Kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn 9 Tuần 15 - Tiết 75

Kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn 9 Tuần 15 - Tiết 75

A. Trắc nghiệm: (4 điểm)

 I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

Câu 1: Trong bài thơ “Đồng chí” Chính Hữu đã khai thác đề tài “Tình đồng đội” ở khía cạnh nào là chủ yếu?

A. Cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh ước lệ mang dáng dấp tráng sĩ.

B. Vẻ đẹp và chất thơ trong những sự việc và con người giản dị, bình thường.

C. Cảm hứng về một hiện thực vô cùng khắc nghiệt của chiến tranh cứu nước.

D. Vẻ đẹp của những miền quê đã gắn bó với những người lính trong chiến đấu.

Câu 2: Trong bài thơ: “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, hình ảnh “ Trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho điều gì?

A. Hạnh phúc, viên mãn tràn đầy. B. Quá khứ nguyên vẹn, đẹp đẽ, không phai mờ.

C. Thiên nhiên vạn vật luôn tuần hoàn. D. Cuộc sống hiện tại no đủ sung sướng.

Câu 3: Giọng điệu của: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được biểu hiện như thế nào?

A. Ngang tàng, phóng khoáng, pha chút nghịch ngợm, phù hợp với đối tượng miêu tả.

B. Trữ tình, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng miêu tả.

C. Sâu lắng, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng miêu tả.

D. Hào hùng, hoành tráng, phù hợp với đối tượng miêu tả.

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn 9 Tuần 15 - Tiết 75", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH 	 KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN:.. 	 MÔN: NGỮ VĂN 9
LỚP:.........	 	 TUẦN 15 - TIẾT 75
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
 I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu 1: Trong bài thơ “Đồng chí” Chính Hữu đã khai thác đề tài “Tình đồng đội” ở khía cạnh nào là chủ yếu?
Cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh ước lệ mang dáng dấp tráng sĩ.
Vẻ đẹp và chất thơ trong những sự việc và con người giản dị, bình thường.
Cảm hứng về một hiện thực vô cùng khắc nghiệt của chiến tranh cứu nước.
Vẻ đẹp của những miền quê đã gắn bó với những người lính trong chiến đấu.
Câu 2: Trong bài thơ: “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, hình ảnh “ Trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho điều gì?
A. Hạnh phúc, viên mãn tràn đầy. 	 B. Quá khứ nguyên vẹn, đẹp đẽ, không phai mờ. 
C. Thiên nhiên vạn vật luôn tuần hoàn. D. Cuộc sống hiện tại no đủ sung sướng.
Câu 3: Giọng điệu của: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được biểu hiện như thế nào?
Ngang tàng, phóng khoáng, pha chút nghịch ngợm, phù hợp với đối tượng miêu tả.
Trữ tình, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng miêu tả.
Sâu lắng, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng miêu tả.
Hào hùng, hoành tráng, phù hợp với đối tượng miêu tả.
Câu 4: Bài thơ: “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận như một bài ca, bài ca cho người lao động, những câu hát trong bài ca đó có ý nghĩa:
Biểu hiện sức sống căng tràn của thiên nhiên. 
B. Thể hiện sức mạnh vô địch của con người.
Thể hiện sự bao la hùng vĩ của biển cả. 
D.Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động.
Câu 5: Từ “ấp iu” trong câu thơ: “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” (Bằng Việt-Bếp lửa) gợi đến hình ảnh bàn tay của người bà:
A. Kiên nhẫn, khéo léo. B. Vụng về, thô cứng. C. Cần cù, chăm chỉ. D. Mảnh mai, yếu đuối.
Câu 6: Truyện ngắn: “Làng ” của Kim Lân viết về đề tài:
A. Người trí thức. B. Người phụ nữ. C. Người lính. D. Người nông dân.
Câu 7: Theo em, thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên trong truyện ngắn: “ Lặng lẽ Sa Pa” là gì?
A. Công việc nặng nhọc.	C. Cuộc sống thiếu thốn.
B. Sự cô đơn, vắng vẻ. 	D. Thời tiết khắc nghiệt.
Câu 8: Văn bản trích từ truyện: “Chiếc lược ngà” chủ yếu viết về:
Tình đồng chí của những người lính (cán bộ) cách mạng. 
B. Tình quân dân trong kháng chiến.
C. Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. 
 D. Tình cảm gia đình thắm thiết.
II. Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp (1 điểm)
A (Tên văn bản)
B (Tên tác giả)
Nối 
1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
a. Chính Hữu
1..
2. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
b. Kim Lân
2..
3. Làng
c. Nguyễn Thành Long
3..
4. Lặng lẽ Sa Pa
d. Phạm Tiến Duật
4..
e. Nguyễn Khoa Điềm
III. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu thơ sau: (1 điểm) 
1. Rồi sớm  lại bếp lửa bà nhen
2. , lòng bà luôn ủ sẵn
3.  chứa niềm tin dai dẳng
4.  đời bà biết mấy nắng mưa
B. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm): Nêu khái quát về tác giả Chính Hữu.
Câu 2: (3,5 điểm): Phân tích tình yêu làng và tinh thần yêu nước của ông Hai trong truyện ngắn: “Làng” của Kim Lân.
ĐÁP ÁN
A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
I. 1C, 2B, 3A, 4D, 5A, 6D, 7B, 8C (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
II. 1d, 2e, 3b, 4c (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
III. 1. rồi chiều, 2. Một ngọn lửa, 3. Một ngọn lửa, 4. Lận đận (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
B. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm): Học sinh nêu được các ý sau:
Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926.
Năm 1946, ông gia nhập trung đoàn Thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
Chính Hữu làm thơ từ năm 1974 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh.
Tập thơ “Đầu súng trăng treo” là tác phẩm chính của ông.
Chính Hữu được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
Câu 2: (3,5 điểm): Qua phân tích, học sinh thấy được ông Hai rất yêu làng của mình. Ông không dứt được tình cảm với làng quê. Đồng thời thấy được tinh thần yêu nước của ông Hai là: Thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng.

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_1_tiet_mon_ngu_van_9_tuan_15_tiet_75.doc