đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ bình yên? 
Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khaỏng 10 câu theo cách lập luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng.
Trăng là hình ảnh xuất hiện trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác (đã học) cũng có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.
Phần II (3 điểm)
 Từ một truyện dân gian, bằng tài năng và sự cảm thương sâu sắc, Nguyễn Dữ đã viết truyện người con gái Nam Xương. Đây là một trong những truyện hay nhất rút từ tập Truyền kì mạn lục của ông 
Giải thích ý nghĩa nhan đề Truyền kì mạn luc.
Trong Chuyện người con gái Nam Xương , lúc vắng chồng. Vũ Nương hay đùa con, chỉ vào bóng mình mà bảo là cha Đản. Chi tiết đó đã nói lên điều gì ở nhân vật này? Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kì ảo nói về sự trờ về chốc lát của Vũ Nương có làm cho tính bi kịch của tác phẩm mất đi không? Vì sao?
ĐỀ 3 ( HÀ NỘI -2007-ĐHQG)
Câu I (2 điểm)
Trong hoạt động giao tiếp, để sữ dụng hàm ý cần có những điều kiện gì?
Trong đoạn trích sau:
Mẹ nó đâm nổi giận, quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nó trổng:
Vô ăn cơm!
 Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi: “Ba vô ăn cơm”. Con bé đứng trong bếp nói vọng ra: 
Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại.
 (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà
 trong Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, trang 196)
Câu văn nào chứa hàm ý? Vì sao?
Chỉ ra nội dung hàm ý trong câu văn đã xác định.
Câu II (2 điểm)
Không có kính, rồi xe không có đèn.
Hãy chép chính xác ba câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ kết trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
Viết một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo cách lập luận diễn dịch phát biểu cảm nghĩ của em về niềm tin và sức mạnh tin thần của những người lính lái xe Trường Sơn thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
Câu II (6 điểm)
 Phân tích cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh trước những biến đổi của đất trời qua bài Sang thu. 
 (Theo Đề thi tuyển sinh lớp 10 PTTH Chuyên Ngoại ngữ, năm học 
 2007, Đại học Quốc gia Hà Nội - Trường đại học Ngoại ngữ)
ĐỀ 4 ( HÀ NỘI 07-08-CHUYÊN)
Câu 1 (5 điểm)
 Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính.. cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục mục đích cả!
 Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải để cho người khác biết chứ. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người, Ai cũng mừng cho ông lão.
 Đến cả mụ chủ nhà là người ông lão yên trí nghe tin này thế nào mặt mụ cũng sa sầm xuống mà nói tức nói xóc, thì trái lại, mụ lại tỏ vẻ rất vui sướng. Mụ giương tròn cả hai mắt lên mà reo:
A, thế chứ! Thế mà tờ cứ tưởng dưới nhà đi Việt gian thật, tớ ghét ghê ấy... Thôi, bây giờ thì ông bà cứ ở tự nhiên ai bảo sao. Ăn hết nhiều chứ ở hết là bao nhiêu...
 (Kim Lân, Làng, trong Ngữ văn 9, tập một,
 NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, trang 171)
Hãy trình bày cảm nhận của me về tinh thần kháng chiến chống Pháp của người nông dân thuần hậu, chất phác qua đoạn văn trên.
Câu 2 (5 điểm) 
 “Sang thu” của Hữu Thỉnh không chỉ có hình ảnh đất trời nên thơ mà còn có hình tượng con người trước những biến chuyển của cuộc đời ở thơi khắc giao mùa. 
 Hãy phân tích bài thơ để làm sáng rỏ ý kiến trên
 (Theo Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên,
 năm học 2007 – 2008, Sở Giáo Dục và Đào tạo Hà Nội)
ĐỀ 5 (HÀ TÂY 07-08 XH)
Dùng cho thí sinh thi các môn Xã hội 
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Câu 1 (2 điểm)
Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự?
Cho ví dụ về thành ngữ và tục ngữ; phân biệt sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ.
Câu 2 (5 điểm)
Tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. 
Thông qua các đoạn trích Truyện Kiều trong sách Ngữ văn 9, tập một, hãy nêu những nhận xét có căn cứ của em về giá trị nghệ thuật của kiệt tác này.
Câu 3 (3 điểm)
 Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc 
Ơi con chim chiền chiện 
Hót chi mà vang trời 
Từng giọt long lanh rơi 
Tôi đưa tay tôi hứng.
 (Ngữ văn lớp 9, tập 2 – NXB Giáo dục – 2007, trang 55)
Em hãy nêu những cảm nhận của mình về đoạn thơ trên. 
 (Theo Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT
 năm học 2007 – 2008, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tây)
ĐỀ 6 ( HÀ TÂY 07-08-TN)
Dành cho thí sinh khối Tự nhiên 
(Thời gian làm bài: 120 phút không kể thơi gian giao đề)
Câu 1. (1 điểm)
 Nêu tình huống của truyện Chiếc lược ngà do nhà văn Nguyễn quang Sáng viết năm 1966? Cho biết ý nghĩa của tình huống đó.
Câu 2. (3 điểm)
 Về hình thức, các câu và đoạn ăn có thể được liên kết với nhau bằng những biện pháp chính nào? (Nói rõ từng biện pháp liên kết)
Phân tích ví dụ mình họa cho một trong những biện pháp đó.
Câu 3. (6 điểm)
Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương để thấy được “niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha, thành lĩnh của tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ
 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2, trang 55, NXB Giáo dục – 2005)
 ( Theo Đề thi tuyển sinh lớ p 10 THPT, 
 năm học 2007 – 2008, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tây) 
ĐỀ 7 ( TP HỒ CHÍ MINH - 07-08)
(Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (1 điểm) 
 Chép lại nguyên văn khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận). 
Câu 2. (1 điểm)
Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau:
Những còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Kim Lân, Làng)
Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một trong chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 3. (3 điểm)
 Viết một đoạn văn nghị luận (từ 10 đến 12 câu) nêu suy nghĩ của về đạo lí Uống nước nhớ nguồn.
Câu 4. (5 điểm)
 Cảm nhận của em về đoạn thơ: 
... Từ hồi về thành phố 
quen ánh điện, cửa gương 
vầng trăng đi qua ngõ 
như người dưng qua đường 
 Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn – đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn 
 Ngửa mặt lên nhìn mặt 
có cái gì rưng rưng 
như là đồng là bể 
như là sông là rừng 
Trăng cứ tròn vành vạnh 
kể chi người vô tình 
ánh trăng im phăng phắc 
đủ cho ta giật mình. 
 (Nguyễn Duy, Ánh trăng, trong Ngữ văn 9, tập một, trang 156, NXB Giáo dục, 2005)
ĐỀ 8 (HẢI PHÒNG 07-08)
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Phần II - Tự luận (7 điểm)
 Câu 1 (2 điểm)
 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 15 dòng) giới thiệu thi hào Nguyễn Du, trong đó có câu sử dụng thành phần phụ chú hoặc thành phần khởi ngữ. Gạch chân thành phần phụ chú hoặc khởi ngữ đó.
 Câu 2. (5 điểm)
 Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa trong đoạn thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về 
Sông được lúc dềnh dàng 
Chim bắt đầu vội vã 
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu 
 (Hữu Thỉnh, Sang thu - Ngữ văn 9, tập hai,NXB Giáo dục, 2005, trang 70)
 ĐỀ 9 (QỦANG NINH 07-08)
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thơi gian giao đề)
Phần 1 - Gồm 6 câu trắc nghiệm, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm, tổng 1,5 điểm
 Chọn đáp án đúng cho những câu hỏi sau:
1.Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà) là gì?
Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tình cảm của người Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Phần gạch chân trong câu Tiếng kêu của nó như xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan người, nghe thật xót xa”. (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng) là thành phần gì?
Thành phần gọi – đáp 
Thành phần tình thái 
Thành phần phụ chú 
Thành phần khởi ngữ
Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điền viết về những em bé dân tộc nào?
 A-Chăm B-Tà – ôi C- Ê – đê D-Ba – na. 
Nhận định nào sau đây không phả ... văn bản nghị luận nào? Nêu tên văn bản và tác giả?
Câu 2. ( 2 điểm ): Cho đoạn văn sau: “ Mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếu đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.” ( Tiếng mưa- Nguyễn Thị Thu Trang )
2.1. Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng được dùng trong đoạn văn trên?
2.2. Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn?
Câu 3.(6 Điểm)
3.1.Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về truyện “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê?
3.2. Tình cảm cha con ông Sáu và bé Thu qua “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng? Em rút ra được bài học gì cho bản thân?
ĐỀ 30(TK7)
Câu 1.( 1.5 điểm )
a.Từ xuân trong câu thơ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển:
a1-Làn thu thuỷ nét xuân sơn 
a2-Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
 Nêu nghĩa của mỗi từ xuân ấy ?
b. Các tổ hợp từ sau đây là tục ngữ hay thành ngữ:
- Màn trời chiếu đất.
- Nước mắt cá sấu.
Nghĩa của mỗi hợp từ ấy ?
Câu 2 ( 2 điểm )
 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
 ( Cảnh ngày xuân-Truyện Kiều- Nguyễn Du )
Câu 3 ( 1.5 điểm )
Cách đặt nhan đề tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có gì khác lạ? Hãy làm rõ giá trị độc đáo của cách đặt tựa đề ấy( Diễn đạt không quá một trang giấy thi )
Câu 4 (5 điểm)
Phân tích vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ?
MÃ ĐỀ 31(TK8)
Câu 1: Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận đã làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người trước thiên nhiên, vũ trụ bằng những biện pháp nghệ thuật nào?
Câu 2: Cho thơ sau: “ Lận đận đời bà biét mấy nắng mưa”
a. Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo. nêu tên tác phẩm và tác giả?
b. Từ “nhóm” trong đoạn thơ có những nghĩa nào? Đặt một câu với nghĩa bóng có từ “nhóm”
c. Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa được nhắc đến nhiều lần trong bài thơ có ý nghĩa gì?
d. Em có cảm nhận như thế nào về tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ và tình cảm ấy đã gắn với những tình cảm nào khác, Hãy viết bằng một đoạn văn diễn dịch hoặc tổng phân hợp (khoảng 8 -> 10 câu). trong đó câu sử dụng câu bị động. 
Câu 3: Em hãy phân tích hình ảnh người phụ nữ trong 2 cuộc Kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. qua 2 bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt và “Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm.
ĐỀ 32 (TK9)
PHẦN I. (5điểm)
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng muốt một vài bông hoa
( Đồng chí – Ngữ văn 9 – tập 1)
Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Việc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến gí trị biểu cảm của câu thơ như thế nào?
Trong một bài thơ đã học ở lớp 9, hình ảnh thoi cũng được dùng để tả loài vật. Em hãy nhớ và chép lại câu thơ đó (ghi rõ tên bài thơ và tác giả). Nghĩa chung của từ thoi trong hai câu thơ đó là gì?
Hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch khoảng 7-10 câu trình bày tình cảm của em về đoạn thơ trên.
PHẦN II. (5 điểm) Học sinh chọn 1 trong hai đề sau:
Đề 1. 
	Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, hình ảnh cái bóng có vai trò đặc biệt quan trọng.
	Bằng hiểu bíêt của em về “Chuyện người con gái Nam Xương”, hãy làm rõ ý kiến trên.
Đề 2:
	Phân tích bài thơ “ Nói với con” của nhà thơ Y Phương
ĐỀ 33 (TK10)
PHẦN I. (5điểm)
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi hai người xa lạ
Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí! ( Đồng chí – Ngữ văn 9 – tập 1)
Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Việc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến gí trị biểu cảm của câu thơ như thế nào?
Câu thơ thứ 6 trong đoạn thơ trên có từ tri kỷ. Một bài thơ đã học trong chương trình ngữ văn lớp 9 cũng có câu thơ dùng từ tri kỷ. Đó là câu thơ nào? Thuộc bài thơ nào? Của ai?
Hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch khoảng 7-10 câu trình bày tình cảm của em về đoạn thơ trên.
PHẦN II. 	
1- Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu in dưới:
“Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.”
(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ Khoan; SGK Ngữ văn 9, tập hai - NXB Giáo dục, 2005)
	a. Cho biết nghĩa của yếu tố “thiên” trong “thiên niên kỉ”.
	b. Chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn.
 2- Em hiểu gì về tác giả của “Hoàng Lê nhất thống chí”? Vì sao các tác giả này vốn trung thành với nhà Lê lại có thể viết rất thực và hay về người anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ? 
 3 Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) để thấy được lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác kính yêu.
ĐỀ 34(TK 11)
Câu1: Tìm và phân tích biện pháp tu từ trong ví dụ sau:
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
 Một ngọn lửa, chứa niềm tin dai dẳng
 (Bằng Việt)
Câu2: Cảm nhận của em về vẻ đẹp bức tranh thu qua hai khổ thơ đầu trong bàì Sang thu của Hữu Thỉnh
Câu3: Suy nghĩ của em về quan niệm sống được phát biểu trong hai tác phẩm” Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long và “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
ĐỀ 35(TK 12)
Câu 1 (3 điểm):
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Áo anh rách vai...
Đầu súng trăng treo.”
(Đồng chí - Chính Hữu)
a/ Các từ vai, miệng, chân, tay, đầu trong đoạn thơ thuộc trường nghĩa nào? Chúng có ý nghĩa gì trong việc biểu đạt chủ đề văn bản? Những từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào
 được dùng theo nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ? Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ?
b/ Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong đoạn thơ.
Câu 2 (7 điểm):
 Có ý kiến cho rằng: “Dù viết bằng thơ Nôm hay văn xuôi chữ Hán, các tác phẩm tự sự thời trung đại đều thể hiện nội dung nhân đạo rất sâu đậm”. 
Hãy phân tích một số tác phẩm tiêu biểu đã học để chứng minh.
