Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 - Phần Tiếng Việt

Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 - Phần Tiếng Việt

I/ TRẮC NGHIỆM : (2 đ)

Câu 1 : Trong các câu sau , câu nào có chứa khởi ngữ ?

 a/ Chúng tôi chạy trên cao điểm.

 b/ Chúng tôi chạy trên cao điểm cả ban ngày.

 c/ Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày.

Câu 2:Trong câu văn: “Mưa đá, cha mẹ ơi, mưa đá!” có sử dụng thành phần biệt lập nào ?

a/. Thành phần cảm thán. b/ Thành phần tình thái

c/. Thành phần gọi-đáp. d/ Thành phần phụ chú

Câu 3: Nối các thông tin ở cột A với các thông tin ở cột B sao cho khớp:

 A B Đáp án

1-Thành phần tình thái a)Tạo lập và duy trì cuộc thoại

2-Thành phần cảm thán b)Thể hiện cách nhìn của người nói

3-Thành phần phụ chú c) Thể hiện tâm lí của người nói

4-Thành phần gọi đáp d)Bổ sung một số chi tiết cho nòng cốt câu

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1106Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 - Phần Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Trần Quí Cáp KIỂM TRA 1 TIẾT 
Lớp : 9/2 MÔN : Ngữ văn 9- Phâng Tiếng Việt
Họ và tên: 
I/ TRẮC NGHIỆM : (2 đ)
Câu 1 : Trong các câu sau , câu nào có chứa khởi ngữ ?
 a/ Chúng tôi chạy trên cao điểm. 
 b/ Chúng tôi chạy trên cao điểm cả ban ngày.
 c/ Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày.
Câu 2:Trong câu văn: “Mưa đá, cha mẹ ơi, mưa đá!” có sử dụng thành phần biệt lập nào ?
a/. Thành phần cảm thán. b/ Thành phần tình thái 
c/. Thành phần gọi-đáp. d/ Thành phần phụ chú 
Câu 3: Nối các thông tin ở cột A với các thông tin ở cột B sao cho khớp:
 A
 B
Đáp án
1-Thành phần tình thái
a)Tạo lập và duy trì cuộc thoại
2-Thành phần cảm thán
b)Thể hiện cách nhìn của người nói
3-Thành phần phụ chú
c) Thể hiện tâm lí của người nói
4-Thành phần gọi đáp
d)Bổ sung một số chi tiết cho nòng cốt câu
II/ Tự luận: ( 8 đ )
Câu 1: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ( 4 đ )
“ hình như ta sắp mở chiến dịch lớn. Đêm nào xe cũng nườm nượp ngoài đường. Ban đêm chúng tôi được ngủ. Nhưng mấy đêm nay thì chịu. Đứa nào cũng leo tót lên trọng điểm, cầm xẻng xúc, nói vài câu buồn cười với một anh lái xe nào đó. Vui. Chỉ khổ mấy đứa phải trực điện thoại.”
 ( Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi )
 a/ Xác định câu có chứa thành phần biệt lập trong đoạn văn trên?
 b/ Tìm từ láy có trong đoạn văn.
 c/ Câu (4 ) trong đoạn văn, xét về cấu tạo, thuộc loại câu gì ?
 d/ Câu ( 5 ) trong đoạn văn liên kết với câu (3& 4) bằng phép liên kết nào?
Câu 2: Những câu nói nào trong đoạn đối thoại sau có chứa hàm ý? Hãy giải đoán hàm ý chứa trong mỗi câu ? ( 2 đ )
 a/ Con: Ngày mai con sẽ lên đường làm nghĩa vụ quân sự bố ạ .
 b/ Cha: Mẹ con mất sớm , bố thì tàn tật , không làm gì được.
 c/ Con: Bố ơi , nước mất thì nhà tan !
 d/ Cha: Ấy , cha cũng nghĩ đến chuyện đó , thôi con cứ đi đi!
Câu 3 : Xác định các thành phần câu trong câu văn sau: ( 2 đ )
 Ngoài của sổ bấy giờ, những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.
 Bài làm
 Câu 2 : Trong các câu sau câu nào có thành phần phụ chú 
 a/ Này, hãy đến đây nhanh lên b/ Tôi đoán chắc ngày mai anh ta cũng đến
 c/ Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn d/ Chao ôi đêm trăng đẹp quá
Câu 3: (1 đ) Nối các ý ở cột bên trái với bên phải sao cho hợp lí
CÂU
THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
1/ Cô gái nhà bên có ai ngờ cũng vào du kích 
a/ Tình thái
2/ Trong gió nghe như có tiếng hát
 b/ Cảm thán
3/ Chao ôi nước mất nhà tan 
 Hôm nay lại thấy giang sơn bốn bề
c/ Gọi đáp
4/ Anh chị em ơi hãy giương súng lên cao chào xuân 68 
d/ Phụ chú
Câu 4:Trong câu: “Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!” có sử dụng:
A. Thành phần cảm thán. A. Thành phần tình thái 
C. Thành phần gọi-đáp. D. Thành phần phụ chú1 
đ) Xác định thành phần biệt lập trong câu văn sau :
a/ “Chẳng để làm gì- Nhĩ có vẽ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ư kì quặc – Con hãy qua đó đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát rồi về”
b/ “ Chúng tôi mọi người – kể cả anh , đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi “
Câu 5: Trong câu: “Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!” có sử dụng:
A. Thành phần cảm thán. A. Thành phần tình thái 
C. Thành phần gọi-đáp. D. Thành phần phụ chú.
