Hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn có câu chốt

Hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn có câu chốt

A. PHẦN MỞ ĐẦU

 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

 Nhà trường THCS của chúng ta từ nhiều năm nay đã chú ý rất nhiều đến việc học tập bộ môn Ngữ Văn, vì môn học này có một vai trò to lớn đối với hoạt động giao tiếp của con người. Hơn nữa nó còn là phương tiện trọng yếu, là cơ sở để học sinh học các môn học khác. Đặc điểm ấy khiến cho việc giảng dạy Tiếng Việt ở nhà trường THCS có một vị trí khác hẳn các môn học khác. Do đó, giảng dạy Tiếng Việt không chỉ là nhiệm vụ riêng của giáo viên Ngữ Văn.

 Mặt khác, ta thấy Tiếng Việt còn là một yếu tố để phát triển tư duy cho học sinh. Tiếng Việt còn là kết quả đấu tranh lâu dài của dân tộc anh hùng, giàu tinh thần sáng tạo. Với một đặc điểm của một tiếng nói giàu âm thanh, giàu hình tượng, có một khả năng phát triển nhanh chóng để đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp, nghiên cứu, học tập của một dân tộc trải qua hàng nghìn năm dung nước và giữ nước. Tiếng Việt góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc.

 Hiểu biết và vận dụng Tiếng Việt là động lực để học sinh góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ.

 Mục đích của việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường THCS là gì ?

 Trả lời được câu hỏi này cũng không phải là chuyện đơn giản. Nhưng với cấp THCS hiện nay thì dạy Tiếng Việt có nghĩa là dạy học sinh cách sử dụng đúng các từ và viết đúng các câu, giúp các em có thêm vốn từ để sử dụng trong hoạt động giao tiếp thông thường, giúp các em có thêm nguồn vốn để có thể sáng tạo văn bản khi cần thiết. Qua việc giảng dạy ở trường THCS hiện nay, tôi thấy: Khi học sinh viết văn hay giải bài tập Tiếng Việt, các em đã viết được những câu đúng và cả những câu rất hay. Tức là các em mới chỉ biết đặt câu theo mô hình ngữ pháp nhất định hoặc viết những câu riêng lẻ. Còn vấn đề viết đoạn văn có câu chốt (Câu chủ đề) thì sao?

 Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy: Đa số học sinh dùng từ đặt câu riêng lẻ thì các em viết rất đúng, rất tốt. Nhưng khi yêu cầu các em viết đoạn văn thì không ít học sinh còn lúng túng. Điều này chứng tỏ kỹ năng viết đoạn văn ở trường THCS của học sinh còn yếu.

 

doc 20 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 775Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn có câu chốt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. Phần mở đầu
 I. Lý DO CHọN Đề TàI. 
 Nhà trường THCS của chúng ta từ nhiều năm nay đã chú ý rất nhiều đến việc học tập bộ môn Ngữ Văn, vì môn học này có một vai trò to lớn đối với hoạt động giao tiếp của con người. Hơn nữa nó còn là phương tiện trọng yếu, là cơ sở để học sinh học các môn học khác. Đặc điểm ấy khiến cho việc giảng dạy Tiếng Việt ở nhà trường THCS có một vị trí khác hẳn các môn học khác. Do đó, giảng dạy Tiếng Việt không chỉ là nhiệm vụ riêng của giáo viên Ngữ Văn. 
 Mặt khác, ta thấy Tiếng Việt còn là một yếu tố để phát triển tư duy cho học sinh. Tiếng Việt còn là kết quả đấu tranh lâu dài của dân tộc anh hùng, giàu tinh thần sáng tạo. Với một đặc điểm của một tiếng nói giàu âm thanh, giàu hình tượng, có một khả năng phát triển nhanh chóng để đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp, nghiên cứu, học tập của một dân tộc trải qua hàng nghìn năm dung nước và giữ nước. Tiếng Việt góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc.
 	Hiểu biết và vận dụng Tiếng Việt là động lực để học sinh góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ.
 	Mục đích của việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường THCS là gì ?
 	Trả lời được câu hỏi này cũng không phải là chuyện đơn giản. Nhưng với cấp THCS hiện nay thì dạy Tiếng Việt có nghĩa là dạy học sinh cách sử dụng đúng các từ và viết đúng các câu, giúp các em có thêm vốn từ để sử dụng trong hoạt động giao tiếp thông thường, giúp các em có thêm nguồn vốn để có thể sáng tạo văn bản khi cần thiết. Qua việc giảng dạy ở trường THCS hiện nay, tôi thấy: Khi học sinh viết văn hay giải bài tập Tiếng Việt, các em đã viết được những câu đúng và cả những câu rất hay. Tức là các em mới chỉ biết đặt câu theo mô hình ngữ pháp nhất định hoặc viết những câu riêng lẻ. Còn vấn đề viết đoạn văn có câu chốt (Câu chủ đề) thì sao?
 Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy: Đa số học sinh dùng từ đặt câu riêng lẻ thì các em viết rất đúng, rất tốt. Nhưng khi yêu cầu các em viết đoạn văn thì không ít học sinh còn lúng túng. Điều này chứng tỏ kỹ năng viết đoạn văn ở trường THCS của học sinh còn yếu.
 Một số học sinh viết đoạn văn gọi là được, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót,
bởi đoạn văn của các em có nhiều câu còn rời rạc không có sự gắn bó, liên kết với nhau 
và khi có đoạn văn các em viết không hướng vào nội dung hay một chủ đề nào. Nói các khác, là các em chưa biết dùng câu chốt để viết đoạn văn. Vì lẽ đó mà khi viết văn, bài văn của các em thiếu hẳn sức thuyết phục, và nó không mang tính khoa học.
 	Ngày nay, chúng ta đã bước sang thế kỷ XXI, thế kỷ của việc mở rộng quan hệ giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới nhằm để trao đổi, để học hỏi, để nhận thức và tạo sự hiểu biết lẫn nhau, để liên kết với nhau trong mọi hành động, nên ngôn ngữ có một ý nghĩa hết sức lớn lao trong việc phát triển của xã hội. Bởi ngôn ngữ với tư cách là một công cụ nhận thức, một công cụ tư duy và là một công cụ để giao tiếp. Có khi giao tiếp bằng lời nói (đối thoại), có khi giao tiếp bằng văn bản (viết). Như vậy, nhà trường THCS nói chung và các thầy, cô giáo dạy Ngữ Văn nói riêng phải trang bị cho học sinh đầy đủ những kiến thức về ngôn ngữ, giúp các em bước vào đời khỏi ngỡ ngàng.
 Vì vậy, với đề tài: “Hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn có câu chốt” này, tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé trong việc phát triền ngôn ngữ cho học sinh về vấn đề rèn kỹ năng viết đoạn văn, phát triển tư duy logic cho các em. Để từ đó các em không chỉ viết đúng các từ, đặt đúng các câu mà còn viết đúng đoạn văn có sử dụng câu chốt để tăng tính thuyết phục. Từ đó các em viết được đoạn văn hay, được bài văn tốt, giúp các em phát triển được ngôn ngữ của mình không chỉ ở dạng nói mà còn ở cả dạng viết.
 	Trên đây là những lý do mà tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu.
 Ii. Mục đích nghiên cứu
 	 Khi nghiên cứu đề tài này, tôi thấy có mấy mục đích sau :
 Mục đích thứ nhất: Tìm hiểu đặc điểm của câu chốt trong đoạn văn của học sinh xem có gì khác so với đoạn văn có câu chốt trong SGK, thông qua việc tìm hiểu đặc điểm vị trí của câu chốt trong đoạn văn. Từ đó, đề xướng được phương hướng, kỹ năng dựng đoạn văn có câu chốt.
 	 Trong đoạn văn có thể có câu chốt hoặc có thể không có câu chốt,
 Đặc điểm của câu chốt: Nó là câu nêu lên cái ý chung khái quát nhất và hàm súc nhất, và có tư cách là đề tài của đoạn văn. Các câu khác còn lại trong đoạn có tác 
dụng diễn giải hoặc bổ sung, phụ thuộc vào nó về quan hệ ý nghĩa.
 Vị trí: Câu chốt có thể đứng đầu đoạn văn (có tác dụng nêu lên sự vật, sự việc). Cũng có khi đứng cuối đoạn văn (có tác dụng kết luận về sự vật, sự việc).
 	Chúng ta có thể xem một ví dụ cụ thể: 
 “Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu nước, thương dân(1). Người đau xót vì cảnh đất nước nghèo nàn, dân tộc dưới ách nô lệ(2). Người quyết tâm học hỏi, tìm đường cứu nước(3). Năm 1911, Người ra nước ngoài để tìm đường cứu nước, cứu dân(4). Năm ấy cũng là năm Người bước vào sự nghiệp cứu nước vĩ đại(5).”
 	Trong ví dụ trên ta thấy, câu mang ý nghĩa bao trùm, khái quát toàn đoạn văn là câu (1). Nó đứng đầu ở đoạn văn có tác dụng nêu lên tình cảm nổi bật của Bác. Còn các câu (2), (3), (4), (5) có tính chất diễn giải cụ thể tình cảm yêu nước, thương dân của Bác mà như câu (1) đã nêu.
 	Còn trong trường hợp câu chốt đứng ở cuối đoạn, thì nó mang tính chất kết luận về sự vật, sự việc. Như vậy nó phù hợp với đoạn quy nạp. Chúng ta xét một ví dụ cụ thể sau:
 “Chính quyền nhân dân ta vững chắc(1). Quân đội nhân dân ta ngày càng hùng mạnh(2). Mặt trận nhân dân ngày càng rộng rãi(3). Công nhân, nông dân và trí thức được rèn luyện, thử thách và tiến bộ không ngừng(4). Nói tóm lại: Lực lượng của chúng ta to lớn và ngày càng to lớn(5).”
 ( Hồ Chí Minh)
 	ở đoạn văn trên, bốn câu trước liệt kê sự việc theo trình tự từ Nhà nước đến Nhân dân (Chính quyền – quân đội – mặt trận – giai cấp). Cuối cùng câu (5) đã nêu đề tài với tư cách một kết luận, nó là câu chốt – khẳng định sự lớn mạnh về lực lượng của chúng ta.
 	Từ 2 ví dụ trên, chúng ta thấy hướng rèn luyện kỹ năng dung đoạn văn có câu chốt cho học sinh có thể là:
 	Hướng cho các em viết đoạn văn có tính chất diễn dịch bằng cách đặt câu đầu với tư cách là nêu sự vật, sự việc, còn các câu sau diễn giải sự việc đã nêu ở câu thứ nhất.
 	Hoặc có thể hướng cho học sinh viết một đoạn văn có tính chất quy nạp. Câu cuối tổng kết, đánh giá hay kết luận lại nội dung, ý nghĩa của các câu trên.
 Mục đích thứ hai: “Rèn kỹ năng viết câu chốt” là giúp học sinh viết đoạn văn có câu chốt qua hệ thống bài tập. Khi đưa ra hệ thống bài tập cho học sinh, tôi cố gắng lựa chọn hệ thống bài tập phù hợp với “sức” của học sinh. Hệ thống bài tập được nâng cao dần. Từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để tránh tâm lý “hoảng”, “sợ” của học sinh.
 Mục đích thứ ba: Cung cấp một hệ thống bài tập có tính chất tham khảo cho 
giáo viên dạy môn Tiếng Việt ở cấp THCS. Với mục đích này, tôi sẽ đưa ra khoảng 06 dạng bài tập sau :
	- Dạng thứ nhất : Dạng đề bài luyện phát hiện câu chốt trong đoạn văn.
