Kế hoạch bộ môn Ngữ văn 7 - GV: Nguyễn Văn Thân

Kế hoạch bộ môn Ngữ văn 7 - GV: Nguyễn Văn Thân

KẾ HOẠCH BỘ MÔN NGỮ VĂN 7

- GV: Nguyeãn Vaên Thaân

- Tổ CM: THXH - Trường THCS TT Ba Tơ

A/MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

I/ Vị trí, yêu cầu của bộ môn Ngữ văn:

 1/ Vị trí của môn ngữ văn trong trường THCS:

a/ Môn ngữ văn trong trường THCS là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời đây cũng là môn học thuộc nhóm công cụ trong nhà trường.

 Môn ngữ văn cung cấp cho học sinh những đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của các loại đơn vị tiêu biểu của từng bộ phận cấu thành Tiếng Việt, những tri thức về ngữ cảnh, ý định, mục đích, hiệu quả giao tiếp, quy tắc chi phối việc sử dụng Tiếng Việt.

 Cung cấp cho học sinh những tri thức về các kiểu văn bản thường dùng: văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm, văn bản nghị luận, văn bản thuyết minh, văn bản hành chính công vụ và những tri thức về cách lĩnh hội, tạo lập văn bản đó.

 Cung cấp một số khái niệm và thao tác phân tích tác phẩm văn học, những tri thức về thi pháp, về lịch sử văn học Việt Nam mà trước hết là một số tác phẩm ưu tú của Việt Nam và thế giới tiêu biểu cho những thể loại quen thuộc.

 Môn ngữ van có mối quan hệ mật thiết với các môn khác trong nhà trường. Học tốt môn Ngữ văn có tác động tích cực đến kết quả học tập của các môn học khác đồng thời các môn học khác cũng góp phần giúp học tốt bộ môn ngữ văn, nhất là các môn học thuộc nhóm nghệ thuật, ngôn ngữ như Ân nhạc, Mĩ thuật và ngoại ngữ.

 b/Môn ngữ văn góp phần vào việc đào tạo con người phát triển có trình độ văn hoá, trình độ học vấn phổ thông cơ sở, có ý thức tu dưỡng đạo đức lối sống, biết yêu thương quý trọng gia đình, bè bạn, thầy cô, đồng loại và có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp, biết rèn luyện tính tự lập; có tư duy sáng tạo và năng lực cảm thụ các giá trị chân-thiện – mĩ trong nghệ thuật mà trước hết là trong văn học.

 Có năng lực thực hành và sử dụng Tiếng Việt để tư duy, giao tiếp, cống hiến tài năng, trí tuệ của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

