Giới thiệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều

Giới thiệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều

 A.MỞ BÀI:

-Là nhà thơ xuất sắc của văn học trung đại cuối thế kỉ XVIII, các tác phẩm của ông lên án xã hội bất công đương thời, đòi quyền sống cho con người, đặc biệt là người phụ nữ.

-Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du – đỉnh cao chói lọi của thi ca Việt Nam.

 B. THÂN BÀI:

 *Giới thiệu về tác giả:

 -Tên chữ Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ( 1765-1820), quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tỉnh.

 -Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc có nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học, cha ông là Nguyễn Nghiễm làm đến chức tể tướng. Bản thân ông cũng thi đậu tam trường và làm quan dưới triều Lê và Nguyễn.

 -Có cuộc đời từng trải, từng chạy vào Nam theo Nguyễn Ánh, bị bắt giam rồi được thả. Khi làm quan dưới triều Nguyễn được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc hai lần, nhưng lần thứ hai chưa kịp đi thì bị bệnh mất ở Huế.

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 620Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giới thiệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU VỀ NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU
 A.MỞ BÀI:
-Là nhà thơ xuất sắc của văn học trung đại cuối thế kỉ XVIII, các tác phẩm của ông lên án xã hội bất công đương thời, đòi quyền sống cho con người, đặc biệt là người phụ nữ.
-Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du – đỉnh cao chói lọi của thi ca Việt Nam.
 B. THÂN BÀI:
	*Giới thiệu về tác giả:
	-Tên chữ Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ( 1765-1820), quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tỉnh.
	-Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc có nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học, cha ông là Nguyễn Nghiễm làm đến chức tể tướng. Bản thân ông cũng thi đậu tam trường và làm quan dưới triều Lê và Nguyễn.
	-Có cuộc đời từng trải, từng chạy vào Nam theo Nguyễn Ánh, bị bắt giam rồi được thả. Khi làm quan dưới triều Nguyễn được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc hai lần, nhưng lần thứ hai chưa kịp đi thì bị bệnh mất ở Huế.
	-Là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
	-Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm thong cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.
	-Nguyễn Du là một thiên tài văn học, là đại thi hào của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới và là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
	Tác phẩm tiêu biểu: Tác phẩm chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn< văn tế sống hai cô gái Trường Lưu
	*Về tác phẩm:
	- Xuất xứ: ra đời đầu thế kỉ XIX 9 khoảng (1805-1809), lúc đầu có tên là “Đoạn trường tân thanh” ( tiếng kêu mới đứt ruột), sau này đổi thành “Truyện Kiều”. Tác phẩm viết dựa trên cuốn tiểu thuyết “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân ( Trung Quốc) nhưng đã có sự sáng tạo tài tình.
	- Thể loại: Truyện thơ Nôm được viết bằng thể thơ lục bát, dài 3254 câu,chia làm 3 phần: 
	+ Gặp gỡ và đính ước
	+ Gia biến và lưu lạc
	+ Đoàn tụ
 Đề tài: Viết về cuộc đời Kiều nhưng thong qua đó tố cáo xã hội phong kiến lúc bấy giờ đã chà đạp, xô đẩy người phụ nữ vào bước đường cùng; đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều và của người phụ nữ.Tác phẩm còn thể hiện rất rõ hiện thực cuộc sống đương thời với “Con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ tới muôn đời” của nhà văn.
*Giá trị nội dung:
	+ Giá trị hiện thực:
Phản ánh hiện thực xà hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị.
Sức mạnh của đồng tiền và số phận những con người bị áp bức, nạn nhân của đồng tiền, đặc biệt là phụ nữ.
 +Giá trị nhân đạo:
- Thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người đặc biệt là phụ nữ.
- Lên án, tố cáo những thế lực chà đạp lên quyền sống của con người. Đề cao tự do và công lý.
- Trân trọng đề cao con người từ ngoại hình, phẩm chất, tài năng, khát vọng đến ước mở và tình yêu nhân chính.
* Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ: “Truyện Kiều” là một kiệt tác nghệ thuật, với bút pháp của một nghệ sĩ thiên tài, tiếng Việt trong “Truyện Kiều” đã đạt đến mức giàu và đẹp.
- Nghệ thuật tự sự: Thành công của “Truyện Kiều” trên tất cả các phương diện: ngôn ngữ kể truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả - tả cảnh ngụ tình.
 C.KẾT BÀI:
Nguyễn Du và “Truyện Kiều” sẽ sống mãi với dân tộc và trở thành linh hồn của dân tộc

Tài liệu đính kèm:

  • docgioi_thieu_ve_nguyen_du_va_truyen_kieu.doc