Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2012 – 2013 môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Hải Ninh

Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2012 – 2013 môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Hải Ninh

PHẦN I- TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Hãy ghi lại đáp án đúng nhất trong những câu sau vào bài làm:

Câu 1: Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể:

A. Liên hệ hiện tại với tương lai.

B. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.

C. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.

D. Cả A, B, C.

Câu 2: Thành ngữ là loại cụm từ, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh đúng hay chưa đúng ?

A. Đúng B. Chưa đúng

Câu 3: Trong các từ sau đây, từ nào đồng nghĩa với thương mến:

A. Kính trọng B. Yêu quý

C. Gần gũi C. Nhớ nhung

Câu 4: Bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” nói lên:

A. Tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm của Bác.

B. Lòng yêu nước sâu nặng của Bác.

C. Tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

D. Phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2012 – 2013 môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Hải Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HẢI HẬU
TRƯỜNG THCS HẢI NINH
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
(Thời gian làm bài 90 phút- không kể thời gian giao đề)
PHẦN I- TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Hãy ghi lại đáp án đúng nhất trong những câu sau vào bài làm:
Câu 1: Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể:
Liên hệ hiện tại với tương lai.
Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.
Cả A, B, C.
Câu 2: Thành ngữ là loại cụm từ, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh đúng hay chưa đúng ?
A. Đúng B. Chưa đúng
Câu 3: Trong các từ sau đây, từ nào đồng nghĩa với thương mến:
A. Kính trọng B. Yêu quý
C. Gần gũi C. Nhớ nhung
Câu 4: Bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” nói lên:
Tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm của Bác. 
Lòng yêu nước sâu nặng của Bác.
Tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
Phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
Câu 5. Trong bài văn “Mùa xuân của tôi” (SGK Ngữ văn 7, tập 1), câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội?
Mùa xuân của tôi [] là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [].
Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.
[] Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng [].
Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn [].
Câu 6. Dòng nào dưới đây không phải là thành ngữ?
Nhà rách vách nát
Nhai (Ăn) kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
Lanh chanh như hành không muối.
Ếch ngồi đáy giếng.
Câu 7. Trong bài thơ “Tiếng gà trưa”, hình ảnh nổi bật nhất xuyên suốt bài thơ là:
Tiếng gà trưa B. Quả trứng hồng
C .Người chiến sĩ D. Người bà
Câu 8. Bài văn “Một thứ quà của lúa non: Cốm” thuộc thể loại gì?
Kí sự B. Hồi kí
C. Truyện ngắn D. Tùy bút
PHẦN II – TỰ LUẬN (8 ĐIỂM)
Câu 1 (1 điểm):
Thế nào là điệp ngữ? Tác dụng của điệp ngữ? Cho ví dụ minh họa.
Câu 2 (2 điểm): 
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng”
( Vũ Bằng, Mùa xuân của tôi).
Câu 3 (5 điểm):
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
* Lưu ý: Thí sinh không phải chép lại đề vào bài làm.

Tài liệu đính kèm:

  • docH.Ninh.doc