Kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn 9 Tuần 26 - Tiết 129

Kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn 9 Tuần 26 - Tiết 129

ĐỀ 1

A. Trắc nghiệm: (4 điểm)

 I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

Câu 1: Nhận xét nào sau đây nêu đúng nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ: “Con cò”:

a. Sử dụng rộng rãi phép nhân hoá. b. Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu của ca dao.

c. Thể thơ tự do, giọng điệu linh hoạt. d. Sử dụng nhiều hình ảnh có ý nghĩa triết lí.

Câu 2: Bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được bắt nguồn từ cảm xúc:

a. Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước.

b. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế.

c. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội.

d. Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ của dân tộc.

Câu 3: Bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” có giọng điệu:

a. Trong sáng, thiết tha. b. Hào hùng, mạnh mẽ.

c. Bâng khuâng, tiếc nuối. d. Nghiêm trang, thành kính.

Câu 4: Bài thơ: “Viếng lăng Bác” được in trong tập thơ:

a. Khoảng trời - hố bom. b. Máu và hoa.

c. Như mây mùa xuân. d. Hoa ngày thường - chim báo bão.

Câu 5: Phẩm chất nổi bật của cây tre trong khổ đầu của bài thơ: “Viếng lăng Bác ” là:

a. Cần cù, bền bỉ. b. Bất khuất, kiên trung .

c. Ngay thẳng, trung thực. d. Thanh cao, trung hiếu.

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn 9 Tuần 26 - Tiết 129", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH	KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN: 	MÔN: NGỮ VĂN 9
LỚP: ..	TUẦN: 26 - TIẾT: 129
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA THẦY, CÔ GIÁO
ĐỀ 1
Trắc nghiệm: (4 điểm)
 I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu 1: Nhận xét nào sau đây nêu đúng nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ: “Con cò”: 
a. Sử dụng rộng rãi phép nhân hoá. b. Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu của ca dao.
c. Thể thơ tự do, giọng điệu linh hoạt. d. Sử dụng nhiều hình ảnh có ý nghĩa triết lí.
Câu 2: Bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được bắt nguồn từ cảm xúc:
Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước.
Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế.
Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội.
Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ của dân tộc.
Câu 3: Bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” có giọng điệu:
a. Trong sáng, thiết tha. b. Hào hùng, mạnh mẽ.
c. Bâng khuâng, tiếc nuối. d. Nghiêm trang, thành kính.
Câu 4: Bài thơ: “Viếng lăng Bác” được in trong tập thơ:
a. Khoảng trời - hố bom. b. Máu và hoa. 
c. Như mây mùa xuân. d. Hoa ngày thường - chim báo bão.
Câu 5: Phẩm chất nổi bật của cây tre trong khổ đầu của bài thơ: “Viếng lăng Bác ” là:
Cần cù, bền bỉ. b. Bất khuất, kiên trung .
c. Ngay thẳng, trung thực. d. Thanh cao, trung hiếu.
Câu 6: Trong bài thơ: “Sang thu”, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ - thu có đặc điểm:
a. Sôi động, náo nhiệt. b. Bình lặng, ngưng đọng.
c. Xôn xao, rộn rã. d. Nhẹ nhàng, giao cảm.
Câu 7: Bài thơ: “Nói với con” của Y Phương thể hiện:
Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước tình cảm của người cha đối với con.
Tâm trạng xúc động trước lời của người cha nói với con.
Ca ngợi quê hương, đất nước qua cảm xúc của nhà thơ.
Tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.
Câu 8: Qua bài thơ: “Nói với con”, điều lớn nhất mà người cha muốn truyền cho con là:
Người cha muốn người con phải có nghĩa tình chung thuỷ với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin của chính mình.
Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.
Người cha muốn người con biết tự hào về truyền thống quê hương.
Người cha muốn con phải nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
II. Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp (trong bài “Sang thu” - Hữu Thỉnh) (1 điểm)
A. Hình ảnh
B. Từ ngữ miêu tả
Nối 
1. Sương
a. dềnh dàng
1 
2. Chim
b. chùng chình qua ngõ
2 ....
3. Sông
c. vội vã
3 
4. Sấm
d. vắt nửa mình
4 
e. bớt bất ngờ
III. Điền những từ còn thiếu vào các câu thơ sau để hoàn chỉnh đoạn thơ: (Nói với con - Y Phương) (1 điểm)
Dẫu làm sao thì  vẫn muốn
 không chê đá gập ghềnh
 không chê thung nghèo đói
 như suối
B. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm): Nêu sự hiểu biết của em về tác giả Thanh Hải và tác phẩm: “Mùa xuân nho nhỏ”.
Câu 2: (3,5 điểm): Phân tích những đức tính cao đẹp của “Người đồng mình” qua bài thơ: “Nói với con” của Y Phương?
ĐÁP ÁN
A. Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
I. 1b, 2a, 3a, 4c, 5c, 6d, 7d, 8b.
II. 1b, 2c, 3a, 4e
III. Điền lần lượt các từ sau: cha, sống trên đá, sống trong thung, sống như sông (Nếu sai chính tả không được tính điểm).
B. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm): Học sinh nêu theo các ý sau:
* Tác giả: (1,5 điểm)
Thanh Hải (1930 -1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ông hoạt động văm nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. 
Thời kí kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
* Tác phẩm: (1 điểm)
- Bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và nguyện vọng của tác giả.
- Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980.
Câu 2: (3,5 điểm):
Qua sự phân tích, HS thấy được “Người đồng mình” có những đức tính cao đẹp sau: 
Sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt.
Sống mộc mạc nhưng giàu ý chí, niềm tin.

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_1_tiet_mon_ngu_van_9_tuan_26_tiet_129.doc