Kiểm tra Thơ và Truyện hiện đại lớp 9 - Tiết 75

Kiểm tra Thơ và Truyện hiện đại lớp 9 - Tiết 75

Phần I: Trắc nghiệm (2 đ)

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.

Câu 1: Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được sáng tác năm nào ?

A- 1948 B - 1984 C - 1947 D – 1974

Câu 2: Hình tượng người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được tác giả khắc hoạ ở những phương diện nào?

A. Hoàn cảnh xuất thân

B. Điều kiện sống nhiều thiếu thốn, gian lao

C. Tình cảm đồng đội thắm thiết, sâu sắc

D. Gồm cả A, B, C

Câu 3: Trong câu thơ: “ Chỉ cần trong xe có một trái tim”, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì?

A.So sánh và nhân hoá C. Hoán dụ và tượng trưng

B.Nhân hoá và tưởng tượng D. So sánh và ẩn dụ

Câu 4: Hình ảnh “bếp lửa” trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt mang ý nghĩa nào?

A. Ý nghĩa tả thực

B. ý nghĩa biểu tượng C. Cả hai ý nghĩa trên

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra Thơ và Truyện hiện đại lớp 9 - Tiết 75", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra thơ và truyện hiện đại
(thời gian: 45 phút)
Họ và tên học sinh: .Lớp 9 DSTT:
Phần I: Trắc nghiệm (2 đ) 
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được sáng tác năm nào ?
A- 1948	B - 1984	C - 1947	D – 1974
Câu 2: Hình tượng người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được tác giả khắc hoạ ở những phương diện nào?
A. Hoàn cảnh xuất thân 
B. Điều kiện sống nhiều thiếu thốn, gian lao
C. Tình cảm đồng đội thắm thiết, sâu sắc
D. Gồm cả A, B, C
Câu 3: Trong câu thơ: “ Chỉ cần trong xe có một trái tim”, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì?
A.So sánh và nhân hoá C. Hoán dụ và tượng trưng
B.Nhân hoá và tưởng tượng D. So sánh và ẩn dụ
Câu 4: Hình ảnh “bếp lửa” trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt mang ý nghĩa nào?
A. ý nghĩa tả thực
B. ý nghĩa biểu tượng C. Cả hai ý nghĩa trên
Câu 5: câu văn nào sau đây thể hiện đúng tư tưởng của bài thơ “ánh trăng”?
A.Con người có thể vô tình, lãng quên tất cả, nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
B.Thiên nhiên, vạn vật thì vô hạn, tuần hoàn còn cuộc đời con người thì hữu hạn.
C. Thiên nhiên luôn bên cạnh con người, là người bạn thân thiết của con người.
D. Cuộc sống vật chất đầy đủ rồi cũng sẽ tiêu tan, chỉ có đời sống tinh thần là bất diệt.
Câu 6: Tình yêu làng sâu sắc của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân được thể hiện ở những khía cạnh cụ thể nào?
 A. Nỗi nhớ làng da diết và đau đớn tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc
B. Sung sưóng, hả hê khi tin làng theo giặc được cải chính
C. Tất cả các biểu hiện trên
Câu 7: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào?
A. Ông Sáu C. Người bạn ông Sáu
B. Bé Thu D. Tác giả
Câu 8: Nhà thơ nào trong các tác giả sau đã trưởng thành từ phong trào “thơ mới” ?
A. Chính Hữu C. Huy Cận
B. Phạm Tiến Duật D. Bằng Việt
Phần II: Tự luận: (8 điểm)
1. Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then, đêm sập cửa
 Đoàn thuyền đánh lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
( Trích: “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy cận)
2. Viết đoạn văn khoảng 15 dòng ,phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long).

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_tho_va_truyen_hien_dai_lop_9_tiet_75.doc