Kiểm tra chất lượng đầu năm môn: Ngữ văn - Năm học: 2011 – 2012 - Trường THCS Triệu Duy

Kiểm tra chất lượng đầu năm môn: Ngữ văn - Năm học: 2011 – 2012 - Trường THCS Triệu Duy

Đề bài : Đề A

Câu 1 (1,5 điểm)

a. Trong câu thơ sau đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?

 Giấy đỏ buồn không thắm ;

 Mực đọng trong nghiên sầu.

 (Vũ Đình Liên, Ông đồ)

b. Xác định kiểu câu trong câu thơ sau, căn cứ vào đâu để xác định kiểu câu đó ?

 Em được thì cho anh xin

 Hay là em để làm tin trong nhà ?

 (Ca dao)

Câu 2 (2,5 điểm)

 Hãy tóm tắt nội dung chính của đoạn trích trong truyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen

 (SGK Ngữ Văn 8, tập 1, NXB Giáo dục, 2005) không quá 15 dòng.

Câu 3 (2,0 điểm)

 Viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng kể về một việc làm có ích của em (kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm).

 

doc 23 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 636Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kiểm tra chất lượng đầu năm môn: Ngữ văn - Năm học: 2011 – 2012 - Trường THCS Triệu Duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sở giáo dục và đào tạo thanh hoá
phòng giáo dục và đào tạo thiệu hoá
trường thcs thiệu duy
 Giáo viên : Đỗ Đình Mai.
 Tổ : Xã hội
TrƯờng thcs thiệu duy
 Học sinh .........................................
Lớp : 9..
Kiểm tra chất lượng đầu năm môn : Ngữ văn
Năm học : 2011 – 2012
 Thời gian : 90 phút
Đề bài :	Đề A
Câu 1 (1,5 điểm)
a. Trong câu thơ sau đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
 Giấy đỏ buồn không thắm ;
 Mực đọng trong nghiên sầu...
 (Vũ Đình Liên, Ông đồ)
b. Xác định kiểu câu trong câu thơ sau, căn cứ vào đâu để xác định kiểu câu đó ? 
 Em được thì cho anh xin
 Hay là em để làm tin trong nhà ?
 (Ca dao)
Câu 2 (2,5 điểm)
 Hãy tóm tắt nội dung chính của đoạn trích trong truyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen
 (SGK Ngữ Văn 8, tập 1, NXB Giáo dục, 2005) không quá 15 dòng.
Câu 3 (2,0 điểm)
 Viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng kể về một việc làm có ích của em (kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm).
Câu 4 (4,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ dưới đây :
Làng tôi vốn làm nhề chài lưới :
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
 (Tế Hanh, Quê hương, 
 SGK Ngữ văn 8 tập 2, NXB Giáo dục, 2005).
TrƯờng thcs thiệu duy
 Học sinh .............................................
Lớp : 9..
Kiểm tra chất lượng đầu năm môn : Ngữ văn
Năm học : 2011 - 2012
 Thời gian : 90 phút
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Đề bài :	Đề B
Câu 1 (1,5 điểm)
a. Trong câu thơ sau đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
 Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
 (Tế Hanh, Quê hương) 
b. Xác định kiểu câu trong câu thơ sau, căn cứ vào đâu để xác định kiểu câu đó ? 
 Ta nghe hè dậy bên lòng
 Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi !
 (Tố Hữu, Khi con tu hú)
Câu 2 (2,5 điểm)
 Hãy tóm tắt nội dung chính của đoạn trích trong truyện Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri
 (SGK Ngữ Văn 8, tập 1, NXB Giáo dục, 2005) không quá 15 dòng.
Câu 3 (2,0 điểm)
 Viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng giới thiệu về ngôi trường em đang học (sử dụng các biện pháp nghệ thuật).
Câu 4 (4,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ dưới đây :
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?
- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
 (Thế Lữ, Nhớ rừng, 
 SGK Ngữ văn 8 tập 2, NXB Giáo dục, 2005).
Bài làm
 ngữ Văn 9 Tiết 14- 15 :
Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh .
Ma trận bài viết số 1
 Mức độ
Lĩnh
vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng 
 thấp
 Vận dụng
 cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Phương châm hội thoại
1
(3)
C1
1
(3)
Văn thuyết minh
7
(7)
C2
7
(7)
Tổng số câu
Tổng số điểm
1
(3,0)
1
(7,0)
1
(3,0)
1
(7,0)
 Trường thcs thiệu duy Ngày. tháng.. năm 20....
 Học sinh : Tiết 14, 15. Viết bài Tập làm văn số 1.
 Lớp : 9. Thời gian : 90 phút
 Điểm 
 Nhận xét của giáo viên
Đề bài. 
Câu 1 : ( 3 điểm )
 Đặt một tình huống giao tiếp, viết một đoạn đối thoại giữa người lớn với trẻ con, trong đó có dùng một trong các cụm từ : đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế .
Câu 2 : ( 7 điểm )
Thuyết minh về cái quạt.
đáp án, biểu chấm
Câu 1 (3 điểm).
- Đặt đúng các lượt lời trong hội thoại, có lời dẫn (2 điểm).
- Trích dẫn được một trong các cụm từ (1 điểm).
Câu 2 (7 điểm).
* Hình thức : Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày sạch đẹp (1 điểm).
* Nội dung : (5 điểm).
1. Mở bài : Giới thiệu chung về chiếc quạt. (1 điểm).
2. Thân bài :
- Định nghĩa về cái quạt là một dụng cụ như thế nào ? (0,5 điểm).
- Họ nhà quạt đông đúc và có nhiều loại ra sao ? (0,5 điểm).
- Mỗi loại có cấu tạo và có công dụng như thế nào ? Bảo quản ra sao ? (0,5 điểm).
- Gặp người bảo quản thì số phận quạt như thế nào ? (0,5 điểm).
- Quạt ở công sở nhiều nơi không được bảo quản ra sao ? (0,5 điểm).
- Ngày xưa quạt giấy còn là một sản phẩm mỹ thuật (Người ta vẽ tranh, đề thơ lên quạt, dùng quạt tặng nhau làm vật kỉ niệm.) (0,5 điểm).
- Quạt ở nông thôn...., quạt kéo ở các nhà quan ngày trước.... (0,5 điểm).
- Liên hệ thực tế .... (0,5 điểm).
* Lưu ý: Nên sử dụng biện pháp nghệ thuật : tự thuật, nhân hoá để kể...
3. Kết bài : Cảm nghĩ chung về cái quạt trong đời sống hiện đại. (1 điểm).
Ma trận bài viết số 2
 Mức độ
Lĩnh
vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng 
 thấp
 Vận dụng
 cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Truyện Kiều (các đoạn trích)
1
(0,5)
C1a
1
(0,5)
C1c
1
(1,0)
C2
1
(2,5)
C4
4
(4,5)
2
(3,5)
Sự phát triển của từ vựng
1
(0,5)
C1b
1
(0,5)
C3
2
(1,0)
Văn tự sự
1
(4,5)
C5
1
(4,5)
Tổng số câu
Tổng số điểm
2
(1,0)
2
(1,0)
2
(3,5)
1
(4,5)
4
(2,0)
3
(8,0)
Trường thcs thiệu duy Ngày. tháng.. năm 20....
Học sinh : Tiết 35, 36. Viết bài Tập làm văn số 2.
 Lớp : 9. Thời gian : 90 phút
 Điểm 
 Nhận xét của giáo viên
Đề bài. 
Câu 1 : (1,5 điểm) Trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều ...” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) có các câu sau:
a) Cụm từ ‘‘Nghiêng nước nghiêng thành” trong câu thơ “Một hai nghiêng nước nghiêng thành” thuộc loại gì ?
A. Điển cố, điển tích. B. Thành ngữ C . Tục ngữ	 D. Phép hoán dụ.
b) Câu thơ ‘‘Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người” từ “tay”được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?
A. Nghĩa gốc. B. Nghĩa chuyển
c) ‘‘Làn thu thuỷ, nét xuân sơn” tả nét đẹp nào của nhân vật.
A. Tả vẻ đẹp của đôi mắt và mái tóc. C. Tả vẻ đẹp của đôi mắt và làn da
 B. Tả vẻ đẹp của mái tóc và lông mày. D. Tả vẻ đẹp của đôi mắt và lông mày
Câu 2 : (1 điểm) Từ "ăn" trong câu "Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương " được hiểu như thế nào ? 
Câu 3 : (0,5 điểm) Từ “Xuân” trong trường hợp nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
A. “Ngày xuân em hãy còn dài 
 Xót tình máu mủ thay lời nước non” 
 (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
B. Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp .
 (Hồ Chí Minh) 
Câu 4 : (2.5 điểm) Viết văn bản ngắn giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và giá trị của Truyện Kiều.
Câu 5 : (4,5 điểm) Kể lại một giấc mơ, ở đó em được gặp lại một người thân đã xa cách lâu ngày.
đáp án, biểu chấm
Câu
1
3
a
b
c
Đáp án
B
B
D
B
Câu 2 : Từ “ăn đứt” : Có thế hiểu giỏi về một nghề, một lĩnh vực nào đó hơn hẵn người khác.
Câu 4. Khi viết văn bản ngắn cần đảm bảo các ý sau :
- Nguyễn Du : (1765 - 1820). Tên chữ : Tố Như. Hiệu : Thanh Hiên. Quê quán : Làng tiên Điền, Huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh.
* Gia đình : Đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học, thi đỗ tiến sĩ, từng làm tể tướng, anh làm thượng thư. Cha, Mẹ mất sớm, gia đình tan nát cùng với sự suy vong của triều đại Lê - Trịnh -> Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học.
* Thời đại : Có những biến đổi kinh thiên động địa, tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, quyết liệt, khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, Quân Thanh xâm lược, Quang Trung phá tan quân Thanh, đánh đổ chính quyền Lê - Trịnh, Nguyễn. Nguyễn ánh lật đổ Tây Sơn thiết lập triều Nguyễn -> Nguyễn Du gắn bó với một triều đại lịch sử đầy biến động, nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, vì vậy đã tác động mạnh tới tình cảm và nhận thức của ông, làm xuất hiện những quan niệm mới về nhân sinh, xã hội, con người trong đó có trào lưu nhân đạo CN.
* Cuộc đời Nguyễn Du :
+ Có năng khiếu văn học bẩm sinh.
+ Bản thân mồ côi sớm, cuộc đời đã có những năm tháng gian truân, trôi dạt.
+ Năng khiếu văn học bẩm sinh+ Vốn sống vô cùng phong phú + Trái tim yêu thương vĩ đại taọ nên thiên tài Nguyễn Du.
+ Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du với những sáng tạo lớn có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm, xuất sắc nhất là "Truyện Kiều".
* Tác phẩm chính : 
- Chữ Hán : Các tập thơ : Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm. (243 bài).
- Chữ Nôm : Truyện Kiều, Văn Chiêu hồn,....... 
II Truyện Kiều : ( Đoạn trường tân thanh ) 
- Vị trí : Đỉnh cao chói lọi của nền văn học Việt Nam, một trong những kiệt tác của văn học thế giới, và của nghệ thuật thi ca TV.
- Nguồn gốc : Dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc ).
Bằng thiên tài nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo sâu sắc, Nguyễn Du đã thay máu đổi hồn, làm cho tác phẩm trở thành một kiệt tác vĩ đại.
- Thể loại : Truyện thơ chữ Nôm, theo thể lục bát. Dài 3254 câu.
 - Tóm tắt : Gặp gỡ đính ước. Gia biến lưu lạc. Đoàn tụ.
- Giá trị của Truyện Kiều :
a) Nội dung :
* Giá trị hiện thực :
- Truyện Kiều là một bức tranh về mọt xã hội bất công, tàn bạo.
- Số phận bất hạnh của một người phụ nữ đức hạnh, tài hoa trong xã hội phong kiến.
* Giá trị nhân đạo sâu sắc :
- Truyện Kiều đề cao tình yêu tự do khát vọng công lý và ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người.
-Truyện Kiều là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người.
b) Giá trị nghệ thuật :
- Truyện Kiều là một kiệt tác nghệ thuật, với bút pháp của một nghệ sĩ thiên tài, là sự kết tinh thành tựu văn học dân tộc trên hai phương diện ngôn ngữ và thể loại. Thành công của Nguyễn Du là trên tất cả các phương diện mà đặc sắc nhất là nghệ thuật xây dựng nhân vật.
 - Truyện Kiều là tập đại thành của ngôn ngữ văn học dân tộc
Ma trận bài kiểm tra truyện trung đại
 Mức độ
Lĩnh
vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng 
 thấp
 Vận dụng
 cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Văn học trung đại
1
(0,25)
C1
1
(0,25)
Truyện Kiều (Các đoạn trích)
1
(0,25)
C5
1
(0,25)
C3
1
(1,0)
C6
1
(6,0)
C2
3
(1,5)
1
(6,0)
Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi 14)
1
(0,5)
C2
1
(0,5)
Chuyện người con gái Nam Xương
1
(0,25)
C4
1
(0,25)
Truyện Lục Vân Tiên
1
(1,5)
C1
1
(1,5)
Tổng số câu
Tổng số điểm
1
(0,25)
4
(1,0)
1
(1,0)
1
(1,5)
1
(6,0)
6
(2,5)
2
(7,5)
Trường thcs thiệu duy Ngày. tháng.. năm 20...
Học sinh : Tiết 47 : Kiểm tra truyện trung đại.
 Lớp : 9. Thời gian : 45 phút
 Điểm 
 Nhận xét của giáo viên
Đề bài. 
I. Trắc nghiệm : (3 điểm)
Câu 1 : (0,25 điểm). Nghệ thuật diễn đạt tiêu biểu của văn học thời trung đại :
 A. Thường viết theo lối biền ngẫu, biện pháp ước lệ.
 B. Thường mượn điển cố, điển tích , biện pháp ước lệ tượng trưng .
 C. Thường viết theo lối biền ngẫu, sử dụng điển tích, biện pháp ước lệ
 D. Viết theo lối biền ngẫu, sử dụng điển tích,biện pháp ước lệ.
Câu 2 : (0,5 điểm). ý nào thể hiện rõ nhất cách dụng binh tài giỏi của Quang Trung trong hồi thứ mười bốn (Trích : Hoàng Lê nhất t ... .
Sôi nổi . D- Cả A, B , C đều đúng .
Tự luận: ( 7.0 điểm)
 Câu 13 : Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau:
ăn đơm nói đặt .
Đánh trống lảng .
Nói băm nói bổ .
Nửa úp nửa mở .
 Câu 14: Hãy viết một đoạn văn tự sự kể về việc Hoạn Thư Tự bào chữa cho mình trong đoạn trích “ Thuý Kiều báo ân ,báo oán “ có sử dụng yếu tố nghị luận .
Đáp án và biểu điểm 
 I - Trắc nghiệm : ( 3 điểm ) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm .
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Đáp án
A
B
D
Đ
B
B
A
A
D
D
D
Tự luận: ( 7 điểm )
 Câu 13 : HS giải nghĩa các thành ngữ .Mỗi thành ngữ đúng được( 0.5 điểm )
 -ăn đơm nói đặt : vu khống ,đặt điều , bịa chuyện cho người khác .
 -Đánh trống lảng : lảng ra ,né tránh không muốn tham dự một việc nào đó , không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi .(phương châm quan hệ )
 -Nói băm nói bổ : nói bốp chát ,xỉa xói ,thô bạo .( phương châm lịch sự )
 - Nửa úp nửa mở : nói mập mờ ,ỡm ờ , không nói ra hết ý . ( phương châm cách thức )
 Câu 14 : ( 5 điểm ) 
 Yêu cầu : 
	+ Hình thức : Bố cục rõ ràng, mạch lạc.
Không sai chính tả, cách dùng từ, đặt câu.
 + Nội dung : HS trình bày được nội dung việc Hoạn Thư tự bào chữa cho mình nhưng bằng hệ thống lập luận sắc bén .
 -Ghen tuông là chuyện thường tình của đàn bà .
 - Kể công với Thuý Kiều khi Thuý Kiều ở nhà mình .
 - Là nạn nhân của chế độ đa thê -> gợi sự đồng cảm ở Thuý Kiều .
 - Nhận hết mọi tội lỗi “ trót “ gây ra và cậy nhờ vào tấm lòng vị tha của Kiều .
Trường thcs thiệu duy Ngày. tháng.. năm 20....
Học sinh : Tiết 68, 69 Viết bài Tập làm văn số 3.
 Lớp : 9. Thời gian: 90 phút
 Điểm 
 Nhận xét của giáo viên
Đề bài. 
1. Đề bài : Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ.
Yêu cầu - đáp án - biểu điểm :
a, Yêu cầu:
+ Viết đúng thể loại văn tự sự, có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.
+ Đảm bảo bài viết có bố cục 3 phần.
+ Câu chuyện phải có tính trung thực, có tính giáo dục, có sức thuyết phục.
b, Đáp án-biểu điểm:
* Mở bài: 1đ
Giới thiệu tình huống nảy sinh câu chuyện, kỉ niệm đáng nhớ, có ý nghĩa nhất.
* Thân bài:
- Kể được nội dung câu chuyện: 4đ
+ Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm?
+ Kỉ niệm về việc gì? Tại sao đáng nhớ?
+ Bài học về tình cảm đạo lí (miêu tả nội tâm).
+ Vai trò của đạo lí thầy trò trong cuộc sống (nghị luận).
- Kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận: 3đ
* Kết bài: 1đ
- ý nghĩa của kỉ niệm ấy trong cuộc đời học sinh của mình.
- Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
* Văn phong, chính tả: 1đ
- Giáo viên theo dõi học sinh làm bài, hết giờ thu bài về nhà chấm.
- Học sinh chuẩn bị bài: "Người kể chuyện trong văn bản tự sự".
Ma trận bài kiểm tra tiếng việt (tiết 74)
 Mức độ
Lĩnh
vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng 
 thấp
 Vận dụng
 cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Các phương châm hội thoại
1
(0,5)
C1
1
(0,5)
C2
2
(1,0)
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
1
(0,5)
C3
1
(2,5)
C1
1
(0,5)
1
(2,5)
Từ tiếng Việt
1
(0,5)
C6
1
(0,5)
C4
2
(1,0)
C8,9
1
(3,0)
C2
4
(2,0)
1
(3,0)
Từ Hán – Việt
1
(0,5)
C5
1
(0,5)
Từ đồng âm
1
(0,5)
C7
1
(0,5)
Tổng số câu
Tổng số điểm
4
(2,0)
3
(1,5)
2
(1,0)
1
(2,5)
1
(3,0)
9
(4,5)
2
(5,5)
Trường thcs thiệu duy Ngày. tháng.. năm 20...
Học sinh : Tiết 74 : Kiểm tra tiếng Việt .
 Lớp : 9. Thời gian: 45 phút
 Điểm 
 Nhận xét của giáo viên
Đề bài. 
I. Trắc nghiệm : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất 
Câu 1 : (0,5 điểm) Yêu cầu “ khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ” thuộc phương châm hội thoại nào ?
A. Phương châm về lượng D. Phương châm cách thức
B. Phương châm về chất E. Phương châm lịch sự 
C. Phương châm quan hệ
Câu 2 : (0,5 điểm) Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là :
A. Nói móc. B. Nói mát . C. Nói leo. D. Nói hớt.
Câu 3 : (0,5 điểm) Trong câu thơ :
 “Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn 
 Để cả mùa xuân cũng lỡ làng”
 Từ “xuân” được dùng với phương thức chuyển nghĩa nào ?
 A. ẩn dụ. B. Hoán dụ. C. So sánh . D. Nhân hoá.
Câu 4 : (0,5 điểm) Từ “ tuyệt trần ‘ trong câu :
 “Xưa kia bà đẹp tuyệt trần 
 Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn”
Có nghĩa là : A. Đứt, không còn gì . B. Cực kì, nhất.
Câu 5 : (0,5 điểm) Trong các từ sau từ nào không phải từ Hán – Việt ?
 A. Âm mưu B. Thủ đoạn C. Mánh khoé 
Câu 6 : (0,5 điểm) Trong các từ sau từ nào không phải là từ láy ?
 A. Lung linh B. Lạnh lùng C. Xa xôi D. Xa lạ 
Câu 7 : (0,5 điểm) Từ “đường” trong “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” và “ ngọt như đường” nằm trong trường hợp nào ? A. Từ đồng nghĩa . B. Từ đồng âm . 
Câu 8 : (0,5 điểm) Việc thay thế từ “xuân” cho từ “tuổi” trong câu” Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp” (Hồ Chí Minh), có tác dụng gì ?
A. Thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả .
 B. Tránh lặp lại với từ “tuổi tác” .
 C. Cả hai tác dụng trên .
Câu 9 : (0,5 điểm) Trong các thành ngữ sau thành ngữ nào có sử dụng các cặp từ trái nghĩa ?
 A. Đầu voi đuôi chuột B . Sống tết chết giỗ C. Mèo mả gà đồng 
II. Phần tự luận :
Câu 1 : (2,5 điểm) Từ “mặt trời” trong câu thơ “Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” có phải là hiện tượng phát triển từ vựng của tiếng Việt không ? Vì sao ?
Câu 2 : (3,0 điểm) Phân tích cái hay của việc sử dụng các phép tu từ trong đoạn thơ sau :
“Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim”
 (Phạm Tiến Duật)
 Đáp án và biểu điểm :
Phần trắc nghiệm : ( 4,5 điểm) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
D
C
A
B
C
D
B
C
B
 Phần tự luận : (5,5 điểm ) 
Câu 1 : ( 2,5 điểm ) 
Từ “ Mặt trời” -> Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
Không thể coi đây là hiện tượng phát triển từ vựng. Vì ẩn dụ chỉ có nghĩa lâm thời.
Câu 2 ( 3,0 điểm) 
- HS nhận diện được phép tu từ : điệp ngữ và hoán dụ .
- Phân tích về giá trị của các phép tu từ này nhằm khắc hoạ vẻ đẹp về phẩm chất của người lính lái xe Trường Sơn trong những năm đánh Mỹ 
* Giáo viên thu bài về nhà chấm .
 Ma trận bài kiểm tra học kì i (tiết 85, 86)
 Mức độ
Lĩnh
vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng 
 thấp
 Vận dụng
 cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Truyện Kiều
2
(0,5)
C1,2
2
(0,5)
Truyện Lục Vân Tiên
1
(0,25)
C3
1
(0,25)
Nghĩa của từ
1
(0,25)
C4
1
(0,25)
Đoàn thuyền đánh cá
1
(0,25)
C5
1
(0,25)
“Làng” Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
1
(0,25)
C6
1
(6,0)
C2
1
(0,25)
1
(6,0)
Lặng lẽ Sa Pa
1
(0,25)
C7
1
(0,25)
Phong cách Hồ Chí Minh
1
(0,25)
C8
1
(0,25)
Điền khuyết
2 ý
(0,5)
C9
1
(0,5)
Nối
2 ý
(0,5)
C10
1
(0,5)
ẩn dụ
1
(1,0)
C1
1
(1,0)
Tổng số câu
Tổng số điểm
6
(1,75)
4
(1,25)
1
(1,0)
1
(6,0)
10
(3,0)
2
(7,0)
Đề bài :
I. Phần trắc nghiệm:
Câu 1(0,25 điểm). Dòng nào Dòng nào sắp xếp đúng trình tự các sự việc trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du ?
A. Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ – Gia biến và lưu lạc.
B. Gặp gỡ và đính ước – Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ
C. Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước
D. Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ
Câu 2(0,25 điểm). Cảnh trước lầu Ngưng Bích được tác giả miêu tả chủ yếu qua con mắt ai ?
A. Nguyễn Du.	B. Thuý Kiều	D. Tú Bà	D. Nhân vật khác 
Câu 3(0,25 điểm). Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện khát vọng gì của tác giả?
A. Được cứu người, giúp đời.	C. Có công danh hiển hách.
B. Trở nên giàu sang phú quý.	D. Có tiếng tăm vang dội.
Câu 4(0,25 điểm). Nhận định nào nói đúng nghĩa gốc của từ “đồng chí” ?
A. Là những người cùng một giống nòi.
B. Là những người sống cùng thời đại.
C. Là những người cùng theo một tôn giáo.
