Khơi gợi hứng thú học tập của học sinh trong bộ môn Ngữ văn lớp 9

Khơi gợi hứng thú học tập của học sinh trong bộ môn Ngữ văn lớp 9

A. ĐẶT VẤN ĐỀ :

 Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông hứng thú có nghĩa là :

 Hứng thú ( DT) : Sự ham thích.

 Hứng thú ( TT) : Cảm thấy hứng thú, hào hứng ( với công việc )

 Việc đổi mới phương pháp giảng dạy Ngữ văn hiện nay đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, làm cho học sinh ham thích môn học . Có thể nói cốt lõi của đổi mới Dạy và Học là hướng tới hoạt động học tập chủ động , chống thói quen thụ động trong học tập của học sinh . Điều 24, Luật giáo dục ( do Quốc hội khóa X thông qua ) cũng đã chỉ rõ: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực , tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên trong đó có giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn.

 Tính tích cực trong học tập liên quan trước hết đến động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Tính tích cực hay hứng thú học tập của học sinh chính là sự ham thích, sự hào hứng trong công việc học tập bộ môn Ngữ văn. Nó được biểu hiện ở chỗ HS tích cực lĩnh hội tri thức văn học. Các em thông hiểu, ghi nhớ những điều đã nắm qua hoạt động nỗ lực của bản thân. HS thích phát biểu ý kiến, chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới. Phương pháp giảng dạy tích cực có mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong giờ học. Người giáo viên là người hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình tiếp nhận kiến thức, rèn luyện toàn diện về tư duy, tình cảm, tâm hồn.

 

doc 18 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 2028Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Khơi gợi hứng thú học tập của học sinh trong bộ môn Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
TRONG BỘ MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
A. ĐẶT VẤN ĐỀ :
 Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông hứng thú có nghĩa là :
 Hứng thú ( DT) : Sự ham thích.
 Hứng thú ( TT) : Cảm thấy hứng thú, hào hứng ( với công việc )
 Việc đổi mới phương pháp giảng dạy Ngữ văn hiện nay đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, làm cho học sinh ham thích môn học . Có thể nói cốt lõi của đổi mới Dạy và Học là hướng tới hoạt động học tập chủ động , chống thói quen thụ động trong học tập của học sinh . Điều 24, Luật giáo dục ( do Quốc hội khóa X thông qua ) cũng đã chỉ rõ: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực , tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên trong đó có giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn. 
 Tính tích cực trong học tập liên quan trước hết đến động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Tính tích cực hay hứng thú học tập của học sinh chính là sự ham thích, sự hào hứng trong công việc học tập bộ môn Ngữ văn. Nó được biểu hiện ở chỗ HS tích cực lĩnh hội tri thức văn học. Các em thông hiểu, ghi nhớ những điều đã nắm qua hoạt động nỗ lực của bản thân. HS thích phát biểu ý kiến, chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới. Phương pháp giảng dạy tích cực có mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong giờ học. Người giáo viên là người hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình tiếp nhận kiến thức, rèn luyện toàn diện về tư duy, tình cảm, tâm hồn.
	Song việc thực hiện điều đó không dễ dàng trong quá trình dạy học. Đặc biệt môn Ngữ văn lại càng gặp khó khăn trong việc phát huy tính tích cực của học sinh. Học sinh thường thụ động, không thích học văn, không cảm thấy hứng thú trong giờ học.Khi con người mất hứng thú học tập thì sẽ trở nên sợ học, các em cảm thấy mình lẹt đẹt trong lớp.Thực tế xã hội cho thấy người thất học là người không biết cách học. Tình hình đó đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi những biện pháp làm cho giờ học Ngữ văn lôi cuốn học sinh, phát huy được tính tích cực chủ động trong người học hướng đến hiệu quả tối đa của giờ học. Hướng tới dạy cho các em biết cách học.
	Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9 tôi nhận thấy muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao, giáo viên phải khơi dậy được hứng thú học tập của học sinh. Từ đó mới phát huy thực sự tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Thực tế cũng đã chứng minh rằng, khi giáo viên khơi gợi được hứng thú học tập thì hiệu quả giờ lên lớp được nâng cao, học sinh tích cực chủ động trong học tập. Trong phạm vi của Sáng Kiến Kinh Nghiệm, tôi xin đề cập đến một số biện pháp nhằm khơi gợi hứng thú học tập của học sinh trong giờ học Ngữ văn lớp 9. Đó cũng là hướng tiếp cận quan điểm dạy học mới ( Đổi mới phương pháp )giúp HS mạnh dạn , tự tin trong học tập. Các hình thức học tập sinh động sẽ tạo cho các em hứng thú trong học tập. Việc quan tâm đúng mức trong rèn luyện các kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết giúp các em khắc sâu Kiến thức và hoàn thiện các kỹ năng sống cần thiết. Đây cũng là cơ sở thực tiễn, là nền tảng cho việc hình thành thói quen tốt , hình thành nhân cách cho các em trong tương lai.
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
 I. THỰC TRẠNG :
 1/ Về chương trình Ngữ văn lớp 9:
Văn
- Truyện văn xuôi và truyện thơ trung đại Việt Nam.
 - Truyện Việt Nam sau 1945.
- Truyện nước ngoài.
- Thơ trữ tình việt Nam sau 1945.
- Thơ trữ tình hiện đại thế giới.
- Tác phẩm Nghị luận Việt Nam và nước ngoài.
- Văn bản nhật dụng về hội nhập và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
 Về quyền sống , bảo vệ hòa bình chống chiến tranh
- Kịch Việt Nam 
- Chương trình địa phương
- Tổng kết, kiểm tra.
Tiếng Việt
- Từ vựng : 
Học một số yếu tố Hán Việt
 Thuật ngữ
Sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt.
Trau dồi vốn từ
Tổng kết về từ vựng
- Hội thoại :
 Phương châm hội thoại
 Xưng hô trong hội thoại
 Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp. Nghĩa tường minh và hàm ý.
- Ngữ pháp : Khởi ngữ, các thành phần biệt lập, Tổng kết về Ngữ Pháp và dấu câu.
- Chương trình địa phương
- Tổng kết, kiểm tra.
Tập làm văn
- Văn thuyết minh:
- Văn tự sự
- Văn Nghị luận
- Hành chính công vụ
-Tập làm thơ và hoạt động Ngữ văn
- chương trình địa phương
- Ôn tập, kiểm tra
 Qua bảng trên chúng ta đã có cái nhìn tổng thể về chương trình Ngữ văn lớp 9. Nhìn chung chương trình đã đạt được yêu cầu : Tích hợp, tích cực, nội dung học tập gần gũi có tính kế thừa từ các lớp dưới . 
 2/ Về phía giáo viên :
 Hầu hết giáo viên đã ý thức sâu sắc phương pháp dạy học mới . Hàng năm các thầy cô được tập huấn thay sách, thảo luận ưu nhược điểm của sách giáo khoa mới. Trong giảng dạy người thầy đã phát huy được tính tính cực chủ động trong việc dạy học. Học sinh được bày tỏ ý kiến tình cảm, cách hiểu của mình về bộ môn, được thực hành giao tiếp nhiều hơn. Với tinh thần mới, giờ Ngữ văn không phải là giờ truyền thụ kiến thức, mà là giờ khơi gợi khuyến khích học sinh tìm ra con đường đi tới kiến thức. Giáo viên cũng đã phân biệt được phương pháp dạy học theo đặc trưng bộ môn Ngữ văn ( Tiếng Việt – Văn – Tập làm văn ). Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện quan điểm tích hợp trong các tiết dạy: Tích hợp ngang ( tính tích hợp của ba phân môn Văn - Tiếng Việt – Tập làm văn) và Tích hợp dọc ( Tích hợp giữa các bài , các lớp trong cùng một phân môn). Bên cạnh đó là việc tích hợp vấn đề môi trường tự nhiên và xã hội một cách phù hợp trong từng tiết dạy. Qua việc tích hợp và lồng ghép cộng với liên hệ thực tế để giáo dục học sinh đã đem lại cho bộ môn Ngữ văn có những tín hiệu khởi sắc. Đó là Phương pháp Dạy – Học mới đang được tiếp cận một cách tích cực.
