Kế hoạch bộ môn Ngữ văn 6 - GV: Nguyễn Văn Thân

Kế hoạch bộ môn Ngữ văn 6 - GV: Nguyễn Văn Thân

KẾ HOẠCH BỘ MÔN NGỮ VĂN 6

- GV: Nguyễn Văn Thân

- Tổ CM: XH - Trường THCS TT Ba Tơ

A/MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

I/ Vị trí, yêu cầu của bộ môn Ngữ văn:

 1/ Vị trí của môn ngữ văn trong trường THCS:

a/ Môn ngữ văn trong trường THCS là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời đây cũng là môn học thuộc nhóm công cụ trong nhà trường.

Môn ngữ văn cung cấp cho học sinh những đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của các loại đơn vị tiêu biểu của từng bộ phận cấu thành Tiếng Việt, những tri thức về ngữ cảnh, ý định, mục đích, hiệu quả giao tiếp, quy tắc chi phối việc sử dụng Tiếng Việt.

 Cung cấp cho học sinh những tri thức về các kiểu văn bản thường dùng: văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm, văn bản nghị luận, văn bản thuyết minh, văn bản hành chính công vụ và những tri thức về cách lĩnh hội, tạo lập văn bản đó.

 Cung cấp một số khái niệm và thao tác phân tích tác phẩm văn học, những tri thức về thi pháp, về lịch sử văn học Việt Nam mà trước hết là một số tác phẩm ưu tú của Việt Nam và thế giới tiêu biểu cho những thể loại quen thuộc.

 Môn ngữ van có mối quan hệ mật thiết với các môn khác trong nhà trường. Học tốt môn Ngữ văn có tác động tích cực đến kết quả học tập của các môn học khác đồng thời các môn học khác cũng góp phần giúp học tốt bộ môn ngữ văn, nhất là các môn học thuộc nhóm nghệ thuật, ngôn ngữ như Ân nhạc, Mĩ thuật và ngoại ngữ.

 b/Môn ngữ văn góp phần vào việc đào tạo con người phát triển có trình độ văn hoá, trình độ học vấn phổ thông cơ sở, có ý thức tu dưỡng đạo đức lối sống, biết yêu thương quý trọng gia đình, bè bạn, thầy cô, đồng loại và có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp, biết rèn luyện tính tự lập; có tư duy sáng tạo và năng lực cảm thụ các giá trị chân-thiện – mĩ trong nghệ thuật mà trước hết là trong văn học.

 Có năng lực thực hành và sử dụng Tiếng Việt để tư duy, giao tiếp, cống hiến tài năng, trí tuệ của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

doc 28 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bộ môn Ngữ văn 6 - GV: Nguyễn Văn Thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD-ĐT HUYỆN BA TƠ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG THCS TT BA TƠ Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
Ba Tơ, ngày tháng năm 2010
KẾ HOẠCH BỘ MÔN NGỮ VĂN 6
--*--
GV: Nguyễn Văn Thân
Tổ CM: XH - Trường THCS TT Ba Tơ
A/MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
I/ Vị trí, yêu cầu của bộ môn Ngữ văn:
 1/ Vị trí của môn ngữ văn trong trường THCS:
a/ Môn ngữ văn trong trường THCS là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời đây cũng là môn học thuộc nhóm công cụ trong nhà trường.
Môn ngữ văn cung cấp cho học sinh những đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của các loại đơn vị tiêu biểu của từng bộ phận cấu thành Tiếng Việt, những tri thức về ngữ cảnh, ý định, mục đích, hiệu quả giao tiếp, quy tắc chi phối việc sử dụng Tiếng Việt.
 Cung cấp cho học sinh những tri thức về các kiểu văn bản thường dùng: văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm, văn bản nghị luận, văn bản thuyết minh, văn bản hành chính công vụ  và những tri thức về cách lĩnh hội, tạo lập văn bản đó.
 Cung cấp một số khái niệm và thao tác phân tích tác phẩm văn học, những tri thức về thi pháp, về lịch sử văn học Việt Nam mà trước hết là một số tác phẩm ưu tú của Việt Nam và thế giới tiêu biểu cho những thể loại quen thuộc.
 Môn ngữ van có mối quan hệ mật thiết với các môn khác trong nhà trường. Học tốt môn Ngữ văn có tác động tích cực đến kết quả học tập của các môn học khác đồng thời các môn học khác cũng góp phần giúp học tốt bộ môn ngữ văn, nhất là các môn học thuộc nhóm nghệ thuật, ngôn ngữ như Ân nhạc, Mĩ thuật và ngoại ngữ.
 b/Môn ngữ văn góp phần vào việc đào tạo con người phát triển có trình độ văn hoá, trình độ học vấn phổ thông cơ sở, có ý thức tu dưỡng đạo đức lối sống, biết yêu thương quý trọng gia đình, bè bạn, thầy cô, đồng loại và có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp, biết rèn luyện tính tự lập; có tư duy sáng tạo và năng lực cảm thụ các giá trị chân-thiện – mĩ trong nghệ thuật mà trước hết là trong văn học.
 Có năng lực thực hành và sử dụng Tiếng Việt để tư duy, giao tiếp, cống hiến tài năng, trí tuệ của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 2/ Nhiệm vụ của môn Ngữ văn trong nhà trường THCS:
 a/Làm cho học sinh nắm vững đặc điểm hình thức, ngữ nghĩa của các loại đơn vị tiêu biểu của các bộ phậncấu thành Tiếng Việt như: Từ vựng, các từ loại chính, câu, đoạn văn, văn bản  nắm vững tri thức về ngữ cảnh, ý định, mục đích, hiệu quả giao tiếp, quy tắc chi phối việc sử dụng Tiếng Việt, tri thức về các kiểu văn bản thường dùng, về các khái niệm và thao tác phân tích tác phẩm văn học, về thi pháp và về lịch sử văn học
Hệ thống những kiến thức đã học theo trình tự nhất định. 
 b/Tư duy của bộ môn giúp học sinh :
 Có khả năng sáng tạo và năng lực cảm thụ các giá trị chân - thiện – mĩ trong văn học nói riêng và trong nghệ thuật nói chung.
 Có khả năng thực hành Tiếng Việt để tư duy giao tiếp.
 c/Rèn luyện giáo dục học sinh những vấn đề về tư tưởng, đạo đức lối sống , kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, sự giàu đẹp trong sáng của Tiếng Việt ...
 d/Đảm bảo yêu cầu chất lượng phổ cập và hướng phát triển bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh .
 B/ KẾ HOẠCH BỘ MÔN LỚP 6:
I/ Chương trình Ngữ văn 6:
1. Tiếng Việt:
1.1. Từ vựng:
- Từ đơn và từ phức; các loại từ phức: từ ghép và từ láy.
- Từ mượn; từ Hán Việt.
- Nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Các lỗi thường gặp về từ và cachs sửa lỗi.
1.2. Ngữ pháp:
- Danh từ, động từ, tính từ và các từ loại đi kèm (số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ).
- Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
- Các thành phần ngữ pháp của câu: phân biệt thành phần chính, thành phần phụ; chủ ngữ, vị ngữ.
- Sửa lỗi về vị ngữ và chủ ngữ.
- Câu trần thuật đơn.
- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
1.3. Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ:
Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
1.4. Hoạt động giao tiếp:
Sơ lược về giao tiếp, các nhân tố giao tiếp.
2. Tập làm văn:
2.1. Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản
- Khái quát về văn bản: khái niệm văn bản.
- Mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản.
2.2. Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt:
- Tự sự:
+ Đặc điểm của văn bản tự sự; chủ đề, bố cục, sự việc, nhân vật, ngôi kể trong văn tự sự; cách tạo lập bài văn kể chuyện đời thường và kể chuyện tưởng tượng.
+ Thực hành nói: tóm tắt một truyện cổ dân gian; kể lại một truyện cổ dân gian, một câu chuyện có thật được nghe hoặc chứng kiến.
+ Thực hành viết: viết tóm tắt văn bản tự sự; viết đoạn văn tự sự theo chủ đề cho trước; viết bài văn kể lại một truyện dân gian đã học; kể chuyện có thật, kể chuyện sáng tạo.
- Miêu tả:
+ Đặc điểm của văn bản miêu tả; quan sát, so sánh, nhận xét, tưởng tượng trong văn miêu tả; phương pháp làm văn tả cảnh (tĩnh và động), tả người (chân dung và sinh hoạt).
+ Thực hành nói: luyện tập các kĩ năng quan sát, nhận xét, tưởng tượng, so sánh; trình bày miệng một bài văn tả người, tả cảnh trước tập thể.
+ Thực hành viết: viết đoạn văn miêu tả theo chủ đề cho trước; viết bài văn tả cảnh, tả người.
- Hành chính – công vụ:
Đặc điểm, cách thức tạo lập đơn thông dụng; viết các loại đơn thông dụng.
2.3. Hoạt động ngữ văn:
Tập làm thơ bốn chữ, năm chữ.
3. Văn học:
3.1. Văn bản:
- Văn bản văn học:
+ Truyện dân gian Việt Nam và nước ngoài:
Truyền thuyết: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Thánh Gióng.
Đọc thêm: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng bánh giầy; Sự tích Hồ Gươm.
Truyện cổ tích: Thạch Sanh; Cây bút thần; Em bé thông minh.
Đọc thêm: Ông lão đánh cá và con cá vàng.
Ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng.
Đọc thêm: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Truyện cười: Treo biển.
Đọc thêm: Lợn cưới, áo mới.
+ Truyện trung đại Việt Nam và nước ngoài: Mẹ hiền dạy con; Thầy thuốc giỏi nhất cốt ở tấm lòng.
Đọc thêm: Con hổ có nghĩa.
+ Truyện hiện đại Việt Nam và nước ngoài: Dế Mèn phiêu lưu kí ( trích đoạn Bài học đường đời đầu tiên) – tô Hoài; Đất rừng phương Nam (trích đoạn Sông nước Cà Mau) – Đoàn Giỏi; Quê nội (trích đoạn Vượt thác) – Võ Quảng; Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh; Buổi học cuối cùng – A.Đô-đê.
+ Kí hiện đại Việt Nam và nước ngoài: Cô Tô - Nguyễn Tuân; Cây tre – Thép Mới; Lao xao – Duy Khán.
Đọc thêm: Lòng yêu nước – I.Ê-ren-bua.
+ Thơ hiện đại Việt Nam: Lượm - Tố Hữu; Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ.
Đọc thêm: Mưa - Trần Đăng Khoa.
- Văn bản nhật dụng:
Một số văn bản về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích văn hoá, môi trường.
3.2. Lí luận văn học (không có bài học riêng)
- Sơ lược về văn bản và văn bản văn học.
- Sơ lược về một số thể loại truyện dân gian, truyện trung đại, truyện và kí hiện đại.
- Khái niệm ngôi kể, cốt truyện, chi, nhân vật.
II/ Khái quát chuẩn kiến thức Ngữ văn 6:
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
1.TIẾNG VIỆT
1.1.Từ vựng
-Cấu tạo từ
-Hiểu vai trò của tiếng trong cấu tạo từ.
-Hiểu thế nào là từ đơn, từ phức
Nhận biết các từ đơn, từ phức; các loại từ phức:từ ghép, từ láy trong văn bản
-Các lớp từ
-Hiểu thế nào là từ mượn.
-Biết cách sử dụng từ mượn trong nói và viết.
Nhận biết các từ mượn trong văn bản.
