Kiến thức cơ bản Ngữ văn 9 - HKII

Kiến thức cơ bản Ngữ văn 9 - HKII

A. Cụm văn bản nghị luận:

1.BÀN VỀ ĐỌC SÁCH(Chu Quang Tiềm )

1) Bố cục : 3phần ( 3luận điểm ).

a) Khẳng định tầm quan trọng , ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách . b) Các khó khăn, thiên hướng sai lạc của việc đọc sách .c) Phương pháp đọc sách .

2. Nghệ thuật:-Bố cục chặt chẽ, hợp lí.- Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng thính thuyết phục của văn bản. - Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị.

3. Ý nghĩa: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao có hiệu quả.

2.TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ(Nguyễn Đình Thi)

1. Tác giả: - Nguyển Đình Thi(1924 - 2003) bước vào con đường sáng tác, hoạt động văn nghệ từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Không chỉ gặt hái được thành công ở thể loại thơ, kịch, âm nhạc, ông còn là một cây bút lí luận phê bình có tiếng.

2. Hoàn cảnh sáng tác:

- Viết 1948 (thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp) à trích “Mấy vấn đề VH - 1956”

3. Bố cục: 2 phần.

- Từ đầu à tâm hồn: bàn về nội dung của văn nghệ.

- Còn lại: sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ đối với con người.

4. Nghệ thuật:

- Có bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên.

- Có lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, dẫn chứng phong phú, thuyết phục.

- Có giọng văn chân thành, say mê làm tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn của văn bản.

5. Ý nghĩa của văn bản: Nội dung phản ánh của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống của con người.

 

doc 6 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức cơ bản Ngữ văn 9 - HKII", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 **Kiến thức cơ bản Ngữ văn 9 - HKII
A. Cụm văn bản nghị luận:
1.BÀN VỀ ĐỌC SÁCH(Chu Quang Tiềm )
1) Bố cục : 3phần ( 3luận điểm ).
a) Khẳng định tầm quan trọng , ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách . b) Các khó khăn, thiên hướng sai lạc của việc đọc sách .c) Phương pháp đọc sách .
2. Nghệ thuật:-Bố cục chặt chẽ, hợp lí.- Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng thính thuyết phục của văn bản. - Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị...
3. Ý nghĩa: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao có hiệu quả.
2.TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ(Nguyễn Đình Thi)
1. Tác giả: - Nguyển Đình Thi(1924 - 2003) bước vào con đường sáng tác, hoạt động văn nghệ từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Không chỉ gặt hái được thành công ở thể loại thơ, kịch, âm nhạc, ông còn là một cây bút lí luận phê bình có tiếng.
2. Hoàn cảnh sáng tác:
- Viết 1948 (thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp) à trích “Mấy vấn đề VH - 1956”
3. Bố cục: 2 phần.
- Từ đầu à tâm hồn: bàn về nội dung của văn nghệ.
- Còn lại: sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ đối với con người.
4. Nghệ thuật: 
- Có bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên.
- Có lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, dẫn chứng phong phú, thuyết phục.
- Có giọng văn chân thành, say mê làm tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn của văn bản.
5. Ý nghĩa của văn bản: Nội dung phản ánh của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống của con người.
3. CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI(Vũ Khoan)
1. Tác giả, tác phẩm: 
-Vũ Khoan - Nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, nguyên là Phó Thủ tướng Chính phủ.
-“Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” ra đời đầu năm 2001, thời điểm chuyển giao giữa hai thề kỉ, hai thiên niên kỉ, in trong tập “Một góc nhìn thế giới” .
- Vấn đề rèn luyện phẩm chất và năng lực của con người có thể đáp ứng những yêu cầu của thời kì mới trở nên cấp thiết.
2. Bố cục:
a. Hai câu đầu: nêu vấn đề “Chuẩn bị hành  mới”.
b.Tiếp theo hội nhập: giải quyết vấn đề bằng các luận cứ.
 - Chuẩn bị  mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.
 - Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
 - Những điểm mạnh và điểm yếu .. thế kỉ mới.
c. Kết luận: việc quyết định đầu tiên đối với thế hệ trẻ VN.
3. Nghệ thuật:
- Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ thích hợp làm cho câu văn vừa sinh động, cụ thể lại vừa ý vị, sâu sắc mà vẫn ngắn gọn.- Sử dụng ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống bởi cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục.
3. Ý nghĩa văn bản:Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam; từ đó cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để xây dựng đất nước trong thế kỉ mới.
4. "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten"( H. Ten )
1. Tác giả:Hi-pô-lit Ten (1828- 1893) 
- Là nhà triết học, sử học và nhà nghiên cứu văn học, viện sỹ Viện Hàn lâm Pháp.
2. Tác phẩm: Văn bản được trích từ chương II trong công trình nghiên cứu văn học nổi tiếng " La Phông- ten và thơ ngụ ngôn của ông ", thuộc kiểu bài nghị luận văn chương
 4. Bố cục: 2 phần:
a. Từ đầu  “tốt bụng như thế”: hình tượng Cừu dưới ngòi bút của La Phông-ten và Buy-phông.
b. Còn lại: hình tượng Sói dưới ngòi bút của La Phông-ten và Buy-phông.
1. Nghệ thuật:- Tiến hành nghị luận theo trật tự ba bước (dưới ngòi bút của La Phông-ten – dưới ngòi bút của Buy – phông – dưới ngòi bút của La Phông-ten).
- Sử dụng phép lập luận so sánh, đối chiếu bằng cách dẫn ra những dòng viết về hai con vật của nhà khoa học Buy – phông và của La Phông-ten. Từ đó làm nổi bật hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của nhà thơ được tạo nên bởi những yếu tố tưởng tượng in đậm dấu ấn tác giả. 
2. Ý nghĩa văn bản: Qua phép so sánh hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy – phông, văn bản đã làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.
B. Cụm văn bản thơ:
5. Hướng dẫn đọc thêm: CON CÒ (Chế Lan Viên)
1) Tác giả - Tác phẩm: 
- Chế Lan Viên (1920 -1989) quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ông tiếng từ phong trào Thơ mới. Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ VN thế kỉ XX với phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
 - Bài thơ Con cò sáng tác năm 1962.
2) Thể loại: Thơ trữ tình (thơ tự do)
3) Bố cục: 
- Đoạn I: Hình ảnh con cò đến với tuổi thơ qua lời ru của mẹ.
- Đoạn II: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức và gắn bó với con người qua từng chặng đường đời.
- Đoạn III: Suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa lời ru.
4. Nghệ thuật:
- Viết theo thể thơ tự do, thể hiện cảm xúc linh hoạt ở nhiều biểu hiện, nhiều mức độ. 
- Sáng tạo những câu thơ gợi âm hưởng lời hát ru và làm nổi bật giọng suy ngẫm, triết lí.
- Xây dựng hình ảnh thơ dựa trên những liên tưởng, tưởng tượng độc đáo.
5. Ý nghĩa văn bản: Đề cao, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa của lời hát ru đối với cuộc đời mỗi con người.
6. MÙA XUÂN NHO NHỎ (Thanh Hải)
1. Tác giả: Thanh Hải ( 1930-1980)
- Tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
- 1965, được tặng giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu.
2. Tác phẩm:Bài thơ được sáng tác vào tháng 11- 1980 , khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh – không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. 
3. Mạch cảm xúc của bài thơ: Từ cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả thể hiện khát vọng được dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
4. Bố cục:
a. Khổ đầu bài thơ: cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên.
b. 2 khổ 2,3: cảm xúc của tác giả về mùa xuân đất nước, cách mạng.
c. 2 khổ 4,5: suy nghĩ và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.
d.Khổ cuối: lời ca ngợi quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
5. Nghệ thuật:
- Viết theo thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với dân ca.
- Kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, sử dụng từ xưng hô, 
- Có cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.
6. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.
7. VIẾNG LĂNG BÁC( Viễn Phương )
1. Tác giả: Viễn Phương (1928- 2005)
- Tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang, là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam.
- Thơ V.Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, mơ mộng ngay trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.
- Ông được Nhà nước tặng giải thưởng về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm:- Năm 1976, sau ngày đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc rồi vào lăng viếng Bác. Những tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu đã trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác tác phẩm này. In trong tập “Như mây mùa xuân”.
- Cảm xúc bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
- Mạch cảm xúc diễn ra theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng. Tiếp đó là cảm xúc trước hình ảnh dòng người như bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác. Xúc cảm cà suy ngẫm về Bác được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Cuối cùng là niềm mong ước thiết tha khi sắp phải trở về miền Nam, muốn tấm lòng mình vẫn mãi được ở bên Bác.
3. Phương thức biểu đạt: biểu cảm + miêu tả.
4. Bố cục:- Khổ 1: Cảm xúc về cảnh trước lăng Bác.
- Khổ 2, 3: cảm xúc khi vào trong lăng.
- Khổ 4: Cảm xúc trước khi rời lăng.
5. Nghệ thuật:- Bài thơ có giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, phù hợp với nội dung, cảm xúc của bài.
- Viết theo thể thơ tám chữ có đôi chỗ biến thể, cách gieo vần và nhịp điệu linh hoạt.
- Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao.
- Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp từ có hiệu quả nghệ thuật. 
6. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
8 . SANG THU(Hữu Thỉnh)
1.Tác giả: - Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Ông là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu.
- Hiện nay, ông là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.
2. Tác phẩm :- Bài thơ được sáng tác năm 1977, in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ, trích từ tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố”.- Những suy nghĩ của người lính từng trải qua một thời trận mạc và cuộc sống khó khăn sau ngày đất nước thống nhất đọng lại trong những vần thơ “Sang thu” lắng sâu cảm xúc.
3. Thể thơ: năm chữ.
4. Phương thức biểu đạt: Miêu tả + biểu cảm.
5.Bố cục : 3 phần
+ Khổ 1: Tín hiệu báo thu về 
+ Khổ 2: Quang cảnh đất trời sang thu 
+ Khổ 3: Suy ngẫm của nhà thơ. 
6. Nghệ thuật:- Khắc họa được hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ.- Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ (bỗng, phả, hình như), phép nhân hóa (sương, chùng chình, sông được lúc dềnh dàng, ), phép ẩn dụ (sấm, hàng cây đứng tuổi).
7. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
9. NÓI VỚI CON (Y Phương)
1. Tác giả, tác phẩm:
a/ Tác giả:- Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày sinh năm 1948 - quê ở huyện Trùng Khánh , tỉnh Cao Bằng.
- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
b/ Bài thơ: - Bài thơ được dịch từ tiếng Tày -Việt(Kinh).
- Thơ TT tự do.
2. Đọc chú thích:(Sgk)
3. Bố cục: 2 đoạn.
a. Từ đầu à đẹp nhất trên đời: Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người:Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.
 b. Còn lại: Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ và truyền thống cao đẹp của quê hương + mong muốn con hãy kế tục xứng đáng truyền thống đó.
4. Nghệ thuật:- Có giọng điệu thủ thỉ, tâm tình tha thiết, trìu mến.
- Xây dựng những hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
- Có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
 5. Ý nghĩa văn bản:
- Bài thơ thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước.
10. MÂY VÀ SÓNG (Ra-bin-đra-nat Ta-go)
1. Vài nét về tác giả - tác phẩm:
-Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ. Là nhà văn châu Á được nhận giải thưởng Nô- ben về văn học (năm 1913). Ông đã để lại một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ.
- Bài thơ được xuất bản năm 1909, là một bài văn xuôi nhưng vẫn có âm điệu nhịp nhàng.
2 .Bố cục: 2 đoạn
- Đ1 : đến “bầu trời xang thẳm” – Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ.
- Đ2 (còn lại):Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.
3. Phương thức biểu đạt: biểu cảm
4. Nghệ thuật: 
- Bố cục bài thơ thành hai phần giống nhau( thuật lại lời rủ rê -thuật lại lời từ chối và lí do từ chối - trò chơi do em bé sáng tạo )- sự giống nhau nhưng không trùng lặp nhau về ý và lời.
- Sáng tạo nên những hình ảnh thiên nhiên bay bổng , lung linh, kì ảo song vẫn rất sinh động , chân thực và gợi nhiều liên tưởng. 
5. Ý nghĩa văn bản : Bài thơ ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử .
C. Cụm văn bản truyện Việt Nam:
11. Hướng dẫn đọc thêm: BẾN QUÊ
(Nguyễn Minh Châu)
1. Tác giả, tác phẩm:Nguyễn Minh Châu (1930-1989)
- Quê Quỳnh Lưu, Nghệ An.
- Ông gia nhập quân đội năm 1950, sau trở thành một nhà văn quân đội.
- Là cây bút văn xuôi tiêu biểu cho thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- Tác phẩm tiêu biểu: Tiểu thuyết: Cửa sông, dấu chân người lính. Truyện ngắn:Mảnh trăng cuối rừng, bức tranh.
Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên, xuất bản năm 1985.
2. Tóm tắt truyện:
- Nhân vật Nhĩ từng đi khắp trái đất, nhưng cuối đời lại bị cột chặt bên giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo.
- Lúc đó anh lại phát hiện ra vùng đất bên kia sông, có một vẻ đẹp bình dị mà hết sức quyến rũ.
- Nhận được sự chăm sóc ân cần của vợ anh mới cảm nhận hết được sự vất vả tảo tần, tình yêu và sự hy sinh thầm lặng của người vợ. Cuối cùng nhân vật đã chiêm nghiệm được những quy luật đầy nghịch lí của đời người.
3. Tìm hiểu tình huống truyện:
Hai tình huống cơ bản:
- Nhĩ bị liệt toàn thân nằm trên giường bệnh.
- Nhĩ phát hiện ta vẻ đẹp của bãi bồi bên sông và người thân.
Tạo ra một chuỗi tình huống nghịch lý, tác giả muốn lưu ý người đọc đến một nhận thức về cuộc đời: cuộc sống và số phận của con người chứ đựng vô vàn những bất ngờ.
- Qua những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ truyện có ý nghĩa tổng kết sự trải nghiệm của cả đời người
4. Nghệ thuật:
- Lựa chọn ngôi kể thứ ba. 
- Sáng tạo trong việc tạo nên tình huống truyện nghịch lý
- Xây dựng những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong văn bản: hình ảnh bãi bồi bên kia sông ;những bông hoa bằng lăng cuối mùa , tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này ;cậu con trai của Nhĩ sa vào đám cờ thế;hành động và cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện.
5. Ý nghĩa văn bản:
- Cuộc sống, số phận con người chứa đầy những điều bất thường, nghịch lý, vượt ra ngoài những dự định và toan tính của chúng ta.
- Trên đường đời, con người ta khó tránh khỏi những vòng vèo hoặc chùng chình, để rồi vô tình không nhận ra được những vẻ đẹp gần gũi, bình dị , gần gũi trong cuộc sống.
- Thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương.
12.NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI(Lê Minh Khuê)
1.Ngôi kể và tác dụng:Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất (nhân vật chính-Phương Định).- Chọn ngôi kể như vậy phù hợp với nội dung và tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật- là những cô thanh niên xung phong hồn nhiên, trong sáng và dũng cảm.
 2. Ngôn ngữ và giọng điệu: Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện, cô gái TNXP là người Hà Nội - tạo cho tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, gần với khẩu ngữ, trẻ trung và có chất nữ tính-Với không khí chiến trường: câu ngắn, nhịp nhanh à khẩn trương. Khi hồi tưởng: nhịp kể chậm gợi kỉ niệm của tuổi thơ hồn nhiên, thanh bình.
2. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
3. Nghệ thuật:- Ngôi kể thứ nhất, lựa chọn nhân vật người kể chuyện đồng thời là nhân vật trong truyện.
- Miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật
- Có lời trần thuật, lời đối thoại tự nhiên
4.Ý nghĩa văn bản:Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
D. Cụm văn bản truyện nước ngoài:
13. RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG (Trích Rô-Bin-Xơn Cru-xô - Daniel Defoe)
1.Tác giả,tác phẩm:
- Nhà văn Daniel-Defoe và tiểu thuyết Rô-Bin-Xơn Cru-xô (SGK)
- Sáng tác năm 1719, dưới hình thức tự truyện. Đoạn trích kể về Rô-bin-xơn sống một mình ở đảo hoang khoảng 15 năm.
2. Bố cục: (Các đường nét về bức chân dung tự họa)
-Mở đầu(đoạn 1)
-Trang phục của Rô-bin-xơn (đoạn 2+3)
-Trang bị của Rô-bin-xơn (Quanh người tôi  khẩu sung của tôi).
-Diện mạo của Rô-bin-xơn (còn lại).
3. Nghệ thuật:- Sáng tao trong việc lựa chọn ngôi kể và nhân vật kể chuyện.
- Lựa chọn ngôn ngữ kể tự nhiên, hài hước.
 4. Ý nghĩa văn bản: Ca ngợi sức mạnh, tinh thần lạc quan, ý chí của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt.
14. BỐ CỦA XI-MÔNG	(Trích “Bố của Xi-Mông”- G.đơ Mô-Pa-Xăng)
1. Tác giả: ( Chú thích* SGK/142 ) 
* Guy-đơ Mô-pa-xăng (1850 – 1893), là nhà văn hiện thực nổi tiếng của nước Pháp. Truyện ngắn của ông có nội dung cô đọng, sâu sắc, hình thức giản dị, trong sáng.
2. Tác phẩm: ( Chú thích* SGK/142 ) 
 - Văn bản trích nằm ở phần đầu của truyện ngắn Bố của Xi-mông 
3. Bố cục: 4 phần
 - Nỗi tuyệt vọng của Xi-Mông - Xi-Mông gặp bác Phi-lip - Bác Phi-lip đưa Xi-Mông về nhà. - Ngày hôm sau ở trường.
4. Nghệ thuật:- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí n/v thông qua ngôn ngữ, hành động.
- Tình tiết truyện bất ngờ, hợp lí.
5.Ý nghĩa văn bản: Truyện ca ngợi tình yêu thương, nhân hậu của con người.
15. CON CHÓ BẤC(Tiếng gọi nơi hoang dã -G. Lân-đơn)
1. Nhà văn G.Lân-đơn: (1876 -1916 )
Là nhà văn nổi tiếng của nước Mĩ.
2. Tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã”của ông thể hiện quan niệm: đạo đức, tình cảm là cội nguồn gắn kết trật tự và tồn tại.
 - Văn bản "Con chó Bấc" được trích từ tiểu thuyết trên.
3. Bố cục văn bản và ý đồ của tác giả:
a. Mở đầu: từ đầu đến “khơi dậy lên được”
b. Tình cảm của Thoóc-Tơn đối với Bấc:“Con người này  biết nói đấy”.
c. Tình cảm của Bấc đối với chủ (còn lại) Độ dài của đoạn 3 à nhà văn chủ yếu muốn nói tình cảm của Bấc đối với chủ trong văn bản này.
4. Nghệ thuật: Trí tưởng tượng tuyệt vời, tài quan sát, nghệ thuật nhân hóa của nhà văn.
5. Ý nghĩa văn bản: Ca ngợi lòng yêu thương và sự gắn bó cảm động giữa con người với loài vật.
E. Cụm văn bản kịch:
16. BẮC SƠN(Trích hồi bốn – Nguyễn Huy Tưởng)
1. Tác giả:Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960), quê Hà Nội.- Là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng sau cách mạng tháng Tám.
2. Tác phẩm:Kịch: là một trong ba loại hình văn hóa thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu.
3. Nghệ thuật: - Tạo tình huống, xung đột kịch. - Sáng tạo nên ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật..
3. Ý nghĩa:Thể hiện diễn biến nội tâm nhân vật Thơm – người phụ nữ có chồng theo giặc – đứng hẳn về phía cách mạng.
17. TÔI VÀ CHÚNG TA ( Lưu Quang Vũ)
1. Đại ý: Cuộc đối thoại gay gắt công khai đầu tiên giữa 2 tuyến nhân vật diễn ra trong phòng làm việc của Giám đốc Hoàng Việt.
2.Nghệ thuật:- Nghệ thuật tạo tình huống kịch. - Ngôn ngữ đối thoại.
3. Ý nghĩa:Phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái mới-cái cũ và sự chiến thắng tất yếu của cái mới, tiến bộ trong cuộc sống.

Tài liệu đính kèm:

  • dockien_thuc_co_ban_ngu_van_9_hkii.doc