I.Hãy chọn và đánh dấu X vào cho ý trả lời đúng trong mỗi câu sau : (1,25điểm)
1/ Trong phép lai kinh tế, người ta không dùng con lai F1 làm giống vì :
A. ưu thế lai ở cơ thể lai F1 thấp
B. con lai F1 có kiểu gen không ổn định
C. ưu thế lai không biểu hiện rõ ở cơ thể lai F1
D. do có sự phân li ở các thế hệ sau, làm xuất hiện nhiều gen lặn gây hại
2 / Trong chọn giống thực vật, phương pháp chọn lọc cá thể có ưu điểm là :
A. kiểm tra được kiểu hình của cá thể
B. kiểm tra được kiểu gen, kết quả chọn lọc vững chắc
C. áp dụng rộng rãi
D. dễ làm, ít tốn kém
Trường THCS Lương Thế Vinh KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn : SINH HỌC 9 MA TRẬN ĐỂ KIỂM TRA Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Chương 6: Ứng dụng di truyền học 04 tiết I(2) Nêu được ưu điểm của chọn lọc cá thể I(1)Hiểu được cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai 5% = 0,5 điểm Số câu : 1 50 % = 0,25đ Số câu : 1 50 % = 0,25đ 2. Phần II ChươngI: Sinh vật môi trường 06 tiết Câu 2: Phân biệt được nhóm sinh vật biến nhiệt & hằng nhiệt I(4)Phân biệt được các mối quan hệ cùng loài, khác loài giữa các sv. 17,5%=1,75 điểm Số câu : 1 85,7 % = 1,5đ Số câu : 1 14,3 % = 0,25đ 3. Chương 2 : Hệ sinh thái 06 tiết III.HS biết được mqh dinh dưỡng của các sv qua chuỗi thức ăn I(3)HS hiểu được ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí II. HS nhận biết được QTSV, không phải QTSV, QXSV Câu 1: So sánh nêu được điểm khác nhau giữa QXSV và QTSV 45 %= 4,5 điểm Số câu : 1 16,7 % = 0,75đ Số câu : 1 5,6 % = 0,25đ Số câu : 1 22,2% = 1đ Số câu : 1 55,5 % = 2,5đ 4. Chương 3: Con người dân số môi trường 05 tiết I(5) HS hiểu :Tác động của con người đến môi trường. 2,5%= 0,25 điểm Số câu : 1 100 % = 0,25đ 5.Chương 4 : Bảo vệ môi trường 04 tiết Câu 3: HS trình bày được tác hại của ô nhiễm mt và các biện pháp hạn chế ô nhiễm mt 30% = 3 điểm Số câu : 1 100 % = 3đ Tổng số câu 10 Tổng số điểm 100% = 10 đ Số câu : 2 10 % = 1đ Số câu : 3 7,5 % = 0,75đ Số câu : 2 45 % = 4,5đ Số câu : 2 12,5 % = 1,25đ Số câu : 1 25 % = 2,5đ Trường THCS Lương Thế Vinh Lớp: Họ Tên : KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn : SINH HỌC 9 Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian phát đề ) ĐIỂM Lời phê của giáo viên A – PHẦN TRẮC NGHIỆM :(3điểm ) I.Hãy chọn và đánh dấu X vào 0 cho ý trả lời đúng trong mỗi câu sau : (1,25điểm) 1/ Trong phép lai kinh tế, người ta không dùng con lai F1 làm giống vì : 0 A. ưu thế lai ở cơ thể lai F1 thấp 0 B. con lai F1 có kiểu gen không ổn định 0 C. ưu thế lai không biểu hiện rõ ở cơ thể lai F1 0 D. do có sự phân li ở các thế hệ sau, làm xuất hiện nhiều gen lặn gây hại 2 / Trong chọn giống thực vật, phương pháp chọn lọc cá thể có ưu điểm là : 0 A. kiểm tra được kiểu hình của cá thể 0 B. kiểm tra được kiểu gen, kết quả chọn lọc vững chắc 0 C. áp dụng rộng rãi 0 D. dễ làm, ít tốn kém 3 / Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là : 0 A. đảm bảo tốt chất lượng cuộc sống 0 B. đảm bảo môi trường, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên 0 C. đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội 0 D. cả 3 ý trên 4 / Quan hệ nào sau đây là quan hệ cộng sinh? 0 A. Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu 0 B. Giun đũa sống trong ruột người 0 C. Cá ép và rùa biển 0 D. địa y bám trên cành cây 5 / Tác động lớn nhất của con người đến môi trường tự nhiên là : 0 A. Làm cho động vật hoang dã bị giảm sút 0 B. Làm cho đất đai khô cằn 0 C. Phá hủy thảm thực vật 0 D. Cả 3 tác động trên II.Chọn câu Đúng(Đ) hoặc Sai (S) rồi ghi vào ô 0 cho mỗi ý sau :( 1điểm) 0 A. Các con chó nuôi trong nhà là quần thể sinh vật. 0 B. Cá chép, cá rô phi, cá mè sống chung trong một ao là quần xã sinh vật. 0 C. Các cá thể rắn hổ mang ở 3 hòn đảo cách xa nhau là quần thể sinh vật 0 D. Rừng cây thông phương Bắc là quần thể sinh vật III. Điền vào chỗ trống tên các sinh vật cho phù hợp với mỗi chuỗi thức ăn sau : (0,75 điểm) 1/ Cây cỏ ....................... chim ăn sâu vi sinh vật 2/ Cây cỏ Gà ............... ................ vi sinh vật B – PHẦN TỰ LUẬN :(7điểm ) Câu 1: Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật ở điểm nào ? ( 2,5 điểm) Câu 2 : Trong hai nhóm sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt, nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao ? ( 1,5 điểm) Câu 3 : Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì ? Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường? ( 3điểm) Bài làm ? ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học : 2010 – 2011 Môn thi : SINH HỌC 9 Thời gian : 45 phút ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM A. Trắc nghiệm: ( 3 đ) I. 1. D (0,25đ) 2. B (0,25đ) 3. D (0,25đ) 4.A (0,25đ) 5.C (0,25đ) II. Tổng cộng 1 điểm; Mỗi ý đúng được 0,25 đ : A.Sai B.Đúng C .Sai 4.Đúng II. mỗi chỗ trống điền đúng cho 0,25 điểm 1/ sâu ăn lá cây (0,25đ) 2/ sói, hổ(0,5đ) B. Tự luận: (7 đ) Câu 1 (2,5 đ) Điểm khác giữa quần thể và quần xã sinh vật Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật - Tập hợp các cá thể cùng loài, sống trong một sinh cảnh, sống cùng một thời điểm nhất định. ( 0,5 đ) - Gồm 1 loài( 0,25 đ) - Mối quan hệ chủ yếu giữa các cá thể chủ yếu là thích nghi về mặt dinh dưỡng, nơi ở và đặc biệt là sinh sản nhằm đảm bảo sự tồn tại của quần thể ( 0,25 đ) VD : Quần thể rừng tràm ( 0,25 đ) - Tập hợp các quần thể của các loài khác nhau cùng sống trong một sinh cảnh. Mỗi quần xã có một quá trình lịch sử lâu dài. ( 0,5 đ) - Gồm nhiều loài( 0,25 đ) - Ngoài mối quan hệ thích nghi còn có mối quan hệ hỗ trợ và đối địch. ( 0,25 đ) VD : Quần xã rừng mưa nhiệt đới ( 0,25 đ) Câu 2 : (1,5 đ) Trong hai nhóm sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt, nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường. (o,5đ)Vì những sinh vật thuộc nhóm này có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường (0.5đ) như : chim , thú, và con người.(0,5đ) Câu 3 : (3 đ) - Tác hại của ô nhiễm môi trường là:(1đ) Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triển, ảnh hưởng tới sức khỏe và gây nhiều bệnh tật cho con người. - Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: (2đ) + Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt. + Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm. + Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời. + Xây dựng nhiều công viên , trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu. + Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm. ----------------HẾT------------------
Tài liệu đính kèm: