Kiểm tra học kỳ I lớp : 9 môn: sinh học (thời gian làm bài: 45 phút không kể thời gian giao đề)

Kiểm tra học kỳ I lớp : 9 môn: sinh học (thời gian làm bài: 45 phút không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống ở các câu sau:

 1. Thể đồng hợp là các gen trong tế bào đều giống nhau.

 2. Trội không hoàn toàn là F2 có tỉ lệ kiểu hình 1 trội: 1 lặn: 2 trung gian.

3. Cặp NST tương đồng là cặp NST được hình thành sau khi NST tự nhân đôi.

4. NST tự nhân đôi ở kì trung gian của chu kì phân bào.

5. Sự kiện quan trọng nhất của quá trình thụ tinh là sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và cái.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I lớp : 9 môn: sinh học (thời gian làm bài: 45 phút không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm
Lời nhận xét của giáo viên
Họ và tên: kiểm tra học kỳ I 
Lớp : 9 môn: sinh học
 (Thời gian làm bài: 45 phút không kể thời gian giao đề)
Đề kiểm tra
Phần I: Phần trắc nghiệm
Câu 1: Hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống ở các câu sau:
	1. Thể đồng hợp là các gen trong tế bào đều giống nhau.
	2. Trội không hoàn toàn là F2 có tỉ lệ kiểu hình 1 trội: 1 lặn: 2 trung gian.
3. Cặp NST tương đồng là cặp NST được hình thành sau khi NST tự nhân đôi.
4. NST tự nhân đôi ở kì trung gian của chu kì phân bào.
5. Sự kiện quan trọng nhất của quá trình thụ tinh là sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và cái.
6. Tính đặc thù của ADN là do hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
Câu 2: Hãy sắp xếp các thành phần sau theo thứ tự khối lượng tăng dần:
	ADN; mARN; gen; NST.
Câu 3: Chọn từ, cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
	“ Trình tự các ............... trên ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong .............. , thông tin qua ARN quy định trình tự các .............. trong chuỗi axit amin cấu thành .............. và biểu hiện thành tính trạng.
Phần II: Phần tự luận
Câu 4: Nêu ưu, nhược điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm.?
Câu 5: ở người, bệnh mù màu (không phân biệt được màu đỏ với màu lục) do 1 gen kiểm soát. Một cặp vợ chồng không biểu hiện bệnh sinh được 3 người con: 2 con gái bình thường và một con trai mắc bệnh. Người con trai lấy vợ bình thường đẻ được một cháu gái bình thường và một cháu trai mắc bệnh. Người con gái thứ 1 lấy chồng mù màu sinh được 4 người con: 2 trai, 2 gái đều không biểu hiện bệnh. Người con gái thứ 2 lấy chồng bình thường đẻ được 2 con gái bình thường và một con trai mắc bệnh.
a. Lập sơ đồ phả hệ về sự di truyền bệnh này trong dòng họ?
b. Bệnh mù màu do gen trội hay gen lặn quy định? Vì sao?
c. Bệnh có di truyền liên kết với giới tính không ? Tại sao? 
III. Đáp án – biểu điểm
Phần I: Phần trắc nghiệm
Câu 1: (1 điểm)	
 1 – S	2- Đ	3- S	
	4- Đ 5- Đ	6- S	
Câu 2: (1 điểm)	
 1. mARN	3. ADN
	2. gen	4. NST	
Câu 3: (1 điểm)	
 1- Nucêlôtit	2- ARN 	
	3- Axit amin 	4- Prôtêin 
Phần I: Phần tự luận
Câu 4: (3 điểm)
* Ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm:
- Tăng nhanh số lượng cá thể.
- Bảo tồn 1 số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
- Rút ngắn thời gian tạo các cây con.	(1,5 điểm)
* Triển vọng (nêu một số thành tựu ở nước ta).	(1,5 điểm)
Câu 5: (4 điểm) 
Sơ đồ phả hệ của dòng họ trên.	
	Không mắc bệnh (0,5 điểm)
	Mắc bệnh (0,5 điểm)
	 (1 điểm)
- P bình thường mà F1 biểu hiện bệnh chứng tỏ bệnh do gen lặn quy định. 
 (1điểm)
- Bệnh chỉ xuất hiện ở nam chứng tỏ bệnh có liên quan đến giới tính. Gen gây bệnh nằm trên NST X, không có trên Y. (1điểm)
Trường thcs châulộc kiểm tra học kỳ I 
Lớp : 9 
môn: sinh học
(Thời gian làm bài: 45 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1 Nêu chức năng của Prôtêin?
Câu 4 Nêu ưu, nhược điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm.?
Câu 5 ở người, bệnh mù màu (không phân biệt được màu đỏ với màu lục) do 1 gen kiểm soát. Một cặp vợ chồng không biểu hiện bệnh sinh được 3 người con: 2 con gái bình thường và một con trai mắc bệnh. Người con trai lấy vợ bình thường đẻ được một cháu gái bình thường và một cháu trai mắc bệnh. Người con gái thứ 1 lấy chồng mù màu sinh được 4 người con: 2 trai, 2 gái đều không biểu hiện bệnh. Người con gái thứ 2 lấy chồng bình thường đẻ được 2 con gái bình thường và một con trai mắc bệnh.
 a. Lập sơ đồ phả hệ về sự di truyền bệnh này trong dòng họ?
 b. Bệnh mù màu do gen trội hay gen lặn quy định? Vì sao?
 c. Bệnh có di truyền liên kết với giới tính không ? Tại sao? 
đề ra
Câu 1: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì ......
a. F1 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
b. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
c. F1 đồng tính vè tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.
d. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội: 1 lặn.
Câu 2: Mục đích của phép lai phân tích là gì?
a. Phân biệt đồng hợp trội với thể dị hợp.
b. Phát hiện thể đồng hợp trội với đồng hợp lặn.
c. Phát hiện thể đồng hợp lặn và thể dị hợp.
d. Cả a và b.
Câu 3: Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả ở cột C trong bảng sau:
Các kì (A)
Những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân (B)
Kết qủa (C)
1. Kì đầu
2. Kì giữa
3. Kì sau
4. Kì cuối
a. Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng dợi mảnh dần thành chất nhiễm sắc.
b. các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt.
c. Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
d. Từng cặp NST kép tách nhau ở tâm động hình thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.
e. Các NST kép đóng xoắn cực đại.
g. Các NST kép nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
1- 
2- 
3-
4-
Câu 4: Đối với loài sinh sản sinh dưỡng và sinh sản vô tính, cơ chế nào duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài? (Chọn phương án đúng)
a. Nguyên phân	b. Giảm phân
c. Nguyên phân – giảm phân – thụ tinh	c. Cả a và b
III. Đáp án – Biểu điểm
Câu 1: c 	(1 điểm)
Câu 2: a 	(1 điểm)
Câu 3: 
1- b, c 	(0,5 điểm)
2- e, g 	(0,5 điểm)
3- d 	(0,5 điểm)
4-a 	(0,5 điểm)
Câu 4: c 	(1 điểm)
 Bài 34
 thoái hoá giống do tự thụ phấn và do giao phối gần
I - mục tiêu:
Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Biết được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phối gần 
- Giải thích được sự thoáI hoá của dòng tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật .
- Nêu được vai trò của tự thụ phấn và giao phối gần trong chọn giống 
- Rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu sách giáo khoa, trao đổi theo nhóm và quan sát, phân tích để thu nhạn kiến thức từ hình vẽ.
II – chuẩn bị 
Tranh hình 34.1 
III – tổ chức các hoạt động dạy học 
A Kiểm tra bài cũ:
 + Khi gây đột biến bằng tác nhân vật lí và hoá học, người ta thường sử dụng các các biện pháp nào?
B Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động I tìm hiểu sự thoái hoá do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KIEM TRA SINH HOC 9 TRON BO.doc