Hệ thống câu hỏi luyện tập và gợi ý làm bài

Hệ thống câu hỏi luyện tập và gợi ý làm bài

HỆ THỐNG CÂU HỎI LUYỆN TẬP

VÀ GỢI Ý LÀM BÀI

A. CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC VĂN HỌC

Việc phân chia các dạng câu hỏi ở đây mang tính tương đối, nhằm giúp HS có định hướng khái quát khi ôn luyện và tập nhận dạng kiểu đề bài. Kiểu câu hỏi tái hiện kiến thức này nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản về tác giả (tiểu sử, đặc điểm con người, sự nghiệp sáng tác.); về tác phẩm (xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề, bố cục, tóm tắt nội dung cốt truyện, chép chính xác một đoạn văn bản.). Dưới đây là một số dạng câu hỏi và gợi ý làm bài:

I. CÂU HỎI

1. Hãy giải thích ý nghĩa nhan đề Truyền kì mạn lục và tóm tắt ngắn gọn cốt truyện Chuyện người con gái Nam Xương.

2. Nhận xét về cách thức đưa yếu tố kì ảo vào Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ? Nêu tác dụng của cách thức đó?

3.Em hiểu thế nào là “triệu bất tường”? Khi nói “kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”, tác giả Vũ trung tùy bút thể hiện cảm xúc chủ quan như thế nào?

4. Cỏch ghi chép sự việc của Phạm Đình Hổ trong đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh cú gỡ đặc biệt?

5. Giải thích nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí và ghi lại nội dung chính lời phủ dụ của vua Quang Trung với binh sĩ trong cuộc duyệt binh ở Nghệ An.

 6. Phân tích những yếu tố góp phần làm nên thiên tài văn học Nguyễn Du.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống câu hỏi luyện tập và gợi ý làm bài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thống câu hỏi luyện tập 
và gợi ý làm bài 
A. Câu hỏi tái hiện kiến thức văn học 
Việc phân chia các dạng câu hỏi ở đây mang tính tương đối, nhằm giúp HS có định hướng khái quát khi ôn luyện và tập nhận dạng kiểu đề bài. Kiểu câu hỏi tái hiện kiến thức này nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản về tác giả (tiểu sử, đặc điểm con người, sự nghiệp sáng tác...); về tác phẩm (xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề, bố cục, tóm tắt nội dung cốt truyện, chép chính xác một đoạn văn bản...). Dưới đây là một số dạng câu hỏi và gợi ý làm bài:
I. Câu hỏi 
1. Hãy giải thích ý nghĩa nhan đề Truyền kì mạn lục và tóm tắt ngắn gọn cốt truyện Chuyện người con gái Nam Xương. 
2. Nhận xét về cách thức đưa yếu tố kì ảo vào Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ? Nêu tác dụng của cách thức đó?
3..Em hiểu thế nào là “triệu bất tường”? Khi nói “kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”, tác giả Vũ trung tùy bút thể hiện cảm xúc chủ quan như thế nào? 
4. Cỏch ghi chép sự việc của Phạm Đình Hổ trong đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh cú gỡ đặc biệt?
5. Giải thích nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí và ghi lại nội dung chính lời phủ dụ của vua Quang Trung với binh sĩ trong cuộc duyệt binh ở Nghệ An.
 6. Phân tích những yếu tố góp phần làm nên thiên tài văn học Nguyễn Du.
7. Giới thiệu nguồn gốc và giá trị cơ bản của tác phẩm Truyện Kiều.
8. Một trong những thành cụng nổi bật của Nguyễn Du trong đoạn trớch Chị em Thỳy Kiều là sử dụng bỳt phỏp ước lệ để miờu tả nhõn vật chớnh diện.
a. Em hiểu thế nào là bỳt phỏp ước lệ ?
b. Tỡm trong đoạn trớch và chộp lại chớnh xỏc hai dũng thơ tả Thỳy Võn, hai dũng thơ tả Thỳy Kiều mà nhà thơ đều dựng ước lệ .
c. Chỉ ra nột giống nhau và khỏc nhau trong việc miêu tả Thỳy Võn và Thỳy Kiều ở đoạn trớch này?
9. Trong Truyện Kiều, “ngòi bút của đại thi hào Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình “ (SGV ngữ văn 9 tập 1- Trang 95)
a. Nghệ thuật tả cảnh và tả cảnh ngụ tình giống và khác nhau như thế nào? 
b. Tìm và chép thuộc lòng một đoạn thơ tả cảnh ngụ tình (khoảng 4-6 câu) trong Truyện Kiều mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9.
c.Bốn câu thơ đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân (Nguyễn Du, Truyện Kiều, SGK Ngữ văn 9 tập 1) là đoạn thơ tả cảnh hay tả cảnh ngụ tình? Chộp lại chớnh xỏc bốn cõu thơ đú. 
10. Trong Truyện Lục Võn Tiờn, nhõn vật Lục Võn Tiờn và nhõn vật ụng Ngư cú quan niệm sống như thế nào? Chép lại những câu thơ thể hiện quan niệm đó?
11. Nguyễn Khoa Điềm viết bài thơ về một nhân vật cụ thể (em cu Tai) nhưng lại đặt tên cho tác phẩm này là Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Theo em, như vậy có hợp lí không? Vì sao?
12. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải). Em hiểu ý nghĩa nhan đề Mùa xuân nho nhỏ như thế nào?
13. Trong bài thơ Viếng lăng Bác, tác giả Viễn Phương nhiều lần nhắc đến hình ảnh cây tre.
a)Em hãy chép chính xác những câu thơ ấy và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của hình ảnh cây tre trong văn cảnh? 
b) Trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng có một bài thơ khác viết về hình ảnh cây tre, đó là bài thơ nào, do ai sáng tác?
14. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận cú nhiều từ hỏt, cả bài thơ cũng vang lên rộn ràng như một khỳc ca. Đó là khỳc ca gỡ? Hóy chộp lại những cõu thơ cú từ hỏt trong bài và nờu cảm nhận của em? 
15. Bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy ra đời trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào tới những điều tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ? 
13. Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy có hai câu thơ:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết những lời mẹ ru
a) Hai câu thơ trên gợi cho em nghĩ tới bài thơ nào của Chế Lan Viên (cũng nói về tình mẫu tử) trong chương trình Ngữ Văn lớp 9? 
b) Trong bài thơ của Chế Lan Viên cũng có hai câu thơ mang tính triết lý cao nói về tình mẹ thiêng liêng, sâu nặng. Em hãy chép lại và nờu cảm nhận của em về nội dung hai câu thơ đó.
16. Chép lại chính xác bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. Tìm trong bài thơ ấy hai hình ảnh có sử dụng phép nhân hóa? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của hai hình ảnh ấy?
17. Cho đoạn thơ sau: 
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn 
Xa nuôi chí lớn...
 (Nói với con, Y Phương)
a) Em hãy chép chớnh xỏc 10 câu thơ tiếp theo.
b) Trong đoạn thơ em vừa chép, tác giả Y Phương đã thể hiện những phẩm chất cao đẹp nào của người đồng mình?
18. Có ý kiến cho rằng, Phạm Tiến Duật đã không chú ý đến tính cô đọng, hàm súc của ngôn ngữ thơ khi đặt tên cho tác phẩm của mình là Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Em có đồng tình với nhận xét này không? Vì sao?
19. Hóy túm tắt nội dung đoạn trớch truyện ngắn Làng (Kim Lân) khoảng 10 cõu. Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Tỏc dụng của ngụi kể đú?
20. Nhan đề Lặng lẽ Sa Pa gợi ra cho em điều tác giả muốn gửi gắm trong truyện là gì? Tại sao trong tác phẩm, Nguyễn Thành Long không đặt tên cho các nhân vật của mình?
21.Trong truyện ngắn Bến quê, Nguyễn Minh Châu đã tạo dựng được những tình huống truyện đặc sắc nào? Sáng tạo nên những tình huống ấy, tác giả muốn gửi gắm những suy nghĩ gì của mình về con người, về cuộc đời? 
22.Cõu văn sau đõy trớch trong truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu “ con người ta trên đường đời thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình 
a)Trong chương trình Ngữ văn 9 có một văn bản thơ mà tác giả đã sử dụng rất thành công từ “chùng chình”. Đó là văn bản nào? Tác giả là ai? Hãy chép lại chính xác đoạn thơ có sử dụng từ láy này. 
b) Hãy trình bày cách hiểu của em về nghĩa của từ “chùng chình” trong 2 văn cảnh trên.
23. Truyện Những ngôi sao xa xôi được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của truyện?
24. Em bé trong bài thơ Mây và sóng của R. Ta-go đã sáng tạo những trò chơi gì để vui chơi cùng với mẹ? Miêu tả những trò chơi ấy, tác giả muốn hướng con người đến sự hoà hợp của những tình cảm lớn lao nào?
25. Trong văn bản Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tôp, SGK Ngữ văn 8, tập một), người kể chuyện tự giới thiệu mình là một họa sĩ.
a) Hãy liệt kê ba chi tiết trong đoạn trích chứng tỏ hai cây phong được miêu tả dưới con mắt quan sát của một họa sĩ? 
b) Khi vẽ hai cây phong, người kể chuyện quan tâm chủ yếu đến mặt nào trong những yếu tố sau đây: bố cục, đường nét, màu sắc, ánh sáng và bóng tối?
c) Dẫn ra những chi tiết trong đoạn trích để chứng minh rằng: trong “bức tranh” bằng ngôn từ này, “họa sĩ” còn vận dụng cả thính giác, trí tưởng tượng để miêu tả hai cây phong.
II. Gợi ý phương pháp làm bài
1. Truyền kì mạn lục: ghi chép tản mạn những điều kì lạ từng được lưu truyền.
- Tóm tắt nội dung cốt truyện Chuyện người con gái Nam Xương: 
Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp, được Trương Sinh cưới về làm vợ. Trương Sinh là con nhà hào phú nhưng thất học, có tính đa nghi, hay ghen. Giặc đến, Trương Sinh bị triều đình bắt đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh con, chăm sóc mẹ chồng. Khi mẹ chồng mất, nàng hết lòng thương xót, lo liệu ma chay chu đáo như với cha mẹ đẻ.
 Giặc tan, Trương Sinh trở về, nhân nghe lời nói ngây thơ của đứa con trai ba tuổi, nghi ngờ vợ không chung thuỷ, một mực mắng nhiếc, ruồng bỏ vợ. Vũ Nương bị oan, không thể thanh minh, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử. Một đêm, Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa trẻ chỉ chiếc bóng trên tường nói đó chính là người hay đến với mẹ đêm đêm. Chàng Trương hiểu ra sự thật, biết vợ mình bị oan.
Phan Lang, người cùng làng bị nạn dạt đến Thuỷ cung, tình cờ gặp lại Vũ Nương. Khi Phan trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Chàng Trương lập đàn giải oan bên bờ Hoàng Giang, nhưng Vũ Nương chỉ hiện về trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, nói lời từ biệt chồng rồi biến mất.
2. Về cách thức đưa yếu tố truyền kì vào truyện của Nguyễn Dữ, cần lưu ý:
- Các yếu tố truyền kì được đưa xen kẽ với những yếu tố thực. 
- Cách sử dụng những chi tiết kì ảo nhưng vẫn có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm. (Vũ Nương trở về dương thế, nhưng chỉ thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện trong chốc lát rồi biến mất. Người đã chết, hạnh phúc đã tan vỡ, chia ly là vĩnh viễn. Đó là hiện thực cay đắng không thể thay đổi hay phủ nhận)
3.Triệu bất tường: điềm gở, dấu hiệu không lành.
- Dự báo điềm gở cũng là báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi nước mắt của dân lành. Nhận xét này cho thấy thái độ bất bình, phê phán của tác giả trước thói ăn chơi xa hoa của vua chúa. 
4.Cách ghi chép sự việc của Phạm Đình Hổ trong đoạn trích:
- Những sự việc được đưa ra đều cụ thể, chân thực.
- Cách ghi chép, miêu tả khách quan không xen lời bình.
- Cách đan xen những sự kiện được miêu tả tỉ mỉ giúp người đọc hình dung cụ thể, sinh động hơn.
5 Nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là ghi chép về sự thống nhất của nhà Lê. ( Chí là lối văn ghi chép sự vật, sự việc)
- Nội dung chính lời phủ dụ của vua Quang Trung với binh sĩ: 
+ Khẳng định chủ quyền dân tộc của ta, hành động xâm lăng phi nghĩa và dã tâm cướp nước của giặc.
+ Nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
+ Kêu gọi quân sĩ đồng tâm hiệp lực chống lại kẻ thù.
+ Đề ra kỉ luật nghiêm minh.
Đây là lời kêu gọi thấu tình đạt lý, cũng là quân lệnh nghiêm khắc, tác động mạnh đến ý chí, tinh thần của quân sĩ; đánh thức lòng yêu nước và tự hào dân tộc. 
5. Những yếu tố khách quan và chủ quan góp phần làm nên thiên tài văn học Nguyễn Du:
- Gia đình, dòng họ có truyền thống khoa bảng và văn chương; có điều kiện học tập và tích luỹ vốn tri thức phong phú...
- Thời đại lịch sử nhiều biến cố dữ dội. Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn “một phen thay đổi sơn hà”. Phong trào Tây Sơn thất bại, triều Nguyễn được thiết lập.. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy đã tác động mạnh tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực
- Cuộc đời từng trải nhiều thăng trầm; tận mắt chứng kiến nhiều cảnh đời, nhiều số phận.. Khi làm quan với triều Nguyễn, ông từng đi sứ Trung Quốc, qua nhiều vùng đất Trung Hoa rộng lớn. Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, gần gũi và thấu hiểu tâm tư cũng như nỗi khổ của con người...
- Trái tim nghệ sĩ nhạy cảm, nhân hậu; tâm hồn tinh tế, sâu sắc.
- Tài năng sáng tác thiên bẩm...
5. Nguồn gốc và giá trị cơ bản của Truyện Kiều
- HS dựa vào phần ôn tập KTCB để trả lời.
6. a) Bỳt phỏp ước lệ là: lấy vẻ đẹp của thiờn nhiờn để gợi tả vẻ đẹp của con người (GV có thể tham khảo thờm SGV 9 tập một trang 82)
b) Có thể chép các câu sau:
 - Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
 - Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
c) - Giống nhau: đều dựng bỳt phỏp ước lệ 
- Khỏc nhau: 
+ Khi tả Thuý Võn, ngũi bỳt của nhà thơ cú chiều hướng cụ thể hơn: cụ thể trong thủ phỏp liệt kờ, trong sử dụng từ ngữ, trong cỏch dựng so sỏnh và ẩn dụ. Tất cả đều nhằm thể hiện vẻ đẹp phỳc hậu, quý phỏi ....của Thỳy Võn.
+ Khi miờu tả Thuý Kiều, ngũi bỳt ước lệ cú chiều hướng thiờn về gợi, không tả tỉ mỉ nhiều chi tiết mà tập trung vào hình ảnh đôi mắt để gợi liên tưởng đến vẻ đẹp tâm hồn...
7. Trong Truyện Lục Võn Tiờn, nhõn vật Lục Võn Tiờn và nhõn vật ụng Ngư cú quan niệm sống giống nhau: 
- Sẵn sàng làm việc nghĩa, nhõn nghĩa là lẽ sống.	
- Làm việc nghĩa một cỏch tự nguyện, vụ tư.	
- Những câu thơ thể hiện những quan niệm đó:	
 	+ Võn Tiờn nghe núi liền cười
 	 Làm ơn hỏ dễ trụng người trả ơn.
 	+ Ngư rằng lũng lóo chẳng mơ	
 Dốc lũng nhõn nghĩa hỏ chờ trả ơn.
8. Tham khảo gợi ý sau:
- Nhan đề mà nhà thơ lựa chọn hoàn toàn phù hợp với chủ đề của tác phẩm,bởi vì: Nguyễn Khoa Điềm không chỉ viết về một em bộ cụ thể mà viết cho rất nhiều em bé đã, đang và sẽ lớn lên trên lưng của các bà mẹ Tà-ôi và các bà mẹ miền núi khác. 
- Từ đó, bài thơ ngợi ca tất cả những bà mẹ Việt Nam thương con, yêu nước. Bằng đôi bàn tay tần tảo và trái tim chan chứa tình yêu thương, họ đó góp phần không nhỏ của mình vào cuộc đấu tranh giành tự do, thống nhất đất nước...
9. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác vào tháng 11 năm 1980, khi nhà thơ Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh và không bao lâu trước khi ông qua đời. Mặc dù bệnh nặng, tâm hồn nhà thơ vẫn rộng mở trước vẻ đẹp của mùa xuân, vẫn thiết tha hướng về phía cuộc sống, vẫn khao khát được cống hiến một phần nhỏ bé của mình để làm nên vẻ đẹp của cuộc đời chung. Điều đó thể hiện lòng yêu đời, yêu đất nước chân thành, mãnh liệt của nhà thơ. Bài thơ là lời tâm niệm chân thành, là một nốt trầm xao xuyến ông gửi lại cho đời trước lúc đi xa. 
- ý nghĩa nhan đề: Mùa xuân nho nhỏ vừa gắn với nội dung ca ngợi mùa xuân của thiên nhiên, đất nước; vừa thể hiện khát vọng sống cao đẹp của nhà thơ: muốn dâng tặng những gì tinh tuý nhất, cho dù bé nhỏ của đời mình để làm nên mùa xuân lớn của quê hương, đất nước. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ là sáng tạo độc đáo của Thanh Hải.
10. a) Những câu thơ có hình ảnh cây tre trong bài thơ Viếng lăng Bác 
(Viễn Phương): 
- Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
- Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
b) Đó là bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy.
11. Đó là khỳc ca về cuộc sống lao động và về thiờn nhiờn đất nước giàu đẹp. Khỳc ca ấy phơi phới, khoẻ khoắn, hào hứng - kết hợp cả õm thanh, nhịp điệu và những động tỏc nhịp nhàng của con người với sự vận động tuần hoàn của thiờn nhiờn, vũ trụ
- Khúc ca cất lên từ chớnh tõm hồn tỏc giả với niềm vui sướng, tự hào trước vẻ đẹp của cuộc sống mới. Đó cũng là lời hát ngân lên từ niềm hạnh phúc của những người lao động có tự do, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời... 
- HS tự chộp và nờu cảm nhận những cõu thơ cú từ hỏt.
12. HS dựa vào KTCB để trả lời.
13. a) Hai câu thơ trong bài Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy gợi cho ta nghĩ đến bài thơ Con cò của Chế Lan Viên. 
b) Trong bài Con cò có hai câu thơ mang đậm ý nghĩa triết lý, nói về tình mẫu tử, đó là hai câu
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
- Hai câu thơ giản dị như lời nói giữa đời thường song đã khái quát được quy luật muôn đời của tình cảm mẫu tử: Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, dù con đã khôn lớn, trưởng thành nhưng đối với người mẹ, đứa con lúc nào cũng vẫn bé bỏng, vẫn cần được chở che. Hai câu thơ chính là lời ngợi ca tình yêu thương sâu sắc vững bền mà những người mẹ mãi dành cho con trong suốt cả cuộc đời. 
14. Học sinh chép lại bài thơ Sang thu theo trí nhớ và chỉ ra hai trong số các hình ảnh nhân hóa như: sương chùng chình, thu về, sông dềnh dàng, chim vội vã, mây vắt mình, hàng cây đứng tuổi... Tất cả các biện pháp nhân hóa đều khiến cho cảnh vật thiên nhiên trở nên sống động hơn, sự vật trở nên có hồn, gần gũi hơn với con người.
15. a) Học sinh chép chính xác 10 câu thơ tiếp theo.	
b) Đoạn thơ trên đã thể hiện nhiều phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình:
- Người đồng mình có tâm hồn phong phú, sống có ý chí có tình cảm, không nhỏ bé trước nỗi buồn, ôm nhiều chí lớn.
- Sống trong hoàn cảnh đầy những khó khăn, gian khổ, những người dân trên quê hương nhà thơ vẫn mạnh mẽ, phóng khoáng như con sông dòng suối. Đặc biệt, không điều gì khiến họ lùi bước bởi họ có một nghị lực, ý chí lớn lao, vượt mọi thác ghềnh để hướng về phía trước.
- Dù người đồng mình thô sơ da thịt, mộc mạc chân chất, song họ lại không hề nhỏ bé, không chịu cúi đầu trước mọi thử thách, gian nan trên con đường đời gập ghềnh. Họ sống với chí khí và niềm tin, không bao giờ nhỏ bé... Chính những con người ấy, bằng sự lao động cần cù, bằng ý chí tự lực tự cường đã làm nên những phong tục tập quán đẹp, đã tạo dựng một truyền thống quật cường, đã tự tôn cao vị thế của dân tộc mình... 
16. Nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính khỏ dài, tưởng như cú chỗ thừa nhưng chớnh nhan đề ấy lại thu hỳt người đọc ở cỏi vẻ mới lạ, độc đỏo của nú.
 Nhan đề ấy đó làm nổi bật một phỏt hiện thỳ vị của tỏc giả, thể hiện sự gắn bú và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trờn tuyến đường Trường Sơn: hỡnh ảnh những chiếc xe khụng kớnh. Mặt khỏc hai chữ “ bài thơ” tưởng như thiếu hàm súc nhưng đú lại là dụng ý của tỏc giả. Nú cho thấy cỏch nhỡn, cỏch khai thỏc hiện thực: nhà thơ khụng chỉ viết về những chiếc xe khụng kớnh và sự khốc liệt của chiến tranh mà cũn muốn núi về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiờn ngang, dũng cảm, tinh nghịch, trẻ trung, bất chấp những thiếu thốn gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh.
17. Để túm tắt nội dung đoạn trớch, có thể tham khảo gợi ý sau: ễng Hai là một người nụng dõn rất yờu làng. Ông luôn tự hào và đi đến đâu cũng khoe làng mình với mọi người... Vỡ hoàn cảnh phải rời làng đi tản cư nhưng khụng lỳc nào ụng khụng nhớ tới làng chợ Dầu nờn thường ra phũng thụng tin để nghe tin tức. Bất ngờ ụng nghe tin làng chợ Dầu theo Tõy. Ông bàng hoàng, đau đớn, xấu hổ, chẳng còn dỏm đi đõu. Mụ chủ nhà nghe tin đã đỏnh tiếng đuổi vợ chồng ụng đi, không cho trọ nữa. Tình yêu làng và tình yêu nước, yêu kháng chiến cứ day dứt, giằng xé trong lòng ông. Yờu làng nhưng ụng quyết định khụng trở về vì “làng theo Tây thì phải thù”. Buồn khổ quỏ ụng núi chuyện với con nhưng thực ra để giói bày lũng mỡnh... Khi tin đồn thất thiệt được cải chớnh, ụng Hai sung sướng, lại đi khắp nơi khoe làng, dù làng và nhà ông đã bị giặc đốt cháy...
- Truyện được kể ở ngụi thứ 3
18. Chú ý: mối quan hệ giữa nhan đề và chủ đề tác phẩm: cái lặng lẽ bên ngoài cảnh vật và cái không lặng lẽ ở công việc, ở suy nghĩ của những con người lao động tại Sa Pa.Từ đó, thấy được tác giả muốn gửi gắm những suy nghĩ triết lý gì về ý nghĩa của công việc, của sự cống hiến..?
- Trong tác phẩm, Nguyễn Thành Long không đặt tên cho các nhân vật của mình, với dụng ý thể hiện các nhân vật ấy không chỉ là những con người cụ thể mà họ chính là đại diện cho những người ở những lứa tuổi khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, họ là những người lao động vô danh đang sống và cống hiến lặng thầm cho Tổ Quốc. 
19. Hai tình huống trong truyện ngắn Bến quê:
- Tình huống thứ nhất: Nhĩ vốn là một con người “đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”, vậy mà cuối đời, căn bệnh quái ác lại buộc chặt anh vào giường bệnh, đến mức chỉ nhấc mình ra được bên ngoài phiến nệm nằm mà anh cảm giác như tưởng như mình vừa bay được một nửa vòng trái đất. Muốn dịch chuyển chỉ vài chục phân Nhĩ cũng phải nhờ bọn trẻ hàng xóm giúp. Rồi chính ở tình thế ấy, Nhĩ khát khao đến được cái bãi bồi bên kia sông ngay bên cạnh cửa sổ nhưng biết rõ mình không thể tới được. 
Tình huống này cho thấy trong cuộc đời chứa đầy những nghịch lý mà con người ta khó có thể lường trước, đoán trước được. Vì vậy, khi còn tuổi trẻ, còn sức lực, còn điều kiện, con người cần phải tận dụng thời gian làm hết những điều cần thiết, nếu không sau này sẽ phải ân hận, nuối tiếc. 
- Tình huống thứ 2: Khi Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông mà không thể sang đó được, anh nhờ con trai thực hiện giúp mình cái điều khao khát ấy. Nhưng con anh lại sa vào một đám chơi cờ thế trên hè phố và có thể lỡ mất chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. 
Tình huống này mở ra một nội dung triết lí đầy tính chiêm nghiệm của Nhĩ: con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình. Và tác giả cũng muốn gửi tới người đọc về bài học trên đường đời. Đó là: cần phải trân trọng những vẻ đẹp gần gũi quanh mình (như bãi bồi bên kia sông hay người vợ tần tảo, giàu tình yêu và đức hy sinh) ngay khi còn có thể, đừng để như Nhĩ, đến lúc biết trân trọng những vẻ đẹp xung quanh mình thì đã quá muộn màng. 
20. Truyện Những ngôi sao xa xôi được trần thuật từ nhân vật Phương Định. Cô cũng là nhân vật chính trong chuyện, vì vậy câu chuyện trở nên chân thực hơn tạo ra một điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Việc chọn vai kể như vậy còn tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật, cho thấy vẻ đẹp tâm hồn ở những người nữ thanh niên xung phong, mặc dù sống trong hiểm nguy thử thách mà không mất đi nét nữ tính, hồn nhiên, trong sáng của mình. 
21. Em bé đã sáng tạo hai trò chơi “mây và sóng” để vui chơi cùng với mẹ. ở trò chơi thứ nhất, em làm mây và mẹ làm trăng - Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm. ở trò chơi thứ hai, em là sóng và mẹ là bến bờ - Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang và vỡ tan vào lòng mẹ. 
Bằng những trò chơi ấy, em bé đã thực hiện được mong ước khám phá thế giới và được sống trong tình yêu thương của mẹ, trở thành nguồn vui của mẹ... Đó cũng là sự hoà hợp giữa những tình cảm lớn: tình yêu thiên nhiên, ước mong khám phá thế giới và tình yêu mẹ, yêu cuộc đời...
24. HS cần đọc kĩ đoạn trích, khảo sát xem các chi tiết miêu tả hai cây phong có liên quan đến những giác quan nào (thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác). từ đó thấy được con mắt quan sát của người kể chuyện đóng vai trò quan trọng. Hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động (đường nét: hình dáng, cành lá, sự chuyển động; màu sắc..) gắn với nhiều thời điểm khác nhau.. bằng ngòi bút đậm chất hội họa. 
- Nhận thấy các yếu tố được quan tâm chủ yếu là bố cục, đường nét (dẫn chứng).
- Lưu ý các chi tiết liên quan đến âm thanh (tiếng lá reo, tiếng rì rào, tiếng thì thầm..) đến trí tưởng tượng(..đứng xa thế khó lòng trông thấy ngay được, nhưng tôi bao giờ cũng cảm biết được chúng) để trả lời ý (c).

Tài liệu đính kèm:

  • docCau hoi tapgoi y lam bai Van 9.doc