KIỂM TRA ĐỊNH KỲ - NĂM HỌC: 2011 – 2012
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 (TIẾT 129)
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ RA:
Câu 1: (2,5 điểm)
Chép khổ thơ thứ 3 của bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Cho biết niềm xúc động của nhà thơ khi vào viếng lăng Bác.
Câu 2: (1,5 điểm)
Đại từ “Tôi” chuyển sang đại từ “Ta” trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có phải ngẫu nhiên không? Vì sao?
Câu 3: (5 điểm)
Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài “Ánh Trăng” của Nguyễn Duy
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ - NĂM HỌC: 2011 – 2012 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 (TIẾT 129) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ RA: Câu 1: (2,5 điểm) Chép khổ thơ thứ 3 của bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Cho biết niềm xúc động của nhà thơ khi vào viếng lăng Bác. Câu 2: (1,5 điểm) Đại từ “Tôi” chuyển sang đại từ “Ta” trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có phải ngẫu nhiên không? Vì sao? Câu 3: (5 điểm) Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài “Ánh Trăng” của Nguyễn Duy ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM: Câu Đáp án Điểm 1. 2,5 - Học sinh chép đúng khổ thơ thứ 3 của bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương 0,5 - Nêu được niềm xúc động của nhà thơ khi vào viếng lăng Bác: + Cách nói giảm nói tránh “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên – Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền” nhằm giảm bớt đi sự mất mát quá lớn của dân tộc. Có cảm giác như vị cha già dân tộc đang nằm nghỉ ngơi sau những giờ làm việc miệt mài. Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho người đọc nghĩ đến tâm hồn cao đẹp và những vần thơ đầy trăng của Người. 1,0 + Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” tượng trưng cho sự vĩnh hằng, vô tận của tên tuổi và sự nghiệp của Người “mãi mãi”: lí trí tin rằng Bác vẫn còn sống mãi với non sông, đất nước, mãi bất tử, là mãi mãi như trời xanh nhưng trái tim không thể không nhói đau, xót xa vì sự ra đi của Bác. Chữ “nhói” diễn tả được chiều sâu của nỗi đau khong cùng trong trái tim nhà thơ. Điều đó chứng tỏ Bác vừa thiêng liêng, vĩ đại nhưng cũng rất gần gũi thân thiết đối với nhà thơ nói riêng và người Việt Nam nói chung. 1,0 2. 1,5 Đại từ “Tôi” chuyển sang đại từ “Ta” trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải không phải ngẫu nhiên, vì: + Xưng Tôi vừa biểu hiện một cái tôi cụ thể rất riêng của tác giả, vừa thể hiện sự nâng niu trân trọng của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên và đất nước. 0,75 + Ta vừa là số ít, vừa là số nhiều, vừa nói lên được nỗi niềm riêng của tác giả, vừa diễn đạt cái chung của mọi người. Chuyển cách xưng hô thể hiện khát vọng sống có ích, đem hương sắc, niềm vui tô điểm cho mùa xuân đất nước. 0,75 3. Yêu cầu học sinh nắm được yêu cầu đề ra, biết vận dụng kiến thức kỷ năng nghị luận về một khổ thơ, bài thơ đã đọc và nắm được nội dung, nhận thức bài “Ánh Trăng” và suy ngẫm sâu lắng của Nguyễn Duy và bức thông điệp mà nhà thơ muốn gửi đến người đọc. Chú ý tập trung nếu những suy nghĩ, đánh giá, nhận xét của mình theo trình tự: Trình bày kết quả về nội dung nghệ thuật của khổ thơ, nội dung của khổ thơ cuối. Đặc biệt là suy nghĩ, cảm nhận của mình về hình ảnh vầng trăng cùng sự cảm nhận về thái độ của trăng đối với kẻ vô tình: rất vị tha, bao dung, độ lượng vì rất đỗi nghiêm khắc. Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn của cái giật mình đầy day dứt, ám ảnh. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên, có thể hờ hững những quá khứ nghĩa tình trọn vẹn nghĩa thuỷ chung, luôn tràn đầy, bất diệt như ánh trăng thiên nhiên muôn đời toả sáng. 5,0 1. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vị trí khổ thơ (lưu ý xuất xứ của bài thơ) - Nêu kết quả của bài thơ, khổ thơ 1,0 2. Thân bài: Kết quả về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, khổ thơ Trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của khổ thơ + Đánh giá, nhận xét chung về nội dung, nghệ thuật của khổ thơ + Suy nghĩ về hình ảnh vầng trăng. + Suy nghĩ về cái giật mình của nhân vật trữ tình + Cảm nhận về ngôn ngữ, giọng điệu, cách gieo vần, ngắt nhịp của khổ thơ. - Ý nghĩa của khổ thơ cuối và bức thông điệp tác giả muôn gửi tới người đọc. 3,0 3. Kết bài: - Khẳng định giá trị của bài thơ, ý nghĩa của khổ thơ cuối. - Cảm xúc của cá nhân. 1,0 Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính gợi ý. Giáo viên cần vận dụng linh hoạt trong quá trình chấm.
Tài liệu đính kèm: