Giúp học sinh xây dựng lập luận trong văn nghị luận

Giúp học sinh xây dựng lập luận trong văn nghị luận

A.Lí do chọn đề tài:

Kiểu bài tập làm văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn 7 tập 2 là kiểu bài khó đối với học sinh lớp 7 . Vì các em còn nhỏ, vốn sống trực tiếp và vốn sống gián tiếp rất hạn chế . Mặt khác , khả năng nhận thức trình bày một vấn đề có tính logic , chặt chẽ như trong văn nghị luận với học sinh lớp 7 lại càng khó khăn hơn.

Trong quá trình dạy phần tập làm văn nghị luận ở lớp 7 học kì 2 , chúng tôi nhận thấy về mặt lí thuyết sách giáo khoa chỉ cung cấp những kiến thức chung nhất về đặc điểm , cáh làm bài văn nghị luận . Hầu hết những nội dung này được tìm hiểu rút ra từ những văn bản nghị luận mẫu mực có tính chất chính luận tổng hợp vì vậy rất khó khăn cho học sinh trong việc so sánh, đối chiếu nhận diện giữa lí thuyết và thực tế .

Từ những vấn đề nêu trên dẫn đến học sinh rất lúng túng trong việc thực hành viết một bài văn nghị luận đặc biệt là xây dựng một hệ thống lập luận( bao gồm từ việc xác định luận điểm, luận cứ và cách sắp xếp trình bày ). Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn tìm ra một số giải pháp đơn giản , dễ hiểu phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 7, giúp các em có thể làm tốt kiểu bài nghị luận cũng như trình bày quan điểm, ý kiến của mình về các vấn đề trong đời sống hằng ngày .

 

doc 7 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1202Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giúp học sinh xây dựng lập luận trong văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÚP HỌC SINH XÂY DỰNG LẬP LUẬN 
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A.Lí do chọn đề tài:
Kiểu bài tập làm văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn 7 tập 2 là kiểu bài khó đối với học sinh lớp 7 . Vì các em còn nhỏ, vốn sống trực tiếp và vốn sống gián tiếp rất hạn chế . Mặt khác , khả năng nhận thức trình bày một vấn đề có tính logic , chặt chẽ như trong văn nghị luận với học sinh lớp 7 lại càng khó khăn hơn.
Trong quá trình dạy phần tập làm văn nghị luận ở lớp 7 học kì 2 , chúng tôi nhận thấy về mặt lí thuyết sách giáo khoa chỉ cung cấp những kiến thức chung nhất về đặc điểm , cáh làm bài văn nghị luận . Hầu hết những nội dung này được tìm hiểu rút ra từ những văn bản nghị luận mẫu mực có tính chất chính luận tổng hợp vì vậy rất khó khăn cho học sinh trong việc so sánh, đối chiếu nhận diện giữa lí thuyết và thực tế .
Từ những vấn đề nêu trên dẫn đến học sinh rất lúng túng trong việc thực hành viết một bài văn nghị luận đặc biệt là xây dựng một hệ thống lập luận( bao gồm từ việc xác định luận điểm, luận cứ và cách sắp xếp trình bày ). Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn tìm ra một số giải pháp đơn giản , dễ hiểu phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 7, giúp các em có thể làm tốt kiểu bài nghị luận cũng như trình bày quan điểm, ý kiến của mình về các vấn đề trong đời sống hằng ngày .
B.Nội dung :
1, Cơ sở lí luận:
Theo quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê nin : nhận thức là một quá trình từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi từ tư duy trừu tượng quay lại thực tiễn . Việc dạy học ngày nay về cơ bản là hướng dẫn học sinh theo con đường nhận thức như trên. Trong dạy học bộ môn Ngữ văn cũng vậy , việc hình thành kiến thức kĩ năng về văn chương , từ ngữ và tập làm văn luôn được tiến hành từ thực tế đó là văn bản . Đối với phân môn tập làm văn nói chung , văn nghị luận nói riêng , để giúp học sinh nhận diện đặc điểm của kiểu văn bản , nội dung , cách tạo lập văn bản đó , giáo viên luôn dựa trên văn bản mẫu trên sách giáo khoa. Muốn đạt được mục đích đó đòi hỏi văn bản đưa ra tìm hiểu phải có nội dung , hình thức tiêu biểu cho thể loại và phù hợp với những định hướng về mặt lí thuyết của kiểu bài mà người giáo viên muốn truyền thụ cho học sinh . Hơn nữa,những lí thuyết về đặc điểm thể loại , cách tạo lập văn bản theo đặc trưng thể loại phải cụ thể , dễ hiểu phù hợp với nhận thức của học sinh .Đối vời văn bản nghị luận học sinh phải hiểu rõ nghị luận là gì ? Thế nào là luận cứ, lập luận , Hầu hết các khái niệm trên đều rất trừu tượng và được minh hoạ bằng những ví dụ tương đối khó hiểu với nhận thức của học sinh lớp 7. Mặt khác , phần lí thuyết hướng dẫn học sinh cách làm bài văn nghị luận cũng mang tính khái quát cao dẫn đến học sinh khó vận dụng vào việc giải quyết các vấn đề cụ thể. 
 Từ thực tế về mặt lí luận như trên đòi hỏi người giáo viên phải cụ thể hoá các khái niệm trừu tượng trên cơ sở đưa ra các ví dụ đơn giản hơn kết hợp với cách diễn giảng phù hợp với nhận thức của học sinh . Nếu làm được như vậy phần nào mới có thể giúp các em làm đước bài văn nhị luận cũng như xây dựng hệ thống lập luận.
2 .Thực trạng :
2.1 Giáo viên .
 Khi giảng dạy phần tập làm văn nghị luận do yêu cầu của việc đổi mới nội dung sgk theo hướng tích hợp , giáo viên thường hướng dẫn học sinh tìm hiểu lí thuỵết về kiểu bài trên cơ sở một văn bản mẫu trong sgk. Công việc trên gặp rất nhiều khó khăn do mỗi văn bản nghị luận mẫu (có khi là một đoạn trích ) có những cách lập luận khác nhau ,kết hợp nhiều phương pháp lập luận ( chứng minh , giải thích , bình luận ), bố cục không trọn vẹn Không những thế các nội dung như : luận điểm , luận cứ , lập luận được trình bày một cách linh hoạt, tự nhiên, đan xen trong văn bản dẫn đến việc nhận diện chúng không dễ đối với học sinh lớp 7 .Vì vậy nhiều khi giáo viên cho học sinh tìm hiểu văn bản mẫu một cách sơ sài và áp đặt kiến thức lí thuyết cho học sinh .Phần hướng dẫn học sinh xây dựng hệ thống luận điểm , tìm lí lẽ và dẫn chứng cũng như trình bày đoạn văn còn chưa cụ thể rất khó vận dụng .
 2.2 : Học sinh ;
 Như đã nói ở trên do khả năng nhận thức và vốn sống còn hạn chế nên học sinh rất lúng túng khi nhận diện các khái niệm : luận điểm , luận cứ và lập luận trong các văn bản mẫu . Từ đó dẫn đến việc phân tích văn bản với việc khái quát thành các đơn vị kiến thức về lí thuyết của kiểu bài dường như không có quan hệ gì với nhau .Học sinh thường dựa vào ghi nhớ trong sgk để trả lời khi giáo viên nêu câu hỏi .Nhiều khi học sinh thuộc lí thuyết nhưng không hiểu bài , không biết so sánh đối chiếu và nhận diện trong văn bản . Điều đó làm cho việc vận dụng lí thuyết vào việc xây dựng hệ thống lập luận cũng như việc tạo lập văn bản nghị luận gặp nhiều khó khăn .Học sinh thường không biết cách tìm các luận điểm phụ cũng như lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm chính (hoặc luận đề cần giải thích ) . Không những thế học sinh còn rất lúng túng khi trình bày lập luận trong một đoạn văn.
3 .Giải pháp : 
 3.1 . Giúp học sinh nắm vững các khái niệm .
 a. Luận điểm : sau khi cung cấp cho học sinh khái niệm về luận điểm trong sách giáo khoa chúng tôi diễn giảng đơn giản dễ hiểu hơn : luận điểm là ý kiến đánh giá nhận xét của người viết về : người , sự vật , hiện tượng ,được trình bày dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định .
 Câu trình bày luận điểm có thể được mô hình hoá như sau ;
 A (không ) là B (là có thể thay thế bằng có , phải , cần )
 Trong đó : A chỉ người , vật, hiện tượng được nghị luận ( luận đề ) ; B là nhận xét, đánh giá của người viết về A.
 Ví dụ : 
 A 
 B
Lớp 7 A 5
Học rất giỏi
Bạn Nam 
Là người tốt
Sách 
Là người bạn lớn của con người
Học tập 
Là nhiệm vụ chủ yếu của học sinh
Dân ta
Có lòng nồng nàn yêu nước
Tiếng Việt
Là một thứ tiếng đẹp
Ca dao
Là tình cảm gia đình
 Để giúp học sinh củng cố khái niệm luận điểm chúng tôi nêu ra một số luận đề (A) học sinh nêu thêm các nhận xét đánh giá về luận đề đó (B) .
b. Luận cứ ;
 Lí lẽ : là những nguyên lí, chân lí ý kiến,những điều có tính qui luật tất yêu của tự nhiên và xã hội đã được thừa nhận thường được trình bày theo quan hệ nhân quả : Muốn học tập tốt cần có phương pháp học tập đúng đắùn ; tạo ra thói quen tốt thì dễ bỏ thói quen xấu thì khó
 Dẫn chứng : có thể là người thực việc thực diễn ra trong cuộc sống hiện tại , trong lịch sử , có thể là những câu thơ ,các sự kiện rùt ra từ các tác phẩm văn học ; có thể là những số liệu thống kê có liên quan đến luận điểm chứng tỏ luận điểm là đúng , làm sáng tỏ cho luận điểm. 
- Phần hướng dẫn học sinh hiểu rõ các khái niệm chủ yếu thực hiện trong bài tìm hiểu chung về văn nghị luận và được củng cố trong các bài học tiếp theo .
 3.2 Xây dựng lập luận :
 3.2.1 Lập luận chứng minh : thực chất của việc xây dựng lập luận chính là tìm ý và lập dàn ý. Với bài văn chứng minh luận điểm chính thường đã dược nêu rõ ở đề bài ví dụ : chứng minh rằng : bảo vệ rùng là bảo vệ cuộc sống con người ; Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẵng làm được gì có ích ; Nói dối là có hại ; Nhân dân ta thường sống theo đạo lí ‘ ăn quả nhớ kẻ trồng cây ; Đi một ngày đàng học một sàng khôn , ca dao là tình cảm gia đình .về cơ bản các luận điểm thừng được trình bày theo mô hình : A (không ) là B
 Thực chất của chứng minh là dùng dẫn chứng để thuyết phục người khác tin và nghe theo ý kiến, nhận xét , đánh giá của mình chứng tỏ điều đó là đúng. Có nghĩa là tìm những cái giống cái tương tự như nó , những biểu hiện cụ thể của luận điểm trong từng mặt , từng cấp độ khác nhau.
 Chúng tôi hướng dẫn học sinh xây dựng lập luận ( dàn ý )như sau ;
 Mở bài : dẫn dắt , nêu luận điểm : A là B
 Ví dụ :trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều kinh nghiệm quí báu về mọi mặt .Nói về kinh nghiệm học tập tục ngữ ta có câu : “ học thầy không tày học bạn”
 Thân bài : Lần lượt nêu các luận điểm phụ và phân tích các dẫn chứng lí lẽ theo mô hình sau :
 Ví dụ 1 : 
A là B = ca dao là tình cảm gia đình 
 a 1 là b 1 = ca dao là tình cảm con cháu với ông bà cha mẹ
 a 2 là b2 = ca dao là tình cảm vợ chồng 
 a 3 là b 3 = ca dao là tình cảm anh chị em 
Ví dụ 2 : 
 A là B = Bác Hồ là người có tính giản dị
 a 1 là b 1 = Bác Hồ là người giản dị trong lối sống sinh hoạt
 a 2 là b2 = Bác là người giản dị trong quan hệ với mọi người
 a 3 là b 3 = Bác làngười giản dị trong lời nói và bài viết
 Vì dụ 3 : 
 A là B = Thất bại là mẹ thành công
 a 1 là b 1 = Oan đi –xnây thất bại- thành công
 a 2 là b 2 = Lu-I Pa –xtơ thất bại – thành công
 a 3 là b 3 = Lép Tôn-xtôi thất bại – thành công
 Trong mô hình trên a- b được suy ra từ A- B là những biểu hiện giống, tương tự nhu A –B chứng minh A- B là đúng nhưng ở những cấp độ nhỏ hơn có thể là trong từng giai đoạn , có thể là từng khía cạnh từng mặt của vấn đề . Mô hình A là B ,a là b chỉ là cốt lõi của luận điểm trong thực tế nó có thể được diễn đạt bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng bản chất vẫn là : B,b là những đặc điểm, thuộc tính của A,a . Ví dụ một số luận điểm chứng minh “ sách là người bạn lớn của con người” :
 A là B = sách là người bạn lớn của con người .
 a 1 là b 1 = sách mở rộng tầm hiểu biết cho con người.
 a 2 là b 2 =sách bồi dưỡng tình cảm cho người đọc . 
Hệ thống luận điểm phụ : a là b cần được sắp xếp theo trình tự nhất định trên cơ sở nào đó : về không gian ( trong nướ ... a mẹ được thể hiện rất đằm thắm ,sâu sắc trong ca dao .Đó là sự tôn vinh , lòng biết ơn của con cái với công lao sinh thành ,dưỡng dục của cha mẹ .Công ơn ấy là vô cùng, vô tận : 
 “ Công cha như núi Thái Sơn 
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
 Câu ca dao trên không những thể hiện công cha rất lớn , nhĩa mẹ rất nhiều mà nó còn là sự cảm nhận tinh tế của người con về công cha nghĩa mẹ. Công cha được ví như núi Thái Sơn ngoài sự to lớn nó còn có cái gì đó rất uy nghi, nhiêm khắc thật phù hợp với tình thương của cha dành cho con. Nghĩa mẹ được ví với hình ảnh nước trong nguồn chảy ra , nó vừa vô tận không bao giờ cạn vừa trong mát , ngọt ngào như tình thương của mẹ dành cho con . Đó còn là sự nhớ thương vô hạn của con cháu với tổ tiên ,ông bà: 
 “Ngó lên nuộc lạt mái nhà
 Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu .”
Với những hình ảnh so sánh rất giản dị, mộc mạc bài ca dao đã thể hiện một cách rất chân thành lòng biết ơn ,tôn kính của thế hệ con cháu với tổ tiên.”
 Ví dụ về cách trình bày đoạn văn chứng minh theo kiểu qui nạp :
 “Ca dao là lòng biết ơn của con cái với công lao sinh thành ,dưỡng dục của cha mẹ .Công ơn ấy là vô cùng, vô tận : 
 công cha như núi Thái Sơn 
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
 Câu ca dao trên không những thể hiện công cha rất lớn , nhĩa mẹ rất nhiều mà nó còn là sụ cảm nhận tinh tế của người con về công cha nghĩa mẹ. Công cha được ví như núi Thái Sơn ngoài sự to lớn nó còn có cái gì đó rất uy nghi, nhiêm khắc thật phù hợp với tình thương của cha dành cho con. Nghĩa me được ví với hình ảnh nước trong nguồn chảy ra , nó vừa vô tận không bao giờ cạn vừa trong mát , ngọt ngào như tình thương của mẹ dành cho con . Ca dao còn là sự nhớ thương vô hạn của con cháu với tổ tiên ,ông bà: 
 Ngó lên nuộc lạt mái nhà
 Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu .
Với những hình ảnh so sánh rất giản dị, mộc mạc bài ca dao đã thể hiện một cách rất chân thành lòng biết ơn ,tôn kính của thề hệ con cháu với tổ tiên. Có thể nói ca dao là những giai điệu ngọt ngào sâu lắng về tình cảm của con cháu với ông bà ,cha mẹ .” 
 Ở phần thân bài lập luận còn được thể hiện ở các từ ngữ chuyển đoạn và trong cách trình bày từng đoạn văn . Phương tiện liên kết chính là yếu tố thể hiện mối quan hệ giữa các luận điểm , giữa luận điểm và luận cứ có thể dùng các cách liên kết sau .
 -Dùng những tư, cụm từø có ý nghĩa khẳng định : thật vậy, đúng vậy, điều đó đã được khẳng định
 -Dùng những từ có ý nghĩa trình tự : trước tiên ,sau đó tiếp theo, ngày xưa , ngày nay
 -Dùng những từ chỉ ý tương đồng : ngoài ra, bên cạnh đó , mặt khác , hơn nữa
 _Dùng nhùng từ có ý nghĩa tương phản : nhưng , song, tuyvậy , thế mà ,
 _Dùng từ có ý nghĩa nhân quả : như vậy, cho nên, do đó 
_ Dùng từ có ý nghĩa tổng kết ,kết luận ; Tóm lại, kết luận lại . 
