Triển khai hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong nhà trường tiếp tục đẩy mạnh. Xây dựng văn hóa học đường; cung cấp, trau dồi các kỹ năngsống cho học sinh.Tiếp tục làm tốt công tác giáo dục truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng,
giáo dục ý thức tự hào, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Trong tình hình dịch bệnh kéo dài, đặc biệt quan tâm và có giải pháp để ổn định tâm lý, tư tưởng của học sinh bị tác động vì dịch bệnh. Cần tăng cường phối hợp giữa nhà trường-gia đình trong việc quản lý, hỗ trợ học sinh, nhất là học sinh trong việc học trực tuyến tại nhà. Công tác giáo dục thể chất và y tế trường học triển khai hiệu quả, bảo đảm an toàn trường học, cùng với đó là xây dựng hồ sơ về sức khỏe học đường, nâng cao chất lượng công tác giáo dục quốc phòng, an ninh.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TH-THCS THANH TRƯỜNG Số: /KHGD-TH-THCSTT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Điện Biên Phủ, ngày tháng 9 năm 2022 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG (CẤP THCS) Năm học 2022-2023 I. Đặc điểm, điều kiện thực hiện chương trình năm học 1. Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục địa phương 1.1. Thuận lợi Phường Thanh Trường nằm ở vị trí vùng ngoài của trung tâm thành phố Điện Biên Phủ đang bước đầu phát triển mạnh về kinh tế chính trị, có nhiều dự án đàu tư vào để phát triển khinh tế của phường. Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Điện Biên Phủ, sự giúp đỡ tạo điều kiện của các ban, ngành chức năng của tỉnh, thành phố; sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, sự giám sát của HĐND phường, sự phối hợp chặt chẽ của MTTQ, các đoàn thể và tổ chức xã hội quần chúng, sự đồng tình ủng hộ của các cơ quan, đơn vị và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, phường Thanh Trường đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; các nguồn lực tiếp tục được khai thác và phát huy giá trị; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng lên. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của phường có những bước phát triển vững chắc. Các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị dạy học luôn được quan tâm. Các Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục, hoạt động xã hội đã và đang được thực hiện có hiệu quả. Các chế độ chính sách hỗ trợ học sinh của Nhà nước tiếp tục được thực hiện tạo thuận lợi trong huy động và duy trì số lượng học sinh. 1.2. Khó khăn Phường Thanh Trường đang phát triển mạnh về kinh tế bên cạnh những tác động tích cực, những mặt tiêu cực cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp giáo dục trên địa bàn phường. 2. Đặc điểm nhà trường 2.1. Thuận lợi 1. Thuận lợi Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biên Phủ, Đảng uỷ - HĐND - UBND phường Thanh Trường. Nhà trường luôn nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ đồng thuận của Hội cha mẹ học sinh. Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biên Phủ luôn quan tâm và tăng cường CSVC trang thiết bị dạy và học cho nhà trường, đáp ứng đầy đủ cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh đặc biệt là đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Nhà trường luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, sự phối hợp chặt chẽ có hiệu quả của các tổ chức đoàn thể phường, các cơ quan ban ngành, đơn vị kết nghĩa, nhân dân, hội phụ huynh học sinh đã tạo nên sức mạnh tổng hợp để trường TH-THCS Thanh Trường phát triển toàn diện. Nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu và công tác tuyên truyền để được sự đồng thuận, ủng hộ của chính quyền địa phương, nhân dân và phụ huynh khi thực hiện chương trình giáo dục VNEN, chương trình THM và Chương trình giáo dục Phổ thông mới 2018 (Lớp 1, 2,6) Hội đồng giáo dục, hội khuyến học hoạt động thường xuyên, bước đầu đã giúp nhà trường hoàn thành tốt công tác giáo dục tại địa phương, thường xuyên quan tâm ủng hộ nhà trường về các chủ trương, chính sách về công tác giáo dục. Hội cha mẹ học sinh thường xuyên quan tâm đầu tư cho việc học tập của học sinh, nhiệt tình giúp đỡ nhà trường trong công tác xã hội hóa giáo dục, động viên con em đến lớp đến trường, hỗ trợ nhà trường về cơ sở vật chất, kết hợp với nhà trường giáo dục học sinh. Đội ngũ CBGV - NV đoàn kết nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ chuyên môn vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt; có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần đoàn kết cao và tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, mến trẻ. Nền nếp dạy và học đã đi vào ổn định và vững chắc. Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, khá năng động, sáng tạo trong công việc, chỉ đạo bám sát kế hoạch nhiệm vụ trọng tâm của Ngành. Ban giám hiệu và các đoàn thể thống nhất trong công tác quản lý chỉ đạo các hoạt động giáo dục của nhà trường. Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối khang trang, sạch đẹp, có nhiều cây xanh bóng mát, môi trường đảm bảo cho sức khoẻ của thầy và trò. Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay. Các cuộc vận động, các phong trào thi đua do Bộ GD&ĐT phát động tạo ra động lực cho cán bộ giáo viên học sinh nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục. Trường nằm trên địa bàn đã được công nhận phổ cập THCS, tỷ lệ trẻ huy động trong độ tuổi ra lớp đạt tỷ lệ 100%. Đa số học sinh chăm ngoan, cầu tiến bộ có ý thức từ nhiều năm trước. Cơ sở vật chất nhà trường được đầu tư xây dựng có đủ các phòng chức năng, lớp học đủ để học 2 buổi / ngày. Nhà trường tổ chức ăn bán trú cho học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh trong việc đưa đón học sinh, việc học 2 buổi/ngày gặp nhiều thuận lợi. Học sinh dân tộc thiểu số, học sinh vùng đặc biệt khó khăn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của nhà nước về chế độ Hỗ trợ học tập (cấp tiểu học), về sách giáo khoa và vở viết (Cấp THCS) Trường đạt tiêu chuẩn: Trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ II; Đánh giá ngoài đạt chuẩn cấp độ 3. Trong năm học nhà trường sẽ được chuyển cơ sở mới, hệ thống trường, lớp được đầu tư mới và đồng bộ có nhà đa năng phục vụ cho các hoạt động của nhà trường. 2. Khó khăn: Đa số học sinh là con em nhân dân sống bằng nghề nông, đời sống của một bộ phận nhân dân còn nghèo nàn, thiếu thốn (có một số em thuộc gia đình hộ nghèo và hoàn cảnh đặc biệt khó khăn), gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của các em. Chất lượng học sinh không đồng đều, một số gia đình có hoàn cảnh quá khó khăn, một số gia đình chưa quan tâm đến việc học hành của con em, còn buông lỏng phó mặc cho nhà trường nên khó khăn trong việc giáo dục. Nhiều em học sinh khả năng tiếp thu còn hạn chế, còn có học sinh lực học yếu bản thân lại phải tự lo cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, chưa mạnh dạn trong các hoạt động. Hiện tượng học sinh vi phạm nội quy vẫn xảy ra, còn một bộ phận chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập, còn chây lười, thiếu tự giác. Một số em phải tham gia lao động tạo thu nhập thêm cho gia đình. Một số em ý thức học tập và rèn luyện chưa tốt, chưa có ý thức tự học, tự bồi dưỡng. Điều kiện học tập của học sinh ở một số thôn bản chưa đảm bảo. Đa số các em ít được đầu tư về vật chất, thời gian cho học tập nên chất lượng học tập chưa cao. Một số giáo viên chưa thực sự linh hoạt trong việc thực hiện đổi mới phương pháp và tổ chức các hình thức dạy học, phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả giờ lên lớp. Một số giáo viên việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy còn hạn chế, năng lực chuyên môn của giáo viên không đồng đều, việc tiếp cận, đổi mới phương pháp dạy học mới còn chậm, chưa linh hoạt. Nhà