Kiểm tra môn: Ngữ văn khối 9

Kiểm tra môn: Ngữ văn khối 9

I/ Phần trắc nghiệm: (3 điểm)

Chọn câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy kiểm tra.

Câu 1: Chuyện “Người con gái Nam Xương” có nguồn gốc từ đâu?

Kho tàng truyện cổ tích Kho tàng truyện truyền thuyết

Kho tàng truyện thần thoại Kho tàng truyện ngụ ngôn

Câu 2: “Truyện Kiều” thành công nhất ở thể thơ gì?

Lục bát Tự do

Đường luật Song thất lục bát

Câu 3: “Truyện Kiều” được sáng tác bằng loại văn tự sự nào?

Chữ Nôm Chữ quốc ngữ

Chữ Hán Cả ba ý trên

Câu 4: Qua đoạn trích “Lụcu Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, em thấy Lục Vân Tiên là con người như thế nào?

Tài năng, chính trực, hào hiệp Tài năng, yêu đời

Tài năng, lãng mạn Tài năng, khoan dung

Câu 5: Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” kể lại việc:

Vân Tiên bị Trịnh Hâm hãm hại Vân Tiên bị Bùi Kiệm hãm hại

Vân Tiên bị Võ Công hãm hại Vân Tiên bị giặc Ô Qua hãm hại

Câu 6: Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”, tác giả muốn gửi gắm điều gì?

Niềm tin vào cái thiện của người lao động

Ước mơ của con người

Khát vọng tự do của con người

Niềm tin vào tương lai của người lao động.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 756Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra môn: Ngữ văn khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA
Môn: Ngữ văn 9 – Thời gian 45 phút
	Họ và tên:.
	Lớp:..
ĐIỂM
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
I/ Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Chọn câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy kiểm tra.
Câu 1: Chuyện “Người con gái Nam Xương” có nguồn gốc từ đâu?
Kho tàng truyện cổ tích	Kho tàng truyện truyền thuyết
Kho tàng truyện thần thoại	Kho tàng truyện ngụ ngôn
Câu 2: “Truyện Kiều” thành công nhất ở thể thơ gì?
Lục bát	Tự do
Đường luật	Song thất lục bát
Câu 3: “Truyện Kiều” được sáng tác bằng loại văn tự sự nào?
Chữ Nôm	Chữ quốc ngữ
Chữ Hán	Cả ba ý trên
Câu 4: Qua đoạn trích “Lụcu Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, em thấy Lục Vân Tiên là con người như thế nào?
Tài năng, chính trực, hào hiệp	Tài năng, yêu đời
Tài năng, lãng mạn	Tài năng, khoan dung
Câu 5: Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” kể lại việc:
Vân Tiên bị Trịnh Hâm hãm hại	Vân Tiên bị Bùi Kiệm hãm hại
Vân Tiên bị Võ Công hãm hại	Vân Tiên bị giặc Ô Qua hãm hại
Câu 6: Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
Niềm tin vào cái thiện của người lao động
Ước mơ của con người
Khát vọng tự do của con người
Niềm tin vào tương lai của người lao động.
Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Nêu giá trị cơ bản của “Truyện Kiều” (4 đ)
Câu 2: Truyện “Lục Vân Tiên” viết ra nhằm mục đích gì? (3 đ)
ĐÁP ÁN
I . Phần trắc nghiệm (3 đ):
Câu 1: Kho tàng truyện cổ tích
Câu 2: Lục bát
Câu 3: Chữ Nôm
Câu 4: Tài năng, chính trực, hào hiệp
Câu 5: Vân Tiên bị Trịnh Hâm hãm hại
Câu 6: Niềm tin vào cái thiện của người lao động
II . Phần tự luận (7 đ):
Câu 1 (4 đ): Nêu được các ý cơ bản sau:
* Giá trị nội dung:
	- Hiện thực: Là bức tranh về xã hội bất công, tàn bạo, chà đạp lên quyền sống con người, số phận bất hạnh của người phụ nữ đức hạnh tài hoa trong xã hội phong kiến.
	- Nhân đạo: Lên án chế độ phong kiến vô nhân đạo, cảm thương số phận bi kịch, đề cao tài năng, nhân phẩm và ước mơ khát vọng chân chính.
* Giá trị nghệ thuật:
	- Về ngôn ngữ: Tiếng Việt trong “Truyện Kiều” hết sức giàu đẹp với khả năng miêu tả, biểu cảm vô cùng phong phú.
	- Về thể loại: Thơ lục bát đạt tới đỉnh cao điêu luyện nhuần nhuyễn, nghệ thuật miêu tả đa dạng, phong phú và sinh động.
Câu 2 (3 đ): Nêu được các ý:
	- Truyện được viết ra nhằm mục đích trực tiếp là truyền dạy đạo lý làm người.
	- Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: cho con, mẹ con, vợ chồng, bạn bè, tình yêu thương của mạng người gặp hoạn nạn.
	- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy.
	- Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
KIỂM TRA
Môn: Ngữ văn 9 – Phân môn Tiếng Việt
Thời gian 45 phút
	Họ và tên:.
	Lớp:..
ĐIỂM
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
I/ Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Chọn câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy kiểm tra.
Câu 1. Tuân thủ phương châm về lượng khi giao tiếp nghĩa là:
Nói có nội dung và nội dung vừa đủ	Nói điều mình tin là đúng
Nói điều xác thực	Nói điều không xác thực
Câu 2: Thành ngữ “Nói có sách, mách có chứng” nghĩa là:
Nói có căn cứ, chắc chắn	Không tin vào điều mình nói
Nói nhiều, khoe khoang chữ nghĩa	Nói nhảm nhí, vu vơ
Câu 3: Từ ngữ tiếng Việt mượng của ngôn ngữ nào nhiều nhất?
Tiếng Hán	Tiếng Pháp
Tiếng Anh	Tiếng Nga
Câu 4: Từ ngữ của một ngôn ngữ luôn thay đổi. Vì sao?
Vì phải đáp ứng nhu cầu nhận thức và giao tiếp ngày càng phát triển.
Vì con người nhàm chán những từ ngữ cũ
Vì những từ nước ngoài tràn vào thay thế
Vì những từ ngữ dùng lâu ngày cần phải thay thế.
Câu 5: Thuật ngữ khác từ ngữ tyhông thường như thế nào?
Không có tính biểu cảm	Có nhiều nghĩa
Có tính biểu cảm	Giàu cảm xúc
Câu 6: Thuật ngữ thường dùng trong văn bản nào?
Trong văn bản khoa học, công nghệ	Trong giao tiếp hàng ngày
Trong tác phẩm văn học	Trong văn bản nhật dụng
Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1 (2đ): Thế nào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?
Câu 2 (5đ): Viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng cách dẫn trực tiếp.
ĐÁP ÁN
I . Phần trắc nghiệm (3 đ):
Câu 1: Nói có nội dung và nội dung vừa đủ
Câu 2: Nói có căn cứ, chắc chắn	
Câu 3: Tiếng Hán
Câu 4: Vì phải đáp ứng nhu cầu nhận thức và giao tiếp ngày càng phát triển.
Câu 5: Không có tính biểu cảm
Câu 6: Trong văn bản khoa học, công nghệ.
II . Phần tự luận (7 đ):
Câu 1 (4 đ): Nêu được các ý sau:
- Cách dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
	- Cách dẫn gián tiếp là thuật lại lới nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đtặ trong dấu ngoặc kép.
Câu 2 (5 đ): Biết viết đoan văn ngắn có sử dụng cách dẫn trực tiếp, trình bày sạch sẽ, chữ viết cẩn thận, diễn đạt lưu loát.

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra hoc ky ngu van 9.doc