	- Dạng thứ hai: Dạng bài tập viết câu chốt cho đoạn văn.
	- Dạng thứ ba: Dạng bài tập viết những câu triển khai cho câu chốt.
	- Dạng thứ tư: Dạng bài tập sửa lỗi về đoạn văn có câu chốt
 - Dạng thứ năm: Dạng bài tập chữa phần triển khai chưa đầy đủ nội dung câu chốt
	- Dạng thứ sáu: Dạng bài tập tự viết câu chốt.
 iii. lịch sử vấn đề.
	Xét về choc năng và tác dụng của câu chốt trong đoạn văn, chúng ta thấy :
 Câu chốt là câu chìa khóa, câu hạt nhân, câu mang tư cách là đề tài của đoạn văn. Nó mang ý nghĩa bao hàm nội dung toàn đoạn, còn các câu khác trong đoạn văn có tác dụng diễn giải và phụ thuộc vào nó về quan hệ ý nghĩa.
 Trên thế giới, ngữ pháp văn bản ra đời khá sớm. Song, ở Việt Nam ngữ pháp văn bản mới được quan tâm và đưa vào nhà trường được hơn 10 năm nay.
 Đến những lớp trên, câu được giảng một cách chặt chẽ hơn. Theo đó câu được coi là sự thể hiện của một tư tưởng hoàn chỉnh,có một cấu trúc hạt nhân Chủ – Vị và có một ngữ điệu. Đó là những lý luận cần thiết để các em có được những khái niệm về câu và viết được những câu đúng ngữ pháp. Nhưng thế vẫn chưa đủ, muốn tạo nên một đơn vị lớn hơn câu như một đoạn văn, bài văn, ngoài những quy tắc đã biết để gắn các thành phần câu với nhau, ta còn phải tuân theo một số quy tắc khác nữa để tạo nên sự gắn bó hữu cơ, sự thống nhất trong đoạn văn, bài văn.
 Các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn rất ít, mới chỉ có một vài cuốn sách đề cập tới nó, như: “Ngữ pháp văn bản là việc dạy tập làm văn” của tác giả Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm, Nhà xuất bản giáo dục năm 1985 “150 bài tập rèn luyện kỹ năng dung đoạn văn” của tác giả Nguyễn Quang Ninh, Nhà xuất bản Hà Nội năm 1993. Đây là cuốn sách dành cho học sinh THCS. Tác giả đã dày công nghiên cứu, đưa ra một hệ thống bài tập công phu, có hệ thống logic với những đoạn văn chọn lọc. Với chương trình khoa học này, tác giả đã đưa ngữ pháp văn bản trở nên gần gũi, dế hiểu để học sinh THCS nhận biết và sáng tạo đoạn văn có câu chốt, từ đó các em biết sáng tạo văn bản.
 iv. Phạm vi đề tài :
 	Với đề tài này, tôi lấy đối tượng nghiên cứu chủ yếu là chương trình trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 và lớp 9. Những đoạn văn có câu chốt mà học sinh học ở lớp 8 và lớp 9.
 v. Phương pháp nghiên cứu.
 	Để nghiên cứu về “Hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn có câu chốt”. Tôi tiến hành theo 3 phương pháp chính:
 Phương pháp thứ nhất: Khảo sát để thống kê tìm ra các lỗi của học sinh thường mắc khi viết đoạn văn có câu chốt.
 Phương pháp thứ hai: Dùng phương pháp phân tích để tìm ra các lỗi của học sinh thường mắc khi viết đoạn văn có câu chốt trong văn nghị luận.
 Phương pháp thứ ba: Dùng phương pháp thực nghiệm. Đưa hệ thống bài tập cho học sinh làm. Từ kết quả bài làm của học sinh, phân tích và khẳng định khả năng thực thi của đề tài và đánh giá hệ thống bài tập phù hợp với trình độ học sinh tới mức nào.
 vi. Thời gian nghiên cứu:
 Từ tháng 10/2010 -> Tháng 10/2011
b. phần nội dung
 i. cơ sở đề xuất hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn có câu chốt.
 	Việc đề xuất hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn có câu chốt, tôi dựa vào một số cơ sở sau :
 	1. Cơ sở lý luận: Dựa vào cơ sở lý luận về câu chốt. Đó là lý thuyết ngôn ngữ (lý thuyết đoạn văn). Lý thuyết câu chủ đề.
 	Trước hết phải biểu hiện được khái niệm đoạn văn là phần văn bản tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Giữa đoạn văn với đoạn văn có hai kiểu quan hệ chính.
 	- Quan hệ phụ thuộc (giữa ý chính, ý diễn giải; giữa ý cụ thể với ý tổng kết, nhận định chung; quan hệ nhân quả).
 	- Quan hệ không phụ thuộc (liệt kê, không gian, thời gian, các mặt, các đặc điểm, các tác dụng  của sự vật, sự việc, hiện tượng).
 	Còn về câu chốt (như phần trước đã trình bày), nó là câu mang ý nghĩa khái quát nội dung của cả đoạn văn, các câu khác mang ý nghĩa diễn giải nó và ph ... n học, tôi không biết phải bắt đầu từ đâu.”
* 3 em làm đúng đoạn (1).
* 5 em không làm được.	Đạt 46%.
c/ Dạng bài tập viết những câu triển khai cho câu chốt.
Đề bài: Viết phần triển khai ý câu sau sao cho phù hợp với nội dung từng câu.
Câu 1: “Mấy năm gần đây, quê hương ta có rất nhiều đổi thay.”
Câu 2: “Tình là học sinh giỏi của lớp 9A.”
Bài 1: “Mấy năm gần đây, quê hương ta có rất nhiều đổi thay(1). Những nhà ngói, nhà cao tầng mọc lên san sát, đường sa, trường học được khang trang hơn(2). Đời sống nhân dân từng bước được nâng cao(3). Dân trí được mở rộng, nhiều gia đình có tương đối đầy đủ các tiện nghi hiện đại(4).”
	(Bài làm của học sinh)
Bài 2: “Mấy năm gần đây, quê hương ta có rất nhiều đổi thay(1). Cuộc sống của nhân dân ngày càng tiến bộ(2). Hàng ngày nhân dân rất phấn khởi với công việc của mình(3). Học sinh say mê học hành để xây dựng quê hương(4).”
	(Bài làm của học sinh)
Bài 3: “Bạn Tình là học sinh giỏi của lớp 9A(1). Các môn học của bạn Tình bao giờ cũng đạt điểm cao(2). Đặc biệt là môn Toán, Tình bao giờ cũng dẫn đầu cả lớp(3). Chính vì vậy mà thầy chủ nhiệm đã đề nghị để bạn làm cán sự toán của lớp(4). Song không những thế, Tình còn là một học sinh Văn cừ khôi đấy, kết quả học kì I, điểm bình quân của Tình đạt 8,5(5). Tình là một tấm gương sáng của lớp 9A(6).”
	(Bài làm của học sinh)
Bài 4: “Tình là học sinh giỏi của lớp 9A(1). Bạn luôn gương mẫu trong mọi mặt học tập cũng như đạo đức(2). Bạn luôn là thành viên mẫu mực nhất của lớp(3).”
	(Bài làm của học sinh)
Phân tích kết quả:
Trong 4 bài làm của học sinh nêu trên, chúng ta thấy bài (1) và bài (3) các em đã biết triển khai nội dung của câu chủ đề. Còn bài (2) và bài (4), các em viết phần triển khai chưa đầy đủ nội dung của câu chủ đề, phần triển khai và câu chốt không khớp nhau.
Ví dụ: Bài 2: Câu chốt đã cho: “Mấy năm gần đây, quê hương ta có rất nhiều đổi thay.” đến câu (2) mới chớm triển khai nội dung của câu chốt thì câu (3) lại chuyển sang nội dung khác: Niềm vui, phấn khởi của nhân dân trong công việc của mình. Câu (3) ý không khớp với nội dung của câu chốt. Nội dung câu chủ đề chưa được triển khai hết.
Kết quả: 
9 học sinh tham gia thì có 3 học sinh làm được, còn 6 học sinh chưa biết cách làm. Lý do chính: Các em viết câu triển khai không khớp với câu chốt.	Đạt 33%.
d/ Dạng bài tập sửa lỗi về đoạn văn có câu chốt.
Phương pháp tiến hành: Tôi cho học sinh một đoạn văn, trong đó có câu chốt được xác định rồi nhưng xác định không đúng. Yêu cầu học sinh nhận xét và sửa lại.
Đề bài: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước(1). Đó là truyền thống quý báu của ta(2). Từ xưa tới nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi(3). Nó biến thành một làn sóng vô cùng to lớn(4). Nó lướt qua mọi khó khăn, nguy hiểm(5). Nó nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước(6).”
Bạn Dương nhận xét câu (2) là câu chốt. Em có đồng ý với nhận xét ấy không? Nếu không em sửa lại?
Bài tập này có 14 học sinh tham gia, 12 em khẳng định nhận xét của bạn Dương là sai và các em sửa lại câu chốt là câu (1): “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Còn một em cho rằng cả câu (1) và câu (2) là câu chốt của đoạn.	Đạt 85%
Với kết quả trên, tôi thấy hầu hết học sinh nắm được đặc điểm và tác dụng của câu chốt vì các em đều giải thích: Câu chốt là câu nêu ý chung khái quát nhất, nó còn có tư cách là đề tài của đoạn văn và các câu khác có tác dụng diễn giải nó và phụ thuộc vào nó về quan hệ ý nghĩa.
e/ Dạng bài tập chữa phần triển khai chưa đầy đủ nội dung câu chốt.
ở dạng bài tập này, tôi đưa ra một phương pháp thực nghiệm là: Cho học sinh một đoạn văn trong đó có những câu triển khai chưa đầy đủ nội dung câu chốt, cách diễn đạt các ý trong đoạn còn lủng củng. Yêu cầu học sinh viết tiếp phần triển khai về nội dung đoạn văn được đầy đủ và để cho cách diễn đạt đoạn văn được mạch lạc, rõ ràng.
Đề bài: Bạn A triển khai nội dung câu chốt chưa đầy đủ. Em hãy giúp bạn A viết thêm những câu triển khai đầy đủ nội dung câu chốt để hoàn thiện bài tập này.
“Tính Nguyễn Trãi cương trực nên ông bị bọn quyền thần ghen ghét(1). Năm 1434 Thái Tông lại vời ông ra giúp nước(2). Ông còn đề lại nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm rất có giá trị(3).”
Kết quả: Học sinh làm bài tập này như sau:
“Tính Nguyễn Trãi cương trực nên ông bị bọn quyền thần ghen ghét. Vì vậy, ông đã xin thôi làm quan và về nghỉ ở Chí Linh - Hải Hưng. Năm 1434 Thái Tông lại vời ông ta giúp nước. Năm 1442 Thái Tông mất, triều đình đổ tội giết vua cho ông và kết tôi chu di tam tộc. Mãi đầu năm 1464, Lê Thánh Tông mới giải oan cho ông. Ông còn đề lại nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm rất có giá trị.”
Phân tích kết quả:
Đoạn văn này học sinh viết tương đối hoàn chỉnh vì em đã biết viết những câu triển khai của mình xen lẫn với những câu đã cho để tạo nên một đoạn văn có nội dung đầy đủ và diễn đạt rất logic. Chẳng hạn câu (1) cho: “Tính Nguyễn Trãi cương trực nên ông bị bọn quyền thần ghen ghét.” Do học sinh học văn học lịch sử nên các em hiểu được tình hình xã hội ngày xưa: Những người hiện tài, cương trực được dân yêu mến, kính trọng nhưng bọn quyền thần lại ghen ghét. Nguyễn Trãi cũng vậy, bọn quyền thần ghét ông nên ông xin từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn. Học sinh đã biết vận dụng kiến thức đó vào đoạn văn này và các em đã xen câu triển khai của mình vào giữa câu (1) và (2) của đoạn văn đã cho, làm cho ý của đoạn văn liền mạch, logic. Bài tập này có 9 học sinh tham gia, 8 em làm được bài, 1 em chưa làm được. 	Đạt 88%.
8/ Dạng bài tập tự viết câu chốt.
Thực chất đây là loại bài tập yêu cầu học sinh dựng (viết) đoạn văn trong đó có 
câu chốt. Loại bài tập tổng hợp đòi hỏi học sinh vừa viết câu chốt vừa viết phần triển khai nội dung câu chốt. Các em phải hoàn thành một đoạn văn có câu chốt và các em triển khai nội dung câu chốt phù hợp với nhau, phải logic, cách diễn đạt trong đoạn văn phải rõ ràng, mạch lạc.
Đề bài: Em hãy tự viết câu chốt và những câu triển khai nội dung câu chốt để thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
Kết quả bài làm của học sinh:
Bài 1: “Đi học đều không những giúp ta hiểu được kiến thức ở trên lớp, mà đi học đều còn giúp chúng ta hiểu và làm bài tập ở nhà tốt hơn(1). Nếu không đi học đều sẽ không nắm chắc kiến thức được, sẽ không làm bài tập được(2). Vậy đi học đều là một việc rất quan trọng(3).”
Bài 2: “Con trâu là đầu cơ nghiệp(1). Đúng vậy, nếu thiếu con trâu thì nông dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn trở ngại trong công việc đồng áng(2). Vì vậy, chúng ta phải biết bảo vệ trâu và các loại động vật khác vì đó là tài sản rất quý của chúng ta(3).”
Bài 3: “ở lớp tôi Như Quỳnh là một học sinh học rất giỏi luôn được các thầy giáo, cô giáo quí mến và bạn ấy tính nết cũng rất hiện dịu, được các bạn trong lớp quí mến, bạn học giỏi nên bài kiểm tra nào cũng đạt điểm 9, 10.”
Phân tích kết quả:
Bài 1: Em học sinh viết bài này tỏ ra rất hiểu đề bài, nắm tương đối chắc kiến thức về câu chốt và cách viết đoạn văn có câu chốt. Vì vậy, em đã viết được đoạn văn hoàn chỉnh trong đó có câu chốt được em xác định đứng ở vị trí cuối đoạn văn (Câu 3). Các câu (1), (2) đã nêu vai trò của việc “Đi học đều” là “rất quan trọng”. Đoạn văn được viết theo dạng quy nạp.
Bài 2: Câu (1) học sinh đã nêu được “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Có thể coi đây là câu chốt được. Đến câu (2), em đã bắt đầu triển khai được nội dung câu (1): “Đúng vậy, nếu thiếu con trâu thì nông dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn trở ngại trong công việc đồng áng”. Sang đến câu (3) thì chủ đề bị đứt mạch, chuyển sang hướng khác là: Nhiệm vụ của chúng ta là phải “bảo vệ trâu”. Rõ ràng nó không còn phụ thuộc, không còn diễn giải nội dung của câu (1).
Vậy lỗi của em này mắc phải là khi viết đoạn văn có câu chốt thì giữa câu chốt và phần triển khai không khớp, tức là triển khai không đầy đủ nội dung của câu chốt.
Bài 3: Em học sinh viết đoạn văn này có 1 câu. Trong bài làm thể hiện rất rõ sự lúng túng, diễn đạt lủng củng. ý đầu kể về bạn Như Quỳnh học giỏi, ý tiếp sau lại nói đến tính tình hiền dịu, ý sau lại quay về học giỏi. Có một câu văn nhưng gồm nhiều ý, mỗi ý triển khai một nội dung. Như vậy không thể gọi là đoạn được và gọi là đoạn văn có câu chốt thì càng không đúng. Qua bài tập này, ta có thể kết luận là em học sinh này không biết viết đoạn văn có câu chốt.
Bài tập này có 11 em tham gia, 5 em viết được còn 6 em chưa viết được đoạn văn có câu chốt.	Đạt 45%.
C. kết luận
1. Kết luận.
Qua đề tài này, tôi nhận thấy việc dạy học sinh ở trường THCS về vấn đề câu chốt trong một đoạn văn, người giáo viên dạy văn không chỉ giúp học sinh nắm vững những đặc điểm và tác dụng của câu chốt mà còn giúp các em vận dụng để viết câu chốt vào đoạn văn như thế nào cho phù hợp giữa nội dung câu chốt và các câu triển khai.
ở đề tài này, tôi đã chỉ ra một cách cụ thể các lỗi mà học sinh THCS thường mắc phải khi viết đoạn văn có câu chốt. Qua đó tôi hy vọng rằng các thầy, cô giáo dạy Ngữ văn có thể giúp các em nhận ra lỗi, sau đó tự các em sửa chữa, so sánh, đối chiếu xem bài làm của mình đúng (sai) như thế nào?
Khi đề tài này được nghiên cứu xong, tôi rất muốn áp dụng những nội dung cơ bản của nó vào việc giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS.
2. Bài học.
Qua việc nghiên cứu đề tài về “Hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn có câu chốt”. Một mong muốn duy nhất của tôi là: Giúp học sinh có thể phần nào đó đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với việc học môn Ngữ văn trong trường THCS hiện nay, tiến tới dạy hay, viết hay. Một trong những vấn đề chúng ta phải quan tâm là làm sao cho các em sử dụng từ ngữ đúng, viết những câu đúng, câu hay và biết vận dụng những câu trong đó thành đoạn văn có nội dung thống nhất, logic với cách diễn đạt lưu loát, mạch lạc để các em có thể sáng tạo được văn bản.
Tôi rất phấn khởi khi nghiên cứu đề tài này. Và với đề tài này, tôi sẽ đem hết tất cả kiến thức đã được tích lũy thông qua kinh nghiệm giảng dạy để áp dụng trực tiếp giảng dạy ở trường THCS qua một hệ thống bài tập tương đối logic, rõ ràng giúp các em học sinh phần nào nắm được phương pháp viết một đoạn văn có câu chốt.
3. Kiến nghị.
Với đề tài của tôi, tôi mong muốn có những ý kiến đóng góp, nhận xét của các thầy, các cô, các bạn đồng nghiệp để nội dung đề tài của tôi được tốt hơn, có ích nhiều hơn đối với các em học sinh.
Nghiên cứu xong đề tài này, tôi có một kiến nghị nhỏ: Làm thế nào để vấn đề ngữ pháp văn bản và việc giảng dạy Tập làm văn trong nhà trường THCS được nhiều người quan tâm hơn nữa. Chương trình ngữ pháp văn bản được soạn thảo nhiều hơn, phong phú hơn để ngữ pháp văn bản gần gũi với các em học sinh, giúp các em giữ gìn tốt hơn nữa tiếng mẹ đẻ, giúp tiếng Việt ta ngày càng trong sáng hơn.
Có như vậy, tôi chắc chắn rằng văn hóa Việt Nam ngày càng phong phú, có thể sánh vai với văn hóa của các nước trên thế giới trong thế kỉ XXI.
Cẩm Lương, ngày 20 tháng 11 năm 2011
 người thực hiện đề tại
 Nguyễn Khang Quang

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Cau chot Lop 9.doc