Kiểm tra học kỳ I – Năm học 2007 - 2008 môn lịch sử – Lớp 7 – Thời gian 45 phút

Kiểm tra học kỳ I – Năm học 2007 - 2008 môn lịch sử – Lớp 7 – Thời gian 45 phút

Câu 1: (0,25 điểm) Nhà Lý chia cả nước ra bao nhiêu lộ, phủ?

a) 24 lộ, phủ. b) 42 lộ, phủ. c ) 40 lộ, phủ. d) 50 lộ, phủ.

Câu 2: (0,25 điểm) Kinh đô nước ta dưới thời Ngô Quyền ở đâu?

a) Hoa Lư. b) Cổ Loa. c ) Phú Xuân. d) Thăng Long.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1203Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I – Năm học 2007 - 2008 môn lịch sử – Lớp 7 – Thời gian 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Cát Nhơn KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2007-2008
Lớp : 7A. Môn lịch sử – Lớp 7 – Thời gian 45 phút.
Họ và tên: (Không kể thời gian phát đề)
A/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 Điểm)
I/ Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng (1,5 điểm)
Câu 1: (0,25 điểm) Nhà Lý chia cả nước ra bao nhiêu lộ, phủ?
a) 24 lộ, phủ. b) 42 lộ, phủ. c ) 40 lộ, phủ. d) 50 lộ, phủ.
Câu 2: (0,25 điểm) Kinh đô nước ta dưới thời Ngô Quyền ở đâu?
a) Hoa Lư. b) Cổ Loa. c ) Phú Xuân. d) Thăng Long. 
Câu 3: (0,25 điểm) Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là gì?
a) Bắc Bình Vương. b ) Bình Định Vương. 
c ) Vạn Thắng Vương. d ) Bố Cái Đại Vương. 
Câu 4: (0,25 điểm) Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan vào năm nào?
a ) Năm 1078. b ) Năm 1077. c ) Năm 1076. d ) Năm 1075.
Câu 5: (0,25 điểm) Lê Hoàn lên ngôi vua vào năm nào? Đặt niên hiệu là gì?
a ) Năm 980. Niên hiệu Thiên Phúc. b) Năm 980. Niên hiệu Thái Bình.
c ) Năm 981. Niên hiệu Ứng Thiên. d ) Năm 979. Niên hiệu Hưng Thống.
Câu 6: (0,25 điểm) Người làm nên chiến thắng ở Vân Đồn, vào cuối năm 1278 là ai?
a ) Trần Quang Khải b) Trần Khánh Dư.
c ) Trần Bình Trọng. d ) Trần Quốc Tuấn.
II/ Hãy điền vào chỗ trống () câu sau: (0,5 điểm)
Ai là tác giả của câu nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”, (1), Ai là tác giả của câu nói: “Nếu bệ hạ (vua) muốn hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần rồi hãy hàng”. (2)
III/ Hãy nối một ô ở cột thời gian với một ô ở cột sự kiện lịch sử? (1 điểm)
CỘT THỜI GIAN
CỘT SỰ KIỆN LỊCH SỬ
(A) Đầu thế kỉ XIII.
(1) Thoát Hoan chia quân làm ba đạo, tiến vào chiếm đóng Thăng Long trống vắng, vì nhân dân ta thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.
(B) Năm 1279. 
(2) Nhà Nguyên huy động khoảng 50 vạn quân, do Thoát Hoan làm tổng chỉ huy tràn vào xâm lược nước ta. 
(C) Cuối tháng 1-1285.
(3) Nước Nam Tống bị tiêu diệt và lập ra nhà Nguyên.
(D) Cuối tháng 1-1288.
(4) Nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập.
B/ TỰ LUẬN (7 Điểm)
Câu 1: (2 điểm) Em hãy trình bày pháp luật và quân đội thời Lý?
Câu 2: (3 điểm) Em hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?
Câu 3: (2 điểm) Em hãy trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?
********* Hết *********
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2007-2008 - Môn lịch sử – Lớp 7
A/ TRẮC NGHIỆM: (3 Điểm)
I/ Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng (1,5 điểm) Mỗi câu đúng là 0,25 điểm.
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
Đáp án
a
b
c
d
a
b
II/ Hãy điền vào chỗ trống ()( 1 điểm)
(1) – Trần Thủ Độ. (2) – Trần Quốc Tuấn. 
III/ Hãy nối một ô ở cột thời gian với một ô ở cột sự kiện lịch sử? ( 1 điểm)
A nối với 4 C nối với 2
B nối với 3 D nối với 1
B/ TỰ LUẬN (7 Điểm)
Câu 1: - Pháp luật thời Lý. (1 điểm) 
+ Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, đây là bọ luật thành văn đầu tiên của nước ta (nhưng hiện nay không còn nữa)
- Quân đội thời Lý. (1 điểm) 
+ Quân đội thời Lý, gồm hai bộ phận: Cấm quân và quân địa phương.
+ Nhà Lý thi hành chính sách “Ngụ binh ư nông”.
+ Quân đội nhà Lý có quân bộ và quân thủy, kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo; vũ khí trang bị cho quân đội, gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá, 
