Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học 2009 – 2010 môn thi: sinh học thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học 2009 – 2010 môn thi: sinh học thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: ( 1 điểm)

a.Vì sao nói AND là vật chất mang thông tin di truyền ở cấp độ phân tử?

b. Quá trình tổng hợp AND dựa theo các nguyên tắc nào?

Câu 2: ( 1 điểm)

 ADN trong tế bào sinh vật tồn tại ở những trạng thái nào ?

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1091Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học 2009 – 2010 môn thi: sinh học thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tỉnh Vĩnh Phúc
---------o0o--------
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS
 Năm học 2009 – 2010
 Môn thi: SINH HỌC 
Thời gian 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 1 điểm)
a.Vì sao nói AND là vật chất mang thông tin di truyền ở cấp độ phân tử?
b. Quá trình tổng hợp AND dựa theo các nguyên tắc nào?
Câu 2: ( 1 điểm)
 ADN trong tế bào sinh vật tồn tại ở những trạng thái nào ?
Câu 3: ( 1 điểm)
 Bộ nhiễm sắc thể của người kí hiệu là 2n. Trong điều kiện không xảy ra đột biến, trao đổi chéo và cấu trúc mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng đều khác nhau. Chứng minh rằng: Tỷ lệ giao tử của bố chứa tất cả nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ ông nội là 1/2n.
Câu 4: ( 1 điểm)
Tính ổn định của AND ở mỗi loài sinh vật được đảm bảo nhờ cơ chế nào? Vì sao sự ổn định của AND chỉ mang tính chất tương đối?
Câu 5: ( 1 điểm)
Làm thí nghiệm sử dụng 2 loại enzym khác nhau để cắt đôi một đoạn phân tử AND theo một đường thẳng sao cho kích thước, khối lượng và số lượng NU của 2 nửa như nhau. Người ta thu được hai trường hợp:
TH1: Số Nu của một nửa là: A = T = G = 1000, X = 1500.
TH2 : số Nu của mmọt nửa là : A = T = 750, X = G = 1500.
( ?) Hãy xác định cách cắt của enzym trong 2 trường hợp trên ?
Câu 6: ( 1 điểm)
a.Có những đột biến không hề làm thay đổi số lượng và trình tự sắp xếp các aa trong phân tử prôtêin. Đó là loại đột biến gì?
b.Vì sao trong cùng một kiểu đột biến thay thế Nu này bằng Nu khác nhưng lại gây nên những hậu quả rất khác nhau về chức năng của prôtêin? Giải thích?
Câu 7: ( 1 điểm)
 Trong trường hợp nào thì đột biến chuyển thành thể đột biến?
Câu 8: ( 1 điểm)
a.Phát hiện quan trong của Menđen thông qua giả thuyết: " giao tử thuần khiết" là gì?
b.Dựa vào đâu Menđen đưa ra giả thuyết di truyền gián đoạn?
Bài 9 :( 2 điểm) 
 Trong tinh hoàn của 1 gà trống có 6250 tế bào sinh tinh đều qua giảm phân hình thành tinh trùng. Nhưng trong quá trình giao phối với gà mái chỉ có 1/1000 số tinh trùng đó trực tiếp thụ tinh với các trứng. Các trứng hình thành trong buồng trứng đều được gà mái đẻ ra và thu được 32 trứng. Nhưng sau khi ấp, chỉ nở được 23 gà con.
	a) Tính số lượng tinh trùng hình thành, số lượng tinh trùng trực tiếp thụ tinh với các trứng.
	b) Cho biết số lượng tế bào sinh trứng của gà mái và số NST bị tiêu biến trong các thể định hướng khi các tế bào sinh trứng này qua giảm phân.
	c) Số trứng không nở có bộ NST như thế nào? Được biết ở gà 2n = 78
Đáp án:
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
a
*Vì, AND mang đủ các tiêu chuẩn của vật chất di truyền:
- Lưu giữ thông tin di truyền
- Truyền đạt thông tin di truyền
- Biến đổi và tích luỹ thông tin di truyền
- Sửa sai thông tin di truyền
* Nguyên tắc:
- Bổ sung
- Khuôn mẫu
- Bán bảo toàn
- Nguyên tắc ngược chiều.
0,5
0,5
2
- TB SV nhân chuẩn:
+ Trong nhân: thẳng
+ Ti thể, lục lạp: vòng
- TB SV nhân sơ:
+ Siêu xoắn hình số 8
+ Vòng tròn
+ Thẳng
- Một số VR:
+ thẳng mạch đơn
+ Thẳng mạch kép
+ Thẳng, vòng, kép.
0,5
0,25
0,25
3
- Xét cặp NST có cấu trúc khác nhau của bố Aa, Bb, Cc...XY trong đó A,B,C....Y có nguồn gốc từ ông nội và a,b,c,...X có nguồn gốc từ bà nội.
- Xét cặp NST tương đồng thứ nhất Aa theo cơ chế giảm phân sắc xuất để bố tạo giao tử mang NST A của ông nội là ½.
- ----------------------------------- hai Bb------------------------------------------------------------
-------------B-----------------1/2.
- Xét 23 cặp NST tương đồng của bố để tạo giao tử mang cả 23 NST của ông nội là :
½.1/2.1/2.1/2.....(1/2)23 = (½)n
0,25
0,25
0,25
0,25
4
- Tính ổn định và tương đối :Nhờ cơ chế phân li, tổ hợp, tái sinh thông qua quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.
- Vì : Do trong giảm phân xảy ra quá trình TĐC, quá trình ĐB và BD tổ hợp.
0,5
0,5
5
Xác định cách cắt :
- TH 1 : G khác X-> G và X không còn tuân theo nguyên tắc bổ sung -> E đã cắt dọc AND, phá vỡ liên kết H2 tách 2 mạnh đơn thành 2 nửa.
- TH2: A = T và G = X tuân theo nguyên tắc bổ sung -> E đã cắt ngang đoạn phân tử AND -> phá vỡ các liên kết hoá trị -> tạo thành 2 đoạn bằng nhau.
0,5
0,5
6
a.Đây là ĐB thay thế : Thay thế bộ 3 này bằng bộ 3 khác nhưng cùng mã hoá một aa-> số lượng , trình tự aa không thay đổi.
b. Vì:
- Phụ thuộc vào vị trí xảy ra ĐB.
- Đặc điểm aa.
* giải thích:Nếu aa bị thay thế có vai trò quan trọng quyết định chức năng của pr-> việc thay thế ảnh hưởng lớn và ngược lại.
0,25
0,25
0,25
0,25
7
Trong trường hợp:
- ĐB ở trạng thái trội a -> A.
- ĐB gen lặn, qua thụ tinh -> tạo đồng hợp tử lặn.
- ĐB gen lặn trên NST X không có alen tương ứng trên Y. ĐBG ở NST Y không có alen trên X.
- ĐB NST.
0,25
0,25
0,25
0,25
8
a
b
*Giao tử thuần khiết là giao tử chỉ chứa 1 nhân tố di truyền của bố hoặc của mẹ, không có giao tử lạ.
- Phát hiện quan trọng:+ Di truyền gián đoạn (Tính trạng xanh không thấy ở F1, xuất hiện ở F2).
+ Hình thành quy luật phân ly.
* - Dựa vào phương pháp phân tích giống lai.
Thí nghiệm: PTC: Vàng x xanh
 F1: 100% vàng
 F2 : 3/4 vàng; ¼ xanh.
0,25
0,25
0,25
0,25
9
a
b
c
*Số tinh trùng được hình thành là: 6250 x 4 = 25 000( tinh trùng)
- Số tinh trùng trực tiếp tham gia thụ tinh với trứng: 25 000 x 1/1000 = 25(tinh trùng)
* Số lượng tế bào sinh trứng = số lượng trứng tạo ra = 32 tế bào. 
- Số thể định hướng bị tiêu biến có số nhiễm sắc thể là:
 32 x 3 x 39 = 3744 (NST)
* Số trứng không nở có bộ nhiễm sắc thể đơn bội n = 39.
0,4
0,4
0,4
0,4
0,4

Tài liệu đính kèm:

  • docDE DA thi HSG mon sinh 9 tinh Vinh Phuc B.doc