 Tài năng sư phạm của người thầy được dành nhiều hơn cho việc học sinh tự tìm hiểu cảm thụ tác phẩm. Trong từng tiết dạy giáo viên đã mạnh dạn phối hợp cùng học sinh tiếp cận, phân tích, tổng hợp và hình thành những tri thức cần nắm. Giáo viên nắm rõ được quan điểm tích hợp của sách giáo khoa, có nhiều cố gắng rèn luyện kỹ năng Nghe- Đọc- Nói- Viết cho học sinh. Học sinh không chỉ nắm kiến thức mà quan trọng hơn là biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống như : Nói, viết Tiếng Việt thành thạo, biết tạo lập văn bản, biết sáng tác thơ, sáng tác tác phẩm nghệ thuật ngắn. Chính những chuyển biến này đã giúp giáo viên nhanh chóng tiếp cận và thực hiện thành công những đổi mới trong phương pháp Dạy – Học Ngữ Văn.
 Tuy nhiên có một số giáo viên vẫn còn làm việc quá nhiều, trong một tiết dạy đưa ra khá nhiều thông tin. Điều đó dễ đưa các em vào thế bị động ghi nhớ, không tạo điều kiện cho các em độc lập suy nghĩ, sáng tạo. Từ đó dẫn đến sau này các em đứng trước nhiều vấn đề mới các em bỡ ngỡ , bị động, lúng túng và không có đủ khả năng, bản lĩnh để giải quyết những vấn đề phức tạp trong cuộc sống. 
 Một số tiết dạy vẫn còn rập khuôn theo trình tự 5 bước lên lớp. Nó biến giờ học thiếu sự phóng khoáng, giờ học nhạt nhẽo làm tê liệt sự hào hứng của học sinh. Rồi giáo viên chỉ dùng một phương pháp dạy chủ yếu là thuyết trình, không có sự linh hoạt trong việc kết hợp các phương pháp. Bên cạnh đó là việc sử dụng các giáo án mẫu, thiết kế bài giảng một cách máy móc làm mất đi sự cảm thụ sáng tạo riêng của cá nhân.
 2/ Về phía học sinh :
 Các em học sinh phần nào ý thức được đây là bộ môn chính quyết định chất lượng học tập. Các em luôn cố gắng để đạt được trung bình để không bị khống chế trong xếp loại học lực. Các giờ học nhìn chung đã có một không khí mới, hào hứng, sôi nổi. Học sinh được giao việc , tức là được chủ động tham gia vào các hoạt động trong giờ học với tư cách là một chủ thể tích cực. Học sinh làm việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên, không khí tiết học đôi khi ồn ào nhưng học sinh rất hào hứng đón nhận, giảm thái độ đối phó, miễn cưỡng bởi các em đã tìm được sự hứng thú cho mình.
 Số học sinh say mê học văn có tăng nhưng không nhiều. Chất lượng bộ môn hàng năm được tăng cao. Nhưng tính số lượng các em đạt điểm trung bình bộ môn Ngữ văn trên 8.0 trong một lớp hay trong một trường cũng rất khiêm tốn.
 Tuy nhiên đi sâu vào thì việc học của học sinh chủ yếu là đối phó. Kiến thức thực tế về văn học của các em còn nghèo nàn, phương pháp học tập còn lúng túng. Do đó kiến thức văn học các em không nhớ được; Kiến thức Tiếng Việt các em dùng từ ngữ trong giao tiếp một cách thiếu chính xác. Đặc biệt các bài Tập làm văn thường mắc lỗi chính tả, câu văn viết chưa đúng ngữ pháp, cách diễn đạt vụng về, sáo mòn, lệ thuộc vào sách tham khảo. Nghĩa là các em chưa có tính sáng tạo trong việc tạo lập văn bản theo yêu cầu
 Nếu thử điều tra học sinh theo 3 câu hỏi nhỏ sau chúng ta sẽ thấy rõ thực trạng học tập Ngữ văn và tâm trạng khi các em học văn ra sao :
 + Em có thấy môn văn cần thiết cho cuộc sống và nghề nghiệp sau này của mình không ?
 + Em có thích học văn không ?
 + Nếu được lựa chọn thầy cô giáo trong trường để dạy em về môn văn, thì em chọn những thầy cô nào ?
 Kết quả điều tra sẽ rất đáng suy nghĩ, đáng để mỗi giáo viên dạy Ngữ văn trăn trở, suy ngẫm về vị trí, tầm quan trọng của môn văn và năng lực dạy Ngữ Văn của mình.
 II. NGUYÊN NHÂN : 
 Chất lượng, không khí học văn trên lớp nhiều tiết tẻ nhạt, thiếu hấp dẫn là : giáo viên giảng dạy nhợt nhạt, không có hồn; học sinh mệt mỏi, thụ động, không hứng thú không náo nức chờ đợi giờ học văn. Điều này do các nguyên nhân sau :
 1/ Số thầy dạy hay, dạy giỏi chưa nhiều. Dạy Ngữ văn cũng cần đòi hỏi phải có năng khiếu. Thầy dạy không hay, không say mê , nhiệt tình thì khó mà làm cho học trò thích môn văn. Một số tiết dạy bình thường giáo viên lại quay về phương pháp cũ, tức là cung cấp cho học sinh từng kiến thức, thậm chí đọc chép cho học sinh. Điều này cũng do nguyên nhân giáo viên chưa tin vào năng lực thi công của mình, nhất là đối với học sinh yếu kém. Giáo viên thường ghi câu chữ, hình ảnh, biện pháp tu từ sau đó đánh mũi tên sang ngang ghi tác dụng, ý nghĩa  một cách máy móc giản đơn. Điều đó vừa làm mất đi tính toàn vẹn của tác phẩm, vừa gây khó khăn cho học sinh khi học bài ở nhà .
 Thao tác vào bài ( giới thiệu bài ) của giáo viên thường là nhắc lại tên bài học trước, nêu tên bài học hôm nay. Kiểu dẫn dắt đơn điệu này không kích thích được hứng thú học tập của học sinh.
 Thao tác tìm hiểu bài còn hạn chế là : Câu hỏi quá dễ hoặc quá khó, diễn giảng vụn vặt sau câu trả lời của học sinh, bỏ qua chỗ diễn giảng cao trào để bổ sung, nâng cao, mở rộng cách hiểu cho học sinh.
 2/ Đa số học sinh, cha mẹ học sinh đầu tư vào các môn khoa học tự nhiên và ngoại ngữ, xem nhẹ môn Ngữ văn. Điều này dễ nhận ... ị giác của học sinh một cách tích cực nhất. Sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học cho các hoạt động học sẽ kích thích trí tò mò, lòng ham hiểu biết và hứng thú học tập môn Ngữ văn của học sinh.
 Có thể kể đến các phương tiện trong giờ học Ngữ văn như sau :
 - Bảng viết : trình bày bảng là nghệ thuật giúp học sinh có thể quan sát, ghi chép một cách có hệ thống đầy đủ các nội dung theo tiến trình bài học.Phấn màu cần được sử dụng hài hòa, có tác dụng trực quan. Nội dung trình bày ngắn gọn, đủ nội dung bài học, tránh dài dòng.Có thể để phần bảng phụ tương ứng với lượng thời gian luyện tập để học sinh có đủ bảng trình bày kết quả.
 - Tranh ảnh, sơ đồ: Được sử dụng phổ biến vì dễ làm, tiết kiệm nhiều mặt. Khi sử dụng , nên dành thời gian cho học sinh quan sát suy nghĩ sẽ khắc sâu được dự kiến tác dụng đồ dùng của giáo viên.
 - Ứng dụng công nghệ thông tin : Những ứng dụng công nghệ thông tin đã thực sự đem lại cho giáo viên và học sinh những giờ học hứng thú qua các hoạt động thu nhập, lưu trữ, mô phỏng và trình chiếu lượng thông tin bằng nhiều dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, mô hìnhVận dụng công nghệ thông tin là xu thế thời đại vì nó phát huy được tính tích cực của người học nhờ quá trình tương tác giữa giáo viên – học sinh- nội dung- phương tiện- phương pháp- hình thức học tập. Có nhiều mức độ khác nhau trong vận dụng chuẩn bị giáo án điện tử, trình chiếu bài dạy của giáo viên. Tích cực hơn là tìm kiếm thông tin trên mạng hay tổ chức học tập theo hình thức từ xa (E learning).
 Đồ dùng dạy học cần chú ý đến tính hiệu quả tác dụng trong việc tạo ra hứng thú cho học sinh học tập. Luôn chú ý đến tính sư phạm và đảm bảo kĩ thuật mới có thể khẳng định sự hỗ trợ tích cực của đồ dùng trong dạy học Ngữ văn.
 4/ Cách đối xử của người dạy tạo ra hứng thú cho học sinh :
 Việc truyền dạy thì phương pháp của thầy cô này sẽ khác với thầy cô khác. Phương pháp một phần là vấn đề của cá nhân, là cách tiếp cận và giải quyết riêng của mỗi thầy cô, không thể liệt kê ra sắc thái riêng của từng người. 
 Phần lớn đọng lại trong tâm trí học sinh là cách đối xử của thầy. Người thầy gây cho học sinh niềm hứng thú học tập bằng một câu hỏi nêu vấn đề có tính khơi gợi khiến học sinh thắc mắc động não suy nghĩ. Có nghĩa là thầy không chỉ dạy chuyên môn mà chú tâm cho học sinh phương pháp tư duy. Vì kiến thức không thể có từ việc học thuộc lòng mà có thể có được từ khả năng phân tích, tổng hợp và suy luận. Người thầy biết đơn giản hóa và làm rõ những vấn đề phức tạp, đào sâu vào cốt lõi của vấn đề. Từ đó khơi gợi sự hứng thú, kích thích tư duy của học sinh. Người thầy nên quan tâm và tôn trọng những tìm tòi dù nhỏ bé của học sinh. Từ đó chắp cho các em đôi cánh tự tin và dám ước mơ để mạnh dạn khám phá sự hiểu biết một cách chủ động và sáng tạo.
 Việc thân thiện và quan tâm của thầy giúp học sinh khát khao học tập, noi theo tấm gương của thầy. Những người thầy không chỉ hướng dẫn kiến thức cho học sinh mà còn biết giao lưu cởi mở mối quan hệ thầy trò, giúp học trò tìm thấy sự hứng thú trong học tập và tìm tòi sáng tạo. Từ đó giờ Ngữ văn mới thực sự hấp dẫn với học sinh, và người thầy dạy sẽ trở thành thần tượng của các em.
* MINH HỌA BÀI : BÀN VỀ ĐỌC SÁCH:( Tuần 20, tiết 96 và 97)
 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
A/Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
 1/ KT: hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. Hiểu được thái độ khoa học của tác giả đối với việc đọc sách.
 2/ KN: Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc , sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
 3/ TĐ: GD học sinh liên hệ với việc đọc sách của bản thân, khắc phục những sai lệch khi đọc sách.
B/ Chuẩn bị :
 GV: SGK, STK, giáo án, bảng phụ.
 HS: Đọc bài, soạn bài ở nhà.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
 1/ Ổn định lớp
 2/ KT vở soạn của HS.
 3/ Bài mới:
 Giới thiệu: GS.TS Chu Quang Tiềm ( 1897-1986) – nhà Mĩ học, lí luận văn học lớn của Trung Quốc . Ông nhiều lần bàn về đọc sách, PP đọc sách. Ông muốn truyền lại cho các thế hệ sau những suy nghĩ sâu sắc và kinh nghiệm phong phú của bản thân .Bàn về đọc sách trích trong cuốn : Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui , nỗi buồn của việc đọc sách.( Phần giới thiệu giáo viên có thể dùng hình thức vấn đáp gợi tìm )
Hoạt động của thầy – trò
 HĐ 1:
 Đọc rõ ràng, mạch lạc. Chú ý các hình ảnh so sánh trong bài.Chú ý các từ khó trong chú thích.
 Văn bản bàn về vấn đề gì ?
 Xác định thể loại văn bản ? Dựa vào yếu tố nào để xác định. 
 ( Dựa vào hệ thống luận điểm, cách lập luận và tên văn bản)
 HS tìm các luận điểm ?
 + Từ đầu đến .phát hiện thế giới mới.
 + Lịch sửtiêu hao lực lượng.
 + Còn lại
HĐ 2:
 HS đọc lại phần 1.
 GV chia nhóm để học sinh suy nghĩ và thảo luận vấn đề sau :
 Ý kiến của Chu Quang Tiềm về tầm quan trọng và ích lợi của đọc sách như thế nào ? Em có đồng ý với lời bàn của tác giả về tầm quan trọng và ích lợi của việc đoc sách không ?
 HS thảo luận, cử đại diện nhóm trả lời để các nhóm khác nhận xét, HS khác lắng nghe và bổ sung thêm
 HS đọc phần 2.
 Ý kiến của Chu Quang Tiềm về những khó khăn , nguy hại dễ gặp trong việc đọc sách hiện nay ? 
 HS suy nghĩ , tham gia ý kiến cá nhân, các học sinh khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung cho bạn.
 Tính thuyết phục của luận điểm này là gì ?
 HS đọc phần 3 .
 Hãy tóm tắt lời bàn của Chu Quang Tiềm về cách đọc sách . Ý kiến của em về lời bàn này?
 HS đọc thầm văn bản sách giáo khoa, suy nghĩ và trả lời cá nhân, HS khác nhận xét bổ sung.
 GV nhận xét , đánh giá câu trả lời của HS. Sau đó chốt lại.
 Mối quan hệ giữa học vấn phổ thông và học vấn CM trong việc đọc sách ntn? Tác giả so sánh như thế nào ?
 HS liên hệ với cách đọc của mình?
 HĐ 3:
 HS tổng kết về luận điểm?
 Văn bản bàn về đọc sách có điều gì đặc biệt về nghệ thuật lập luận ?
 HS suy nghĩ trả lời cá nhân , HS khác nhận xét.
 GV tổng kết hướng tới các ghi nhớ trong SGK.
Nội dung
I/Đọc, hiểu văn bản:
 1/ Đọc
 2/ Thể loại: VB nghị luận
( lập luận giải thích một vấn đề xã hội)
3/ Bố cục: Gồm các phần :
+ Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách.
+ Những khó khăn, các thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách. 
+ Phương pháp đọc sách, chọn sách.
II/ Tìm hiểu văn bản:
 1/ Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách:
+ Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn để tích lũy tri thức.
+ Sách là tài sản quí giá của nhân loại. Sách lưu giữ các thành tựu học vấn của nhân loại.
 Phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát.
2/ Những khó khăn, nguy hại dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay :
+ Tham đọc nhiều, đọc không có định hướng, lãng phí thời gian với sách không bổ ích.
+ Sách nhiều khiến người đọc không chuyên sâu, không nghiền ngẫm.
+ Xem thường sách thường thức
+ Lập luận giàu hình ảnh, dùng cách so sánh ví von cụ thể, thực tế : giống như đánh trận.
3/ Phương pháp chọn sách, đọc sách :
+ Chọn sách có giá trị, có lợi. ( loại phổ thông và loại chuyên môn )
+ Đọc kĩ, vừa đọc vừa suy nghĩ, kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn. 
+ Không đọc tràn lan mà phải đọc có kế hoạch và hệ thống.
III/ Tổng kết ( SGK)
- Nội dung : Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Nghệ thuật : lời bàn thấu tình, đạt lí, luận điểm rõ, cách dẫn dắt tự nhiên. Lời lẽ chân tình chia sẻ kinh nghiệm từng trải của cá nhân, ngôn ngữ tự nhiên có hình ảnh tạo nên sức thuyết phục.
 4/ Củng cố : Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi học văn bản này ?
 HS liên hệ thực tế đọc sách của cá nhân mình để rút ra bài học .
 5/ Dặn dò: Về nhà đọc sách theo lời bàn của Chu Quang Tiềm.