Câu 2: -Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. 
(1,5 điểm) 
+ Toàn dân tham gia kháng chiến.
+ Sự lãnh đạo tài giỏi, sáng tạo về đường lối chiến lược, sách lược của vua tôi nhà Trần và các tướng lĩnh, đặc biệt là nhà quân sự thiên tài Trần Hưng Đạo.
+ Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện. Nổi lên hai Hội nghị, đó là Hội nghị Bình Than và Hội nghị Diên Hồng, với mục tiêu: Đoàn kết đánh giặc, bảo vệ Tổ quốc.
+ Tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân đội nhà Trần ở thế kỉ XIII.
- Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. (1,5 điểm) 
+ Đánh bại âm mưu xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên. Đồng thời ngăn chặn ý đồ của nhà Nguyên trong việc xâm lược các nước Đông Nam Á.
+ Khẳng định lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc Đại Việt của nhân dân ta ở thời Trần.
+ Nâng cao lòng tự hào dân tộc.
+ Góp phần làm phong phú thêm truyền thống quân sự của nhân dân ta và để lại nhiều bài học vô giá cho thế hệ sau này “Khoan thư sức dân, để làm kế sâu rễ bền gốc”.
Câu 3: Những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. (2 điểm)
- Ông được vua Trần giao cho trọng trách là Quốc công Tiết chế, chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai (1285) và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ ba (127-1288). Ông soạn ra tác phẩm “Hịch tướng sĩ”, để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.
- Trần Quốc Tuấn là một nhà lí luận quân sự tài ba, ông là tác giả của bộ binh thư nổi tiếng: “Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư”.
- Trước thế giặc mạnh, ông đều cho lui binh để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để đánh. Với tinh thần kiên quyết đánh giặc để bảo vệ tổ quốc thể hiện qua câu nói của ông, trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai, vào năm 1285: “Nếu bệ hạ (vua) muốn hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần rồi hãy hàng”.
- Khi quân địch ở Thăng Long gặp nhiều khó khăn, tuyệt vọng phải rút quân về nước, Trần Quốc Tuấn quyết định mở cuộc phản công và tiến hành cho quân ta bố trí trận mai phục ở sông Bạch Đằng nhằm tiêu diệt toàn bộ đạo quân thủy của nhà Nguyên, giành chiến công vang dội./.
Trường THCS Cát Nhơn KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2007-2008
Lớp : 7A. Môn lịch sử – Lớp 7 – Thời gian 45 phút.
Họ và tên: (Không kể thời gian phát đề)
A/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 Điểm)
I/ Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng (1,5 điểm)
Câu 1: (0,25 điểm) Nhà Lý chia cả nước ra bao nhiêu lộ, phủ?
a) 24 lộ, phủ. b) 42 lộ, phủ. c ) 40 lộ, phủ. d) 50 lộ, phủ.
Câu 2: (0,25 điểm) Kinh đô nước ta dưới thời Ngô Quyền ở đâu?
a) Hoa Lư. b) Cổ Loa. c ) Phú Xuân. d) Thăng Long. 
Câu 3: (0,25 điểm) Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là gì?
a) Bắc Bình Vương. b ) Bình Định Vương. 
c ) Vạn Thắng Vương. d ) Bố Cái Đại Vương. 
Câu 4: (0,25 điểm) Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan vào năm nào?
a ) Năm 1078. b ) Năm 1077. c ) Năm 1076. d ) Năm 1075.
Câu 5: (0,25 điểm) Lê Hoàn lên ngôi vua vào năm nào? Đặt niên hiệu là gì?
a ) Năm 980. Niên hiệu Thiên Phúc. b) Năm 980. Niên hiệu Thái Bình.
c ) Năm 981. Niên hiệu Ứng Thiên. d ) Năm 979. Niên hiệu Hưng Thống.
Câu 6: (0,25 điểm) Người làm nên chiến thắng ở Vân Đồn, vào cuối năm 1278 là ai?
a ) Trần Quang Khải b) Trần Khánh Dư.
c ) Trần Bình Trọng. d ) Trần Quốc Tuấn.
II/ Hãy điền vào chỗ trống () câu sau: (0,5 điểm)
Ai là tác giả của câu nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”, (1), Ai là tác giả của câu nói: “Nếu bệ hạ (vua) muốn hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần rồi hãy hàng”. (2)
III/ Hãy nối một ô ở cột thời gian với một ô ở cột sự kiện lịch sử? (1 điểm)
CỘT THỜI GIAN
CỘT SỰ KIỆN LỊCH SỬ
(A) Đầu thế kỉ XIII.
(1) Thoát Hoan chia quân làm ba đạo, tiến vào chiếm đóng Thăng Long trống vắng, vì nhân dân ta thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.
(B) Năm 1279. 
(2) Nhà Nguyên huy động khoảng 50 vạn quân, do Thoát Hoan làm tổng chỉ huy tràn vào xâm lược nước ta. 
(C) Cuối tháng 1-1285.
(3) Nước Nam Tống bị tiêu diệt và lập ra nhà Nguyên.
(D) Cuối tháng 1-1288.
(4) Nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập.
B/ TỰ LUẬN (7 Điểm)
Câu 1: (2 điểm) Em hãy trình bày pháp luật và quân đội thời Lý?
Câu 2: (3 điểm) Em hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?
Câu 3: (2 điểm) Em hãy trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?
********* Hết *********
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2007-2008 - Môn lịch sử – Lớp 7
A/ TRẮC NGHIỆM: (3 Điểm)
I/ Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng (1,5 điểm) Mỗi câu đúng là 0,25 điểm.
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
Đáp án
a
b
c
d
a
b
II/ Hãy điền vào chỗ trống ()( 1 điểm)
(1) – Trần Thủ Độ. (2) – Trần Quốc Tuấn. 
III/ Hãy nối một ô ở cột thời gian với một ô ở cột sự kiện lịch sử? ( 1 điểm)
A nối với 4 C nối với 2
B nối với 3 D nối với 1
B/ TỰ LUẬN (7 Điểm)
Câu 1: - Pháp luật thời Lý. (1 điểm) 
+ Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, đây là bọ luật thành văn đầu tiên của nước ta (nhưng hiện nay không còn nữa)
- Quân đội thời Lý. (1 điểm) 
+ Quân đội thời Lý, gồm hai bộ phận: Cấm quân và quân địa phương.
+ Nhà Lý thi hành chính sách “Ngụ binh ư nông”.
+ Quân đội nhà Lý có quân bộ và quân thủy, kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo; vũ khí trang bị cho quân đội, gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá, 
Câu 2: -Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. 
(1,5 điểm) 
+ Toàn dân tham gia kháng chiến.
+ Sự lãnh đạo tài giỏi, sáng tạo về đường lối chiến lược, sách lược của vua tôi nhà Trần và các tướng lĩnh, đặc biệt là nhà quân sự thiên tài Trần Hưng Đạo.
+ Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện. Nổi lên hai Hội nghị, đó là Hội nghị Bình Than và Hội nghị Diên Hồng, với mục tiêu: Đoàn kết đánh giặc, bảo vệ Tổ quốc.
+ Tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân đội nhà Trần ở thế kỉ XIII.
- Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. (1,5 điểm) 
+ Đánh bại âm mưu xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên. Đồng thời ngăn chặn ý đồ của nhà Nguyên trong việc xâm lược các nước Đông Nam Á.
+ Khẳng định lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc Đại Việt của nhân dân ta ở thời Trần.
+ Nâng cao lòng tự hào dân tộc.
+ Góp phần làm phong phú thêm truyền thống quân sự của nhân dân ta và để lại nhiều bài học vô giá cho thế hệ sau này “Khoan thư sức dân, để làm kế sâu rễ bền gốc”.
Câu 3: Những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. (2 điểm)
- Ông được vua Trần giao cho trọng trách là Quốc công Tiết chế, chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai (1285) và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ ba (127-1288). Ông soạn ra tác phẩm “Hịch tướng sĩ”, để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.
- Trần Quốc Tuấn là một nhà lí luận quân sự tài ba, ông là tác giả của bộ binh thư nổi tiếng: “Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư”.
- Trước thế giặc mạnh, ông đều cho lui binh để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để đánh. Với tinh thần kiên quyết đánh giặc để bảo vệ tổ quốc thể hiện qua câu nói của ông, trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai, vào năm 1285: “Nếu bệ hạ (vua) muốn hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần rồi hãy hàng”.
- Khi quân địch ở Thăng Long gặp nhiều khó khăn, tuyệt vọng phải rút quân về nước, Trần Quốc Tuấn quyết định mở cuộc phản công và tiến hành cho quân ta bố trí trận mai phục ở sông Bạch Đằng nhằm tiêu diệt toàn bộ đạo quân thủy của nhà Nguyên, giành chiến công vang dội./.
********* Hết *********

Tài liệu đính kèm:

  • docthi HOC KY 2- LS 7(07-08).doc