 *Với bài văn chứng minh một luận điểm được trình bày dưới dạng chuyển nghĩa hoặc khái niệm khó hiểu thì ở phần thân bài cần có đoạn giải thích ngắn gọn .
 Kết bài : Có thể kết bài theo theo những cách sau ;
 -Tổng hợp tóm lược các ý chính đã nêu ở phần thân bài
 - Nêu phương pháp ứng dụng vào cuộc sống , liên hệ thực tế .
 -Phát triển mở rộng vấn đề 
3.2.2.. Lập luận giải thích ;
 - Giáo viên diễn giảng giúp học sinh hiểu được kiểu bài nghị luận giải thích là kiểu bài trình bày những lí lẽ để giảng giải có kèm theo dẫn chứng cần thiết giúp cho lí lẽ thêm vững chắc, giúp người đọc hiểu đúng ,hiểu cặn kẽ và sâu sắc vấn đề được giải thích .
 - Đề văn giả thích thường nêu ra luận điểmdưới dạng ẩn dụ tượng trưng hoặc là các khái niệm trừu tượng ,khó hiểu cần giải thích . Tuỳ theo từng đề bài mà vận dụng các phương pháp giải thích khác nhau tương ứng với những cách lập luận khác nhau Chúng tôi thấy về cơ bản có thể hướng dẫn học sinh xây dựng hệ thống lập luận như sau .
 - Học sinh cần đặt mình vào cương vị của người cần được giải thích và đặt ra một loạt các các câu hỏi ,ở cương vị người giải thích cần tìm cách giúp người khác trả lời những câu hỏi đó mới có thể hiểu rõ vấn đề . Về cơ bản học sinh cần đặt ra và trả lời các câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự như sau : 
 1. Nghĩa là gì ?Có ý nghĩa gì ? thế nào là ? 
 2. Vì sao? Có tác dụng gì ? 
 3. Phải làm gì ?Làm như thế nào ?
 Chúng tôi hướng dẫn học sinh lập dàn ý như sau :
 Mở bài : Dẫn dắt , giới thiệu luận điểm luận đề cần giải thích .
 Có thể dẫn dắt từ nguồn gốc xuất xứ của vấn đề : tục ngữ, tác giả , lĩnh vực tư tưởng ,đạo lí . Có thể dẫn dắt từ tính thời sự cần thiết của vấn đề trong đời sống 
Thân bài : Lần lượt nêu ra và trả lời các câu hỏi ( ở phần trên)
 *Trả lời câu hỏi nghĩa là gì ? Thế nào là ? Có ý nghĩa gì ?
Thực chất của việc này là giải thích ý nghĩa của từ ngữ hình ảnh nằm trong những câu thơ , câu văn, câu tục ngữ , danh ngôn(cả nghĩa đen, nghĩa bóng )được đưa ra để giải thích bằng cách trả lời các câu hỏi ...Để trả lời các câu hỏi này có thể dùng phương pháp nêu định nghĩa, dùng từ đồng nghĩa trái nghĩa , hoặc nêu ví dụ.
Ví dụ : Nguồn là gì ? uống nước là thế nào ? ( nguồn là nơi bắt đầu của dòng nước- chỉ công lao tạo lập nên thành quả của các thế hệ đi trước; uống nước là hưởng thụ thàng quả ấy)
 Tuy nhiên trong một đề bài thường có nhiều từ nhiều khái niệm cần lựa chọn những từ ngữ ,khái niệm quan trọng để giải thích .
*Trả lời câu hỏi Vì sao ? Có tác dụng gì ?
Đó là giải thích tầm quan trọng, tác dụng của vấn đề đối với cuộc sống . Đây là câu hỏi quan trọng giúp tìm ra lí lẽ để giải thích được nguyên nhân ,lí do nảy sinh sự kiện vấn đề .Trả lời được các câu hỏi này mới chỉ ra bản chất của vấn để thuyết phục người đọc nghe theo . Có thể dùng các phương pháp : Nêu nguyên nhân, nguồn gốc của vấn đề , chỉ ra mặt lợi nếu làm theo, mặt hại nếu không làm theo , nêu ra các biểu hiện của vấn đề trong đời sống 
 Ví dụ : Vì sao uống nước phải nhớ nguồn ? uống nước nhớ nguồn có tác dụng gì ?( Mọi thành quả đều do công sức của người khác tạo ra, phải ghi nhớ biết ơn. Nhớ nguồn là lối sống đẹp)
*Trả lời các câu hỏi : phải làm gì ? làm như thế nào ?
Thực chất là giải thích cách thực hiện làm theo vấn đề bằng cách nào : Chủ yếu dùng phương pháp nêu ví dụ .
 Ví dụ : Nhớ nguồn ta phải làm gì ? làm như thế nào ?( giữ gìn bảo vệ thành quả của người đi trước đã tạo ra, phát huy những thành quả ấy ,tạo ra thành quả cho thế hệ sau )
 _ Lập luận trong văn giải thích còn được thể hiện ở việc trình bày các đoạn văn và liên kết các đoạn văn.Chúng tôi hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn về cơ bản như đoạn văn chứng minh nhưng trong văn giải thích lí lẽ được trình bày nhiều hơn dẫn chứng .Dẫn chứng được nêu ra trong bài văn giải thích chỉ mang tính chất gợi ý giúp người đọc hiểu rõ hơn vấn đề ,vì vậy không cần phân tích diễn giảng nhiều như trong văn chứng minh . 
Ví dụ đoạn văn giải thích :
 “ Nhưng để học, học nữa ,học mãi thì phải làm như thế nào ? có nhiều cách học khác nhau nhưng quan trọng nhất là “ học đi đôi với hành” .Chúng ta được học ở nhà trường ,qua sách vở thì phải học có lí thuyết vững chắc , làm tốt bài tập và phải biết lao động làm cho lí thuyết gắn liền với thực tế .Để bổ sung kiến thức chúng ta cần tham khảo và nghiên cứu qua sách vở qua các phương tiện thông tin khác như :ra –đi –ô , ti vi, in-tơ –nét Đối với học trò vừa học ở thầy cô vừa học ở bạn bè ,học những người đi trước đó là những cách để trau dồi phát triển học thức thiết thực và tiến bộ . 
 Kết bài : 
 -Nhấn mạnh cách hiểu đúng .
 -liên hệ thực tế , rút ra bài học .
4. Tổ chức thực hiện ;
 Những giải pháp trên được thực hiện trong nhiều tiết học từ tìm hiểu chung về văn nghị luận cho đến việc thực hành lập dàn ý và viết các đoạn văn .Cụ thể như sau :
 _Phần hướng dẫn học sinh hiểu rõ các khái niệm thực hiện trong bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận ; Đặc điểmcủa văn bản nghị luận .
 _ Phần hướng dẫn xây dựng lập luận chứng minh thực hiện trong các bài : Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận , Bố cục và phương pháp lập luận cho bài văn nghị luận , Cách làm bài văn lập luận chứng minh , Luyện tập viết đoạn văn chứng minh .
 _ Phần hướng dẫn học sinh xây dựng lập luận trong văn giải thích thực hiện trong các bài :Cách làm bài văn giải thích , luyện tập lập luận giải thích .
 ( Có giáo án minh hoạ ) 
5. Kết luận :
 Trên đây chỉ là một số giải pháp mà chúng tôi đã áp dung trong quá trính giảng dạy phần tập làm văn nghị luận ở lớp 7. Chúng tôi nhận thấy đã đạt được một số kết quả nhất định , giúp học sinh bước đầu biết cách xây dựng lập luận cho bài văn nghị luận. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất là về thời gian vì trong một giờ dạy giáo vừa phải kết hợp những nội dung trong sgk vời việc thực hiện thêm những giải pháp của chuyên đề . Việc thực hiện những giải pháp nêu trên sẽ thuận lợi hơn nếu triển khai trong chủ đế tự chọn .
 Với khả năng và kinh nghiệm hạn chế của chúng tôi chắc chắn chuyên đề còn nhiều thiếu sót về nội dung và hình thức . Mong được sự góp ý của BGH nhà trường vàcác bạn đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn . Bản thân chúng tôi cũng sẽ tiếp tục bổ sung trong quá trình giảng dạy góp phần giúp học sinh biết cách làm bài văn nghị luận cũng như trình bày ý kiến về các vấn đề đời sống
 Trong giao tiếp .
 Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !
 Tân Hội ngày 10 tháng 03 năm 2008
 Những người thực hiện
 1 .Kiều Hoài Hải
 2. Hồ Văn Hùng

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9(113).doc