Tiết 116 - Văn bản: MÙA XUÂN NHO NHỎ
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm "một mùa xuân nho nhỏ" dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống, của mỗi cá nhân là sống có ích, cống hiến cho cuộc đời chung.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng cảm thụ phân tích hình ảnh thơ trong mạch cảm xúc của tứ thơ (từ mùa xuân của thiên nhiên , đến mùa xuân của đất nước và mùa xuân của con người).
3. Thái độ:
- Có ý thức tu dưỡng cống hiến, biết sống vì cuộc đời chung.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo;
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ngày soạn: 19/02/2008 Ngày dạy: /02/2008 Tiết 116 - Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm "một mùa xuân nho nhỏ" dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống, của mỗi cá nhân là sống có ích, cống hiến cho cuộc đời chung. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng cảm thụ phân tích hình ảnh thơ trong mạch cảm xúc của tứ thơ (từ mùa xuân của thiên nhiên , đến mùa xuân của đất nước và mùa xuân của con người). 3. Thái độ: - Có ý thức tu dưỡng cống hiến, biết sống vì cuộc đời chung. B. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. tổ chức hoạt động dạy học * ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Bài cũ: Đọc thuộc bài " Con Cò " và nêu tư tưởng chủ đề của bài thơ? * Tổ chức dạy học bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Đọc - tìm hiểu chung văn bản - HS đọc chú thích *. ? Hãy nêu những nét chính về tác giả Thanh Hải? - Dựa vào chú thích * HS trả lời. GV bổ sung. ? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt? (Chú ý hoàn cảnh chung, hoàn cảnh riêng). GV đọc mẫu - HS đọc diễn cảm . Gv kiểm tra việc nắm chú thích của HS. ? Thể thơ và nhịp thơ của bài thơ? - Học sinh xác định. ? Hãy nêu bố cục của bài thơ ? - HS tìm bố cục. ? Từ đó em cảm nhận được mạch cảm xúc của tác giả như thế nào ? - Hs nhận xét. I. Đọc - tìm hiểu chung văn bản 1 . Tác giả Thanh Hải: - Tên khai sinh: Phạm Bá Ngoãn( 1930 - 1980 ) - Quê ở Huế. - Là một nhà thơ cách mạng, tham gia hai cuộc kháng chiến. - Đề tài: + Cuộc đấu tranh bền bỉ, anh hùng của nhân dân miền Nam và tấm lòng của đồng bào miền Nam . + Tình yêu cuộc sống, quê hương, đất nước. - Đặc điểm: Thơ ông sâu lắng, chân thành, trong sáng, giản dị. 2 . Tác phẩm : a. Hoàn cảnh ra đời: Mùa xuân nho nhỏ sáng tác vào 11 - 1980 - lúc này tác giả đang ốm nặng và chỉ vài tuần lễ nhà thơ qua đời ( 15 - 12 - 1980 ). b. Đọc - tìm hiểu chú thích c. Thể thơ : 5 chữ . - Nhịp 3 - 2 ; 2 - 3 rộn ràng vui tươi . d. Bố cục : - Khổ đầu : Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên , đất trời . - Hai khổ tiếp theo : Cảm xúc về mùa xuân đất nước . - Hai khổ tiếp : Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước . - Khổ cuối : Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế . - Mạch cảm xúc: Từ mùa xuân đất trời - mùa xuân đất nước; đến suy nghĩ ước nguyện làm một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn; kết thúc là niềm tự hào về quê hương đất nước qua điệu ca xứ Huế. Hoạt động 2: Phân tích văn bản - Học sinh đọc 3 khổ thơ đầu . ? Hình ảnh mùa xuân ở khổ thơ đầu được dùng với ý nghĩa gì ? ? Bức tranh thiên nhiên mùa xuân được tác giả miêu tả qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh như thế nào ? - HS phát hiện. ? Qua đó em cảm nhận về bức tranh thiên nhiên mùa xuân như thế nào ? - Hs nêu. Giáo viên bình . ? Cảm xúc của tác giả trước cảnh trời đất vào xuân được diễn tả ở những hình ảnh nào ? Bình luận hình ảnh ấy ? - HS phát hiện và bình luận. ? Từ mùa xuân của thiên nhiên, nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước. Hình ảnh nào thể hiện điều đó ? - HS xác định. ? Sức sống của mùa xuân được thể hiện trong đoạn thơ này như thế nào? Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp đó? - HS nhận xét. Học sinh đọc phần còn lại . ? Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên - đất nước, tác giả nói đến sự suy ngẫm của bản thân. Em có nhận xét gì về cách chuyển đổi mạch thơ ? ? Vậy điều tâm niệm của nhà thơ là gì? ? Hình ảnh thơ nào biểu hiện điều đó ? - Hs phát hiện, nhận xét. ? Hãy nhận xét những hình ảnh đó ? Cách cấu tứ lặp những hình ảnh có gọi là lỗi lặp không ? Vì sao ? - HS nhận xét, bộc lộ riêng. Giáo viên bình (Lưu ý liên tưởng thơ Tố Hữu " Nếu là con chim chiếc lá .... ") . ? Em hiểu hình ảnh " mùa xuân nho nhỏ " như thế nào ? Vì sao tác giả đặt tên cho bài thơ ? - HS thảo luận nhóm, đại diện trả lời. Giáo viên bổ sung: Khổ thơ giống như một lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình - một cuộc đời đã cống hiến trọn đời cho đất nước. 20 tuổi đi theo cách mạng phục vụ tận tuỵ cho đất nước. Cho đến khi cuộc đời sắp tắt, con người ấy vẫn ước nguyện chân thành được góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời . II. Phân tích: 1 . Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, đất nước a. Mùa xuân của thiên nhiên - Hình ảnh, màu sắc, âm thanh : + Dòng sông xanh . + Bông hoa tím . + Tiếng chim hót . Vài nét phác hoạ gợi ra không gian rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng vui tươi. - Cảm xúc của tác giả được miêu tả trực tiếp : " Từng giọt ....... tôi hứng " . " Giọt long lanh " - giọt mưa mùa xuân, giọt âm thanh (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) - diễn tả niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trời đất vào mùa xuân . b. Mùa xuân của đất nước - Hình ảnh người cầm súng - nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ đất nước . - Hình ảnh người ra đồng - nhiệm vụ lao độngũây dựng đất nước. Đây là hai lực lượng chính của đất nước. - Lộc non gắn với họ - hay chính họ đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước . - Sức sống mùa xuân thể hiện trong nhịp điệu hối hả, âm thanh xôn xao với hình ảnh đất nước được so sánh thật đẹp . " Đất nước như vì sao" - một tương lai sáng ngời đẹp đẽ. Vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân thiên nhiên, đất nước đã hoà vào tâm hồn nhà thơ với sự náo nức, xôn xao, vui mừng, phấn khởi, hồ hởi biểu hiện của một tấm lòng yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết . 2 . Tâm niệm của nhà thơ - Chuyển ý một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước . - Khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước : + Làm con chim hót . + Làm một nhành hoa . + Nhập một nốt trầm xao xuyến . - Nghệ thuật: Hình ảnh đẹp, tự nhiên, cấu tứ lặp tạo sự đối ứng chặt chẽ thể hiện niềm mong muốn được sống có ích cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như chim muông, hoa lá toả hương sắc cho đời. - Con chim + nhành hoa + nốt nhạc trầm làm nên diện mạo của mùa xuân nho nhỏ: nhỏ nhẹ, bình dị, khiêm nhường, thể hiện điều tâm niệm của tác giả một cách chân thành, tha thiết. Mỗi người phải mang đến (một vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường, thể hiện) cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý của mình dù nhỏ bé, góp vào cuộc đời chung. Những hiến dâng, hoà nhập .... là để làm một nốt trầm " xao xuyến " . Hoạt động 3: Tổng kết - luyện tập ? Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo ra nhạc điệu trong sáng, thiết tha gợi cảm của bài thơ ? - HS khái quát lại giá trị nghệ thuật của bài thơ. Học sinh đọc to ghi nhớ . - Gv cho HS luyện tập: ? Hãy đọc một khổ thơ mà em thích , hãy bình khổ thơ ấy ? - Hs tự lựa chọn, trình bày. III. Tổng kết - Luyện tập 1 . Nghệ thuật . - Thể thơ 5 chữ, gần với làn điệu dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. - Cách ngắt nhịp đa dạng, linh hoạt tạo nên nét náo nức, xôn xao của cảnh vật khi xuân về. - Vần trắc được sử dụng ở cuối mỗi khổ tạo nên âm vang rộn rã như thể nhịp phách tiền . - Hình ảnh giản dị, tự nhiên với những hình ảnh khái quát giàu ý nghĩa biểu tượng . 2 . Nội dung - ghi nhớ : SGK * Luyện tập * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; - BTVN: Học thuộc lòng bài thơ. Tập phân tích bài thơ hoàn chỉnh. - Chuẩn bị: Viếng lăng Bác. D. ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH Kế HOạCH: * Thời gian * Kiến thức * Tổ chức các hoạt động: Ngày soạn: 17/02/2008 Ngày dạy: /02/2008 Tiết 117 - Văn bản: Viếng lăng bác A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng lăng Bác. - Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: giọng điệu trang trọng và thiết tha phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị xúc tích và gợi cảm. Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng cảm thụ phân tích thơ. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tinh thần tự hào và lòng kính trọng Bác Hồ. B. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. tổ chức hoạt động dạy học * ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Bài cũ: Đọc thuộc "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải và phân tích một hình ảnh thơ em thích nhất? * Tổ chức dạy học bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Đọc - tìm hiểu chung văn bản - Học sinh đọc chú thích . ? Nêu khái quát về tác giả Viễn Phương ? - HS dựa vào SGK trình bày. Giáo viên bổ sung. ? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có gì đáng chú ý ? - HS nêu. - GV hướng dẫn HS đọc và kiểm tra việc nắm chú thích của HS. ? Xác định bố cục bài thơ? - HS xác định. ? Mạch cảm xúc của nhà thơ biểu hiện như thế nào ? (xúc động) . ? Giọng điệu bài thơ có gì đáng lưu ý ? (Nghiêm trang, tha thiết, đau xót lẫn tự hào). I. Đọc - tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả Viễn Phương: - Tên khai sinh Phan Thanh Viễn - Là nhà thơ miền Nam (ở An Giang). - Là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệm giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. 2 . Tác phẩm : a. Hoàn cảnh ra đời: - Viếng lăng Bác được viết năm 1976, khi tác giả được ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. - Là một bài thơ cảm động về đề tài Bác Hồ . b. Đọc - tìm hiểu chú thích c. Bố cục - Bố cục : 4 khổ + Khổ 1: ấn tượng ban đầu khi tới lăng Bác. + Khổ 2: Cảm xúc về hình ảnh dòng người ngày ngày đến và vào viếng Bác. + Khổ 3: Xúc cảm về Bác. + Khổ 4: Niềm mong ước khi phải rời xa, trở về quê hương miền Nam. - Mạch cảm xúc: Theo dòng tâm trạng của tác giả, theo bước chân viếng lăng Bác. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần . Hoạt động 2: Phân tích văn bản - Học sinh đọc khổ thơ đầu . ? Cảm xúc của nhà thơ được thể hiện trong cách xưng hô như thế nào ? ? Cách xưng hô như vậy với Bác có phải là mới mẻ không ? Nét mới trong lời bày tỏ cảm xúc là gì? ? Tại sao tác giả lại không dùng từ " thăm " mà lại dùng từ " viếng " ? - HS xác định. - Giáo viên mở rộng về các nhà thơ khác xưng con : Chế Lan Viên , Tố Hữu , Nguyễn Đình Thi với Bác. ? ấn tượng đầu tiên về lăng Bác là những hàng tre ngoài lăng - Cách tả tre của Bác có điều gì đáng chú ý ? - HS phát hiện và nhận xét. ? Ngoài hình ảnh hàng tre, tác giả còn cảm nhận được điều gì ? Phân tích những hình ảnh đó ? - HS xác đinh, phân tích. - HS đọc khổ 2 - 3. ? Theo em, hình ảnh Bác được tác giả nói đến trong bài thông qua những hình ảnh thơ nào ? - HS xác định được 3 hình ảnh. ? Hình ảnh " Bác nằm ........ dịu hiền " gợi cho em suy nghĩ gì ? - HS trình bày suy nghĩ. ? Hình ảnh Bác nằm trong lăng, nhưng trong tâm tưởng Bác vẫn còn sống mãi . Dù thế nào đi chăng nữa ... ng thích làm đẹp cho mình ngay cả ở trong hoàn cảnh chiến trường (Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát) b. Những nét riêng biệt ở mỗi người - Phương Định: Vốn là một cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phố của mình. - Chị Thao: ít nhiều từng trải hơn, không dễ dàng hồn nhiên mơ ước nhưng cũng không thiếu những khát khao và rung động của tuổi trẻ. Chị chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu chảy. Trong công việc: cương quyết, táo bạo - Nho: Vẻ ngoài đáng yêu, thích thêu thùa. 2. Nhân vật Phương Định - Phương Định tự quan sát và đánh giá: + Là một cô gái khá có hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Đôi mắt Định được các anh lái xe bảo: " Cô có cái nhìn sao mà xa xăm"... Phương Định nhạy cảm và quan tâm tới hình thức của mình. + Cô biết mình được nhiều người nhất là các anh lính để ý và có thiện cảm. Điều đó làm cô thấy vui, tự hào, nhưng chưa dành riêng tình cảm cho ai. Nhạy cảm nhưng lại không hay biểu lộ tình cảm của mình, tỏ ra kín đáo trước đám đông, tưởng như là kiêu kì. - Tuổi niên thiếu: cô có thời hồn nhiên vô tư bên người mẹ, một căn buồng nhỏ ở một đường phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước khi có chiến tranh ở thành phố của mình. Những kỉ niệm đó luôn sống dậy trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng khốc liệt của chiến trường. Qua đó, Phương Định toát lên vẻ hồn nhiên, vô tư pha chút tinh nghịch và mơ mộng của một thiếu nữ . - Nơi chiến trường: + Không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những mơ ước về tương lai. Nét cá tính: nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát. + Yêu mến đồng đội, đặc biệt dành tình yêu và niềm cảm phục cho những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận. + Tác giả đã miêu tả tinh tế cụ thể đến từng cảm giác ý nghĩa dù chỉ là thoảng qua trong giọng hát. Mỗi lần phá bom là một thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác, sự dũng cảm như được kích thích bởi lòng tự trọng. Rồi cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng bom nổ... - Cuối truyện, chỉ một trận mưa đá vụt đi qua cũng đánh thức Định rất nhiều kỷ niệm và nỗi nhớ quê hương, gia đình, nhớ về tuổi thơ thanh bình. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Tác giả tỏ ra am hiểu và miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật làm hiện lên một thế giới nội tâm phong phú. * Phương Định cũng như các đồng đội của cô là con người mới, tiêu biểu cho lớp trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ. Hoạt động 3: Tổng kết - luyện tập ? Nêu nét chính về nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn? - HS khái quát. GV bổ sung. - GV cho HS đọc ghi nhớ (SGK). - GV cho HS trả lời bài 2 phần luyện tập: ? Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Phương Định ? - HS làm và phát biểu miệng trước lớp. III . Tổng kết - luyện tập 1. Tổng kết - Nghệ thuật: + Sử dụng ngôi kể phù hợp, cách miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc. + Ngôn ngữ và giọng điệu: Ngôn ngữ phù hợp với nhân vật kể chuyện tạo cho truyện có giọng tự nhiên thoải mái, trẻ trung giàu nữ tính - Nội dung: Tâm hồn trong sáng, tinh thần lạc quan, dũng cảm của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. (Ghi nhớ trong SGK). 2. Luyện tập Nhân vật Phương Định. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; - BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT. Làm thêm câu hỏi: Hình ảnh " Những ngôi sao xa xôi " mang ý nghĩa biểu tượng gì ? Được cảm nhận qua suy nghĩ của nhân vật nào ? Thể hiện ở phần nào của truyện ? - Chuẩn bị: Kiểm tra chương trình địa phương D. ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH Kế HOạCH: * Thời gian * Kiến thức * Tổ chức các hoạt động: Ngày soạn: 30/03/2008 Ngày kiểm tra: 04/04/2008 Tiết 143: kiểm tra chương trình địa phương A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Tổng hợp các kiến thức đã học về chương trình địa phương lớp 9. - Biết cách vận dụng tích hợp các kiến thức và kĩ năng đã được học để làm tốt bài kiểm tra. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng về diễn đạt, bố cục, ngữ pháp, chính tả, trả lời trúng ý, biết cách tổng hợp và xử lí, lựa chọn kiến thức chính xác vào bài làm. 3. Thái độ: - Qua bài kiểm tra đánh giá được trình độ kiến thức của mình và năng lực diễn đạt. Từ đó có hướng phấn đấu hơn ở bài viết tiếp theo. B. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Ra đề - đáp án và đọc tài liệu tham khảo; - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. Đề và đáp án: 1. Đề bài: đề a Phần trắc nghiệm: 1. Hãy chọn các kí hiệu tên các tác giả sau: HD (Hồ Dzếnh), ND (Nguyễn Duy), TNT (Từ Nguyên Tĩnh), NNL (Nguyễn Ngọc Liễn) sao cho phù hợp vào mỗi ô trống sau mỗi tác phẩm văn học địa phương Thanh Hoá có trong chương trình địa phương lớp 9. A. Cầu Bố B. Người tình của cha C. Quê hương D. Quá khứ 2. Nối tên tác phẩm (cột A) với phần nội dung (cột B) sao cho phù hợp : Cột a Phần nối Cột b 1. Quá khứ a. Bài thơ là lời kể sảng khoái với một niềm tự hào, một tình thân yêu, trìu mến say nồng về người cha và làng quê mình, về cái chất thảo dân, chất anh hùng dân dã nơi đây. 2. Cầu Bố b. Truyện ca ngợi tình cha con, tình yêu - tình vợ chồng giàu đức hi sinh thầm lặng của những người lính sau chiến tranh, đồng thời là sự thông cảm sâu sắc với nỗi đau của những số phận không may mắn. 3. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa c. Ai cũng có một quá khứ. Quá khứ đáng tự hào hay đáng hổ thẹn. Hãy biết từ quá khứ ấy hướng tới những điều tốt đẹp để được sống thanh thản. 4. Người tình của cha d. Với hai hình ảnh mang giá trị thẩm mĩ và nhân văn sâu sắc: Hình ảnh người mẹ và hình ảnh người con, cùng thể thơ lục bát truyền cảm được chú ý trong cả cách trình bày là sự miên man của tình con với mẹ, hàm ơn tưởng nhớ khôn nguôi. 3. Cho các tác giả : Thôi Hữu, từ Nguyên Tĩnh, Mạnh lê, Vương Anh, Nguyễn Thế Phương, Trần Mai Ninh, Hà Thị Cẩm Anh, Triều Ân em hãy điền vào các giai đoạn tương ứng của văn học Thanh Hoá. Giai đoạn Tác giả Giai đoạn 1945 - 1954 Giai đoạn 1955 - 1965 Giai đoạn 1966 - 1975 Giai đoạn từ sau 1975 đến nay. Phần tự luận: 7 điểm Hãy viết một văn bản ngắn trình bày những suy nghĩ và cảm nhận của em về nhân vật người cha trong truyện "Người tình của cha" của Từ Nguyên Tĩnh. đề b Phần trắc nghiệm: 3 điểm 1. Hãy chọn các kí hiệu tên các tác giả sau: HD (Hồ Dzếnh), ND (Nguyễn Duy), TNT (Từ Nguyên Tĩnh), CA (Hà Thị Cẩm Anh) sao cho phù hợp vào mỗi ô trống sau mỗi tác phẩm văn học địa phương Thanh Hoá có trong chương trình địa phương lớp 9. A. Đò Lèn B. Luỹ tre xanh C. Người tình của cha D. Quả còn 2. Nối tên tác phẩm (cột A) với phần nội dung (cột B) sao cho phù hợp : Cột a Phần nối Cột b 1. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa a. Truyện ca ngợi tình cha con, tình yêu - tình vợ chồng giàu đức hi sinh thầm lặng của những người lính sau chiến tranh, đồng thời là sự thông cảm sâu sắc với nỗi đau của những số phận không may mắn. 2. Người tình của cha b. Thiên truyện là sự thể hiện khát vọng tình yêu hạnh phúc của người dân tộc, vượt lên thử thách của phong tục, tập quán lạc hậu; sự giải phóng cho tình yêu ấy cho cuộc đời mới. Đồng thời truyện còn là thông điệp về bảo vệ môi trường cho "hành tinh mãi mãi xanh". 3. Đò Lèn c. Bài thơ đã tái hiện hình ảnh bà ngoại - suốt cả cuộc đời lam lũ, vất vả nhưng cứng cỏi; có đời sống tâm linh trong lành, nghiêm cẩn, với một tình yêu vô ngôn đã nuôi lớn tâm hồn tình cảm tuổi thơ ta. 4. Quả còn d. Với hai hình ảnh mang giá trị thẩm mĩ và nhân văn sâu sắc: Hình ảnh người mẹ và hình ảnh người con, cùng thể thơ lục bát truyền cảm được chú ý trong cả cách trình bày là sự miên man của tình con với mẹ, hàm ơn tưởng nhớ khôn nguôi. 3. Cho các tác giả : Triều Ân, Hữu Loan, Nguyễn Bao, Hồng Nguyên, Đặng ái, Nguyễn Ngọc Liễn, Kiều Vượng, từ Nguyên Tĩnh em hãy điền vào các giai đoạn tương ứng của văn học Thanh Hoá. Giai đoạn Tác giả Giai đoạn 1945 - 1954 Giai đoạn 1955 - 1965 Giai đoạn 1966 - 1975 Giai đoạn từ sau 1975 đến nay. Phần tự luận: 7 điểm Hãy viết một văn bản ngắn trình bày những suy nghĩ và cảm nhận của em về nhân vật người cha trong truyện "Người tình của cha" của Từ Nguyên Tĩnh. 2. Đáp án: Thang điểm : 10 điểm . đề a Phần trắc nghiệm: 3 điểm 1: 1 điểm: Điền chính xác các kí hiệu tên sau mỗi tác phẩm văn học địa phương Thanh Hoá có trong chương trình địa phương lớp 9. Đúng mỗi ý đạt 0.25 điểm, đúng cả đạt 1 điểm, cần đạt: A. ND B. TNT C. HD D. NNL 2. Nối đúng mỗi ý cột A với mỗi ý cột B đạt 0.25 điểm, đúng cả đạt 1 điểm cần đạt: Cột a Phần nối Cột b 1 a 2 b 3 c 4 d 3. Điền đúng các tác giả mỗi giai đoạn đạt 0.25 điểm, đúng cả đạt 1 điểm: Giai đoạn Tác giả Giai đoạn 1945 - 1954 Thôi Hữu, Trần Mai Ninh Giai đoạn 1955 - 1964 Nguyễn Thế Phương, Triều Ân Giai đoạn 1965 - 1975 Vương Anh, Hà Thị Cẩm Anh. Giai đoạn từ sau 1975 đến nay. từ Nguyên Tĩnh, Mạnh Lê, Phần tự luận: 7 điểm HS xác định được: - Kiểu bài: Nghị luận về tác phẩm truyện. - Nội dung: Suy nghĩ và cảm nhận về nhân vật người cha trong truyện "Người tình của cha" của Từ Nguyên Tĩnh. * Phần nội dung: 7.0 điểm, cần đạt: - Cha từng là lính Cụ Hồ, chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên khốc liệt, thiếu thốn. Bị sốt rét rừng được mẹ chăm sóc thoát khỏi tử thần. - Trở về đời thường, đạp xích lo kiếm sống, nuôi con. - Luôn yêu mẹ và nói với con nhiều về mẹ. - Đối với con luôn ân cần, tận tuỵ, nghiêm khắc nhưng rất gần gũi và hi vọng. - Khi bị con hiểu nhầm: Cha chấp nhận đau buồn, mất mát, nghịch cảnh trớ trêu của cuộc đời. Chấp nhận hi sinh vì con. - Trong giờ phút hấp hối: Luôn yêu, lo lắng cho con và nghĩ đến vợ. Cha là người sống vững chãi, chấp nhận nghịch cảnh, một lòng chung thuỷ, yêu thương vợ; yêu thương, lo lắng, sẵn sàng hi sinh vì tương lai của con. Đây là phẩm chất đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ giữa đời thường khắc nghiệt. * Phần hình thức: 1.0 điểm, cần đạt: 1. Trình bày bài văn theo bố cục 3 phần rõ ràng, hợp lí; đảm bảo tính mạch lạc. 2. Văn phong trôi chảy, sai không quá 10 lỗi về chính tả, ngữ pháp. đề b 1: 1 điểm: Điền chính xác các kí hiệu tên sau mỗi tác phẩm văn học địa phương Thanh Hoá có trong chương trình địa phương lớp 9. Đúng mỗi ý đạt 0.25 điểm, đúng cả đạt 1 điểm, cần đạt: A. ND B. HD C. TNT D. CA 2. Nối đúng mỗi ý cột A với mỗi ý cột B đạt 0.25 điểm, đúng cả đạt 1 điểm cần đạt: Cột a Phần nối Cột b 1 a 2 b 3 c 4 d 3. Điền đúng các tác giả mỗi giai đoạn đạt 0.25 điểm, đúng cả đạt 1 điểm: Giai đoạn Tác giả Giai đoạn 1945 - 1954 Hữu Loan, Hồng Nguyên Giai đoạn 1955 - 1964 Nguyễn Bao, Triều Ân Giai đoạn 1965 - 1975 Đặng ái, Nguyễn Ngọc Liễn Giai đoạn từ sau 1975 đến nay. Kiều Vượng, từ Nguyên Tĩnh, Phần tự luận: 7 điểm Đáp án như của đề A
Tài liệu đính kèm: