Kiến thức trợ giúp kiểm tra học kì II môn: Vật lý 7

Kiến thức trợ giúp kiểm tra học kì II môn: Vật lý 7

A. NỘI DUNG LÍ THUYẾT:

I - HIỆN TƯỢNG NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT:

* Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút được các vật khác hoặc có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.

* Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách: cọ xát

* Để nhận biết một vật nhiễm điện ta thực hiện bằng cách: Đưa vật đó lại gần các vụn giấy hoặc các vụn vải, nếu vật hút các vật đó thì vật đó nhiễm điện .

II - HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH – DÒNG ĐIỆN –NGUỒN ĐIỆN:

* Có hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm.

* Hai điện tích đặt gần nhau: Hai đện tích cùng loại thì đẩy nhau, hai điện tích khác loại thì hút nhau.

* Quy ước: - Điện tích của thanh nhựa sẫm cọ xát với với vải khô là điện tích âm.

 - Điện tích thanh thủy tinh cọ xát với kuaj là điện tích dương.

* Nguyên tử được cấu tạo gồm:

- Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ nguyên tử.

- Tổng các điện âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương ở hạt nhân, bình thường nguyên tử trung hoà về điện.

- Electron có thể dịch chuyển từ vật này sang vật khác hoặc từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.

- Vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron và nhiễm điện dương nếu bớt electron.

* Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích.( đèn điện sáng, quạt điện quay khi có dòng điện chạy qua.)

* Nguồn điện : - Cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động.

 - Có hai cực nhiễm điện khác loại đó là cực dương và cực âm.

 

doc 5 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1355Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức trợ giúp kiểm tra học kì II môn: Vật lý 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIẾN THỨC TRỢ GIÚP KIỂM TRA HK II
MÔN: VẬT LÝ 7
A. NỘI DUNG LÍ THUYẾT:
I - HIỆN TƯỢNG NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT:
* Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút được các vật khác hoặc có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
* Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách: cọ xát
* Để nhận biết một vật nhiễm điện ta thực hiện bằng cách: Đưa vật đó lại gần các vụn giấy hoặc các vụn vải, nếu vật hút các vật đó thì vật đó nhiễm điện .
II - HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH – DÒNG ĐIỆN –NGUỒN ĐIỆN:
* Có hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm.
* Hai điện tích đặt gần nhau: Hai đện tích cùng loại thì đẩy nhau, hai điện tích khác loại thì hút nhau.
* Quy ước: - Điện tích của thanh nhựa sẫm cọ xát với với vải khô là điện tích âm.
	 - Điện tích thanh thủy tinh cọ xát với kuaj là điện tích dương.
* Nguyên tử được cấu tạo gồm:
- Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ nguyên tử.
- Tổng các điện âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương ở hạt nhân, bình thường nguyên tử trung hoà về điện.
- Electron có thể dịch chuyển từ vật này sang vật khác hoặc từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.
- Vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron và nhiễm điện dương nếu bớt electron.
* Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích.( đèn điện sáng, quạt điện quaykhi có dòng điện chạy qua.)
* Nguồn điện : - Cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động.
	 - Có hai cực nhiễm điện khác loại đó là cực dương và cực âm.
* Mạch điện gồm các thiết bị điện nối tới hai cực của nguồn điện bằng dây dẫn.
III. CHẤT DẪN ĐIỆN – CHẤT CÁCH ĐIỆN – DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI – SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN.
* Chất cách điện: là chất không cho dòng điện đi qua (gỗ khô, thuỷ tinh, sứ, nhựa, cao su).
* Chất dẫn điện: là chất cho dòng điện chạy qua (đồng, chì, nhôm, ruột bút chì, dung dịch )
* Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. Trong kim loại có rất nhiều electron tự do.
* Chiều dòng điện theo quy ước: Chiều đi từ cực dương của nguồn điện qua dây dẫn và các thiết bị điện, tới cực âm của nguồn điện.
* Dòng điện có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều.
IV - CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN – CĐDĐ - HĐT:
* Dòng điện có các tác dụng sau :
a) Tác dụng nhiệt: dòng điện đi qua vật dẫn làm vật dẫn nóng lên (ứng dụng: bóng đèn dây tóc; bàn là, máy sấy tóc.)
b) Tác dụng phát sáng: Làm chất khí trong bóng đèn bút thử điện phát sáng, làm đèn điốt phát sáng.
c) Tác dụng hoá học: dòng điện chạy qua dung dịch đồng sun phát, làm cho đồng tách ra khỏi dung dịch vào thỏi than nối với cực âm của nguồn điện.(VD: mạ điện, nạp bình acquy)
d) Tác dụng từ: dòng điện qua cuộn dây dẫn làm quay kim nam châm, hoặc hút sắt, thép như một nam châm. (VD: cần cẩu diện, la bàn, điện thoại, điện báo,chuông điện.)
e) Tác dụng sinh lí: dòng điện có thể làm các cơ bị co giật, tim ngừng đập, ngạt thở và tê liệt hệ thần kinh (VD: kích thích cây trồng, châm cứu trong y học)
* CĐDĐ (kí hiệu I): cho biết độ mạnh, yếu của dòng điện, đơn vị là Ampe (A), dụng cụ đo là Ampe kế. Ngoài ra còn có dơn vị là miliampe ( mA ). ( 1A = 1000mA )
Qui tắc dùng Ampe kế: mắc ampe kế nối tiếp với mạch cần đo, chốt dương nối về phía cực dương và chốt âm nối về phía cực âm của nguồn điện (khi dùng ampe kế cần chọn ampe kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp)
* HĐT (kí hiệu U): giữa hai cực nguồn điện có một HĐT. Đơn vị của HĐT là vôn ( V),hoặc KV, hoặc mV.
Cách nhận biết vôn kế và ampe kế: trên mặt dụng cụ đo có ghi chữ A hoặc mA là ampe kế, còn ghi chữ V hoặc mV là vôn kế.
 - Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của HĐT giữa 2 cực nó khi chưa mắc vào mạch điên.
- Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho biết HĐT định mức của mỗi dụng cụ đó để chúng hoạt động bình thường.
* Quy tắc dùng vôn kế: mắc vôn kế song song vật cần đo, chốt dương nối về phía cực dương và chốt âm nối về phía cực âm của nguồn điện (khi dùng vônkế cần chọn vôn kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp).
* Cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp:
- CĐDĐ: Trong đoạn mạc nối tiếp, dòng điện có cường độ như nhau (bằng nhau) tại các vị trí khác nhau của mạch: I1 = I2 = I3.
- HĐT: Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mác nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn: U13 = U12 + U23. 
* Hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song:
- Hiệu điện thế giữa đầu các đèn mắc song song là bằng nhau (như nhau) và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung: U13 = U34 + UMN.
- Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ: I = I1 + I2.
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1 : Electron tự do có trong vật nào dưới đây?
A. Mảnh nilông B. Mảnh nhôm C. Mảnh giấy khô.	D. Mảnh nhựa.
Câu 2: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện? 
Thanh gỗ khô. B.Một đoạn ruột bút chì. 	C. Một đoạn dây nhựa. D.Thanh thủy tinh.
Câu 3: Dòng điện là gì?
A. Dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng.	B. Dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng.
C. Dòng các phân tử dịch chuyển có hướng	D. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Câu 4: Mũi tên trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện?
+
_
+
_
+
_
+
_
A.
B.
C.
D
+
_
K1
K3
K2
.
.
Đ2
Đ3
Đ1
.
.
.
.
Câu 5: Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Chỉ có đèn Đ1 , Đ2 sáng trong trường hợp no dưới đây?
A. Cả 3 công tắc đều đóng.
B. K1,K2 đóng, K3 mở.
C. k1, K3 đóng, K2 mở.
D. K1 đóng, K2 và K3 mở.
Câu 6: Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi.
 A. Máy bơm nước.	 B. Nồi cơm điện.	 C .Quạt điện.	D. Máy thu hình ( Ti vi)
Câu 7: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường?
A. Bóng đèn bút thử điện. B. Quạt điện. 	C. Công tắc. 	D. Cuộn dây dẫn có lõi sắt non.
+
_
A.
.
.
K
+
_
C.
.
.
K
D.
K
+
_
.
.
B.
.
K
.
+
_
_
Câu 8: Hai bóng đèn trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây không mắc nối tiếp với nhau? 
A.
K
.
+
_
V
.
+
_
.
B.
+
_
V
+
_
.
K
C.
+
_
V
+
_
K
D.
+
_
V
_
.
K
.
+
.
.
Câu 9: Vôn kế trong sơ đồ nào ở hình vẽ đo hiệu điện thế của nguồn điện? 
Câu 10: Ampe kế có giới hạn đo là 50mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào?
A. Dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 0,35A.
B. Dòng điện qua đèn điốt phát quang có cường độ 12mA.
C. Dòng điện qua nam châm điện có cường độ 0,8A.
D. Dòng điện qua bóng đèn xe máy có cường độ 1,2a.
A) 
B) 
C).. 
D).. 
Câu 11: Sơ đồ nào trong hình 6 dùng để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn?
Câu 12: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn như nhau mắc nối tiếp có giá trị nào dưới đây?
 A. Bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.	B. Nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
 C. Bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn.	D. Lớn hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
Câu 13: Trong nguyên tử: Hạt có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác là:
hạt nhân B. hạt nhân và êlectrôn C. êlectrôn D. không có loại hạt nào 
Câu 14: Con số 220V ghi trên bóng đèn có nghĩa nào dưới đây?
A. Giữa hai đầu bóng đèn luôn có hiệu điện thế bằng 220V.
B. Đèn chỉ sáng khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 220V.
C. Bóng đèn có thể tạo ra được một hiệu điện thế là 220V.
D. Để đèn sáng bình thường thì hiệu điên thế ở hai đầu bóng đèn là 220V.
Câu 15: Cho nguồn điện 12V và hai bóng đèn giống nhau có ghi 6V. Để mỗi đèn đều sáng bình thường thì phải mắc mạch điện như thế nào?
A. Lần lượt nối hai đầu mỗi bóng đèn với hai cực của nguồn.
B. Hai bóng đèn mắc song song vào hai cực của nguồn.
C. Hai bóng đèn mắc nối tiếp vào hai cực của nguồn.
D. không có cách mắc nào để hai đèn sáng bình thường.
Câu 16:Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Mỗi nguồn điện có hai cực 
B. Hai cực của pin hay acquy là cực âm và cực dương
C. Nguồn điện là thiết bị dùng để cung cấp dòng điện lâu dài cho các vật dùng điện hoạt động
D. Vật nào nhiễm điện vật ấy là nguồn điện
Câu 17: Lực tác dụng giữa hai quả cầu bằng nhựa có cùng kích thước nhiễm điện cùng loại là gì?
A. Lực hút 	 B. Lực đẩy 	C. Cả lực hút và lực đẩy 	D. Không có lực tác dụng 
Câu 18: phát biểu nào dưới đây là đúng nhất?
A. Dòng điện là dòng các điện tích chuyển dời có hướng.
B. Dòng điện là dòng các electron chuyển dời có hướng
C. Dòng điện là dòng các điện tích dương chuyển dời có hướng
D. Dòng điện là dòng điện tích
Câu 19: Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích?
A. Một ống bằng gỗ 	B. Một ống bằng giấy	 C. Một ống bằng thép D. Một ống bằng nhựa 
Câu 20: Một mạch điện thắp sáng bóng đèn cần phải có:
A. Nguồn điện, bóng đèn 	 	 B. Dây dẫn, công tắc ở vị trí đóng mạch
C. Cả hai trường hợp A và B 	 D. Không có trường hợp nào 
Câu 21: Electron trong nguyên tử có tính chất nào trong các tính chẩt sau?
A. Electron mang điện tích dương.	 B. Electron mang điện tích âm 
C. Electron có thể chuyển từ điện tích này sang điện tích khác	 D. Electron mang hai tính chất B và C
Câu 22: Dòng điện gây ra tác dụng nhiệt đối với dụng cụ nào khi cho dòng điện đi qua?
A.Quạt điện 	B.Máy tính bỏ túi 	C.Đồng hồ treo tường 	 D.Đèn dây tóc
Câu 23: Sơ đồ mạch điện cho biết:
A.Công dụng của các bộ phận của mạch điện 	B.Các kí hiệu của dụng cụ điện 
C.Cách mắc các bộ phận của mạch điện 	D.Chiều của dòng điện trong mạch 
Câu 24: Trong kĩ thuật sơn xì, để tiết kiệm sơn và nâng cao chất lượng của lớp sơn, người ta đã:
A. Nhiễm điện cho sơn 	 B. Nhiễm điện cùng dấu cho sơn và chi tiết muốn sơn
C. Nhiễm điện cho chi tiết muốn sơn 	 D. Nhiễm điện trái dấu cho sơn và chi tiết muốn sơn 
 Câu 25: Chuông điện hoạt động là do:
 A. Tác dụng nhiệt của dòng điện.	B. Tác dụng từ của nam châm vĩnh cửu.
 C. Tác dụng từ của dòng điện.	D. Tác dụng đẩy, hút của các vật bị nhiễm điện.
 Câu 26: Các êlectrôn tự do trong dây dẫn bị cực dương của pin.., cực âm của pin..
 A. đẩy – hút B. hút – đẩy C. đẩy – đẩy D. hút – hút
Câu 27: Đèn đi ốt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua:
 A. với mức độ nhất định. B. với nguồn điện nhất định. 
 C. theo một chiều nhất định D. trong điều kiện nhất định.
 Câu 28: Nên chọn Ampe kế nào dưới đây để đo cường độ dòng điện có cường độ trong khoảng 0,5A tới 1A chạy qua quạt điện?
 A. GHĐ: 2A - ĐCNN: 0,2A B. GHĐ: 500mA - ĐCNN: 10mA.
 C. GHĐ: 200mA - ĐCNN: 5mA D. GHĐ: 1,5A - ĐCNN: 0,1A
Câu 29: Trường hợp đổi đơn vị nào sau đây là sai?
 A. 1,5V = 1500mV B. 80mV = 0,08V C. 0,25V = 25mV D. 3000mV = 3V
Câu 30: Trong kim loại, êlectrôn tự do là các êlectrôn :
A. quay xung quanh hạt nhân B. chuyển động từ vị trí này đến vị trí khác
C. chuyển động có hướng D. thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại
 C.PHẦN TỰ LUẬN:
1. Hãy giải thích:
- Vì sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra ?
- Khi thổi vào mặt bàn bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí ?
- Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, cửa kính, màn hình tivi bằng khăn bông khô thì vẫn có bụi vải bám vào chúng ?
2. Trên bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đèn này một hiệu điện thế U1 = 4V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1 khi đặt hiệu điện thế U2 = 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2.
a. so sánh I1 và I2. Giải thích?
b. Phải đặt giữa hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế là bao nhiêu để đèn sáng bình thường? Vì sao?
3. Nối mỗi đoạn ở bên trái với mỗi đoạn ở bên phải sao cho thích hợp
A. HĐT đặt giữa hai đầu bóng đèn có giá trị càng lớn.
B. Khi có một HĐT đặt giữa hai đầu bóng đèn
C. HĐT đặt giữa hai đầu bóng đèn dây tóc có giá trị lớn hơn số vôn ghi trên đèn.
D. HĐT đặt giữa hai đầu bóng đèn có giá trị bằng số vôn ghi trên đèn.
1. thì đèn dễ hỏng (dây tóc bị đứt)
2. thì đèn sáng bình thường
3. thì có dòng điện chạy qua bóng đèn
4. thì đèn càng sáng
4. Đổi đơn vị cho các giá trị sau:
A. 0,312A = .mA ; 657mA = . A ; 27mA =A; 1,24A =..mA
B. 300kV = ..V; 220V =mV ; 0,8V =mV; 3kV =V
mA
(2)
(1)
5. Nhìn vào hình vẽ hãy cho biết:
A. Tên dụng cụ đo? Căn cứ vào đâu để nhận biết?
B. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ? 
C. Số chỉ của dụng cụ khi kim ở vị trí (1) và (2)?
6. Nhìn vào hình vẽ hãy cho biết: 
A. Tên dụng cụ đo? Căn cứ vào đâu để nhận biết? 
B. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ?
(2)
(1)
C. Số chỉ của dụng cụ khi kim ở vị trí (1) và (2)?
7. Cho các dụng cụ, thiết bị điện như sau: 2 bóng đèn, một nguồn điện 	2 pin, 3 công tắc, dây nối đủ dùng, 1 ampe kế, 3 vôn kế.
A.Hãy vẽ sơ đồ mạch điện theo các yêu cầu sau:
- Các bóng đèn mắc nối tiếp với nhau, khóa K điều chỉnh toàn mạch.
- Ampe kế đo cường độ dòng điện qua mạch.
- Vôn kế 3 đo hiệu điện thế U0 giữa hai đầu nguồn, vôn kế 1 đo hiệu điện thế U1 giữa hai đầu đèn 1, vôn kế 2 đo hiệu điện thế U2 giữa hai đầu đèn 2.
B. Nếu U0 = 12V, U1 = 7V thì U2 bằng bao nhiêu?
8. Cho các dụng cụ, thiết bị điện gồm: 2 bóng đèn, 1 nguồn điện 2 pin, 3 công tắc, dây nối đủ dùng, 3 ampe kế, 3 vôn kế.
A. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện thỏa mãn yêu cầu sau:
- Các bóng đèn mắc song song với nhau.
- Ampe kế 3 đo CĐDĐ I0 qua đoạn mạch chính, Ampe kế 1 đo CĐDĐ I1 qua bóng đèn 1, Ampe kế 2 đo CĐDĐ I2 qua bóng đèn 2.
- Vôn kế 3 đo HĐT U0 giữa hai đầu nguồn, Vôn kế 1đo HĐT U1 giữa hai đầu đèn 1, Vôn kế 2 đo HĐT U2 giữa hai đầu đèn 2.
B. Nhận xét về số chỉ của vôn kế 1 và vôn kế 2.
_
4
V
_
D
_
2
_
D
_
1
_
8
V
_
......
V
V
2
V
1
V
1
C. Nếu I1 = 0,5A, I2 = 0,7A thì I0 bằng bao nhiêu?Hãy điền các giá trị vào các vị trí có dấu “..”
LƯU Ý: HS giải tất cả các bài tập trong sách bài tập và học đầy dủ trong sách giáo khoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_VL7.doc