Kế hoạch bộ môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Nguyễn Bá Loan

Kế hoạch bộ môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Nguyễn Bá Loan

I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

 1.Thuận lợi:

 a.Đối với giáo viên:

 - Được tập huấn chuyên môn về đổi mới phương pháp giảng dạy, thực hiện chuẩn KTKN, lồng ghép kỹ năng sống và tư tưởng TTHCM: trong bài dạy.

 - Công tác lâu năm nên đã có it nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.

 - Đựợc giảng dạy bộ môn theo đào tạo.

 - Được sự quan tâm của BGH, được sự giúp đỡ của đồng nghiệp.

 b.Đối với học sinh:

 - Đa sồ học sinh là con em của nông dân lao động chất phác, cần cù.

 - Một số học sinh rất hiếu học.

 - Nhìn chung học sinh ngoan hiền, biết vâng lời.

 2.Khó khăn:

 a.Đối với giáo viên:

 - Đồ dùng dạy học của cấp trên cấp phát về quá nghèo nàn và không phong phú.

 - Tài liệu tham khảo liên quan đến bộ môn còn ít.

 - Kĩ năng sử dụng tin học ứng dụng vào bài giảng còn hạn chế.

 b.Đối với học sinh:

 - Nhìn chung, phong trào học tập của học sinh còn hạn chế, ý thức thi đua về môn học chưa cao.

 - Tài liệu phục vụ việc học của các em còn ít, không phong phú.

 - Đại đa số học sinh trong khối 9 có sức học trung bình chiếm tỉ lệ cao.

 

doc 40 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bộ môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Nguyễn Bá Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO MỘ ĐỨC KẾ HOẠCH BỘ MÔN NGỮ VĂN 9
TRƯỜNG THCS NGUYỄN BÁ LOAN
I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 
 1.Thuận lợi: 
 a.Đối với giáo viên: 
 - Được tập huấn chuyên môn về đổi mới phương pháp giảng dạy, thực hiện chuẩn KTKN, lồng ghép kỹ năng sống và tư tưởng TTHCM: trong bài dạy.
 - Công tác lâu năm nên đã có it nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
 - Đựợc giảng dạy bộ môn theo đào tạo.
 - Được sự quan tâm của BGH, được sự giúp đỡ của đồng nghiệp.
 b.Đối với học sinh:
 - Đa sồ học sinh là con em của nông dân lao động chất phác, cần cù. 
 - Một số học sinh rất hiếu học.
 - Nhìn chung học sinh ngoan hiền, biết vâng lời.
 2.Khó khăn:
 a.Đối với giáo viên:
 - Đồ dùng dạy học của cấp trên cấp phát về quá nghèo nàn và không phong phú.
 - Tài liệu tham khảo liên quan đến bộ môn còn ít.
 - Kĩ năng sử dụng tin học ứng dụng vào bài giảng còn hạn chế.
 b.Đối với học sinh:
 - Nhìn chung, phong trào học tập của học sinh còn hạn chế, ý thức thi đua về môn học chưa cao.
 - Tài liệu phục vụ việc học của các em còn ít, không phong phú.
 - Đại đa số học sinh trong khối 9 có sức học trung bình chiếm tỉ lệ cao. 
3. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
TB↑
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
9E
27
9G
30
II.MỤC TIÊU :
 Môn Ngữ Văn 9 ở THCS nhằm giúp học sinh:
 1.Về kiến thức :
 - Làm cho HS nắm được các tri thức và quy tắc sử dụng tiếng Việt để giao tiếp trong nhà trường, ngoài xã hội và để viết các văn bản.
 - Học sinh nắm chắt hơn về các văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm ,nghị luận, thuyết minh và văn bản điều hành 
 - Học sinh tạo lập được văn bản, nắm được khái niệm và một số thao tác về phân tích tác phẩm, nắm một số tác phẩm lớn của văn học Việt Nam.
 2.Kĩ năng:
 -Trọng tâm là kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thành thạo tiếng Việt và các kĩ năng phân tích văn học, có năng lực cảm nhận và bình giá văn học.
 - Rèn luyện kĩ năng nghe, đọc, nghe hiểu, đọc hiểu các loại văn bản.
 - Rèn luyện kĩ năng nói viết đúng chính tả, biết các thao tác lập văn bản, biết viết đoạn văn, bài văn, biết được tính thống nhất trong văn bản, câu chủ đề trong đoạn văn.
 3.Thái độ: 
 - Bồi dưỡng tư tưởng đúng, tình cảm đẹp theo đặc trưng bộ môn, nâng cao ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và thái độ yêu quí tiếng Việt.
- Xây dựng ý thức, thái độ nghiêm túc trong học tập môn Ngữ văn.
III. NỘI DUNG:
 1.Kế hoạch dạy học:
 Chương trình môn Ngữ văn 9: 5 tiết/ tuần.
 Cả năm: 37 tuần ( 175 tiết )
 Học kì I: 19 tuần ( 90 tiết )
 Học kì II: 18 tuần ( 85 tiết )
 2.Nội dung dạy học:
2.1. Tiếng Việt
2.1.1 Từ vựng
-Thuật ngữ.
-Từ Hán Việt (không có bài học riêng)
- Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt.
- Trau dồi vốn từ.
2.1.2. Ngữ pháp
- Khởi ngữ, các thành phần biệt lập trong câu.
- Nghĩa tường minh và hàm ‎ý ‎‎ ‎.
2.1.3. Hoạt dộng giao tiếp
- Các phương châm hội thoại.
- Xưng hô trong hội thoại
- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Luyện nói: trình bày ý kiến cá nhân trao đổi thảo luận theo các phương châm hội thoại , quy tắc xưng hô trong hội thoại, các nghi thức trong hội thoại.
2.2. Tập làm văn
2.2.1. Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản
-Phép phân tích và tổng hợp.
- Chuyển đoạn, tách đoạn, liên kết đoạn trong văn bản ; sửa lỗi về đoạn.
2.2.2.Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt
- Tự sự.
 	+Miêu tả và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự ; nghị luận trong văn bản tự sự; đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự; người kể chuyện trong văn tự sự.
+ Thực hành nói: tự sự kết hợp vối nghị luận và miêu tả nội tâm.
+ Thực hành viết: tóm tắt văn bản tự sự; viết đoạn văn, bài văn tự sự kết hợp với các yếu tố lập luận và miêu tả nội tâm.
-Nghị luận
+ Nghị luận về một hiện tượng, sự việc đời sống về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), một bài thơ (hoặc một bài thơ); cách làm các bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích ), một bài thơ (hoặc một bài thơ ).
+Thực hành nói: nghị luận về môt hiện tượng đời sống, về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích ), một bài thơ (hoặc một bài thơ)
+Thực hành viết : Nghị luận về một hiện tượng, sự việc đời sống về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), một bài thơ (hoặc một bài thơ); 
-Thu‎yết minh:
+Thuyết minh kết hợp với miêu tả và sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
+Thực hành nói: thuyết minh có sử dụng các yếu tố miêu tả và sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
+Thực hành viết : viết bài văn thuyết minh có yếu tố miêu tả và sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
-Hành chính - công vụ
Đặc điểm và cách tạo lập văn bản hợp đồng, thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi; viết biên bản, hợp đồng, thư (điện) 
chúc mừng và thăm hỏi.
2.2.3. Hoạt động ngữ văn
Tập làm thơ 8 chữ.
2.3. Văn học
2.3.1. Văn bản
- Văn bản văn học
+Truyện trung đại Việt Nam: Truyện kì mạn lục (trích:Nam Xương nữ tử truyện )- Nguyễn Dữ; Hoàng Lê nhất thống chí (trích đoạn Quang Trung đại phá quân Thanh) – Ngô gia văn phái; Truyện Kiều (trích đoạn Chị em Thúy kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích) - Nguyễn Du; Lục Vân Tiên (trích đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguỵêt Nga )- Nguyễn Đình Chiểu.
+Truyện VN sau năm 1945: Làng – Kim Lân; Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long; Chiếc lước ngà – Nguyễn Quang sáng; Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê.
Đọc thêm: Bến quê – Nguyễn Minh Châu.
+Truyện nước ngoài: Rô-bin-xơn Cru-xô (trích đoạn Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang)-Đ. Đi-phô; Bố của Xi- mông –G. Mô-pa-xăng; Tiếng gọi nơi hoang dã (trích đoạn Con chó Bấc) – G. Lân-đơn; Cố hương – Lỗ Tấn.
Đọc thêm: Thời thơ ấu (trích đoạn Những đứa trẻ) – M. Go-rơ-ki.
+Thơ Việt Nam sau năm 1945: Đồng chí- Chính Hữu; Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận; Bếp lửa – Bằng Việt; Ánh trăng – Nguyễn Duy; Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật; Nói với con – Y Phương; Viếng lăng Bác – Viễn Phương; Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải; Sang thu – Hữu Thỉnh.
Đọc thêm: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm; Con cò – Chế Lan Viên.
+ Thơ trữ tình nước ngoài hiện đại: Mây và sóng – R. Ta-go .
+Kịch hiện đại Việt Nam: Bắc Sơn (trích hồi 4) – Nguyễn Huy Tưởng..
+Nghị luận hiện đại Việt Nam và nước ngoài: Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi; Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới –Vũ Khoan; Bàn về đọc sách- Chu Quang Tiềm. 
-Văn bản nhật dụng:
Một số văn bản bàn về quyền con người, chiến tranh và hòa bình, hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: Phong cách Hồ Chí Minh của Trần Văn Trà, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của M. két, Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo về và chăm sóc của trẻ em của Hội nghị thế giới về trẻ em.
2.3.2. Lịch sử văn học và lí luận văn học
-Sơ lược về văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử.
-Sơ lược về một số tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam.
-Sơ lược đặc điểm thể loại của truyện kì, truyện chương hồi, truyện thơ, truyện hiện đại, thơ tự do, thơ hiện đại, kịch hiện đại, nghị luận chính trị- xã hội và nghịluận văn học ( không có bài học riêng).
2.4. Ôn tập cuối cấp
2.4.1. Tiếng Việt
Tổng kết những kiến thức và kĩ năng cơ bản về từ vựng, ngữ pháp phong cách ngôn ngữ và các biện pháp tu từ đã học trong chương trình.
2.4.2. Tập làm văn 
Tổng kết đặc điểm và cách làm bài văn tự sự, thuyết minh, nghị luận đã học trong chương trình.
2.4.3.Văn học
-Tổng kết một số nét lớn về văn học Việt Nam: các bộ phận hợp thành, tiến trình lịch sử, nét nổi bật về giá trị tư tưởng và một số thể loại văn học.
-Tổng kết giá trị nd, nghệ thuật của tác phẩm thơ, văn xuôi Việt Nam và các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình.
-Hệ thống hóa một số khái niệm văn học thường gặp trong phân tích văn bản văn học
IV.CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG 
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
1.Tiếng Việt
I.1 Từ vựng
 Các lớp từ
-Hiểu thế nào là thuật ngữ.
-Biết cách sử dụng thuật ngữ, đặc biệt trong văn bản khoa học.
-Biết các lỗi thường gặp và cách sửa lỗi thuật ngữ
-Nhớ đặc điểm và chức năng của thuật ngữ.
-Biết vai trò của các từ mượn trong việc tạo các thuật ngữ tiếng Việt.
-Nhận biết và biết cách tìm nghĩa của thuật ngữ được sử dụng trong các văn bản.
-Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng từ Hán Việt thông dụng.
-Hiểu nghĩa, cách sử dụng các từ Hán Việt được chú thích trong các văn bản.
-Biết nghĩa 50 yếu tố Hán Việt thông dụng xuất hiện nhiều trong các văn bản học ở lớp 9
 Mở rộng và trau dồi vốn từ
-Biết nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của vốn từ vựng tiếng Việt.
-Biết các phương thức phát triển vốn từ của tiếng Việt:phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc, phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ, mượn từ ngữ nước ngoài, tạo từ ngữ mới.
-Biết cách trau dồi vốn từ.
-Biết các lỗi thường gặp và cách sửa chữa lỗi dùng từ trong nói viết.
-Hiểu rõ nghĩa của từ và biết cách sử dụng từ đúng ý nghĩa, đúng phong cách, phù hợp với đối tượng giao tiếp, mục đích giao tiếp,
I.2.Ngữ pháp
- Các thành phần câu
-Hiểu thế nào là khởi ngữ và các thành phần biệt lập (thành phần gọi- đáp, thành phần phụ chú, thành phần tình thái, thành phần cảm thán).
-Nhận biết và hiểu tác dụng của thành phần khởi ngữ và các thành phần biệt lập trong văn bản.
-Biết cách sử dụng khởi ngữ và các thành phần biệt lập trong nói viết.
-Nắm được đặc điểm, tác dụng duy trì quan hệ giao tiếp trong hội thoại của khởi ngữ và các thành phần biệt lập (thành phần gọi – đáp,thành phần phụ chú, thành phần tình thái, thành phần cảm thán trong câu). 
-Biết cách tạo câu có khởi ngữ và các thành phần biệt lập: thành phần gọi –đáp, thành phần phụ chú, thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
-Nghĩa tường minh và hàm ý
-Hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý.
-Biết điều kiện sử dụng hàm ý trong câu.
-Biết cách sử dụng hàm ý phù hợp với tình huống giao tiếp.
-Nhận biết và hiểu tác dụng của nghĩa tường minh và hàm ý trong văn bản.
-Biết điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói (viết ), người nghe ( đọc ).
I.3.Hoạt động giao tiếp
-Hiểu thế nào là các phương châm hội thoại.
-Biết vận dụng các phương châm hội thoại vào thực tiễn giao tiếp. 
-Biết tuân thủ các phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong giao tiếp.
-Nhận biết và sửa được các lỗi không tuân thủ phương châm trong hội thoại.
-Biết cách xưng hô trong hội thoại.
-Biết các từ ngữ xưng hô và sử dụng từ ngữ xưng hô phù hợp với đối tượng và tình huống giao tiếp.
-Hiểu thế nào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
-Nhận biết và hiểu tác dụng của cách dẫn trực tiếp và gián tiếp trong các văn bản.
-Biết cách chuyển đổi theo lối dẫn trực tiếp và g tiếp.
2.Tập làm văn
2.1.Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản
-Hiểu thế nào là phép phân tích và tổng hợp.
-Nhận biết và hiểu tác dụng của phép phân tích và tổng hợp trong cá ... o tiếp; Tự nhận thức; Ra quyết định; Tư duy sáng tạo
128
Ôn tập về thơ
-Giúp cho học sinh ôn tập, hệ thống hóa kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9.
-Củng cố tri thức về thể loại trữ tình đã hình thành trong quá trình học các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 9 và ở các lớp dưới.
-Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ.
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Bảng phụ
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Giao tiếp; Ra quyết định; 
129
Nghĩa tường minh và hàm ý (tt)
-Giúp cho học sinh nhận biết hai điều kiện sử dụng hàm ý:
.Người nói (viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
.Người nghe có đủ năng lực giải đoán hàm ý.
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Bảng phụ
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Giao tiếp; Ra quyết định; 
130
Kiểm tra về thơ
-Giúp cho học sinh kiểm tra và đánh giá kết quả học tập các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9, học kì I.
-Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn ( sử dụng từ ngữ, viết câu, đoạn văn và bài văn ).
-Học sinh cần huy động những kiến thức và kĩ năng về tiếng Việt và TLV vào bài làm.
Kiểm tra viết
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Tự tin kiên định; Ứng phó với căng thẳng ; Tư duy sáng tạo; Quản lí thời gian
131
Trả bài tập làm văn số 6
Giúp cho học sinh nhận ra nhưng mặt mạnh và yếu của bản thân qua bài viết số 6 để làm tốt hơn ở những bài làm sau này.
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Bảng phụ
Kns: Tự nhận thức bản thân, đáng giá; Tìm kiếm sự hỗ trợ
132
133
Tổng kết văn bản nhật dụng
-Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hóa được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS.
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Bảng phụ
Phiếu học tập
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Giao tiếp; Ra quyết định; 
134
Chương trình địa phương (phần tiếng Việt )
-Giúp cho học sinh nhận biết một số từ ngữ địa phương và hướng dẫn thái độ đối với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống.
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Bảng phụ
Phiếu học tập
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Giao tiếp; Ra quyết định; 
135
Luyện nói: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ,
-Giúp cho học sinh có kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
-Luyện tập cách lập ý, lập dàn ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Sáng tạo; Đặt mục tiêu
136
Bến quê (đọc thêm )
-Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ ,cảm nhận đựợc ý nghĩa triết lý mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhân ra 
những vẻ đẹp bình dị và quí giá qua những gì gần gũi của quê hương.
-Phân tích được giá trị đặc sắc của truyện: tạo tình huống, nghịch lý.
-Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự với trữ tình và triết lý.
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm, động não 
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: tự nhthức , suy nghĩ sáng tạo 
137
Ôn tập tiếng Việt lớp 9
-Giúp cho học sinh hệ thồng hóa lại các kiến thức về tiếng Việt đã học trong học kì II.
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Bảng phụ
Phiếu học tập
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Giao tiếp; Ra quyết định; 
138
139
Viết bài tập làm văn số 7
-Giúp cho học sinh biết cách vận dụng các kiến thức và kĩ năng khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ), về một đoạn thơ, bài thơ.
-Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết đàm thoại nêu vấn đề
vận dụng một cách linh hoạt các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh....... trong quá trình làm bài.
Kiểm tra viết
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Tự tin, kiên đinh; Ứng phó với căng thẳng; Quản lí thời gian
140
141
Những ngôi sao xa xôi
-Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nữ thanh niên xung phong.
-Thấy được nét đặc sắc
Trong cách miêu tả nhân vật (miêu tả tâm lý, ngôn ngữ), nghệ thuật kể chuyện.
-Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện ( cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật ). 
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Hd thực hiện chuẩn KTKN, sgv, sgk và tài liệu liên quan
Kns: Sự cảm thông; Tự nhận thức giá trị bản thân; Tư duy sáng tạo
142
Chương trình địa phg (phần tập làm văn )
Giúp cho học sinh thực hiện công việc ở bài 19 ( Biết viết một bài văn trình bày một vấn đề về một hiện tượng ở địa phương mình ).
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Sáng tạo; Xử lí thông tin
143
Biên bản
-Học sinh phân tích được các yêu cầu của biên bản và liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống.
-Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Bảng phụ
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Giao tiếp; Ra quyết định; Tư duy sáng tạo
144
Luyện tập viết biên bản
-Ôn lại lý thuyết về đặc điểm và cách thức viết biên bản.
- Viết được một biên bản hội nghị hoặc một biên bản sự vụ thông dụng.
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Bảng phụ
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Giao tiếp; Ra quyết định; Tư duy sáng tạo
145
Rô - Bin – xơn ngoài đảo hoang
-Học sinh hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô –Bin –xơn 
một mình ngoài đảo hoang bộc lộ gián tiếp qua bức chân dung tự họa của nhân vật.
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Sự cảm thông; Tựu nhận thức giá trị bản thân
146
147
Tổng kết về ngữ pháp
Giúp cho học sinh hệ thồng hóa các kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 ( về từ loại, cụm từ, thành phần câu, các kiểu câu ).
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Bảng phụ
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Giao tiếp; Ra quyết định; 
148
Trả bài tập làm văn số 7
Học sinh nhận ra những ưu khuyết điểm của bản thân mình qua bài viết, khắc phục những nhược điểm để làm tốt hơn ở những bài viết sau này. 
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Bảng phụ
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Tự đánh giá; Tìm kiếm sự hỗ trợ.
149
Hợp đồng
-Học sinh phân tích được đặc điểm, mục đích và tác dụng của hợp đồng.
-Viết được một hợp đồng đơn giản.
-Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo một hợp đồng và ý thức trách nhiệm với việc thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng đã được thỏa thuận và kí kết.
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Bảng phụ
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Giao tiếp; Ra quyết định; 
150
151
Bố của Xi Mông
-Giúp cho học sinh hiểu được Mô – pa –xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản này như thế nào, qua đó giáo dục cho học sinh lòng thương yêu bè bạn và mở rộng ra là lòng thương yêu con người.
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Sự cảm thông; Tự nhận thức giá trị bản thân
152
Con chó Bấc
-Giúp cho học sinh hiểu được G.Lân –đơn
có những nhận xét tinh tế kết hợp với sự tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này.
-Bồi dưỡng cho học sinh lòng thương yêu loài vật.
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Tư duy sáng tạo; Tự nhận thức bản thân
153
Tổng kết về ngữ pháp (tt)
-Học sinh ôn tập về thành phần chính và phụ của câu, thành phần biệt lập, các kiểu câu.
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Bảng phụ
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Giao tiếp; Ra quyết định 
154
155
Ôn tập về truyện
-Ôn tập, củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện hiện đại VN và văn học nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
-Củng cố những hiểu biết về thể loại truyện:trần thuật, xây dựng nhân vật, cốt truyện và tình huống truyện.
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Giao tiếp; Ra quyết định; Tư duy sáng tạo
156
Kiểm tra truyện
Giúp cho học sinh kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh về các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam.
Kiểm tra viết
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Tự tin, kiên định, sáng tao; Ứng phó với căng thẳng; Quản lí thời gian
157
Kiểm tra tiếng Việt
Giúp cho học sinh kiểm tra kiến thức của bản thân về tiếng Việt.
Kiểm tra viết
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Tự tin; Sáng tạo
158
159
Tổng kết văn học nước ngoài
-Giúp cho học sinh hiểu được một số kiến thức cơ bản về những văn bản nước ngoài đã học trong 4 năm.
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Giao tiếp; Ra quyết định 
160
161
Bắc sơn
-Nắm được nội dung, ý nghĩa của vở kịch. Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng: tạo tình huống, tổ chức đối thoại, hành động và nội tâm nhân vật.
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Sáng tạo; Tự nhận thức giá trị bản thân
162
163
Tổng kết tập làm văn
-Giúp cho học sinh ôn lại các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9.Nhận biết, phân biệt các kiểu văn bản và thể loại văn học.
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Bảng phụ
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Giao tiếp; Ra quyết định 
164
165
Tổng kết văn học
-Giúp cho học sinh hình dung và hệ thống hóa các văn bản tác phẩm văn học đã học, đã đọc thêm. 
Những hiểu biết ban đầu về nền văn học Việt Nam ( các bộ phận, các thời kì ; tư tưởng nghệ thuật..).
-Củng cố, hệ thống hóa những tri thức đã học về các thể loại văn học 
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Hd thực hiện chuẩn KTKN, sgv, sgk và tài liệu liên quan
Kns: Giao tiếp; Ra quyết định 
166
167
Trả bài kiểm tra Văn, tiếng Việt
-Giúp cho học sinh nắm đựoc ưu, khuyết điểm qua việc trả bài Văn và tiếng Việt để làm cơ sở làm tốt cho những bài viết sau này.
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Bảng phụ
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Tự đánh giá; Tìm kiếm sự hỗ trợ
168
169
Ôn tập tổng hợp chuẩn bị cho KT HK II
Giúp cho hs hệ thống kiến thức tổng hợp về các phân môn và phương pháp làm bài kiểm tra HK
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Giao tiếp; Ra quyết định; Tư duy sáng tạo
170
171
Kiểm tra học kì II
-Đánh giá nội dung 3 phần trong SGK.
Kiểm tra viết
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Tự tin ; Sáng tạo
172
Luyện tập viết hợp đồng
-Giúp cho học sinh ôn lý thuyết về đặc điểm và cách viết hợp đồng thông dụng.
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Bảng phụ
Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Giao tiếp; Ra quyết định; Tư duy sáng tạo
173
174
Thư ( điện )
-Giúp cho hoc sinh biết hai loại:thư ( điện ) chúc mừng và thư(điện) chia buồn, thăm hỏi.
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Bảng phụ
Hd thực hiện chuẩn KTKN
 Kns: g tiếp ra quyết định 
175
Trả bài kiểm tra học kì II
-Giúp cho học sinh nhận ra những ưu khuyết điểm trong bài làm để làm tốt hơn ở những bài viết sau này.
Đàm thoại
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
 Hd thực hiện chuẩn KTKN
Kns: Tự đánh giá; Tìm kiếm sự hỗ trợ
 Mộ Đức, ngày tháng năm 2012
 Người làm kế hoạch
 Trần Nhạn
 Duyệt kế hoạch 

Tài liệu đính kèm:

  • docKHBM NGU VAN 9.doc