 Chuẩn bị bài : Khởi ngữ.( Tìm hiểu trước các từ in đậm theo câu hỏi )
IV/ KẾT QUẢ : 
	Hàng năm chất lượng bộ môn Ngữ văn đạt TB từ 95 %. Số lượng HSG đạt yêu cầu theo chỉ tiêu đăng kí. Điều quan trọng là học sinh đa số bước đầu thích học Ngữ văn. Sự yêu thích thể hiện trong ánh mắt và khả năng phát biểu xây dựng bài của các em.Đôi lúc các em biểu hiện trực tiếp bằng lời niềm yêu thích, niềm mơ ước trong tương lai của mình. Kết quả nho nhỏ ấy là niềm vui để GV Ngữ văn đam mê với nghiệp Văn 
C. KẾT LUẬN : 
 Khơi gợi hứng thú học tập của học sinh trong giờ học Ngữ văn 9 là hướng đi đúng để phát huy tính tích cực của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả của giờ dạy Ngữ văn. Để đạt hiệu quả cao trong một tiết dạy, làm cho học sinh hào hứng với môn học luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ của người giáo viên có lương tâm trách nhiệm nghề nghiệp.
 Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện các phương pháp khơi gợi hứng thú học tập Ngữ văn cho học sinh, tôi nhận thấy kết quả đã được nâng cao. Học sinh từ chỗ hờ hững đã dần say mê , hào hứng phát biểu ý kiến. Nhiều em đã bộc lộ niềm yêu thích môn học, cảm nhận được việc bồi đắp tâm hồn, rèn kĩ năng giao tiếp của môn học.
 Để việc dạy Ngữ văn đạt hiệu quả, trong quá trình nghiên cứu, thực hiện , tôi thấy cần chú ý một số điểm sau :
 - Giáo viên cần đầu tư nhiều công sức trong việc lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng tiết dạy. Chú ý các đối tượng học sinh để có hướng sử dụng câu hỏi phù hợp.Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở cho học sinh. Làm sao trong một tiết dạy phát huy được khả năng tư duy của học sinh, giúp các em thực hành, vận dụng kiến thức tốt sẽ đem lại niềm hào hứng cho các em trong việc học bộ môn Ngữ văn. Tâm lí của học sinh thoải mái hơn vì giờ học văn đã bớt nặng nề, dài dòng.
 - Khắc phục tình trạng giờ dạy đơn điệu do sử dụng phương pháp chưa đúng. Giáo viên cần đầu tư công sức cho việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học, chọn lựa nội dung sử dụng hợp lí.
- Thầy cô dạy văn biết tổ chức hướng dẫn đúng cách , phù hợp với trình độ thì chắc chắn giờ làm bài kiểm tra Ngữ văn sẽ không còn là việc bắt buộc , căng thẳng mà sẽ trở thành hoạt động thu hút, kích thích tiềm năng sáng tạo của học sinh. Khi chấm bài giáo viên nên chú ý phát hiện sự sáng tạo của cá nhân. Bởi đây là sản phẩm của chính tư tưởng, kĩ năng của học sinh. Chính điều đó sẽ dần xóa bỏ sự sáo mòn, lệ thuộc vào văn mẫu của học sinh.
 - Làm thế nào để học sinh thích thú học tập môn Ngữ văn? Làm thế nào để học sinh có kiến thức thực sự, có kĩ năng cần thiết. Có lẽ đây là điều trăn trở của rất nhiều người thầy dạy văn tâm huyết. Với những suy nghĩ của bản thân rất mong được chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm của thầy cô khác về việc khơi gợi hứng thú học Ngữ văn của học sinh lớp 9: từ cách hiểu phương pháp dạy học, tâm thế của người thầy và phương tiện đồ dùng dạy học. 
 Ngày 16 tháng 02 năm 2009
 Người viết
 Nguyễn Thị Thu
YÙ KIEÁN NHAÄN XEÙT, ÑAÙNH GIAÙ CUÛA TOÅ CHUYEÂN MOÂN:
.
YÙ KIEÁN NHAÄN XEÙT, ÑAÙNH GIAÙ CUÛA HOÄI ÑOÀNG KHOA HOÏC TRÖÔØNG 
..
YÙ KIEÁN NHAÄN XEÙT, ÑAÙNH GIAÙ CUÛA HOÄI ÑOÀNG KHOA HOÏC
GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN 
.
.
..
YÙ KIEÁN NHAÄN XEÙT, ÑAÙNH GIAÙ CUÛA HOÄI ÑOÀNG KHOA HOÏC
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 
..

Tài liệu đính kèm:

  • docKhoi goi hung thu hoc Ngu van 9.doc