ĐỀ 36(TK 13)
Câu 1 (5 điểm): 
Cho đoạn văn sau:
“Qua các đoạn chích “Chị em Thuý Kiều”, “Mã Giám Sinh mua Kiều”, “Kiều gặp Từ Hải” (1). Chúng ta đã từng biết đến taì năng miêu tả nhân vật của Nguyễn Du (2). Nhưng với cây bút tài hoa của Nguyễn Du (3). Ông không chỉ giỏi vẽ ra những con người đẹp(4). Nguyễn Du còn rất thần tình trong việc khắc hoạ những nhân vật phản diện khi ta đi xâu tìm hiểu “Truyện Kiều(5)”.
a/ Hãy thay từ Nguyễn Du ở câu thứ (3) và (5) bằng hai từ hoặc cụm từ thích hợp khác nhau để lời văn tránh bị lặp.
b/ Chép lại đoạnvăn trên sau khi đã thay các từ (như yêu cầu ở câu a) và sửa hết các lỗi chính tả, ngữ pháp (Khi chữa câu, cần giữ nguyên ý người viết và chỉ có thể thêm bớt rất ít từ).
c/ Đoạn văn trên, người viết muốn nói điều gì?
d/ Từ gợi ý về nội dung của đoạn văn, em hãy viết một đoạn văn ngắntừ 5 đến 8 câu để minh hoạ cho ý đó.
Câu 2 (5 điểm):
Trong phần tiểu dẫn đoạn trích Chị em Thuý Kiều, có nhận định:
“Với bút pháp tinh diệu, Nguyễn Du không chỉ dựng lên được hai chân dung “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” mà dường như còn nói được cả tính cách, thân phận...toát ra từ diện mạo của mỗi vẻ đẹp riêng”.
Em hãy phân tích đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” để làm rõ nhận xét trên.
ĐỀ 37 ( TK 14)
Câu 1 :
 Hãy phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau :
“ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
 Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
 Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
 Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !”
 ( Bếp lửa – Bằng Việt 
 Ngữ văn 9 – tập I NXBGD 2005 – trang144) 
Câu 2 : 
 Cho câu văn sau : “ Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng được xem là một tác phẩm giàu kịch tính , lại vừa đậm chất trữ tình .”
 a/ Dựa vào câu văn trên,hãy lựa chọn một chi tiết hay, xúc động nhất và giàu ý nghĩa trong đoạn trích “ Chiếc lược ngà” và tóm lược bằng một đến ba câu văn .
 b/ Câu văn trên là một câu chủ đề , em hãy viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo mô hình Tổng – Phân – Hợp ( bám sát chi tiết vừa chọn ở phần a để phân tích).
Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán ( gạch dưới câu cảm thán) .
Câu 3 : 
 Bài thơ Sang thu đã thể hiện thành công sự cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về khoảnh khắc giao mùa của đất trời lúc sang thu .
 Hãy phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh để làm sáng tỏ nhận xét trên .
MẢ ĐỀ 38 ( THÙA THIÊN -HUẾ - 2009)
Câu 1: ( 1,5 điểm )
Phân tích ý nghĩa của các từ láy trong đoạn thơ:
" Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nắm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh "
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 1: ( 1,5 điểm)
Chép lại ba câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và phân tích ý nghĩa của hình ảnh kết thúc bài thơ. 
Câu 2: ( 7 điểm )
Nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.
MÃ ĐỀ 39 ( HẢI DƯƠNG – 2009)
Câu 1: ( 2 điểm): 
	Cho đoạn văn:
" Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nố."
	(Lê Minh Khuê)
Thế nào là thành phần biệt lập?Xác định và gọi tên các thành phần biệt lập có trong đoạn văn 
Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm đó.
Câu 2: ( 2.5 điểm)
	"Nhĩ chợt nhớ ngày bố mẹ anh mới cưới Liên từ một làng bên kia sông về làm vợ anh, Liên vẫn còn đang mặc áo nâu và chít khăn mỏ quạ. So với ngày ấy, bây giờ Liên đã trở thành một người đàn bà thị thành. Tuy vậy, cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên những nét tần tảo, chịu đựng, hi sinh từ bao đời xưa."
	( Trích" Bến quê - Nguyễn Minh Châu - Ngữ văn 9, tập 2)
a. Xác định và nêu ngắn gọn ý nghĩa của các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn văn trên.
b. Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn.
Câu 3: (6 điểm )Phân tích đoạn thơ sau:
	Chân phải bước tới cha
	Chân trái bước tới mẹ
	Một bước chạm tiếng nói
	Hai bước tới tiếng cười
	Người đồng mình yêu lắm con ơi
	Đan lờ cài nan hoa
	Vách nhà ken câu hát
	Rừng cho hoa
	Con đường cho những tấm lòng
	Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
	Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
	 ( Nói với con - Y Phương - Ngữ văn 9, tập 2)

Tài liệu đính kèm:

  • docIN TỔNG HỢP ĐỀ THI CÁC TỈNH.doc