D. Là những người cùng một chí hướng chính trị.
Câu 5(0,25 điểm). Khổ thơ cuối trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận nói về khoảng thời gian nào ?
A. Bình minh. 	B. Giữa trưa.	C. Hoàng hôn.	D. Đêm tối.	
Câu 6(0,25 điểm). Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào loại ngôn ngữ gì?
	“Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
	- Hà, nắng gớm, về nào.”
A. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.	A. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả.
B. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật.	A. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật.	
Câu 7(0,25 điểm). Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai?
A. Tác giả.	B. Anh thanh niên.	C. Ông hoạ sĩ già.	D. Cô gái. 
Câu 8(0,25 điểm). Trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà thì lối sống vô cùng giản dị của Bác được thể hiện như thế nào?
A. Nơi ở và nơi làm việc đơn sơ.	C. Ăn uống đạm bạc.
B. Trang phục hết sức giản dị.	D. Tất cả các ý trên 
Câu 9 (0,5 điểm). Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống (....) sau để có một khái niệm:
a. (0,25 điểm)..................... một văn bản tự sự là cách làm giúp người đọc, người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó.
b. (0,25 điểm)..................... là từ ngữ biểu thị một khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ.
Câu 11 (0,5 điểm). Nối nội dung ở cột (A) với nội dung ở cột (B) sao cho đúng.
(A)
Nối
(B)
1) Nước mặn đồng chua
 a) Tục ngữ
2) Uống nước nhớ nguồn.
 b) Thành ngữ
II. Phần tự luận:
Câu 1 (1,0đ): ẩn dụ là gì ? Cho một ví dụ minh hoạ?
Câu 2 (6,0đ): Đóng vai nhân vật ông Hai kể lại tâm trạng của mình từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
===================================================================
 đáp án bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
 -----------------o0o-------------------
I. phần trắc nghiệm: (3,0 điểm).
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9a
9b
10
Đáp án
B
B
A
D
A
B
C
D
Tóm tắt
Thuật ngữ
1-b
2-a
(Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
II. Tự luận: (7,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm): Học sinh nêu được các ý cơ bản sau:
	- Nêu được định nghĩa ẩn dụ. (0,5 điểm)
	- Lấy được một ví dụ chính xác và chỉ ra ẩn dụ trong ví dụ đó. (0,5 điểm)
Câu 2 (6,0 điểm) Học sinh cần đảm bảo những yêu cầu sau:
	- Kể lại nội dung theo ngôi thứ nhất, đặt vào nhân vật ông Hai. (0,5 điểm)
	- Giới thiệu được tình huống sảy ra câu chuyện. (1,0 điểm)
	- Kể lại chính xác sự việc, tâm trạng: (4,0 điểm)
	Trong đó:
	+ Không kể lại toàn văn bản mà chỉ tập trung kể lại đoạn từ khi ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc cho đến khi giải toả được mối nghi ngờ, oan ức.
	+ Không thêm mà chỉ bớt các chi tiết, rất cần sự sáng tạo bằng các lời lẽ, từ ngữ của bản thân khi kể, tả và khi diễn tả tâm trạng ông Hai.
	+ Không xen vào những câu nhận xét, cảm xúc, bình luận.
	+ Bài viết không dài quá hai trang giấy
- Bài viết rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả, có sự liên kết tự nhiên giữa các phần. (0,5 điểm)
======================================================= 

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem tra van 9 Cuc dinh.doc