-Hiểu thế nào là từ Hán Việt.
-Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ Hán Việt thông dụng
-Nhận biết từ Hán Việt thông dụng trong văn bản.
-Biết nghĩa 50 yếu tố Hán Việt thông dụng xuất hiện nhiều trong các văn bản học ở lớp 6.
- Nghĩa của từ
- Hiểu thế nào là nghĩa của từ.
- Biết tìm hiểu nghĩa của từ trong văn bản và giải thích nghĩa của từ.
- Biết dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết và sửa các lỗi dùng từ.
- Nhận biết cáh giải thích nghĩa của các từ trong phần chú thích của sách giáo khoa.
- Biết giải thích nghĩa của các từ thông dụng bằng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa và cách trình bày khái niệm (miêu tả sự vật, hiện tượng) mà từ biểu thị.
- Hiểu thế nào là hiện tượng nhiều nghĩa, nghĩa gốc và chuyển trong từ nhiều nghĩa.
- Biết đặt câu với nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.
Nhận biết và sử dụng được từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.
1.2. Ngữ pháp
- Từ loại
- Hiểu thế nào là danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ.
- Biết sử dụng các từ loại đúng nghĩa và đúng ngữ pháp trong nói và viết.
- Nhớ đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của các từ loại.
- Nhận biết các từ loại trong văn bản.
- Hiêủ thế nào là là tiểu loại danh từ (danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật, danh từ chung và danh từ riêng), tiểu loại động từ (động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái), tiểu loại tính từ (tính từ chỉ đặc điểm tưông đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối).
- Nhớ đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của các tiểu loại.
- Nhận biết các tiểu loại danh từ, động từ, tính từ trong văn bản.
- Nhớ quy tắc và biết viết hoa các danh từ riêng.
-Cụm từ
-Hiểu thế nào là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
-Biết cách sử dụng các cụm từ trong nói và viết.
-Nắm được cấu tạo và chức năng ngữ pháp của cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
-Nhận biết cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong văn bản.
-Câu
-Hiểu thế nào là thành phần chính và thành phần phụ của câu.
-Hiểu thế nào là chủ ngữ và vị ngữ.
-Biết cách chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
-Phân biệt được thành phần chính và thành thành phần phụ của câu.
-Nhận biết chủ ngữ và vị ngữ trong câu đơn.
-Hiểu như thế nào là câu trần thuật đơn.
-Biết các kiểu câu trần thuật đơn thường gặp.
-Biết cách sử dụng câu trần thuật đơn trong nói và viết, đặc biệt là trong viết văn tự sự và miêu tả.
-Nhớ đặc điểm ngữ pháp và chức năng của câu trần thuật đơn.
-Nhận biết câu trần thuật đơn trong văn bản.
-Xác định được chức năng của một số kiểu câu trần thuật đơn thường gặp trong các truyện dân gian.
-Dấu câu
-Hiểu công dụng của một số dấu câu:dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
-Biết cách sử dụng dấu câu trong viết văn tự sự và miêu tả.
-Biết các lỗi thường gặp và cách chữa các lỗi về dấu câu.
-Giải thích được cách sử dụng dấu câu trong văn bản.
1.3.Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ
-Hiểu thế nào là so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
-Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ trong văn bản.
-Biết cách sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ trong nói và viết.
1.4.Hoạt động 
giao tiếp
-Hiểu thế nào là hoạt động giao tiếp.
-Nhận biết và hiểu vai trò của các nhân tố chi phối một cuộc giao tiếp.
-Biết vận dụng những kiến thức trên vào thực tiễn giao tiếp của bản thân.
Biết vai trò của nhân vật giao tiếp, đối tượng giao tiếp, phương tiện giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp trong hoạt động giao tiếp.
2.TẬP LÀM VĂN
2.1.Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản.
-Khái quát về văn bản.
Hiểu thế nào là văn bản
Trình bày được định nghĩa về văn bản: nhận biết văn bản nói và văn bản viết.
-Kiểu văn b ... o;
16/Luyện nói kể chuyện;
17/Luyện tập kể chuyện tưởng tượng;
18/Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng;
19/Con hổ có nghĩa;
20/Mẹ hiền dạy con;
21/Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng;
22/Bài học đường đời đầu tiên;
23/Bức trang của em gái tôi;
24/Nhân hóa;
25/Ẩn dụ;
26/Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử;
27/Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi;
28/Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
VI/ Lập kế hoạch bộ môn:
Cả năm :140 tiết
Học kì I: 19 tuần
72 tiết
Học kì II: 18 tuần
68 tiết
HỌC KÌ I
Tuần
Tiết thứ
Tên bài học
Dự kiến bổ sung, sáng tạo
Đồ dùng học tập, tư liệu TK
Ghi chú
1
1
Con Rồng cháu Tiên;
- Liên hệ bài hát, giải thích từ “đồng bào”.
-Tranh
2
Hướng dẫn đọc thêm: Bánh chưng bánh giầy;
- Sự sáng suốt trong việc truyền ngôi,
-Tranh
3
Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt;
- Sơ đồ cấu tạo từ
- Bảng phụ
4
Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.
- TLTK
2
5
Thánh Gióng;
- Tranh
6
Từ mượn;
- Từ điển Hán Việt
7,8
Tìm hiểu chung về văn tự sự.
- Khái quát chương trình
3
9
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh;
- Chuyện: Bão lũ Sông Trà
- Tranh
10
Nghĩa của từ;
- Bảng phụ
- Từ điển TVTD
11,12
Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
- Bảng phụ
4
13
Hướng dẫn đọc thêm: Sự tích Hồ Gươm;
- Tranh
14
Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự;
-TLTK
15,16
Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
- Phân biệt với các dạng đề khác
-TLTK
5
17,18
Viết bài Tập làm văn số 1;
19
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ;
- Mở rộng trong thơ, văn
-TLTK
20
Lời văn, đoạn văn tự sự.
-TLTK
6
21,22
Thạch Sanh;
-GD tình bạn
- Tranh
- Hệ thống các tuyến nhân vật
23
Chữa lỗi dùng từ;
- Sưu tầm một số lỗi HS thường mắc phải.
24
Trả bài Tập làm văn số 1.
- Tư liệu bài KT của HS.
7
25,26
Em bé thông minh;
- Liên hệ một số câu chuyện cùng đề tài.
- Khai thác tranh sách giáo khoa.
27
Chữa lỗi dùng từ (tiếp);
- Bảng phụ
28
Kiểm tra văn
-TLTK
8
29
Luyện nói kể chuyện;
-HS chuẩn bị kĩ nội dung.
30,31
Cây bút thần;
- Tranh
32
Danh từ.
- Sửa các lỗi cụ thể HS thường mắc phải về danh từ.
9
33,34
Ngôi kể và lờI kể trong văn tự sự;
- Đoạn văn kể ngược kể xuôi
35
Hướng dẫn đọc thêm: Ông lão đánh cá và con cá vàng;
-Tác giả Pukin
-Tranh
36
Thứ tự kể trong văn tự sự.
- Liên hệ sửa lỗi
10
37,38
Viết bài Tập làm văn số 2;
-TLTK
39
Ếch ngồi đáy giếng;
- Thành ngữ
-TLTK
40
Thầy bói xem voi.
- Liên hệ bài ca dao cùng đề tài
11
41
Danh từ (tiếp);
-Bảng phụ
42
Trả bài kiểm tra Văn;
- Tư liệu bài Kt của HS
43
Luyện nói kể chuyện;
-HS chuẩn bị kĩ nội dung luyện nói.
44
Cụm danh từ
Bảng phụ
12
45
Hướng dẫn đọc thêm: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng;
-TLTK
46
Kiểm tra Tiếng Việt;
-TLTK
47
Trả bài Tập làm văn số 2;
-Tư liệu bài làm của HS
48
Luyện tập xây dựng bài tự sự- Kể chuyện đời thường.
-TLTK
13
49,50
Viết bài Tập làm văn số 3;
-TLTK
51
Treo biển - Hướng dẫn đọc thêm: Lợn cưới, áo mới;
-TLTK
52
Số từ và lượng từ.
-Bảng phụ 
14
53
Kể chuyện tưởng tượng;
-TLTK
54,55
Ôn tập truyện dân gian;
- Bảng hệ thống
56
Trả bài kiểm tra Tiếng Việt.
- Tư liệu bài làm của HS
15
57
Chỉ từ;
- Bảng phụ
58
Luyện tập kể chuyện tưởng tượng;
-TLTK
59
Hướng dẫn đọc thêm: Con hổ có nghĩa;
- Câu chuyện cùng đề tài
60
Động từ.
- Bảng phụ
16
61
Cụm động từ;
- Bảng phụ
62
Mẹ hiền dạy con;
- Khổng Tử
63
Tính từ và cụm tính từ.
-TLTK
17
64
Trả bài Tập làm văn số 3;
- Tư liệu bài làm của HS
65
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng;
- Mẫu chuyện về Tuệ Tĩnh
66
Ôn tập Tiếng Việt.
- Bảng hệ thống
18
67,68
Kiểm tra học kì I;
69
Hoạt động Ngữ văn: Thi kể chuyện.
-TLTK
19
70,71
Chương trình Ngữ văn địa phương;
-TLTK
72
Trả bài kiểm tra học kì I.
- Tư liệu bài KT của HS
HỌC KÌ II
20
73
Bài học đường đời đầu tiên;
- Đồng thoại
-TLTK
74
Phó từ;
-Bảng phụ
75
Tìm hiểu chung về văn miêu tả.
- So sánh với văn tự sự
21
76,77
Sông nước Cà Mau;
- Tích hợp GDMT
- TLTK
78
So sánh;
- Bảng phụ
79
Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
-TLTK
22
81,82
Bức tranh của em gái tôi;
-TLTK
83,84
Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
-TLTK
23
85
Vượt thác;
-Miêu tả nhân vật
-TLTK
86
So sánh (tiếp);
-TLTK
- Bảng phụ
87
Chương trình địa phương Tiếng Việt;
-TLTK
88
Phương pháp tả cảnh; Viết bài Tập làm văn tả cảnh (làm ở nhà).
-TLTK
24
89,90
Buổi học cuối cùng;
- Bối cảnh lịch sử.
-TLTK
91
Nhân hoá;
-TLTK
- Bảng phụ
92
Phương pháp tả người.
-TLTK
25
93,94
Đêm nay Bác không ngủ;
- Sơ lược về BH
-TLTK
95
Ẩn dụ;
-TLTK
- Bảng phụ
96
Luyện nói về văn miêu tả.
-TLTK
26
97
Kiểm tra văn;
-TLTK
98
Trả bài Tập làm văn tả cảnh viết ở nhà;
- Tư liệu bài làm của HS
99
Lượm;
-Tố Hữu
- Kim Đồng
-TLTK
100
Hướng dẫn đọc thêm: Mưa.
- Góc sân và khoảng trời
-TLTK
27
101
Hoán dụ;
-TLTK
- Bảng phụ
102
Tập làm thơ bốn chữ;
-TLTK
103,104
Cô Tô.
- Tích hợp GDMT
-TLTK
28
105,106
Viết bài Tập làm văn tả người;
-TLTK
107
Các thành phần chính của câu;
-TLTK
- Bảng phụ
108
Thi làm thơ 5 chữ.
-TLTK
29
109
Cây tre Việt Nam;
- Viếng lăng Bác-VP
-TLTK
110
Câu trần thuật đơn;
-TLTK
- Bảng phụ
111
Hướng dẫn đọc thêm: Lòng yêu nước;
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
-TLTK
112
Câu trần thuật đơn có từ là.
-TLTK
- Bảng phụ
30
113,114
Lao xao;
- Tích hợp GDMT
-TLTK
115
Kiểm tra Tiếng Việt;
-TLTK
116
Trả bài kiểm tra Văn, bài Tập làm văn tả người.
- Tư liệu bài làm của HS
31
117
Ôn tập truyện và kí;
- Bảng hệ thống
118
Câu trần thuật đơn không có từ là;
-TLTK
- Bảng phụ
119
Ôn tập văn miêu tả;
- Bảng hệ thống
120
Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.
-TLTK
32
121,122
Viết bài Tập làm văn miêu tả sáng tạo;
-TLTK
123
Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử;
-TLTK
124
Viết đơn.
-TLTK
- Mẫu đơn
33
125,126
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ;
- Tích hợp GDMT
-TLTK
127
Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ (tiếp);
-TLTK
128
Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi.
34
129
Động Phong Nha;
- Tích hợp GDMT
-TLTK
130
Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than);
-Bảng hệ thống
131
Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy);
-Bảng hệ thống
132
Trả bài Tập làm văn miêu tả sáng tạo, trả bài kiểm tra Tiếng Việt.
- Tư liệu bài làm của HS
35
133,134
Tổng kết phần Văn và Tập làm văn;
135
Tổng kết phần Tiếng Việt;
-Bảng hệ thống
136
Ôn tập tổng hợp.
-Bảng hệ thống
36
137,138
Kiểm tra học kì II;
139,140
Chương trình Ngữ văn địa phương.
- Tích hợp GDMT
37
C/ BIỆN PHÁP DẠY VÀ HỌC:
I/ Đặc điểm tình hình chung của trường:
 1/ Thuận lợi: 
 - Đội ngũ GV đầy đủ, đều đã được đào tạo chuẩn và vượt chuẩn.
 -Trường nằm ở trung tâm huyện, có đầy đủ phòng học, chỗ ngồi cho học sinh .
 - Học sinh được cấp phát vở & mượn sách giáo khoa 1 bộ sgk để học (đối với HS dân tộc).
 2/ Khó khăn :
 - Trang thiết bị của nhà trường còn thiếu thốn: thiết bị dạy học của môn Ngữ văn còn rất hạn chế..
 - Địa bàn dân cư của 2 xã, thị trấn rộng, nhiều học sinh phải đi học xa đường đi qua sông suối nhiều song không có điều kiện ở bán trú nên gặp nhiều khó khăn trong học tập.
II/ Đặc điểm học sinh:
 1/ Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền và nhân dân địa phương.
 - Được nhà trường và các giáo viên tận tình quan tâm, giúp đỡ; được cấp phát vở & mượn sách giáo khoa, sách tham khảo miễn phí.
 2/ Khó khăn:
	- Học sinh lớp 6, mới vào trường THCS, bước đầu có những khó khăn trong việc học tập, thói quen tự ghi nội dung bài học chưa có, ghi chép bài còn chậm.
 - Tình hình kinh tế gia đình và địa phương còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc học tập & rèn luyện của học sinh.
 - Nhiều học sinh ở xa trường đi học khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ.
 - Một số học sinh là người dân tộc H’re ngôn ngữ phổ thông hạn chế ð gây khó khăn trong việc giao tiếp lĩnh hội kiến thức.
 - Nhiều học sinh chưa ý thức được vai trò, ý nghĩa của việc học.
II/ Biện pháp:
 1/ Đối với học sinh:
 * Biện pháp chung:
 - Mỗi học sinh phải ý thức được việc học, tự cố gắng vươn lên, không ỷ lại, đồng thời là một tuyên truyền viên luôn động viên, tuyên truyền việc học tập cho bạn bè.
- Phải có đầy đủ sách, vở, dụng cụ học tập theo yêu cầu của bộ môn.
- Phải đi học đầy đủ, không được cúp cua bỏ giờ.
- Có kế hoạch học tập ở nhà một cách cụ thể, rõ ràng.
- Luôn luôn tự học bài, làm bài ở nhà và thực hiện tốt các yêu cầu và nhiệm vụ của thầy, cô giáo phân công giao cho.
- Tham gia tích cực vào việc học tổ, học nhóm
- Những em học sinh khá, giỏi kèm cặp và giúp đỡ những em trung bình, yếu, kém.
 * Cụ thể:
 a/ Đối với học sinh yếu kém:
- Giáo viên quan tâm giúp đỡ các em nhiều hơn, tăng cường kiểm tra sắp xếp chỗ ngồi trong lớp cho thích hợp, động viên nhắc nhở các em học tập.
- Thành lập tổ nhóm học tập tạo điều kiện để các em khá giỏi giúp đỡ các em yếu kém.
 b/ Đối với học sinh trung bình:
- Giáo viên quan tâm giúp đỡ nêu gương các em học sinh khá giỏi, tăng cương đôn đốc tổ nhóm kiểm tra bài tập.
c/ Đối với học sinh khá giỏi:
- Phân công các này giúp đỡ các em trung bình, yếu, kém.
- Cần phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, cung cấp thêm kiến thức nâng cao cho các em.
- Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao cho các em.
2/ Đối với giáo viên
- Luôn có tinh thần cao trong công tác, tâm huyết với nghề, thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Soạn giảng đầy đủ theo đúng PPCT. Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng thường xuyên theo chuyên ngành cũng như các lớp bồi dưỡng về phương pháp dạy học
- Thường xuyên kiểm tra việc học tập của học sinh như: kiểm tra việc ghi chép bài, làm bài tập ở nhà, kiểm tra miệng
- Có hình thức biểu dương kịp thơì những học sinh tích cực trong học tập, động viên khuyến khích những học sinh yếu kém.
- Thường xuyên tham mưu với BGH trường, chính quyền địa phương và đặc biệt là tìm hiểu tình hình cụ thể của học sinh từ đó phối hợp với phụ huynh học sinh và các lực lượng giáo dục khác để tạo điều kiện tốt nhất để học sinh có điều kiện, ý thức học tập.
- Thường xuyên tổ chức cho các em học tổ, học nhóm để các em có điều kiện trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau.
- Luôn bám sát kế hoạch bộ môn đã đề ra đồng thời cụ thể hoá để phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng lớp.
- Thường xuyên kiểm tra vở của HS. Trong giờ dạy quán xuyến cả lớp, chú ý đến học sinh cá biệt.
 * Chỉ tiêu phấn đấu cuối năm:
 - Giỏi: 8% - Khá: 40% - Trung bình: 42% - Yếu, Kém: không quá 10%.
* Bảng theo dõi kết quả học tập của học sinh: * Phần bổ sung kế hoạch:
Khảo sát chất lượng đầu năm
LỚP
6A
6B
 TS
XL
SL
TL
SL
TL
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Kém
Học kỳ I
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Kém
 Cả năm
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Kém
 D/ Rút kinh nghiệm chung:
	 Duyệt của chuyên môn trường Duyệt của tổ chuyên môn GVBM 
 Nguyễn Văn Thân

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bo_mon_ngu_van_6_gv_nguyen_van_than.doc