trường có học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (mồ côi, bố mẹ li hôn, học sinh hộ nghèo,), một số học sinh lớp 1 chưa thạo tiếng phổ thông. Địa bàn phường rộng, ở rải rác xa trường nên việc đi lại của học sinh gặp nhiều khó khăn. Hiện tại cơ sở vật chất của trường, sân trường, lớp học xuống cấp. Sân chơi còn chật hẹp, xuống cấp chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi của các em. Diện tích một số phòng học chật hẹp (6 phòng học dãy nhà ngang diện tích mỗi phòng: 36m2) nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Một số vị trí như nhân viên thủ quỹ, thiết bị chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công việc được giao. Là trường liên cấp mới sáp nhập từ 01/01/2020, cơ sở vật chất còn riêng biệt nên trong công tác quản lý chỉ đạo chung còn nhiều vướng mắc, bất cập. III. Mục tiêu giáo dục năm học của nhà trường 1. Mục tiêu chung Năm học 2021-2022 là năm đầu tiên ngành Giáo dục thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025; Nghị quyết số 50/NQ-CP (ngày 20/5/2021) của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội và văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giáo dục và đào tạo; cũng Quyết định ban hành Chương trình hành động của Bộ GDĐT triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Năm học 2021-2022, trường TH-THCS Thanh Trường tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép, vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, bảo đảm an toàn trường học; vừa chủ động, linh hoạt thực hiện chương trình, kế hoạch năm học để ứng phó với diễn biến khó lường của dịch Covid-19. Công tác thực hiện CT GDPT 2018 đối với lớp 6 và CT GDPT 2006 đối với các lớp từ 7 đến 9 phải bảo đảm hoàn thành chương trình năm học, đáp ứng yêu cầu chất lượng giáo dục. Ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo. Chủ động về các phương án dạy học trực tuyến và trực tiếp để chuyển đổi linh hoạt, ứng phó kịp thời với các tình huống diễn biến của dịch Covid-19 tại địa phương. Ưu tiên dạy học trực tuyến đối với các nội dung mang tính lí thuyết, có thể hướng dẫn học sinh khai thác sử dụng hiệu quả sách giáo khoa để học tập; sẵn sàng phương án để tận dụng tối đa khoảng thời gian học sinh có thể đến trường để dạy học trực tiếp, nhất là đối với các nội dung thực hành, thí nghiệm và kết hợp ôn tập, củng cố những nội dung lí thuyết đã học trực tuyến. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, thực hiện thường xuyên và hiệu quả các phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học tích cực,tăng cường đổi mới PPDH, và kiểm tra đánh gía theo phẩm chất năng lực người học. Triển khai giáo dục STEM, hướng dẫn học sinh NCKHKT đồng thời tích cực chuẩn bị các điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tập trung ưu tiên cho việc triển khai thực hiện đối với lớp 6 năm học 2021 - 2022. Đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng giáo dục; chú trọng phát triển mạng lưới trường, lớp, đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Song song với đó là tiếp tục đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; thực hiện quản trị trường học dân chủ, kỷ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả giáo dục. Tiếp tục triển khai dạy học chương trình tiếng Anh hệ 10 năm cho học sinh theo chỉ tiêu Phòng Giáo dục và Đào tạo giao. Đẩy mạnh và triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 theoQuyết định Phê duyệt đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong nhà trường; song song đó là đổi mới nội dung, hình thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu của thị trường lao động. Triển khai hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong nhà trường tiếp tục đẩy mạnh. Xây dựng văn hóa học đường; cung cấp, trau dồi các kỹ năngsống cho học sinh.Tiếp tục làm tốt công tác giáo dục truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng, giáo