doc 27 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bộ môn Ngữ văn 7 - GV: Nguyễn Văn Thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD-ĐT HUYỆN BA TƠ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG THCS TT BA TƠ Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
Ba Tơ, ngày tháng 9 năm 2009
KẾ HOẠCH BỘ MÔN NGỮ VĂN 7
GV: Nguyeãn Vaên Thaân
Tổ CM: THXH - Trường THCS TT Ba Tơ
A/MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
I/ Vị trí, yêu cầu của bộ môn Ngữ văn:
 1/ Vị trí của môn ngữ văn trong trường THCS:
a/ Môn ngữ văn trong trường THCS là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời đây cũng là môn học thuộc nhóm công cụ trong nhà trường.
 Môn ngữ văn cung cấp cho học sinh những đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của các loại đơn vị tiêu biểu của từng bộ phận cấu thành Tiếng Việt, những tri thức về ngữ cảnh, ý định, mục đích, hiệu quả giao tiếp, quy tắc chi phối việc sử dụng Tiếng Việt.
 Cung cấp cho học sinh những tri thức về các kiểu văn bản thường dùng: văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm, văn bản nghị luận, văn bản thuyết minh, văn bản hành chính công vụ  và những tri thức về cách lĩnh hội, tạo lập văn bản đó.
 Cung cấp một số khái niệm và thao tác phân tích tác phẩm văn học, những tri thức về thi pháp, về lịch sử văn học Việt Nam mà trước hết là một số tác phẩm ưu tú của Việt Nam và thế giới tiêu biểu cho những thể loại quen thuộc.
 Môn ngữ van có mối quan hệ mật thiết với các môn khác trong nhà trường. Học tốt môn Ngữ văn có tác động tích cực đến kết quả học tập của các môn học khác đồng thời các môn học khác cũng góp phần giúp học tốt bộ môn ngữ văn, nhất là các môn học thuộc nhóm nghệ thuật, ngôn ngữ như Ân nhạc, Mĩ thuật và ngoại ngữ.
 b/Môn ngữ văn góp phần vào việc đào tạo con người phát triển có trình độ văn hoá, trình độ học vấn phổ thông cơ sở, có ý thức tu dưỡng đạo đức lối sống, biết yêu thương quý trọng gia đình, bè bạn, thầy cô, đồng loại và có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp, biết rèn luyện tính tự lập; có tư duy sáng tạo và năng lực cảm thụ các giá trị chân-thiện – mĩ trong nghệ thuật mà trước hết là trong văn học.
 Có năng lực thực hành và sử dụng Tiếng Việt để tư duy, giao tiếp, cống hiến tài năng, trí tuệ của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2/ Nhiệm vụ của môn Ngữ văn trong nhà trường THCS:
 a/Làm cho học sinh nắm vững đặc điểm hình thức, ngữ nghĩa của các loại đơn vị tiêu biểu của các bộ phậncấu thành Tiếng Việt như: Từ vựng, các từ loại chính, câu, đoạn văn, văn bản  nắm vững tri thức về ngữ cảnh, ý định, mục đích, hiệu quả giao tiếp, quy tắc chi phối việc sử dụng Tiếng Việt, tri thức về các kiểu văn bản thường dùng, về các khái niệm và thao tác phân tích tác phẩm văn học, về thi pháp và về lịch sử văn học
Hệ thống những kiến thức đã học theo trình tự nhất định. 
 b/Tư duy của bộ môn giúp học sinh :
 Có khả năng sáng tạo và năng lực cảm thụ các giá trị chân - thiện – mĩ trong văn học nói riêng và trong nghệ thuật nói chung.
 Có khả năng thực hành Tiếng Việt để tư duy giao tiếp.
 c/Rèn luyện giáo dục học sinh những vấn đề về tư tưởng, đạo đức lối sống , kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, sự giàu đẹp trong sáng của Tiếng Việt ...
 d/Đảm bảo yêu cầu chất lượng phổ cập và hướng phát triển bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh .
B/ KẾ HOẠCH BỘ MÔN LỚP 7:
I/ Vị trí, yêu cầu của môn ngữ văn lớp 7:
 1/ Vị trí của môn ngữ văn 7 trong trường THCS:
 a/Môn ngữ văn lớp 7 được bố trí là cuối vòng 1 của bậc học THCS ( theo cấu trúc hai vòng tròn đồng tâm) nên có một vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của bậc học cũng như mục tiêu của bộ môn. Nó tiêp nối và phát triển các kiến thức được học trong lớp 6 và là nhịp cầu kiến thức để học sinh học tiếp sang vòng 2 (lớp 8, 9): giúp học sinh cảm thụ các gioá trị chân chính trong nghệ thuật mà trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp.
 Ngữ văn 7 tổng hợp kiến thức ở cả 3 phân môn Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn giúp học sinh có năng lực cảm thụ, ứng dụng thực hành  làm nền tảng để học, lĩnh hội tốt các kiến thức được học ở trường THCS.
 b/Chương trình ngữ văn 7 gồm các nội dung sau:
 Chương trình Ngữ văn 7 chủ yếu lấy hai kiểu văn bản biểu cảm và nghị luận làm trục chính. Cũng như nội dung chương trình ngữ văn 6, chương trình ngữ văn 7 cũng thể hiện mỗi đơn vị bài học đều gồm cả 3 phân môn: Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn được viết chung phần kết quả cần đạt, có sự liên kết chặt chẽ giữa ba phân môn khi xây dựng nội dung kiến thức. Nội dung Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn đều khai thác chung từ một văn bản dành cho bài học.
 Chương trình ngữ văn 7 bao gồm 34 bài học, trong đó gồm cả thời lượng cho các bài kiểm tra, ôn tập.
 - Về phần văn: học sinh được tiếp xúc lĩnh hội nhiều tác phẩm văn thơ trữ tình, trong đó có không ít tác phẩm viết bằng chữ Hán thời trung đại và một số văn bản nghị luận. Sự bố trí phù hợp giữa thể loại văn học và kiểu văn bản như trên tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và thực hành hai phân môn Tiếng việt và Tập làm văn.
 - Về phần Tiếng Việt: học sinh được học một số kiến thức và rèn luyện những kỹ năng về cấu tạo từ: từ ghép, từ láy; về từ vựng : từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ; về từ loại: đại từ, quan hệ từ; về cú pháp: trạng ngữ, rút gọn câu, câu bị động; về các biện pháp tu từ: điệp ngữ, chơi chữ; và về chuẩn mực sử dụng từ. Để học tốt về phần Tiếng việt học sinh can thường xuyên liên hệ với những kiến thức về Tiếng Việt đã được họ ở bậc Tiểu học, đặc biệt cần chú ý những kiến thức về Tiếng Việt vào việc đọc hiểu các tác phẩm văn học viết và các bài làm tập làm văn. 
 Ngoài ra ở phần Tiếng Việt học sinh sẽ được cung cấp 50 yếu tố Hán Việt trong đó có một số yếu tố vốn là từ Há được dùng trong nguyên văn các văn bản chữ Hán ở những tác phẩm được học
 - Về phần Tập làm Văn: học sinh được làm quen , học tập và luyện tập thực hành hai kiểu văn bản biểu cảm và nghị luận 
2/ Yêu cầu của bộ môn ngữ văn:
 a/ Học xong chương trình ngữ văn 7 học sinh phải đạt được các yêu cầu sau:
Nắm vững được các kiến thức trong chương trình học ( như đã nêu ở trên).
- Có khả năng thực hành vận dụng các kiến thức được học vào thực tế giao tiếp. Có khả năng cảm nhận và vận dụng một cách sáng tạo các kiến thức đã học .
 b/ Cụ thể:
 * Với phần văn: Học sinh phải nắm nắm được những kiến thức của tất cả các văn bản đã học trong chương trình ngữ văn 7 về hình thức thể loại, nghệ thuật, phương thức biểu đạt, đặc điểm của từng thể loại và ý nghĩa rút ra trong từng văn bản; về tác giả, hoàn cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
 Học sinh có khả năng cảm thụ, tiếp nhận những văn bản có cùng thể loại hay giai đoạn, tác giả, tích hợp trực tiếp với phần văn đã học ở lớp 6 và phần tập làm văn đã họcở cả lớp 6&7. Liên hệ để cảm thụ những tác phẩm tương đồng của các nước khác trên thế giới ( nhất là các văn bản VHDG). Có thái độ đúng, tích cực tương ứng với ý nghĩa, nội dung giáo dục trong từng bài học.
 *Với phần Tiếng Việt: 
 Học sinh nắm vững được những kiến thức về cấu tạo từ: từ ghép, từ láy; về từ vựng : từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ; về từ loại: đại từ, quan hệ từ; về cú pháp: trạng ngữ, rút gọn câu, câu bị động; về các biện pháp tu từ: điệp ngữ, chơi chữ; và về chuẩn mực sử dụng từ. Đông thời các em có khả năng vận dụng những kiến thức trên vào thực tế giao tiếp trong cuộc sống và vận dụng sáng tạo trong việc tạo lập các văn bản của chính mình.
* Với phần Tập làm văn:
 Học sinh nắm vững các kiến thứcvề các kiểu bài văn được học: Có khả năng tạo lập các kiểu loại bài văn trên trong mọi tình huống và có thể vận dụng nhuần nhuyễn, đạt hiệu quả cao trong thực tế giao tiếp .
II/ Chuẩn kiến thức Ngữ văn 7:
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
+ Nghị luận dân gian Việt Nam
 (Tục ngữ)
- Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số câu tục ngữ Việt Nam: dạng nghị luận ngắn gọn, khúc chiết, đúc kết những bài học kinh nghiệm về tự nhiên, xã hội, con người, nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ, nghệ thuật đối, hiệp vần.
- Bước đầu nhận biết được sự khác biệt giữa tục ngữ và thành ngữ.
- Nhớ những câu tục ngữ được học.
- Kết hợp với chương trình địa phương: học một số câu tục ngữ ở địa phương.
+ Nghị luận hiện đại Việt Nam
Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, cách bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ thuyết phục, giàu cảm xúc, ý nghĩa thực tiễn và giá trị nội dung của một số tác phẩm hoặc đoạn trích nghị luận hiện đại Việt Nam bàn về những vấn đề xã hội (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ chí Minh; Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn đồng) hoặc văn học (Sự giàu đẹp của Tiếng Việt - Đặng Thai Mai; Ý nghĩa văn chương – Hoàn Thanh).
Nhớ được những câu nghị luận hay và các luận điểm chính trong văn bản.
- Văn bản nhật dụng
- Hiểu những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm đối với trẻ em, phụ nữ, hạnh phúc gia đình, tương lai nhân loại và những đặ sắc về nghệ thuật của một số văn bản nhật dụng đề cập đến các vấn đề văn hoá, giáo dục, quyền trẻ em, gia đình và xã hội.
- Xác định được ý thức trách nhiệm của các nhân với gia đình, xã hội.
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
3.2. Lí luận văn học
- Biết một số khái niệm văn học dùng trong phân tích, tiếp nhận văn học: hình ảnh, nhịp điệu, tiết tấu,. trong thơ.
- Biết một vài đặc điểm cơ bản của một số thể loại thơ ngũ ngôn, thơ thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú), thơ lục bát, song thất lục bát.
III/Một số địa chỉ tích hợp GD môi trường trong chương trình Ngữ văn 7:
TT
Tên bài
Văn
TV
TLV
Mức độ
TẬP MỘT
1
Cuộc chia tay của những con gúp bê.
X
Liên hệ. Môi trường gia đình và sự ảnh hưởng đến trẻ em.
2
Ca dao, dân ca
X
Liên hệ. Cho các em sưu tầm ca dao về môi trường.
3
Từ Hán Việt
X
Liên hệ. Tìm các từ Hán Việt liên quan đến môi trường.
4
Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca – trích)
X
Liên hệ. Môi trường trong lành của Côn Sơn.
5
Qua Đèo Ngang
X
Liên hệ môi trường hoang sơ của Đèo Ngang.
6
Làm thơ lục bát
X
Liên hệ. Khuyến khích làm thơ về đề tài môi trường
TẬP HAI
7
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
X
Liên hệ. Học sinh sưu tầm tục ngữ liên quan đến môi trường
8
Chwơng trình địa phương ( Phần Văn và Tập làm văn)
X
Liên hệ. Học sinh sưu tầm các câu ca liên quan đến môi trường
9
Viết bài Tập làm văn số 5 – Văn lập luận chứng minh (làm tại lớp).
X
Liên hệ. Ra đề liên quan đến bảo vệ môi trường.
IV/ Lập kế hoạch bộ môn:
Cả năm
140 tiết
Học kì I
19 tuần
72 tiết
Học kì II
18 tuần
68 tiết
HỌC KÌ I
Tuần
Tiết thứ
Tên bài học
Dự kiến bổ sung, sáng tạo
Đồ dùng học tập, tư liệu TK
Ghi chú
1
1
Cổng trường mở ra;
- Tích hợp với VBND lớp 6
-Khai thác tranh SGK
2
Mẹ tôi;
- Tích hợp với VBND lớp 6
3
Từ ghép;
- Sơ đồ cấu tạo từ
- Bảng phụ
4
Liên kết trong văn bản.
- Củng cố khái niệm VB;
- Liên hệ chuyện “Cây tre trăm đốt”.
2
5,6
Cuộc chia tay của những con búp bê;
- Li ... u hát than thân;
- Các câu ca cùng chủ đề
14
Những câu hát châm biếm;
- Các câu ca cùng chủ đề
15
Đại từ;
- Củng cố kiến thức về các ngôi trong xưng hô.
- Bảng phụ
16
Luyện tập tạo lập văn bản.
Bảng phụ
5
17
Sông núi nước Nam; Phò giá về kinh;
- Giới thiệu về BNĐC, Tuyên ngôn độc lập; Hào khí Đông A.
- Thơ Đường
- TLTK
18
Từ Hán Việt;
- Bổ sung một số từ HV thường dùng.
19
Trả bài Tập làm văn số 1;
- Tư liệu bài làm của HS
20
Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
- Các đoạn văn BC.
6
21
Côn Sơn ca; Hướng dẫn đọc thêm: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra;
-Cuộc đời và sự nghiệp NT
- Nhị thập bát tú
- Tranh
22
Từ Hán Việt (tiếp theo);
- Bổ sung về việc lạm dụng một số từ HV: quá giang,..
-TLTK
23
Đặc điểm của văn biểu cảm;
- So sánh với các kiểu văn khác.
-TLTK
24
Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.
- Phân biệt đề văn Bc với các đề văn khác.
-TLTK
7
25,26
Bánh trôi nước; Hướng dẫn đọc thêm: Sau phút chia li;
- Liên hệ TK, CNCGNX, người phụ nữ hiện đại.
-TLTK
27
Quan hệ từ;
- Trò chơi tìm QHT
-TLTK
28
Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm.
-TLTK
8
29
Qua Đèo Ngang;
- Tích hợp môi trường
- Bổ sung tác giả BHTQ
30
Bạn đến chơi nhà;
- Liên hệ về tình bạn
31,32
Viết bài Tập làm văn số 2 (tại lớp);
-Chuẩn bị đề
9
33
Chữa lỗi về quan hệ từ;
-TLTK
34
Hướng dẫn đọc thêm: Xa ngắm thác núi Lư;
- Thơ Đường
- Khai thác tranh SGK
35
Từ đồng nghĩa;
-TLTK
36
Cách lập ý của bài văn biểu cảm.
-TLTK
10
37
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ);
- Giới thiệu một số bài thơ có ánh trăng, cảm xúc nhớ quê hương.
38
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư);
- Liên hệ Lỗ Tấn
39
Từ trái nghĩa;
- Sô sánh với từ đồng nghĩa.
40
Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người.
- HS chuẩn bị kĩ nội dung
11
41
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá;
- Cuộc đời, sự nghiệp của Đỗ Phủ.
- Khai thức tranh SGK
42
Kiểm tra Văn;
43
Từ đồng âm;
- Bảng phụ
44
Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
-TLTK
12
45
Cảnh khuya; Rằm tháng giêng;
- Liên hệ những bài thơ có ánh trăng.
46
Kiểm tra Tiếng Việt;
47
Trả bài Tập làm văn số 2;
- Tư liệu bài kiểm tra của học sinh.
48
Thành ngữ.
- Phân biệt với tục ngữ.
- Bảng phụ
13
49
Trả bài kiểm tra Văn, bài kiểm tra Tiếng Việt;
- Tư liệu bài kiểm tra của học sinh.
50
Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học;
-TLTK
51,52
Viết bài Tập làm văn số 3 (tại lớp).
14
53,54
Tiếng gà trưa;
- Liên hệ Bếp lửa.
55
Điệp ngữ;
- Bảng phụ
56
Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
-HS chuẩn bị kĩ nội dung.
15
57
Một thứ quà của lúa non: Cốm;
- Liên hệ các các đặc sản QN.
58
Trả bài Tập làm văn số 3;
- Tư liệu bài kiểm tra của học sinh.
59
Chơi chữ;
- Bảng phụ
60
Làm thơ lục bát.
- Tích hợp GD môi trường
16
61
Chuẩn mực sử dụng từ;
62
Ôn tập văn biểu cảm;
- Bảng hệ thống
63
Mùa xuân của tôi.
- Liên hệ giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
17
64
Hướng dẫn đọc thêm: Sài Gòn tôi yêu;
- Tranh
65
Luyện tập sử dụng từ;
66,67
Ôn tập tác phẩm trữ tình.
- Bảng hệ thống
18
68
Ôn tập Tiếng Việt. Ôn tập Tiếng Việt (tiếp theo);
- Bảng hệ thống
69,70
Kiểm tra học kì I (đề tổng hợp).
19
71
Chương trình địa phương phần Tiếng Việt;
- Sưu tầm tư liệu địa phương
72
Trả bài Kiểm tra HK I.
- Tự liêụ bài KTHK
HỌC KÌ II
Tuần
Tiết thứ
Tên bài học
Dự kiến bổ sung, sáng tạo
Đồ dùng học tập, tư liệu TK
Ghi chú
20
73
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất;
- Sưu tầm tục ngữ liên quan đến môi trường.
74
Chương trình điạ phương phần Văn và Tập làm văn;
-TLTK
75,76
Tìm hiểu chung về văn nghị luận.
- So sánh với các loại văn khác.
-TLTK
21
77
Tục ngữ về con người và xã hội;
- Sưu tầm TN cùng chủ đề.
-TLTK
78
Rút gọn câu;
Bảng phụ
22
79
Đặc điểm của văn bản nghị luận;
- So sánh với các loại văn khác.
-TLTK
80
Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận;
- Nhận diện đề văn nghị luận.
-TLTK
81
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Truyền thống yêu nước của dân tộc.
23
82
Câu đặc biệt;
- Phân biệt với câu rút gọn
- Bảng phụ
83
Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận;
-TLTK
84
Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận.
-TLTK
24
85
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt;
- Giáo dục tình yêu TV
-TLTK
86
Thêm trạng ngữ cho câu;
- Bảng phụ
87,88
Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh.
-TLTK
25
89
Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo);
- Bảng phụ
90
Kiểm tra Tiếng Việt;
91
Cách làm bài văn lập luận chứng minh;
92
Luyện tập lập luận chứng minh.
- HS chuẩn bị kỹ nội dung LT.
26
93
Đức tính giản dị của Bác Hồ;
- Liên hệ các tấm gương đạo đức HCM
94
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động;
-Bảng phụ.
95,96
Viết bài Tập làm văn số 5 tại lớp.
27
97
Ý nghĩa văn chương;
-TLTK
98
Kiểm tra Văn;
99
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo);
-Bảng phụ.
100
Luyện tập viết đoạn văn chứng minh.
-TLTK
28
101
Ôn tập văn nghị luận;
- Bảng hệ thống
102
Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu;
- Bảng phụ
103,104
Trả bài kiểm tra Tiếng Việt, trả bài kiểm tra Văn; trả bài Tập làm văn số 5.
- Tư liệu bài kiểm tra của HS.
29
105
Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích;
- Đoạn văn mẫu
106
Cách làm bài văn lập luận giải thích;
107,108
Sống chết mặc bay.
- VHHT
30
109
Luyện tập lập luận giải thích;
-TLTK
110
Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề. (Viết bài Tập làm văn số 6 ở nhà);
- HS chuẩn bị kĩ nội dung .
111,112
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
- Cuộc đời PBC
31
113
Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu . Luyện tập (tiếp);
-TLTK
114
Ca Huế trên sông Hương;
- Giáo dục bảo tồn văn hoá dân tộc
115
Liệt kê;
- Bảng phụ
116
Tìm hiểu chung về văn bản hành chính.
- Mẫu VB
32
117,118
Quan Âm Thị Kính;
-Kịch
-TLTK
119
Trả bài Tập làm văn số 6;
- Tư liệu bài làm của HS.
120
Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
- Bảng phụ
33
121
Văn bản đề nghị;
- Mẫu VB
122,123
Ôn tập Văn học;
- Bảng hệ thống
124
Dấu gạch ngang.
- Bảng phụ
34
35
125
Ôn tập Tiếng Việt;
- Bảng hệ thống
126
Văn bản báo cáo;
- Mẫu VB.
127
Luyện tập làm văn bản đề nghị và văn bản báo cáo;
128,129
Ôn tập tập làm văn;
- Bảng hệ thống
130
Ôn tập tiếng Việt (tiếp theo);
- Bảng hệ thống
131
Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp;
-TLTK
132,133
Kiểm tra học kì II.
36
134,135
Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn (tiếp);
- Tích hợp GDMT
136,137
Hoạt động Ngữ văn.
-TLTK
37
138,139
Chương trình địa phương phần Tiếng Việt;
-TLTK
140
Trả bài kiểm tra học kì II.
- Tư liệu bài làm của HS.
C/ BIỆN PHÁP DẠY VÀ HỌC:
I/ Đặc điểm tình hình chung của trường:
 1/ Thuận lợi: 
 - Đội ngũ GV đầy đủ, đều đã được đào tạo chuẩn và vượt chuẩn.
 -Có đủ GV cho bộ môn Ngữ Văn.
 -Trường nằm ở trung tâm huyện, có đầy đủ phòng học, chỗ ngồi cho học sinh .
 - Học sinh được cấp phát vở & mượn sách giáo khoa 1 bộ sgk để học (đối với HS dân tộc).
 2/ Khó khăn :
 - Trang thiết bị của nhà trường còn thiếu thốn: thiết bị dạy học của môn Ngữ văn còn rất hạn chế..
 - Địa bàn dân cư của 2 xã, thị trấn rộng, nhiều học sinh phải đi học xa đường đi qua sông suối nhiều song không có điều kiện ở bán trú nên gặp nhiều khó khăn trong học tập.
II/ Đặc điểm học sinh:
 1/ Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền và nhân dân địa phương.
 - Được nhà trường và các giáo viên tận tình quan tâm, giúp đỡ; được cấp phát vở & mượn sách giáo khoa, sách tham khảo miễn phí.
 2/ Khó khăn:
 - Tình hình kinh tế gia đình và địa phương còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc học tập & rèn luyện của học sinh.
 - Nhiều học sinh ở xa trường đi học khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ.
 - Một số học sinh là người dân tộc H’re ngôn ngữ phổ thông hạn chế ð gây khó khăn trong việc giao tiếp lĩnh hội kiến thức.
 - Nhiều học sinh chưa ý thức được vai trò, ý nghĩa của việc học.
II/ Biện pháp:
 1/ Đối với học sinh:
 * Biện pháp chung:
 - Mỗi học sinh phải ý thức được việc học, tự cố gắng vươn lên, không ỷ lại, đồng thời là một tuyên truyền viên luôn động viên, tuyên truyền việc học tập cho bạn bè.
- Phải có đầy đủ sách, vở, dụng cụ học tập theo yêu cầu của bộ môn.
- Phải đi học đầy đủ, không được cúp cua bỏ giờ.
- Có kế hoạch học tập ở nhà một cách cụ thể, rõ ràng.
- Luôn luôn tự học bài, làm bài ở nhà và thực hiện tốt các yêu cầu và nhiệm vụ của thầy, cô giáo phân công giao cho.
- Tham gia tích cực vào việc học tổ, học nhóm
- Những em học sinh khá, giỏi kèm cặp và giúp đỡ những em trung bình, yếu, kém.
 * Cụ thể:
 a/ Đối với học sinh yếu kém:
- Giáo viên quan tâm giúp đỡ các em nhiều hơn, tăng cường kiểm tra sắp xếp chỗ ngồi trong lớp cho thích hợp, động viên nhắc nhở các em học tập.
- Thành lập tổ nhóm học tập tạo điều kiện để các em khá giỏi giúp đỡ các em yếu kém.
 b/ Đối với học sinh trung bình:
- Giáo viên quan tâm giúp đỡ nêu gương các em học sinh khá giỏi, tăng cương đôn đốc tổ nhóm kiểm tra bài tập.
c/ Đối với học sinh khá giỏi:
- Phân công các này giúp đỡ các em trung bình, yếu, kém.
- Cần phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, cung cấp thêm kiến thức nâng cao cho các em.
- Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao cho các em.
2/ Đối với giáo viên
- Luôn có tinh thần cao trong công tác, tâm huyết với nghề, thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Soạn giảng đầy đủ theo đúng PPCT. Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng thường xuyên theo chuyên ngành cũng như các lớp bồi dưỡng về phương pháp dạy học
- Thường xuyên kiểm tra việc học tập của học sinh như: kiểm tra việc ghi chép bài, làm bài tập ở nhà, kiểm tra miệng
- Có hình thức biểu dương kịp thơì những học sinh tích cực trong học tập, động viên khuyến khích những học sinh yếu kém.
- Thường xuyên tham mưu với BGH trường, chính quyền địa phương và đặc biệt là tìm hiểu tình hình cụ thể của học sinh từ đó phối hợp với phụ huynh học sinh và các lực lượng giáo dục khác để tạo điều kiện tốt nhất để học sinh có điều kiện, ý thức học tập.
- Thường xuyên tổ chức cho các em học tổ, học nhóm để các em có điều kiện trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau.
- Luôn bám sát kế hoạch bộ môn đã đề ra đồng thời cụ thể hoá để phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng lớp.
- Thường xuyên kiểm tra vở của HS. Trong giờ dạy quán xuyến cả lớp, chú ý đến học sinh cá biệt.
 * Chỉ tiêu phấn đấu cuối năm:
 - Giỏi: 10% - Khá: 55% - Trung bình: 30% - Yếu, Kém: không quá 5%.
* Bảng theo dõi kết quả học tập của học sinh: * Phần bổ sung kế hoạch:
Khảo sát chất lượng đầu năm
LỚP
7A
7B
 TS
XL
SL
TL
SL
TL
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Kém
Học kỳ I
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Kém
 Cả năm
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Kém
 D/ Rút kinh nghiệm chung:
	 Duyệt của CM trường Duyệt của Tổ chuyên môn GVBM 
 Nguyễn Văn Thân

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bo_mon_ngu_van_7_gv_nguyen_van_than.doc