Câu 6: Cụm từ “không có lá xanh” trong câu: “Hai bên đường không có lá xanh” là:
A. Cụm danh từ. B. Cụm tính từ. C. Cụm.động từ
Câu 7: Câu “Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó” thuộc loại câu:
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu rút gọn D. Câu đặc biệt.
Câu 1: Nối các thông tin ở A với các thông tin ở B cho khớp
 A
 B
1-Thành phần tình thái
a)Tạo lập và duy trì cuộc thoại
2-Thành phần cảm thán
b)Thể hiện cách nhìn của người nói
3-Thành phần phụ chú
c) Thể hiện tâm lí của người nói
4-Thành phần gọi đáp
d)Bổ sung một số chi tiết cho nòng cốt câu
II- Tự luận: (6,5đ)
Câu 1: ( 1đ) Xác định các thành phần trong câu văn 
“Ngoài cửa sổ bấy giờ , những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở , màu sắc đã nhợt nhạt “
Câu 2: (1,5 đ) Viết một đoạn văn có chứa khởi ngữ và thành phần biệt lập để giới thiệu về truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu
Câu 3 : ( 1,5đ) Tìm phương tiện liên kết và phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn :
“ Người nhà Lí trưởng sấn sổ bước vào giơ gậy chực đánh chị Dậu . Nhanh như cắt , chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn . Hai người giằng co nhau rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vật vào nhau . Hai đứa trẻ con đều khóc om sòm . Kết cục , anh chàng “hậu cần ông Lí” yếu hơn Chị chàng con mọn , hắn bị chị này túm tóc lẵng cho một cái , ngã nhào ra thềm ( Tắt đèn của Ngô Tất Tố)
Câu 4 : (1 đ) Những câu nói nào có chứa hàm ý? Hãy giải đoán hàm ý chứa trong mỗi câu
 a/ Con: Ngày mai con sẽ lên đường làm nghĩa vụ quân sự bố ạ
 b/ Cha: Mẹ con mất sớm , bố thì tàn tật , không làm gì được
 c/ Con: Bố ơi , nước mất thì nhà tan
 d/ Cha: Ay , cha cũng nghĩ đến chuyện đó , thôi con cứ đi
Câu 5 : (1,5 đ) Đọc truyện cười NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY và trả lời câu hỏi:
Lúc kia có một tên Lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi .Một hôm nọ , Cải với Ngô đánh nhau , rồi mang nhau đi kiện . Cải sợ kém thế , lót trước cho thầy Lí năm đồng . Ngô tìm cách lót đến mười đồng . Khi xử kiện thầy Lí nói :
-Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn , phạt một chục roi .
Cải vội xòe năm ngón tay , ngẩng mặt nhình thầy Lí khẽ bẩm:
- Xin xét lại,” lẽ phải về con mà “
Thầy Lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên trên ngón tay mặt nói :
-Tao biết mày phải .. nhưng nó lại phải bằng hai mày.
 a/ Xác định các câu có chứa hàm ý trong truyện ?
 b/ Hành vi nào trong quá trình xử kiện của thầy Lí cho biết hàm ý của câu nói?
PHÒNG GIÁO DỤC TP BIÊN HÒA ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ - HK II
TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
TIẾT 157: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 
I- Trắc nghiệm: (3,5 điểm)
Câu1: (1đ)
a/ Rõ ràng
b/ Chắc có
Câu 2: (0,5đ) câu c ( kể cả nó)
Câu 3: (1đ) Nối : 1-d , 2-a , 3-b , 4-c
Câu 4: 1đ)
Phụ chú: Nhĩ có vẽ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra kì quặc.
Phụ chú: Mọi người, kể cả anh
II- Tự luận: (6,5đ)
Câu 1: (1đ)
Trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn: Ngoài cửa sổ bấy giờ
Thành phần phụ chú: Cái giống hoa ngay khi mới nỡ
Thành phần chủ ngữ: Những bông hoa bằng lăng
Thành phần vị ngữ: Đã thưa thớt.
Câu2: (1,5đ)
Yêu cầu HS viết đoạn văn giới thiệu truyện ngắn Bến quê , cò sử dụng thành phần khởi ngữ, biệt lập
Câu 3: (1,5đ)
-Phép lặp: Chị Dậu.
-Phép thế : hắn - người nhà Lí trưởng ; hai người - người nhà Lí trưởng và Chị Dậu.
-Phép dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa : 
+ Anh chàng hầu cận ông Lí - Người nhà Lí trưởng.
+Chị chàng con mọn - Chị Dậu. 
- Phép nối : Kết cục
Câu 4 : (1đ)
 b – Không muốn con đi làm nghĩa vụ quân sự.
 c - Đặt quyền lợi quốc gia lên quyền lợi gia đình.
 Câu 5: (1,5đ)
Câu có chứa hàm ý trong truyện: 
Lời của Cải : lẽ phải con về mà 
+Hàm ý : Cải :Xin xét lại, con đã đưa cho thầy năm đồng, như vậy con mới là phải.
 Lời của Thầy Lí : Tao biết mày phải. nhưng nó lại phải.. bằng hai mày.
 + Hàm ý : Tao biết mày đưa cho tao năm đồng , đúng ra mày phải, nhưng nó đưa cho tao mười đồng nên nó phải hơn.
 b – Hành vi trong qúa trình xử kiện cho biết hàm ý của câu nói:
 - Cải vội xòe năm ngón tay
 - Thầy Lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên trên ngón tay mặt.

Tài liệu đính kèm:

  • docde ktra hoc ki 2 nek.doc