Kiểm tra Ngữ văn (năm học: 2010 - 2011) - phần Tiếng Việt

Kiểm tra Ngữ văn (năm học: 2010 - 2011) - phần Tiếng Việt

I.Trắc nghiệm: ( 3 điểm) Em hãy đọc kỹ đề và chọn phương án đúng nhất.

Câu 1: Câu "Mẹ em là giáo viên dạy học" vi phạm phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm cách thức D. Phương châm quan hệ

Câu 2: Nói giảm, nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm cách thức D. Phương châm lịch sự

Câu 3: Trong những câu hỏi sau, câu hỏi nào không liên quan đến đặc điểm của tình huống giao tiếp?

A. Nói với ai ? B. Nói khi nào ? C. Có nên nói quá không ? D. Nói ở đâu ?

Câu 4: Trong các câu sau câu nào mắc lỗi dùng từ?

A. Khủng long là loài động vật đã bị tuyệt tự. B. Đó là nững bộ hồ sơ tuyệt mật.

C. “Truyện Kiều” là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm. D.Cô ấy đẹp tuyệt trần.

Câu 5: Trong các câu sau, từ " đầu" trong câu nào không được dùng với nghĩa gốc?

A.Gà trống trên đầu có mào rất đẹp B. Trên đầu em bé có cài một bông hoa

C. Tôi luôn bị đau đầu D. Đầu súng trăng treo

Câu 6: Câu thơ sau sử dụng nghệ thuật tu từ gì ?

" Còn trời, còn nước , còn non

Còn cô bán rượu anh còn say sưa"

A. So sánh, chơi chữ B. Nhân hóa, điệp ngữ C. Điệp ngữ, chơi chữ D. Nhân hoá, so sánh

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 850Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra Ngữ văn (năm học: 2010 - 2011) - phần Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Đăk Nhoong 	KIỂM TRA NGỮ VĂN (Năm học : 2010 - 2011)
LỚP 9 	- Phần Tiếng việt (Thời gian: 45’)
Họ và tên:
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA THẦY (CÔ)
I.Trắc nghiệm: ( 3 điểm) Em hãy đọc kỹ đề và chọn phương án đúng nhất.
Câu 1: Câu "Mẹ em là giáo viên dạy học" vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm cách thức D. Phương châm quan hệ
Câu 2: Nói giảm, nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm cách thức D. Phương châm lịch sự
Câu 3: Trong những câu hỏi sau, câu hỏi nào không liên quan đến đặc điểm của tình huống giao tiếp?
A. Nói với ai ? B. Nói khi nào ? C. Có nên nói quá không ? D. Nói ở đâu ?
Câu 4: Trong các câu sau câu nào mắc lỗi dùng từ?
A. Khủng long là loài động vật đã bị tuyệt tự. B. Đó là nững bộ hồ sơ tuyệt mật.
C. “Truyện Kiều” là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm. D.Cô ấy đẹp tuyệt trần.
Câu 5: Trong các câu sau, từ " đầu" trong câu nào không được dùng với nghĩa gốc?
A.Gà trống trên đầu có mào rất đẹp 	B. Trên đầu em bé có cài một bông hoa
C. Tôi luôn bị đau đầu	D. Đầu súng trăng treo 
Câu 6: Câu thơ sau sử dụng nghệ thuật tu từ gì ?
" Còn trời, còn nước , còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa"
A. So sánh, chơi chữ	B. Nhân hóa, điệp ngữ C. Điệp ngữ, chơi chữ	D. Nhân hoá, so sánh
Câu 7:Từ ngữ của một ngôn ngữ luôn thay đổi. Vì sao?
A.Vì những từ ngữ dùng lâu ngày sẽ bị mất dần, cần được thay thế	 
B.Vì con người nhàm chán những từ ngữ cũ
C.Vì những từ ngữ nước ngoài tràn vào thay thế 
D.Vì phải đáp ứng nhu cầu nhận thức và giao tiếp ngày càng phát triển
Câu 8: Từ “AIDS” có nguồn gốc từ đâu?
A. Là từ thuần Việt 	B. Từ mượn tiếng Hán	C.Từ mượn tiếng Anh	D. Từ mượn tiếng Nga
Câu 9:Thành ngữ nào có nghĩa là: “Sống ở môi trường nhỏ hẹp, ít hiểu biết nhưng lại tự phụ, chủ quan” ? 
A.Ếch ngồi đáy giếng	B.Cá chậu chim lồng	C.Kiến bò miệng chén	D. Nuôi ong tay áo
Câu 10:Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa ?
A. Trẻ - già	B. Chạy - nhảy	C. Sang – hèn	D. Xấu – tốt
Câu 11:Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “thi nhân”?
A. Nhà văn	B.Nhà báo	C.Nhà thơ	D.Nghệ sĩ
Câu 12: Vì sao khi giao tiếp, người Việt rất chú trọng lựa chọn từ ngữ xưng hô?
A.Vì số lượng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú
B.Vì cách xưng hô của người Việt phụ thuộc vào mối quan hệ và tình huống giao tiếp
C.Vì người Việt đánh giá người đối thoại qua cách xưng hô
D.Vì tất cả các lí do trên
II. Tự luận: (7 điểm) 
Câu 1: (1 đ) Thuật ngữ là gì ? Cho ví dụ 2 thuật ngữ.
Câu 2: (3 đ) Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Cho ví dụ minh họa.
Câu 3: (3 đ) Trong những câu thơ sau, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ? Phân tích cái hay, cái đẹp của những biện pháp tu từ đó.
“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
 Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
 Một hai nghiêng nước nghiêng thành
 	Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.”
 ( Truyện Kiều - Nguyễn Du)
BÀI LÀM:

Tài liệu đính kèm:

  • docKT T.doc