Kế hoạch bài học Ngữ văn 9 - Tuần 7 - Đậu Kim Tuyến – Trường THCS Bạch Ngọc

Kế hoạch bài học Ngữ văn 9 - Tuần 7 - Đậu Kim Tuyến – Trường THCS Bạch Ngọc

 Tuần 7 Bài 7

 Tiết 31 MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 Giúp HS:

 - Kiến thức : Thấy được vai trò yếu tố miêu tả hành động sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.

 - Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng vận dung các phương thức biểu đạt trong 1 văn bản.

 - Thái độ : HS có ý thức sử dụng trong việc tạo lập văn bản

B. CHUẨN BỊ.

 GV: Soạn bài, bảng phụ, SGK, SGV, .

 HS : Học bài cũ, chuẩn bị theo nội dung SGK.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ.

 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

Hoạt động 2. Dẫn vào bài (.).

Hoạt động 3. Nội dung bài học.

 

doc 6 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học Ngữ văn 9 - Tuần 7 - Đậu Kim Tuyến – Trường THCS Bạch Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 7 Bài 7
 Tiết 31 Miêu tả trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS:
 - Kiến thức : Thấy được vai trò yếu tố miêu tả hành động sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.
 - Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng vận dung các phương thức biểu đạt trong 1 văn bản.
 - Thái độ : HS có ý thức sử dụng trong việc tạo lập văn bản
B. Chuẩn bị.
 GV: Soạn bài, bảng phụ, SGK, SGV, ...
 HS : Học bài cũ, chuẩn bị theo nội dung SGK.
C. hoạt động dạy - học.
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ.
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Hoạt động 2. Dẫn vào bài (...).
Hoạt động 3. Nội dung bài học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
- HS đọc đoạn trích GV dùng bảng phụ. 
- Chia nhóm HS thảo luận các câu hỏi trong SGK. 
- HS trình bày ý kiến của nhóm
? Đoạn trích kể về trận đánh nào? Trong trận đánh đó nhân vật Quang Trung làm gì, xuất hiện như thế nào?
? Chỉ ra những chi tiết miêu tả trong đoạn trích? Các chi tiết nhằm thể hiện những đối tượng nào?
- HS đọc phần c).
- HS nối các sự việc ấy thành một đoạn văn.
? Nếu chỉ kể lại sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung có nổi bật không? Câu chuyện có sinh động không? Vì sao?
? Nhờ những yếu tố nào mà trận đánh được tái hiện lại một cách sinh động?
? Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự?
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
Nêu yêu cầu bài tập 1.
- GV chia lớp làm 2 nhóm mỗi nhóm thảo luận làm một phần của bài tập, sau đó cử đại diện mỗi nhóm trình bày, HS và GV nhận xét bổ sung.
- Nêu yêu cầu bài tập 2 HS làm việc cá nhân - GV chọn chấm 3->5 bài viết, đọc trước lớp 2 bài.
Bài tập 3 GV hướng dẫn, HS làm ở nhà.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
 1. Ví dụ:
a. Đoạn trích kể về việc vua Quang Trung chỉ huy tướng sĩ đánh đồn Ngọc Hồi. Trong đó vua 
Quang Trung trực tiếp chỉ huy. Vua Quang Trung cưỡi voi đóc thúc trận chiến rất oai phong lẫm liệt.
b. Các chi tiết miêu tả.
+ Nhân gió Bắc quân Thanh bèn...làm hại mình
+ Quân Thanh chống không nổi...mà chết.
+ Quân Tây Sơn thừa thế... quân Thanh đại bại.
=> Nhằm làm nổi bật hình ảnh oai hùng của vua QT; sức mạnh của quân ta; sự thất bại thảm hại của quân Thanh.
c. Chỉ nêu 4 sự việc -> trận đánh Ngọc Hồi không sinh động vì đơn giản chỉ kể lại, liệt kê sự việc, kể lại cả sự việc tức là mới trả lời câu hỏi "việc gì?" chứ chưa trả lời câu hỏi "việc đó diễn ra như thế nào?"
 2. Kết luận: Ghi nhớ: GK (Tr92)
II. Luyện tập.
 Bài tập 1:
 a. Tả người.
 "Vân xem trang trọng khác vời ........
 .......................... liễu hờn kém xanh"
 b.Tả cảnh.
 "Cỏ non ............ vài bông hoa
 Tà tà ............. ghềnh bắc ngang"
=> Các yếu tố miêu tả của văn bản sinh động hấp dẫn giàu chất thơ.
 Bài tập 2:
Hoạt động 4. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối.
 - GV nhấn mạnh kiến thức cơ bản 
 - yêu cầu HS học bài làm BT 3.
 - Soạn "Mã Giám Sinh mua Kiều" 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:............................
 Tiết 32, 33 Mã Giám Sinh mua Kiều
	 (Trích: Truyện Kiều - Nguyễn Du)
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
 - Kiến thức: Thấy được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn xót xa trước thực trạng của con người bị hạ thấp, bị chà đạp; Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du: khắc hoạ tính cách qua diện mạo cử chỉ.
 - Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích nhân vật chính diện, nhân vật phản diện.
 - Thái độ: GD HS có tình cảm yêu ghét rõ ràng, lên án tố cáo các thế lực bất công trong xã hội.
B. Chuẩn bị.
 GV: Nghiên cứu tài liệu soạn bài, Truyện Kiều, bảng phụ....
 HS : Học bài cũ, soạn bài, trả lời câu hỏi Đọc-hiểu văn bản.
C. hoạt động dạy - hoc.
 Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ.
	- Đọc thuộc lòng và diễn cảm đoạn trích "Cảnh ngày xuân". Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả trong đoạn trích? 
Hoạt động2. Dẫn vào bài.
 Ngòi bút miêu tả nhân vật của nguyễn Du rất phong phú. Với mỗi kiểu nhân vật (chính diện hay phản diện) Nguyễn Du có sự thay đổi linh hoạt tài tình. Giờ trước chúng ta đã được thưởng thức nghệ thuật miêu tả cảnh tài tình của ông, hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá tiếp nét tài hoa trong ngòi bút miêu tả nhân vật của Nguyễn Du qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
Hoạt động1. Tìm hiểu chung văn bản
- GV giới thiệu vị trí đoạn trích.
- GV hướng dẫn HS đọc, đọc mẫu.
- GV gọi HS đọc, nhận xét
- GV kiểm tra một số chú thích trong SGK
? Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích?
? Bố cục chia làm mấy phần?
- Chia thành tuyến nhân vật.
Hoạt động 4. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
- HS đọc từ đầu đến "mối đã giục nàng kíp ra"
? Mã Giám Sinh đến nhà Kiều làm gì? 
? Khi mới xuất hiện Mã Giám Sinh được miêu tả qua những chi tiết hình ảnh nào?
? Phân tích những từ ngữ mà tác giả sử dụng để giới thiệu, miêu tả nguồn gốc, lai lịch, diện mạo, cách ăn nói, đi đứng, cử chỉ của Mã Giám Sinh?
? Em nhận xét gì về tư cách của của Mã Giám Sinh?
 Hết tiết 1 chuyển tiết 2
- HS đọc tiếp đến "vâng ngoài bốn trăm"
? Trước Thuý Kiều bản chất con buôn của Mã Giám Sinh được phơi bày như thế nào? Hãy tìm những từ ngữ, phân tích tác giả sử dụng để làm rõ bản chất đó?
- Trước Kiều hắn lộ rõ bản chất của một con buôn sành sỏi. Tài sắc của Kiều với hắn cũng chỉ là một món hàng không hơn không kém. Cho nên hắn "đắn đo", "cân sắc, cân tài", hắn "ép" cái này "thử" cái nọ, nhấc lên đặt xuống, xoay vần đủ cách như mua một món hàng ở chợ. Tuy vậy, hắn vẫn cố vụng về đóng kịch, thốt ra cái giọng giả nhân giả nghĩa, ngọt sớt của kẻ bịp bợm "Rằng mua ngọc đến Lam Kiều - Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường" ... Để rồi cuối cùng cái chân tướng của hắn vẫn lòi ra một cách bỉ ổi - Đối với bọn con buôn tiền nong là chuyện sinh tử nên hắn phải "cò kè" thêm hai bớt một, đến giờ lâu mới ngã giá. Hành động mặc cả của hắn quả là ti tiện bẩn thỉu trắng trợn bỉ ổi => Mã Giám Sinh hiện nguyên hình là một tên buôn thịt bán người lọc lõi, ghê tởm, đê tiện. 
? Em nhận xét gì về ngòi bút miêu tả của Ngyễn Du qua đoạn thơ này?
? Từ đó MGS bộc lộ là một kẻ như thế nào?
? Tâm trạng của Thuý Kiều khi lâm vào tình trạng này?
? Việc Kiều bán mình cứu cha là ép buộc hay tự nguyện?
? Qua đoạn trích ta thấy được tấm lòng gì của Nguyễn Du?
Hoạt động 5. Tổng kết
? Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
I. Tìm hiểu chung
 1. Vị trí đoạn trích
Từ câu 619 - 652 thuộc phần 2: Gia biến và lưu lạc.
 2. Đọc, giải thích từ khó.
3. Cấu trúc văn bản.
2 tuyến nhân vật chính:
- Chính diện: Thuý Kiều.
- Phản diện: Mã Giám Sinh
II. Tìm hiểu chi tiết
 1. Nhân vật Mã Giám Sinh
* Lễ vấn danh:
- Lời nói : cộc cằn, thô lỗ
- Dáng vẻ: coi trọng hình thức bên ngoài
- Hành vi: bất lịch sự, trơ trẽn, hỗn hào
--> Là một kẻ vô học, hợm của
* Màn mua bán:
- Vô cảm trước nỗi đau của Kiều.
- Xem Kiều như một món hàng "cò kè, thêm, bớt, ép ... thử, ..."
- NT: Bút pháp tả thực, xây dựng nhân vật phản diện (ngôn ngữ, lời nói, diện mạo, ..)
=> MGS là một tên buôn thịt bán người, xấu xa bỉ ổi nhưng hành động của y được che đậy với vẻ bề ngoài thanh lịch của một tên sinh viên đi hỏi vợ.
 2. Nhân vật Thuý Kiều
- "Nỗi mình thêm tức nỗi nhà" : Nỗi buồn chồng chất.
- "ngại ngùng, thẹn, mặt dày, ...": buồn rầu, tủi hổ,sượng sùng, ...
- "buồn như cúc, gầy như mai": đau đớn, tái tê...
--> Kiều ý thức được nhân phẩm của mình.
- Kiều chấp nhận bán mình cứu cha là tự nguyện.
=> Tấm lòng nhân đạo của nhà thơ: đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, chà đạp. Ông khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc bọn người bất nhân tàn bạo, đồng thời tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người.
III. Tổng kết
 Bằng việc sử dụng nghệ thuật ước lệ tượng trưng, so sánh, tả nhân vật phản diện với bút pháp tả thực sắc sảo đoạn trích đã xây dựng thành công nhân vật MGS là một kẻ bịp bợm, một tay lái buôn xấu xa bỉ ổi đội lốt một sinh viên thanh lịch, qua đó tác giả tỏ thái độ mỉa mai, khinh bỉ kín đáo và lên án thế lực đồng tiền trong xã hội
Hoạt động 6. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối.
 - GV khắc sâu kiến thức trong nội dung bài học hệ thống lại nghệ thuật xây dựng nhân vật qua 3 đoạn trích.
 - Yêu cầu học sinh thuộc đoạn trích.
 - Chuẩn bị bài viết số 2.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:.............................
Ngày soạn:.............................. 
 Tiết 34, 35 viết bài tập làm văn số 2 – văn tự sự.
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS:
 - Kiến thức: Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành một bìa văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
 - Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày, sử dụng từ ngữ để trau dồi vốn từ.
 - Thái độ: GD HS có ý thức nghiêm túc khi làm bài.
B. Chuẩn bị.
 GV: Ra đề, gợi ý đáp án, biểu điểm.	
 HS : Ôn lại kiến thức văn tự sự, kết hợp với miêu tả.
C. hoạt động dạy - học
Hoạt động 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Hoạt động 2. Ra đề
 HS chọn một trong hai đề bài.	
 * Đề bài 1: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
 * Đề bài 2: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với một người thân trong gia đình.
 1. Yêu cầu chung:
 Đề bài 1.
 - Nội dung: Kể về một buổi thăm trường sau 20 năm xa cách vào một ngày hè. Cần đảm bảo một số ý như sau: Cần tưởng tượng mình sau 20 năm trở về trường lý do trở về trường? Vào dịp nào? Đi với ai? Thăm trường vào thời gian nào? Gặp lại ai? Quang cảnh trường sau 20 năm có những đổi thay như thế nào? Hồi tưởng lại quang cảnh cũ. Nhớ lại cảnh ngày xưa ra sao? Gợi nhớ những kỉ niệm của tuổi học trò: hình ảnh bạn bè trong quá khứ (tâm trạng).
 - Kĩ năng: Một lá thư gửi người bạn cũ. Kể theo trình tự thời gian, lưu ý sắp xếp các sự việc sao cho phù hợp với mạch cảm xúc, chú ý yếu tố miêu tả gồm tả cảnh tả người hoạt động (tả thầy cô giáo cũ, hình ảnh bạn bè trong quá khứ), tả tâm trạng.
 Đề bài 2. 
 - Nội dung: Là một kỉ niệm sâu sắc có ý nghĩa giáo dục, có nguyên nhân diễn biến kết quả (lựa chọn kỉ niệm với ông bà hoặc cha mẹ).
 - Kĩ năng: một câu chuyện về người thân + yếu tố miêu tả. Viết theo dòng hồi tưởng, kỉ niệm được kể lại phải có trình tự có các sự việc có nhân vật (người thân, bản thân mình)...; sử dụng yếu tố miêu tả: tả cảnh tả người, tả hành động tâm trạng.
2. Biểu điểm
 - Bài viết có trọng tâm, rõ vấn đề, không lạc đề, không sai ngữ pháp, kể sự việc đầy đủ, cảm xúc dạt dào .... 9 -10 điểm
 - Bài viết có nội dung, đủ 2/3 số ý, một vài sai sót về ngữ pháp, có cảm xúc, ... 7 - 8 điểm
 - Được 1/2 số ý, có cảm xúc, có sai sót về ngữ pháp, ... 5 - 6 điểm
 - Dưới 1/2 số ý, có sai sót nhiều về lỗi ngữ pháp, .... 3- 4 điểm
 - Quá sơ sài, không rõ ràng, sai nhiều lỗi cơ bản, ..... 0 - 2 điểm
Hoạt động 3. Theo dõi làm bài.
Hoạt động 4. Thu bài, kiểm tra số lượng.
Hoạt động 5. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối
 - GV nhận xét chung về ý thức trong giờ viết bài của HS
 - GV nhắc HS về nhà soạn bài "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_ngu_van_9_tuan_7_dau_kim_tuyen_truong_thcs.doc