Kiểm tra 1 tiết môn Văn 9 – Tiết 80

Kiểm tra 1 tiết môn Văn 9 – Tiết 80

 KIỂM TRA 1 TIẾT

MÔN: VĂN –TIẾT: 80

Câu 1: Đoạn kết thúc một bài thơ có câu:

 “Trăng cứ tròn vành vạnh”

a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ.(1Đ)

b. Đoạn thơ vừa chép trích trong văn bản nào? Ai sáng tác? Sáng tác năm nào?(1Đ)

c. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì?(1Đ)

d. Hãy nêu ý nghĩa của bài thơ?(1Đ)

Câu 2:

a. Nêu tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.(1Đ)

b. Cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn về con người lao động trên biển khơi bao la. Hãy chép các câu thơ đầy sáng tạo ấy.(1Đ)

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết môn Văn 9 – Tiết 80", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: VĂN –TIẾT: 80
Câu 1: Đoạn kết thúc một bài thơ có câu:
 “Trăng cứ tròn vành vạnh”
Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ.(1Đ)
Đoạn thơ vừa chép trích trong văn bản nào? Ai sáng tác? Sáng tác năm nào?(1Đ)
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì?(1Đ)
Hãy nêu ý nghĩa của bài thơ?(1Đ)
Câu 2: 
Nêu tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.(1Đ)
Cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn về con người lao động trên biển khơi bao la. Hãy chép các câu thơ đầy sáng tạo ấy.(1Đ)
Hai câu thơ: “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cày then đêm sập cửa”
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?Cho biết tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy?(1Đ)
Câu 3: Vẻ đẹp trong cách sống trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.(3Đ)
ĐÁP ÁN
Câu 1: 
a. Chép chính xác 3 câu thơ còn lại của khổ thơ:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
b. Ánh trăng – Nguyễn Duy – 1978.
c. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang rất nhiều ý nghĩa tượng trưng
- Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn suốt thời nhỏ tuổi, rồi chiến tranh ở rừng.
- Vầng trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, đầy đặn thủy chung, nhân hậu bao dung, trăng còn là vẻ đẹp bình dị vĩnh hằng của đời sống, trăng là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc.
d. Ý nghĩa của bài thơ
 Ánh trăng khắc họa một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính, sâu nặng nghĩa tình, thủy chung sau trước.
Câu 2:
a. Tác giả Huy Cận . Bài thơ được viết vào tháng 11-1958 nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh của Huy Cận.
b. Học sinh chép đúng và đủ các câu thơ viết về con người lao động trên biển khơi bao la bằng bút pháp lãng mạn: Câu hát căng buồm cùng gió khơi
 Thuyền ta lái gió với buồm trăng
 Lướt giữa mây cao với biển bằng
 Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
c.Hai câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa:
- “Mặt trời” được so sánh như “hòn lửa”=> hoàng hôn trong thơ Huy Cận không buồn hiu hắt mà ngược lại rực rỡ ấm áp.
- Biện pháp nhân hóa gán cho sự vật những hành động của con người “cài then”, đêm “sập cửa”=> Gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những gợn sóng là then cài cửa. Con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình.
Câu 3: Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long:
- Yêu nghề có ý thức trách nhiệm cao trong công việc.
- Cuộc sống giản dị, ngăn nắp có văn hóa chủ động trong công việc.
- Có lí tưởng sống cao đẹp, lặng lẽ hiến dâng cho đời.
- Khiêm tốn, chân thành cởi mở, giàu tình cảm. yêu người và mến khách.
+ Anh thanh niên có suy nghĩ đẹp, hành động đẹp và lối sống đẹp. Đó là cách sống tích cực, tốt đẹp là tầm gương sáng để mọi người noi theo.
+ Sự đóng góp lặng lẽ âm thầm mang lại lợi ích cho cuộc đời; biết sống đẹp ý thức được bổn phận và nghĩa vụ. Cuộc sống của mỗi cá nhân chỉ có giá trị và thật sự hạnh phúc khi nó đóng góp được vào cuộc đời chung những gì tốt đẹp của mình.

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_1_tiet_mon_van_9_tiet_80.doc