dục ý thức tự hào, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Trong tình hình dịch bệnh kéo dài, đặc biệt quan tâm và có giải pháp để ổn định tâm lý, tư tưởng của học sinh bị tác động vì dịch bệnh. Cần tăng cường phối hợp giữa nhà trường-gia đình trong việc quản lý, hỗ trợ học sinh, nhất là học sinh trong việc học trực tuyến tại nhà. Công tác giáo dục thể chất và y tế trường học triển khai hiệu quả, bảo đảm an toàn trường học, cùng với đó là xây dựng hồ sơ về sức khỏe học đường, nâng cao chất lượng công tác giáo dục quốc phòng, an ninh. Chú trọng công tác nâng chuẩn trình độ giáo viên và triển khai bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu dạy học của CT GDPT 2018; tham mưu cấp có thẩm quyền bổ sung biên chế và tuyển dụng giáo viên. Ưu tiên đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ việc dạy học, và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn để không em nào vì điều kiện kinh tế mà không thể đến trường. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục- Thực hiện nghiêm nền nếp, kỷ cương, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên; giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử và sức khỏe cho học sinh trong trường, bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. 2. Các chỉ tiêu cụ thể * Quy mô trường, lớp, học sinh 3.1. Số lớp, số học sinh: Năm học 2021-2022: Trường biên chế 8 lớp với tổng số: 248 học sinh cụ thể: TT Khối Số lớp TS HS Nữ Dân tộc Nữ DT Lưu ban Diện CS Con TB, LS, Bệnh binh Hoàn cảnh khó khăn SL Nữ SL Nữ SL Nữ 6 6 2 72 42 28 16 0 0 0 0 0 2 0 7 7 2 63 25 25 12 0 0 0 0 0 1 1 8 8 2 59 26 26 13 0 0 0 0 0 6 3 9 9 2 54 29 17 11 0 1 1 0 0 5 4 Tổng cấp 8 248 122 96 52 0 1 1 0 0 14 8 Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 137/137 đạt 100% Trẻ 6-10 tuổi học TH: 598/598 đạt 100% Huy động trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6: 94/94 đạt 100% Đối tượng trẻ từ 11-14 tuổi đang học: 354/355 đạt 99,7% (1 HS học tiểu học) * Chất lượng giáo dục Chỉ tiêu: Đối với lớp 7,8,9: 176HS- 6 lớp Tổng số Phẩm chất Năng lực Học tập Tốt Đạt CCG Tốt Đạt CCG HTT HT CHT 7 (63) 59=93,7 4=6,3 0 22=34,9 41=65,1 0 22=34,9 41=65,1 0 8(59) 54=91,2 5=8,7 0 19=32,2 40=67,7 0 19=32,2 40=67,7 0 9 (54) 51=94,4 3=5,6 0 19=35,1 35=59,1 0 19=35,1 35=59,1 0 176 164 = 93,2% 12=6,8% 0 60 = 33,3% 116=66,1% 0 60 = 33,3% 116=66,1% 0 Đối với lớp 6: 72HS- 2 lớp Tổng số Kết quả rèn luyện Kết quả học tập Tốt Khá Đạt CCG Tốt Khá Đạt CCG 72 64 = 89% 5=6,9% 3=4,1 0=0% 26 = 35,6% 49=41% 17=23,3% 0=0% *THCS Lớp HSXX HSG HSTT Đột suất 6 (72) 10=13,7% 16=21,9% 10 7,8,9 (180) 60=33,3 72=40% Lớp TTXS: 5 lớp Lớp TT: 3 lớp HSG cấp tỉnh lớp 9: 10 giải (có 4 giải ba, 6 giải KK), cấp Thành phố lớp 9: 16 giải (1 giải nhì, 4 giải ba, 11 giải KK). Thi Olimpic 6,7,8 cấp thành phố: 15 giải (1 giải nhì, 3 giải ba, 11 giải KK). Thi KHKT cấp thành phố: 1 giải KK Thi Olimpic qua mạng 3 môn toán, vật lý, ngoại ngữ: cấp trường 12 em, cấp thành phố 6 em. Tỉ lệ tốt nghiệp THCS: 54/54 = 100% Thi đỗ LQĐ và LTV ít nhất 15% số HS lớp 9 (năm học 2020-2021 không đạt chỉ tiêu chỉ được 7/67=10,45%) các cuộc thi các cấp HSG cấp tỉnh lớp 9: 10 giải (có 4 giải ba, 6 giải KK), cấp Thành phố lớp 9: 16 giải (1 giải nhì, 4 giải ba, 11 giải KK). Thi Olimpic 6,7,8 cấp thành phố: 15 giải (1 giải nhì, 3 giải ba, 11 giải KK). Thi KHKT cấp thành phố: 1 giải KK Thi Olimpic qua mạng 3 môn toán, vật lý, ngoại ngữ: cấp trường 12 em, cấp thành phố 6 em. Tỉ lệ tốt nghiệp THCS: 54/54 = 100% Thi đỗ LQĐ và LTV ít nhất 15% số HS lớp 9 (năm học 2020-2021 không đạt chỉ tiêu chỉ được 7/67=10,45%) Cuộc thi trên Internet: Tiếng Anh, Toán, Vật lý. Có 03 HS được vào vòng thi cấp tỉnh. Cụ thể: Môn Cấp trường Cấp thành phố Cấp tỉnh Cấp quốc gia Toán 12 6 1 1 Vật lí 12 6 1 1 Tiếng Anh 12 6 1 1 * Đội ngũ Chỉ tiêu đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên: - Xếp loại Cán bộ quản lý: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 01/01 đạt tỉ lệ 100%. Xếp loại giáo viên: Tốt: 15/16 đạt tỉ lệ 93,75% (1Gv bằng CĐ tạm dừng việc đánh giá chuẩn) Giáo viên xếp loại chuyên môn khá, giỏi đạt 100% trong đó: Giáo viên dạy giỏi cấp trường 16/16 đồng chí = 100%% Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố 5/16 đồng chí = 31,25% Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh 3/16 đồng chí = 18,75% (bảo lưu) IV. Khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình năm học và kế hoạch dạy họccác môn học, hoạt động giáo dục. 1. Khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình năm học 2021- 2022 Triển khai thực hiện chất lượng, hiệu quả Văn bản số 979/PGDĐT-THCS, ngày 23/08/2021 về việc thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2021-2022. Xây dựng, tổ chức thực hiện nghiêm túc, chất lượng kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình chi tiết theo 35 tuần thực học phù hợp với điều kiện của nhà trường, đảm bảo thời gian kết thúc học kì I, kết thúc năm học theo quy định tại Quyết định số 1406/QĐ-UBND ngày 06/08/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2021- 2022 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Cụ thể: - Ngày tựu trường ngày 01/09/2021 - Ngày khai giảng ngày 5/9/2021 - Số tuần trong năm học: 35 tuần, từ ngày 06/9/2021 đến ngày 28/05/2022; trong đó; + Học kỳ I (có 18 tuần thực học): Bắt đầu từ ngày 06/09/2021 đến ngày 08/01/2022. + Học kỳ II (có 17 tuần thực học còn lại giành cho các hoạt động khác): Bắt đầu từ ngày 10/01/2022 đến ngày 21/05/2022. - Có đủ thời lượng dành cho luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành, tổ chức hoạt động trải nghiệm và kiểm tra định kỳ. Cân đối nội dung dạy học trên lớp, ngoài lớp phù hợp đối tượng học sinh theo hướng tăng cường phẩm chất và năng lực. - Xét công nhận TNTHCS: Dự kiến 16-17/05/2022 - Kết thúc năm học: 28/05/2022 - Hoàn thành tuyển sinh lớp 6 năm học 2022-2023: trước 31/07/2022. -Nghỉ tết nguyên đán: Từ ngày 29/01/2022-06/02/2022. 2. Khung kế hoạch phân phối thời gian thực hiện chương trình môn học và hoạt động giáo dục năm học 2022-2023. - Đối với lớp 6: Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT, Thông tưsố 20/2021/TT-BGDĐT ngày 01/7/2021 của Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung Điều 3Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT, ngày 20/07/2021 của Bộ Giáo dục- Đào tạo. - Đối với các lớp từ lớp 8 đến lớp 9 (Thực hiện mô hình trường học mới): Tiếp tục thực hiện, duy trì đến hết cấp học (lớp 8 đến hết lớp 9) bảo đảm hiệu quả theo các quy định hiện hành (các văn bản của Bộ GD&ĐT: số 4068/BGDĐTGDTrH ngày 18/8/2016 về việc triển khai mô hình trường học mới từ năm học2016- 2017; số 3459/BGDĐT-GDTrH ngày 08/8/2017 về việc rà soát, đảm bảo các điều kiện triển khai mô hình trường học mới; số 4669/BGDĐT GDTrH ngày10/9/2015 về việc hướng dẫn đánh giá học sinh THCS theo mô hình trường học mới; số 1392/BGDĐT-GDTrH ngày 05/4/2017 về việc thực hiện một số quy định và đánh giá học sinh THCS mô hình trường học mới từ năm học 2016-2017; số1461/BGDĐT-GDTrH ngày 08/4/2019 về việc xét tốt nghiệp học sinh mô hình trường học mới. Khung kế hoạch phân phối thời gian thực hiện chương trình môn học TT Môn Số tiết lớp 7 TS HKI HKII 1 Ngữ văn 140 -LL: 72 -LL: 68 2 Toán 140 - LL: 72 - TH: 0 - LL: 66 - TH: 2 3 NN 105 -LL: 54 -LL:51 4 GDCD 35 - LL:16 - TN: 2 - LL:15 - TN: 2 5 KHXH 140 -LL: 72 -LL: 68 6 KHTN 105 -LL: 54 -LL:51 7 Công nghệ 53 -LL: 33 - TH: 3 -LL: 15 - TH: 2 8 Tin học 70 - LL: 32 - TH: 4 - LL: 28 - TH: 6 9 Thể dục 70 - LL: 2 - TH: 34 - LL: 2 - TH: 32 10 Âm nhạc 35 -LL: 18 -LL: 17 11 Mĩ thuật 35 -LL: 15 - TH: 3 -LL: 13 - TH: 4 12 Tự chọn 7,8,9 70 - LL: 20 - TN: 16 - LL: 20 - TN: 14 13 GD ĐP 6 35 -LL:18 -LL:17 14 HĐTNHN 7 35 -LL:18 -LL:17
Tài liệu đính kèm: