Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn khối 9 (tiết 75)

Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn khối 9 (tiết 75)

Đề 1:

A. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)

 I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm).

 Câu 1: Bài thơ Đồng chí là của tác giả:

 a. Phạm Tiến Duật b. Chính Hữu c. Nguyễn Khoa Điềm d. Nguyễn Duy

 Câu 2: Dòng thơ nào dưới đây trong bài thơ Đồng chí, có nội dung: Tình đồng chí là sự sẻ chia buồn vui, xoá đi mọi khoảng cách?

 a. Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

 b. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

 c. Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

 d. Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Câu 3: Câu thơ nào dưới đây trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, có nội dung nói về tư thế ung dung, hiên ngang của người lính?

 a. Ung dung buồng lái ta ngồi, b. Không có kính, ừ thì có bụi,

 Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Bụi phun tóc trắng như người già

c. Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc d. Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

 Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

 Câu 4: Các từ, cụm từ: ừ thì, chưa cần rửa, chưa cần thay, thể hiện:

 a. Thái độ, bất chấp khó khăn, gian khổ của người lính.

 b. Tư thế hiên ngang của người lính.

 c. Tinh thần lạc quan, dũng cảm của người lính.

 d. Ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam của người lính.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn khối 9 (tiết 75)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH	 KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN: 	 MÔN: NGỮ VĂN 9
LỚP: 9	TUẦN: 15 - TIẾT: 75
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA THẦY, CÔ GIÁO
Đề 1:
A. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
 I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm).
 Câu 1: Bài thơ Đồng chí là của tác giả:
 a. Phạm Tiến Duật b. Chính Hữu c. Nguyễn Khoa Điềm d. Nguyễn Duy
 Câu 2: Dòng thơ nào dưới đây trong bài thơ Đồng chí, có nội dung: Tình đồng chí là sự sẻ chia buồn vui, xoá đi mọi khoảng cách?
 a. Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ	 
 b. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh 
 c. Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi	 
 d. Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau 
Câu 3: Câu thơ nào dưới đây trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, có nội dung nói về tư thế ung dung, hiên ngang của người lính?
 a. Ung dung buồng lái ta ngồi, b. Không có kính, ừ thì có bụi,
 Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Bụi phun tóc trắng như người già
c. Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc d. Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
 Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
 Câu 4: Các từ, cụm từ: ừ thì, chưa cần rửa, chưa cần thay, thể hiện:
 a. Thái độ, bất chấp khó khăn, gian khổ của người lính. 
 b. Tư thế hiên ngang của người lính. 
 c. Tinh thần lạc quan, dũng cảm của người lính. 
 d. Ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam của người lính.
 Câu 5: Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, thời điểm ra khơi của đoàn thuyền được nói tới trong lời thơ nào? 
 a. Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng 
 b. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 c. Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời 
 d. Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông
 Câu 6: Câu thơ thể hiện sự tần tảo, đức hi sinh của người bà trong bài thơ Bếp lửa là:
 a. Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
 b. Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
 c. Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
 d. Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa! 
 Câu 7: Chủ đề được thể hiện trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là gì?
 a. Lá lánh đùm lá rách b. Thương người như thể thương thân
 c. Uống nước nhớ nguồn d. Nghèo cho sạch rách cho thơm
 Câu 8: Qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, ta bắt gặp những nét tính cách và phẩm chất đáng quý ở anh thanh niên là:
 a. Sống cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm, khiêm tốn, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. 
 b. Sống khép kín, ít quan tâm đến người khác. 
 c. Sống khiêm tốn, yêu công việc, không biết quý trọng tình cảm.
 d. Chấp nhận những khó khăn nguy hiểm, có tinh thần trách nhiệm cao, ít quan tâm đến người khác. 
 II. Điền tên nhân vật thích hợp vào chỗ trống: (1 điểm)
 1. . Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?
 2. . Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
 3. . Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?
 4. . Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!
 III. Ghép mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp: (1 điểm) 
A
B
Trả lời 
1. Lặng lẽ Sa Pa
a. Tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến...
1
2. Làng
b. Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu
2
3. Chiếc lược ngà
c. Gợi lại kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu,
3
4. Bếp lửa
d. Tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của cuộc chiến tranh.
4
e. Khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
 B. Phần tự luận: (6 điểm)
 Câu 1: Chép lại hai khổ thơ cuối của bài thơ Bếp lửa. (2 điểm)
Câu 2: Cảm nhận của em về tình cha con trong văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. (4 điểm) 
ĐÁP ÁN 
NGỮ VĂN 9
TUẦN 15 - TIẾT 75
A. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
 I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: ( 2 điểm) (Mỗi câu đúng 0.25 điểm)
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Trả lời
b
a
a
a
b
c
c
a
 II. Điền tên nhân vật thích hợp vào chỗ trống: (1 điểm) (Mỗi ý đúng 0.25 điểm)
 1. Anh thanh niên	
 2. Ông Hai..
 3. Ông Sáu..
 4. Bé Thu.
 III. Ghép mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp: (1 điểm) (Mỗi câu đúng 0.25 điểm)
 1e 2a 3d 4c
B. Phần tự luận: (6 điểm)
 Câu 1: (2 điểm)
 HS chép đúng và đủ hai khổ thơ cuối của bài thơ Bếp lửa (Từ Lận đận đời bànhóm bếp lên chưa?...)
 Câu 2: (4 điểm)
 HS nêu được cảm nhận về tình cha con của ông Sáu ð Tình cha con thắm thiết, sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem tra tuan 15 co truong 2.doc